Mặc dù du lịch sinh thái được xem là thế mạnh của các tỉnh cao nguyên, trong đó Đà Lạt là chủ lực, nhưng trong những năm qua doanh thu vẫn chiếm một tỷ lệ rất thấp, do trong giai đoạn đang phát triển với một số loại hình phù hợp của điều kiện cụ thể ở từng địa phương. Hiện nay những sản phẩm du lịch sinh thái chưa có hoặc đã có thì còn quá ít, phần lớn chỉ là du lịch thiên nhiên mang màu sắc du lịch sinh thái như: dã ngoại, leo núi, đi bộ trong rừng, tham quan miệt vườn, thăm các bản làng dân tộc, du thuyền, săn bắn, câu cá. Đà Lạt là một trong vài địa phương của cả nước có hệ sinh thái rừng lá kim, đây là tài sản đặc biệt quý giá không chỉ của tỉnh Lâm Đồng mà còn của cả nước. Do đó Bộ Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp với Tổng cục Du lịch soạn thảo và ban hành quy chế bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch.
Tại cuộc hội thảo khoa học về du lịch được tổ chức tại Đà Lạt gần đây, nhiều ý kiến cho rằng, nơi nào biết bảo vệ môi trường thiên nhiên cùng với nền văn hóa bản địa thì nơi đó sẽ là điểm thu hút khách du lịch, đồng thời đảm bảo sự phát triển du lịch sinh thái một cách bền vững.
Ngành du lịch Đà Lạt - Lâm Đồng đã và đang thực hiện các nhiệm vụ nâng cao chất lượng du lịch, giữ gìn môi trường cảnh quan, làm tốt công tác quy hoạch, quản lý xây dựng, đồng thời tăng cường quản lý nhà nước, định hướng phát triển du lịch theo hướng nâng cao chất lượng. Việc phát triển du lịch phải làm sao không phá huỷ không gian sống, đảm bảo sự phát triển bền vững, không những không đem sự tốt đẹp cho người dân ở đây mà còn phải gắn kết với chính người dân địa phương và cuộc sống hàng ngày của họ, là một bộ phận không thể tách rời của sự hấp dẫn du khách đến thành phố này
12 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2392 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Quản lý các khu du lịch sinh thái ở tỉnh Lâm Đồng theo hướng phát triển bền vững, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Quản lý các khu du lịch sinh thái ở tỉnh Lâm Đồng theo hướng phát triển bền vững
Giáo viên hướng dẫn :
Sinh viên thực hiện :
1. Mở đầu:
1.1. Lý do của đề tài:
Mặc dù du lịch sinh thái được xem là thế mạnh của các tỉnh cao nguyên, trong đó Đà Lạt là chủ lực, nhưng trong những năm qua doanh thu vẫn chiếm một tỷ lệ rất thấp, do trong giai đoạn đang phát triển với một số loại hình phù hợp của điều kiện cụ thể ở từng địa phương. Hiện nay những sản phẩm du lịch sinh thái chưa có hoặc đã có thì còn quá ít, phần lớn chỉ là du lịch thiên nhiên mang màu sắc du lịch sinh thái như: dã ngoại, leo núi, đi bộ trong rừng, tham quan miệt vườn, thăm các bản làng dân tộc, du thuyền, săn bắn, câu cá... Đà Lạt là một trong vài địa phương của cả nước có hệ sinh thái rừng lá kim, đây là tài sản đặc biệt quý giá không chỉ của tỉnh Lâm Đồng mà còn của cả nước. Do đó Bộ Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp với Tổng cục Du lịch soạn thảo và ban hành quy chế bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch.
Tại cuộc hội thảo khoa học về du lịch được tổ chức tại Đà Lạt gần đây, nhiều ý kiến cho rằng, nơi nào biết bảo vệ môi trường thiên nhiên cùng với nền văn hóa bản địa thì nơi đó sẽ là điểm thu hút khách du lịch, đồng thời đảm bảo sự phát triển du lịch sinh thái một cách bền vững.
