Những bệnh do nấmPhytophthora gây ra đã tấn công trên nhiều loài cây trồng ởViệt
Nam,có vài vụlàm giảm năng suất đến 70%. Mục tiêu của dựánlàcải tiến sựquản lý
bệnh Phytophthora hại cây trồng Việt Nam,bằng cách nângcao kiến thức cho các nhà
khoa học, cán bộkhuyến nông và nông dân, đểgiảm sựmất mùa và tăng thu nhập cho
nông dân. Các nhà khoa học Úc và Việt Nam đã tổchức các lớp huấn luyện đểtruyền bá
những biện pháp quản lý bệnh hiệu quảvà bền vững cho các nhà khoa học, các cán bộ
Chi cục Bảo vệthực vật tỉnh, các cán bộKhuyến Nông và các nông dân. Dựán đã huấn
luyện 157 nhà khoa học và cán bộkhuyến nông và trên 450 nông dân. Những khảo
nghiệm đồng ruộng và mô hình trình diễn có nông dân tham gia đã được thực hiện bởi các
cán bộkhuyến nông và các nhà khoa học đểphát triển các biện pháp quản lý bệnh tổng
hợp, và sẽtiếp tục thực hiện sau dựán này. Ba nhà khoa học Việt NamtừViện Bảo vệ
thực vật (Viện BVTV), Trung tâmThực nghiệm và Phát triển Cây ăn quảThừa Thiên
Huế(TTCAQTTH) và Viện Nghiên cứu Cây ăn quảmiền Nam(Viện NCCAQMN) đã
thamquan học tập chuyên ngành tại Úc. Dựán đã nâng cao năng lực vềchẩn đoán bệnh
và quản lý bệnh trên câytrồng trong vùng dựán cho cán bộnghiên cứu khoa học và cán
bộChicục Bảo vệthực vật và nâng cao kiến thức vềchẩn đoán bệnh cho nông dân, và
đẩy mạnh biện pháp phòng trừbệnh hiệu quảvà bền vững hơn, nâng cao năng suất chất
lượngsản phẩm, và cuối cùnglà nângcao thu nhậpcho nông dân.
75 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2187 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Quản lý bệnh phytophthora hại cây trồng ở Việt Nam card, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
052/04VIE: QUẢN LÝ BỆNH PHYTOPHTHORA
HẠI CÂY TRỒNG Ở VIỆT NAM
CARD
MS7: Báo cáo tổng kết dự án
Tháng 6 năm 2007
1
Mục lục
1. Thông tin về các tổ chức tham gia dự án........................................................................ 1
2. Trích lược dự án (Project Abstract) ................................................................................ 2
3. Tóm tắt (Executive Summary)......................................................................................... 2
4. Giới thiệu và thông tin cơ bản......................................................................................... 6
5. Tiến độ dự án đến kỳ báo cáo (Progress to Date)........................................................... 7
5.1. Những hoạt động nổi bật (Implementation Highlights) .....................................................7
5.2. Lợi ích của nông dân (Smallholder Benefits) .....................................................................9
5.3. Xây dựng năng lực (Capacity Building)............................................................................11
5.4. Quảng bá.............................................................................................................................15
5.5. Quản lý dự án .....................................................................................................................16
6. Báo cáo về những vấn đề liên quan ( Cross-Cutting Issues) ....................................... 17
6.1. Môi trường ..........................................................................................................................17
6.2. Giới và vấn đề xã hội ..........................................................................................................19
7. Những vấn đề thực hiện và khả năng bền vững của dự án......................................... 19
7.1. Những vấn đề và những tồn tại (Issues and Constraints) ................................................19
7.2. Khả năng bền vững ............................................................................................................20
8. Các bước then chốt tiếp theo ......................................................................................... 20
9. Kết luận .......................................................................................................................... 21