Ngành du lịch Đà Lạt - Lâm Đồng đã và đang thực hiện các nhiệm vụ nâng cao chất lượng du lịch, giữ gìn môi trường cảnh quan, làm tốt công tác quy hoạch, quản lý xây dựng, đồng thời tăng cường quản lý nhà nước, định hướng phát triển du lịch theo hướng nâng cao chất lượng. Việc phát triển du lịch phải làm sao không phá huỷ không gian sống, đảm bảo sự phát triển bền vững, không những không đem sự tốt đẹp cho người dân ở đây mà còn phải gắn kết với chính người dân địa phương và cuộc sống hàng ngày của họ, là một bộ phận không thể tách rời của sự hấp dẫn du khách đến thành phố này
Là một trong những thành phố du lịch nổi tiếng bậc nhất Việt Nam, mỗi năm thu hút hàng triệu lượt khách trong và ngoài nước đến tham quan nghỉ dưỡng, tuy nhiên những năm gần đây một số cảnh quan ở Đà Lạt đã và đang bị xuống cấp nghiêm trọng, chất lượng dịch vụ có chiều hướng đi xuống. Nguyên nhân nào khiến xứ sở mộng mơ không tận dụng được thế mạnh “có một không hai” của mình?
Đề tài nghiên cứu này của em sẽ tập trung làm sáng tỏ câu hỏi trên và đưa ra các giải pháp quản lý cấc khu du lịch sinh thái ở thành phố Đà Lạt theo hướng phát triển bền vững.
1.2. Mục tiêu của đề tài:
Trước một thực tế là Du lịch Đà Lạt nghèo về dịch vụ, thấp kém về chất lượng và đang dần mất đi những cái nhìn thiện cảm từ phía du khách trong và ngoài nước, tại Hội thảo “Tìm kiếm giải pháp thúc đẩy du lịch Đà Lạt – Lâm Đồng” đã có rất nhiều đóng góp được nêu ra, nhằm chung tay tháo gỡ những bế tắc trong phát triển du lịch cho thành phố này. “Lâm Đồng phải nhìn vào thực tế là thiên nhiên đã quá ưu đãi, ban tặng cho Tỉnh một nguồn tài nguyên rừng vô cùng quý giá, vậy tại sao không phát huy thế mạnh này? Mở thêm những tuyến, tour du lịch sinh thái, mạo hiểm, cắm trại,… gắn liền với rừng” .
Vì vậy phải có những chiến lược lâu dài, hoạch định kinh tế ở tầm vĩ mô, phải định hướng thị trường; định hướng sản phẩm của mình; công tác quản lý nhà nước về du lịch ở địa phương, nguồn nhân lực du lịch cũng không thể xem nhẹ, và quan trọng nhất là phải có sự liên kết giữa các vùng, miền trong việc tuyên truyền, quảng bá. Để ngành du lịch Đà Lạt phát triển bền vững.
2. Giới thiệu chung về Đà Lạt:
2.1. Vị trí địa lý
Lâm Đồng là một trong 5 tỉnh thuộc vùng Tây Nguyên, có vị trí địa lý thuận lợi trong giao lưu phát triển KT-XH, có vị trí và vai trò quan trọng trong bảo vệ HST đầu nguồn của vùng Duyên hải miền Trung và Đông Nam Bộ. Lâm Đồng nằm giữa toạ độ địa lý:
X = 11012’30” – 12026’00” vĩ độ bắc
Y = 107015’00” – 108045’00” kinh độ đông.
Hình 1.1. Bản đồ hành chính tỉnh Lâm Đồng
Tổng diện tích đất tự nhiên của Lâm Đồng là 977.219,6 ha, chiếm khoảng 3,1% diện tích toàn quốc và 17,9% diện tích vùng Tây nguyên. Phía Bắc – Tây Bắc giáp Đắc Lắc; Tây - Tây Nam giáp Đồng Nai và Bình Phước; Đông Nam giáp Bình Thuận; Đông Bắc giáp Ninh Thuận và Khánh Hoà.
Lâm Đồng là nơi đầu nguồn của 2 hệ thống sông suối chính: sông Krông Nô- chi lưu Srêpok- Mê Kông có diện tích lưu vực 1.248 km2 và sông Đồng Nai – La Ngà có diện tích lưu vực 8.524 km2 gồm các sông Đa Dâng, Đa Nhim, Đại Nga, Đạ Huoai và một số phụ lưu phía tả ngạn sông Đồng Nai Thượng, chảy về vùng Đông Nam Bộ. Vị trí này đã làm cho Lâm Đồng có vai trò quan trọng trong bảo vệ nguồn nước của hệ thống sông Krông Nô và hệ thống sông Đồng Nai. Do vậy, trong phát triển kinh tế, Lâm Đồng luôn chú trọng BVMT theo hướng phát triển bền vững.
Ngoài ra, Lâm Đồng là một trong số ít tỉnh phía Nam không có đường bờ biển, đường biên giới quốc gia song lại có vị trí quan trọng trong việc xây dựng địa bàn chiến lược quân sự, đảm bảo an ninh quốc phòng cho vùng Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Lâm Đồng có sân bay Liên Khương với tần suất mỗi ngày hai chuyến đi thành phố Hồ Chí Minh, một chuyến đi Hà Nội và ngược lại.
Vị trí địa lý như trên tạo điều kiện cho Lâm Đồng có thể mở rộng hợp tác kinh tế với các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, Duyên Hải miền Trung, Đông Nam bộ và cả nước. Sự phát triển mạnh mẽ kinh tế của khu vực là một trong những cơ hội tốt để phát huy các lợi thế địa lý của tỉnh.
2.2. Đặc điểm địa hình
Địa hình núi và cao nguyên với nhiều dạng địa hình khác nhau tạo ra nhiều cảnh quan thiên nhiên phong phú và đa dạng, tạo điều kiện thuận lợi trong xây dựng các công trình thuỷ điện và khai thác phát triển du lịch.
Lâm Đồng có 3 dạng địa hình sau:
- Địa hình thung lũng gồm các bề mặt bằng phẳng, ít dốc; có nguồn gốc tích tụ thung lũng giữa núi hoặc các bồi tích sông suối hiện đại.
- Địa hình đồi núi thấp đến trung bình gồm các đồi hoặc núi có độ dốc < 200 và có độ cao < 800 - 1.000m. Trên dạng địa hình này tuỳ theo độ dày tầng đất, vùng khí hậu và điều kiện tưới tiêu có thể bố trí các loại cây công nghiệp lâu năm như chè, cà phê, điều và cây ăn quả; ở những khu vực ít dốc có thể bố trí trồng hoa màu và cây công nghiệp hàng năm.
- Địa hình núi cao gồm các dạng địa hình trung bình đến núi cao, có nhiều đỉnh núi cao vượt quá 1.500m như Lang Biang cao 2.167m, Bi Doup 2.287m, Chư You Kao 2.006 m, Mneun San 1.996 m, Be Nom Dan Seng 1.931m, Braiom 1.874m, Núi Voi 1.805m, Chư Yen Du 1.784m, Mneun Pautar 1.664m... địa hình này thích hợp bố trí diện tích đất lâm nghiệp.
Đặc điểm địa hình này cũng ảnh hưởng đến các yếu tố khí hậu, thổ nhưỡng, thảm thực vật,... tạo ra những cảnh quan thiên nhiên phong phú và đa dạng là điều kiện thuận lợi để phát triển ngành trồng trọt và chăn nuôi.
1.3. Đặc trưng khí hậu
Lâm Đồng nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa biến thiên theo độ cao, trong năm có hai mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình từ 18-25oC, thời tiết ôn hoà và mát mẻ quanh năm. Lượng mưa trung bình 1.750-3.150 mm/năm, độ ẩm tương đối trung bình cả năm 85-87%.