10. Lời cam đoan (Statutory Declaration) ...........................Error! Bookmark not defined.
11. Phụ lục I. Khung dự án
12. Phụ lục II. Các bài báo cáo của học viên
13. Phụ lục III. Những khảo nghiệm của nông dân điển hình
14. Phụ lục IV. Những tài liệu tuyên truyền khuyến nông
15. Phụ lục V. Kết quả điều tra dự án
1
LỜI CÁM ƠN
Chúng tôi xin chân thành cám ơn toàn thể nông dân đã tham gia dự án này, đã chia sẻ với
chúng tôi về những suy nghĩ, những ý kiến và lắng nghe chúng tôi, đã tạo điều kiện về đất
đai, cây trồng để chúng tôi thực hiện các khảo nghiệm ngoài đồng và các mô hình trình diễn.
Sự tham gia của bà con nông dân là điều cốt yếu của dự án này. Chúng tôi hy vọng họ sẽ
được hưởng những phần thưởng xứng đáng.
Chúng tôi cũng xin cám ơn Thạc sĩ Nguyễn Vĩnh Trường đã hỗ trợ phiên dịch các bảng
câu hỏi, phiên dịch trong các chuyến thăm đồng, các lớp huấn luyện, và cám ơn Tiến sĩ Trần
Nguyên Hà đã giúp phiên dịch trong lớp Huấn luyện Cán bộ Nghiên cứu Khoa học ở Viện
Bảo vệ thực vật-Hà Nội.
2
1. Thông tin về các tổ chức tham gia dự án
Tên dự án Quản lý bệnh Phytophthora hại cây trồng ở Việt
Nam
Đơn vị phía Việt Nam Viện Bảo vệ thực vật, Hà Nội
Giám đốc dự án phía Việt Nam Tiến sĩ Nguyễn Văn Tuất
Tổ chức của Úc Trường Đại học Sydney
Nhân sự Úc Giáo sư David Guest
Ngày bắt đầu Tháng 4/ 2005
Ngày kết thúc (theo dự kiến ban đầu) Tháng 12/2006
Ngày kết thúc (thay đổi) Tháng 6/2007
Kỳ báo cáo Tháng 4/2007 (hoàn thành)
Cơ quan liên lạc
Ở Úc : Trưởng nhóm
Tên Giáo sư David Guest Telephone: (02) 9352.3946
Chức vụ Giáo sư bệnh cây Fax: (02) 9351.4172
Tổ chức Trường Đại học Sydney Email: d.guest@usyd.edu.au
Ở Úc: Liên hệ về hành chính
Tên Ms Luda Kuchieva Telephone: (02) 9351 7903
Chức vụ Nhân viên Quản lý Vốn Tài trợ
Nghiên cứu
Fax: (02) 9351 3256
Tổ chức Trường Đại học Sydney Email: luda.kuchieva@usyd.edu.au
Ở Việt Nam
Tên Tiến sĩ Nguyễn Văn Tuất Telephone: +84 4838 5578
Chức vụ Viện Trưởng Fax: +84 4836 3563
Tổ chức Viện Bảo vệ thực vật Email: tuat@hn.vnn.vn
1
2. Trích lượt dự án (Project Abstract)
3. Tóm tắt (Executive Summary)
Mục tiêu của dự án này là mở rộng những biện pháp quản lý bệnh bền vững và hiệu quả
được phát triển từ những dự án nghiên cứu trước đây về các cây trồng ở Việt Nam, bằng cách
này làm giảm sự thiệt hại do bệnh Phytophthora và nâng cao thu nhập cho nông dân.
Những bệnh do nấm Phytophthora gây ra đã tấn công trên nhiều loài cây trồng Việt Nam
bao gồm dứa, cây ăn quả có múi, cao su, tiêu, cà chua và khoai tây. Có vài vụ bệnh
Phytophthora làm giảm đến 70% sản lượng cây trồng và gây thiệt hại kinh tế. Trước khi dự
á
v
s
t
v
P
v
d
t
v
d
c
m
h
H
c
t
k
Những bệnh do nấm Phytophthora gây ra đã tấn công trên nhiều loài cây trồng ở Việt
Nam, có vài vụ làm giảm năng suất đến 70%. Mục tiêu của dự án là cải tiến sự quản lý
bệnh Phytophthora hại cây trồng Việt Nam, bằng cách nâng cao kiến thức cho các nhà
khoa học, cán bộ khuyến nông và nông dân, để giảm sự mất mùa và tăng thu nhập cho
nông dân. Các nhà khoa học Úc và Việt Nam đã tổ chức các lớp huấn luyện để truyền bá
những biện pháp quản lý bệnh hiệu quả và bền vững cho các nhà khoa học, các cán bộ
Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh, các cán bộ Khuyến Nông và các nông dân. Dự án đã huấn
luyện 157 nhà khoa học và cán bộ khuyến nông và trên 450 nông dân. Những khảo
nghiệm đồng ruộng và mô hình trình diễn có nông dân tham gia đã được thực hiện bởi các
cán bộ khuyến nông và các nhà khoa học để phát triển các biện pháp quản lý bệnh tổng
hợp, và sẽ tiếp tục thực hiện sau dự án này. Ba nhà khoa học Việt Nam từ Viện Bảo vệ
thực vật (Viện BVTV), Trung tâm Thực nghiệm và Phát triển Cây ăn quả Thừa Thiên
Huế (TTCAQTTH) và Viện Nghiên cứu Cây ăn quả miền Nam (Viện NCCAQMN) đã
tham quan học tập chuyên ngành tại Úc. Dự án đã nâng cao năng lực về chẩn đoán bệnh
và quản lý bệnh trên cây trồng trong vùng dự án cho cán bộ nghiên cứu khoa học và cán
bộ Chi cục Bảo vệ thực vật và nâng cao kiến thức về chẩn đoán bệnh cho nông dân, và
đẩy mạnh biện pháp phòng trừ bệnh hiệu quả và bền vững hơn, nâng cao năng suất chất
lượng sản phẩm, và cuối cùng là nâng cao thu nhập cho nông dân.
n này tiến hành, sự hiểu biết về sự xuất hiện và phân bổ các loài Phytophthora ở Việt Nam,
ề sự lây lan bệnh, và các phương pháp phòng trừ thích hợp là đã bị hạn chế. Tính chuyên
âu về chẩn đoán và quản lý bệnh phytophthora còn thiếu. Không có khả năng chẩn đoán
riệu chứng bệnh đúng và thường dẫn đến kết quả là tỉ lệ bệnh cao, mất năng suất trầm trọng
à áp dụng biện pháp hoá học phòng trừ bệnh không thích hợp và không bền vững.
Dự án này xúc tiến một chiến lược tiếp cận với nghiên cứu và quản lý bệnh
hytophthora trong tương lai. Những vấn đề ở địa phương đã được xác định từ những thành
iên dự án phía Úc đã từng trải qua, thông qua những điều tra cán bộ khuyến nông và nông
ân và từ những kết qủa thảo luận nhóm trong những lớp huấn luyện. Những cây trồng ưu
iên đã được xác định cho mỗi vùng của ba miền trong phạm vi dự án; miền bắc, miền trung
à miền nam Việt Nam. Các biện pháp quản lý bệnh đã giới thiệu trong quá trình thực hiện
ự án là có thể áp dụng cho các cây trồng ngoài những cây đã chọn trong dự án này. Những
ây ưu tiên đã được xác định ở miền nam là dứa (khóm, thơm), cây ăn quả có múi, và tiêu; ở
iền trung là cây ăn quả có múi, tiêu và cao su; ở miền bắc là vải, cà chua, dứa và khoai tây.
Mục đích dự án là huấn luyện cán bộ địa phương về chẩn đoán bệnh và đẩy mạnh thực
iện chiến lược quản lý bệnh bền vững và hiệu quả. Điều này đã được hoàn thành qua 2 lớp
uấn luyện Cán bộ Nghiên cứu Khoa học (Scientific Training Workshops), qua những huyến thăm đồng của các thành viên dự án phía Úc và phía Việt Nam, qua sự phát triển các
ài liệu huấn luyện và kết quả những dự án nghiên cứu nhỏ. Những lớp huấn luyện cán bộ
huyến nông địa phương, lớp huấn luyện nông dân và các điểm trình diễn về các biện pháp
2
quản lý bệnh đã mở rộng các biện pháp quản lý bệnh, những biện pháp này được phát triển từ
những lớp huấn luyện đầu tiên.
Những lớp Huấn luyện Cán bộ Nghiên cứu Kkhoa học đã được tổ chức ở Viện BVTV-
Hà Nội, TTCAQTTH-Huế, Viện NCCAQMN-Mỹ Tho vào khoảng giữa ngày 31 tháng 3 đến
13 tháng 6 năm 2005. Có 77 nhà khoa học và cán bộ khuyến nông tham dự trong các lớp
huấn luyện đến từ các trường Đại học, các Viện Nghiên cứu và các Trung tâm Khuyến Nông
ở miền bắc, trung và nam Việt Nam. Trong 3 ngày huấn luyện cán bộ nghiên cứu khoa học,
khởi đầu là các học viên xác định và phân tích những tồn tại của sản xuất cây trồng ở vùng
họ ở. Những chuyến thăm đồng cùng với các chuyên gia Úc đã giúp họ có thể xác định
những triệu chứng bệnh đúng. Như mong đợi, những phân tích này đã xác định những bệnh
Phytophthora (cho dù chẩn đoán đúng hay không) là những vấn đề chính đối với cán bộ
khuyến nông và nông dân. Sự thiếu thông tin khuyến nông và năng lực khuyến nông dẫn
đến kết quả chẩn đoán bệnh không đúng và quản lý trang trại không thích hợp được xác định
một cách phù hợp là những tồn tại chính của nông dân.
Sau đó, trong lớp huấn luyện học viên đã được hướng dẫn chọn mẫu bệnh trên đồng,
chẩn đoán và quản lý bệnh phytophthora ở Việt Nam. Các học viên còn được huấn luyện về
giám định nấm bệnh, chẩn đoán bệnh, các phương pháp phòng trừ bệnh và kỹ thuật nghiên
cứu có tham gia của nông dân (PAR). Những buổi học đã giới thiệu học viên sự đa dạng của
loài Phytophthora và những bệnh chúng gây ra trên nhiều cây trồng, tác động của những
bệnh Phytophthora ở Đông Nam Á, những khái niệm của chẩn đoán bệnh, phân lập nấm và
giám định, dịch tễ học và chu kỳ bệnh (hình 1). Những thông tin đã được trình bày bằng
tiếng Việt Nam và tiếng Anh, được phiên dịch đồng thời khi cần thiết. Những kiến thức này
đã được thực hành khi học viên ra đồng ruộng để xác định cây bệnh và thu thập mẫu để phân
tích trong phòng thí nghiệm.
Hình 1. Tiến sĩ Andre Drenth giảng bài trong lớp huấn luyện đầu tiên ở TTCAQTTH , tháng 6 năm 2005
Trong phòng thí nghiệm các học viên đã học các kỹ thuật phân lập Phytophthora từ đất
và mẫu bệnh cây đã được thu thập khi thăm đồng, và làm thế nào để giám định Phytophthora
là nguyên nhân gây bệnh. Những học viên được chia làm nhiều nhóm để thảo luận về mức độ
bệnh hại hiện hành và chiến lược quản lý để chọn các biện pháp quản lý bệnh ở mức thấp-,
trung bình-,và cao giới thiệu với nông dân như là một phần của những kế hoạch mở rộng và
nghiên cứu có sự tham gia của nông dân (hình 2). Những lớp huấn luyện đã nâng cao năng
lực cho các học viên để tổ chức những lớp Huấn luyện Khuyến nông trong giai đoạn tiếp
theo của dự án, để thiết lập những đề tài nghiên cứu nhỏ dựa vào nghiên cứu có nông dân
tham gia (PAR) và để phát triển những khuyến cáo về quản lý bệnh tổng hợp cho nông dân.
Kết quả của những đề tài này đã được trình bày trong những lớp huấn luyện cuối cùng vào
năm 2007 (hình 3)
3
Hình 2. Học viên thảo luận những biện pháp quản lý bệnh trong lớp huấn luyện cán bộ nghiên cứu khoa học lần
thứ II tại TTCAQTTH ở Huế, tháng 4 năm 2007
Hình 3. Ngày cuối cùng của lớp huấn luyện cán bộ nghiên cứu khoa học lần II tổ chức tại Viện BVTV ở Hà
Nội, tháng 1 năm 2007.
Một bộ tài liệu huấn luyện bằng tiếng Việt đã được biên soạn và phân phối cho mỗi lớp
huấn luyện. Một bản copy đã nộp cùng với báo cáo tiến độ 6 tháng đầu tiên. Bộ tài liệu huấn
luyện gồm những bài báo cáo trong các lớp huấn luyện và những thông tin về bệnh
Phytophthora và sự quản lý bệnh được soạn từ tài liệu chuyên khảo 114 của ACIAR -Trung
tâm Nghiên cứu Nông nghiệp Thế giới của Úc (Drenth and Guest 2004). Bộ tài liệu đã được
các học viên đón nhận tốt và còn giúp cho các học viên tham khảo toàn diện trong tương lai.
Tài liệu huấn luyện đã nộp với báo cáo tiến độ đầu tiên.
Kết quả nổi bật từ những lớp huấn luyện cán bộ nghiên cứu khoa học là đã nâng
cao năng lực thực hành chẩn đoán bệnh, phân lập và giám định nguyên nhân gây bệnh,
giá trị của những chuyến thăm đồng, hiểu nguyên nhân gây bệnh, xây dựng những
khảo nghiệm đồng ruộng và sự phát triển và mở rộng những khuyến cáo về quản lý
bệnh cho 77 nhà khoa học và cán bộ khuyến nông đã tham dự những lớp huấn luyện tổ
chức tại Viện BVTV, TTCAQTTH và Viện NCCAQMN.
Vào tháng 7 năm 2005 (Thạc sĩ Nguyễn Thị Ly và Tiến sĩ Nguyễn Văn Hoà) và tháng 7
năm 2006 (Thạc sĩ Đoàn Nhân Ái) những nhà khoa học Việt Nam từ Viện BVTV, Viện
NCCAQMN và TTCAQTTH đã đến Úc và tham dự chuyến tham quan học tập về cây trồng
Úc. Chuyến tham quan học tập này đã cho các nhà khoa học Việt Nam thấy rõ những kỹ
thuật tốt nhất được áp dụng trong vườn ươm và ngoài vườn trồng cũng như những kỹ thuật
giám định nấm bệnh và huấn luyện nghiên cứu. Khi trở về Việt Nam, những nhà khoa học
Việt Nam vận dụng những kỹ thuật thích hợp với điều kiện của họ. Nguồn kiến thức họ học
được từ chuyến thăm này đã chuyển giao đến các Trung tâm Khuyến Nông thông qua các lớp
Huấn luyện Cán bộ Khuyến nông và chương trình huấn luyện nông dân, và đã hoàn thành
xây dựng năng lực của dự án. Chuyến tham quan cũng xây dựng trên mối quan hệ sẵn có và
thiết lập những mạng lưới hợp tác mới giữa các nhà khoa học Việt Nam và Úc. Các nhà khoa
học Việt Nam đánh giá rất cao về giá trị của chuyến tham quan này mà họ đã trình bày trong
4
những báo cáo đã nộp với những báo cáo 6 tháng lần 2 và 3. Chính phủ Việt Nam đã cấp
kinh phí cho 2 nhà khoa học Việt Nam tham quan Queensland và Northern NSW vào năm
2007, lần nữa chứng tỏ những tác động đã vượt quá nhiệm vụ của dự án này.
Kết quả nổi bật từ những chuyến tham quan học tập đã cho ba nhà khoa học Việt Nam
thấy rõ những kỹ thuật thực hành tốt nhất trên vườn ươm và vườn trồng, và chuyển
giao những ý tưởng mới cho cán bộ khuyến nông và nông dân Việt Nam.
Sau những lớp huấn luyện cán bộ nghiên cứu khoa học được tổ chức ở Việt Nam và sau
những chuyến tham quan học tập cây trồng ở Úc của các nhà khoa học Việt Nam, cán bộ
nghiên cứu khoa học ở Việt Nam đã được trang bị để chuyển giao những kỹ năng chẩn đoán
bệnh và kiến thức về những chiến lược quản lý đến các Trung tâm Khuyến Nông và nông
dân. Những lớp Huấn luyện Cán bộ Khuyến nông đã được tổ chức bởi các cán bộ của Viện
BVTV, TTCAQTTH và Viện NCCAQMN để chuyển giao những biện pháp quản lý về
phòng trừ bệnh bền vững. Những lớp huấn luyện, tổ chức vào cuối năm 2005 và năm 2006,
có khoảng 80 cán bộ tham dự từ các Trung tâm Khuyến Nông của 16 tỉnh và được huấn
luyện về những chiến lược quản lý bệnh tổng hợp. Trong những lớp Huấn luyện Cán bộ
Khuyến nông, các học viên đã được hướng dẫn thực hành về chẩn đoán và quản lý những
bệnh Phytophthora ở Việt Nam. Cách tổ chức lớp huấn luyện này tương tự như lớp Huấn
luyện Cán bộ Nghiên cứu Khoa học như đã trình bày trên. Những cán bộ khuyến nông đã
thảo luận và phân tích những tồn tại mà nông dân phải đối đầu, và đã được huấn luyện về
giám định nấm bệnh, chẩn đoán bệnh, quản lý bệnh và xây dựng khảo nghiệm đồng ruộng có
nông dân tham gia. Những tài liệu huấn luyện, các sách copy và đĩa CD, đã được cung cấp
cho từng lớp huấn luyện. Những tài liệu huấn luyện, được dịch ra tiếng Việt, đã dựa vào
những tài liệu trình bày trong những lớp Huấn luyện Cán bộ Nghiên cứu Khoa học tổ chức
vào tháng 6 năm 2005. Một lần nữa, những tài liệu huấn luyện đã được đón nhận tốt và các
cán bộ khuyến nông có thể dùng để tham khảo toàn diện trong tương lai.
Kết qủa nổi bật của những lớp Huấn luyện Cán bộ Khuyến nông là đã chuyển giao
những kiến thức và kỹ năng về chẩn đoán đúng những triệu chứng bệnh cho trên 80
cán bộ khuyến nông, nâng cao năng lực để thực hiện những khuyến cáo quản lý bệnh
đúng và bền vững.
Để nâng cao nhận thức về cải tiến canh tác và thực hành quản lý bệnh của nông dân, các
nhà khoa học và cán bộ khuyến nông Việt Nam đã tổ chức các buổi huấn luyện nông dân và
bố trí khảo nghiệm đồng ruộng có nông dân tham gia. Trên 450 nông dân đã được huấn luyện
qua các lớp huấn luyện nông dân, các mô hình trình diễn và khảo nghiệm đồng ruộng ở cả 3
miền. Những khảo nghiệm đã được theo dõi và những kết quả đã thảo luận ở lớp Huấn luyện
Cán bộ Nghiên cứu Khoa học cuối cùng vào tháng 1 (Viện BVTV) và tháng tư (TTCAQTTH
và Viện NCCAQMN) năm 2007. Các học viên đã trình bày ở những lớp huấn luyện cuối
cùng những kết quả thu được từ những khảo nghiệm của họ (đã nộp những báo cáo này
trong đĩa CD) và cho thấy huấn luyện nông dân trong thời gian tới được lập kế hoạch vượt
quá dự án này, dựa trên những kỹ năng đã phát triển. Thành viên dự án phía Úc đã thăm
nhiều khảo nghiệm trên đồng khác nhau để giám sát và thảo luận quá trình thực hiện những
chiến lược phòng trừ bệnh. Kết quả đã nâng cao kiến thức về nấm bệnh và những bệnh hại
do chúng gây ra, sự chẩn đoán bệnh bấy giờ được đúng hơn. Quản lý trang trại đã được cải
thiện có ý nghĩa và trên vài cây trồng, năng suất tăng bền vững trên 70% đã được thừa nhận.
Kết quả nổi bật từ những lớp huấn luyện nông dân và khảo nghiệm đồng ruộng là
cán bộ khuyến nông và nông dân hiểu biết nhiều hơn về nấm và bệnh. Sự chuyển giao
những biện pháp quản lý bệnh thích hợp và bền vững đã cải thiện sự quản lý trang trại,
giảm sự ỷ lại, và sử dụng không đúng, vào thuốc Bảo vệ thực vật; và kết quả đã nâng
cao chất lượng và năng suất cây trồng.
5
Mục tiêu cơ bản của dự án này là nâng cao năng suất cây trồng cho nông dân sản xuất
nhỏ (tiểu nông) và xoá đói giảm nghèo, bằng cách phát triển những kỹ năng và năng lực của
các nhà khoa học và cán bộ khuyến nông để thực hiện những khuyến cáo về quản lý bệnh
thích hợp và hiệu quả đối với nông dân. Bây giờ, các cán bộ nghiên cứu khoa học và cán bộ
khuyến nông đã được nâng cao năng lực có ý nghĩa hơn để chẩn đoán những bệnh do
Phytophthora gây ra và để truyền bá những biện pháp quản lý bệnh thích hợp. Chẩn đoán
bệnh đúng, nâng cao kiến thức về nấm bệnh, và có các biện pháp quản lý bệnh tạo điều kiện
thuận lợi thực hiện những chiến lược quản lý bệnh đạt mục đích và hiệu quả. Từ những quan
sát, theo dõi và kết quả của dự án cho thấy chất lượng sản phẩm tốt hơn, năng suất tăng và
cuối cùng là tăng thu nhập cho nông dân. Sự nâng cao khả năng chẩn đoán bệnh của các nhà
khoa học và cán bộ khuyến nông Việt Nam có thể hoàn thành tốt vượt qua khung thời gian
của dự án, sự chuyển giao các thông tin và các chiến lược quản lý bệnh còn tiếp tục trong
những năm tới.
4. Giới thiệu và thông tin cơ bản
Việt Nam có hai vùng khí hậu rõ rệt; khí hậu á nhiệt đới từ núi Hải Vân trở ra Bắc có 4
mùa rõ rệt, và khí hậu nhiệt đới ở miền nam với 2 mùa mưa và khô. Sự đa dạng về địa lý và
khí hậu ở Việt Nam tạo ra sự đa dạng về loài cây trồng. Cây ăn quả nhiệt đới và á nhiệt đới
tập trung ở miền bắc và nam Việt Nam, còn cây ôn đới tập trung miền núi tây bắc ở miền
bắc. Nhiều vùng khí hậu đa dạng cũng tạo điều kiện lý tưởng cho nhiều loài Phytophthora
sinh sôi nẩy nở.
Chi Phytophthora đã gây thiệt hại kinh tế trên nhiều loài cây trồng ở Việt Nam, đã làm
giảm năng suất trầm trọng và làm mất thu nhập của nông dân có ý nghĩa. Ở những vùng nhiệt
đới Việt Nam, bệnh thối nõn dứa do P. cinnamomi và P. nicotianae gây ra đã làm mất sản
lượng đến 60%. Trên cây ăn quả có múi (bưởi), P. citrophthora tấn công trên thân và quả gây
ra bệnh chảy nhựa và thối quả làm mất năng suất đến 30%. Bệnh chết nhanh hại tiêu do
Phytophthora có thể làm mất năng suất trên 70%.
Trước dự án này, những thông tin về sự xuất hiện và phâ