Lượng mưa năm phân bố không đều theo không gian và thời gian và dao động trong khoảng 1.600 - 2.700mm. Sườn đón gió Tây Nam (Đạ Huoai, Bảo Lộc, Tây Di Linh) có lượng mưa năm lớn đạt tới 3.200 - 3.500mm. Về phía Đông, Đông Bắc lượng mưa giảm dần chỉ còn khoảng 600 - 1.700mm. Đặc biệt những vùng thung lũng nằm giữa những rặng núi cao lượng mưa năm dưới 1.400mm. Trong mùa khô (từ tháng XI - III) do việc ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc nên Lâm Đồng mưa rất ít, lượng mưa chỉ chiếm 10 - 15% lượng mưa toàn năm. Có những năm 2 - 3 tháng liền không mưa hoặc mưa không đáng kể. Mùa mưa trùng với gió mùa Tây Nam, lượng mưa trong mùa này chiếm 85 - 90% lượng mưa năm, có năm mưa lớn, mưa liên tục từng đợt kéo dài đã gây nên nạn ngập lụt ở một số vùng làm thiệt hại đáng kể đến mùa màng.
Tiềm năng gió của Lâm Đồng tập trung tại khu vực phía Bắc, nhiều nhất ở huyện Lạc Dương, Đơn Dương và thành phố Đà Lạt. Vận tốc gió trung bình năm lớn nhất từ 8-8,5 m/s, tập trung chủ yếu tại các đỉnh núi ở huyện Lạc Dương và thành phố Đà Lạt; vận tốc gió trung bình từ 7,5-8 m/s tại Lạc Dương và thành phố Đà Lạt; từ 7-7,5 m/s tại Lạc Dương, Đơn Dương, Đức Trọng và một phần Di Linh; từ 6,5-7 m/s tại Lâm Hà, Đức Trọng, Di Linh và Bảo Lâm.
Với đặc điểm này, tài nguyên khí hậu Lâm Đồng là một yếu tố nổi trội và thuận lợi để:
- Bố trí cơ cấu cây trồng vật nuôi có nguồn gốc ôn đới và á nhiệt đới.
- Phát triển du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng.
- Phát triển cây lâu năm có giá trị kinh tế cao như chè, cà phê, dâu tằm, điều và các loại cây ăn trái đặc sản với quy mô lớn và bền vững.
- Sản xuất phong điện, như là một dạng năng lượng sạch có lợi cho môi trường.
- Phát triển và tái sinh rừng.
Tuy nhiên, thời tiết khí hậu của Lâm Đồng cũng có một số hạn chế cần lưu ý trong quá trình phát triển KT-XH như:
- Nắng ít làm hạn chế năng suất cây trồng, do đó cần chú ý phát triển các giống cây trồng đặc sản có chất lượng tốt và giá trị cao.
- Cường độ mưa lớn và tập trung vào các tháng mùa mưa nên thường gây lũ lụt, tuy không diễn ra trên diện rộng nhưng thường gây tác hại cục bộ khá lớn; đồng thời là yếu tố gây rửa trôi, xói mòn đất và ảnh hưởng đến hoạt động du lịch theo mùa.
3. Phát triển du lịch
3.1. Khái quát về diễn biến các hoạt động và áp lực của ngành du lịch
Với lợi thế về khí hậu, địa hình, cảnh quan thiên nhiên cùng nguồn văn hoá phong phú, lâu đời, mang đậm bản sắc Tây nguyên, Lâm Đồng có nhiều cảnh quan ngoạn mục và độc đáo, kết hợp với các lợi thế về vị trí địa lý và khí hậu đã tạo nên ưu thế về phát triển du lịch so với các tỉnh khác ở miền Nam.
Theo thống kê về hệ thống khu, điểm tham quan du lịch, vui chơi giải trí trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng có 201 vị trí tài nguyên du lịch, trong đó có 150 khu, điểm có khả năng khai thác tham quan, du lịch và có 18 khu, điểm đã được công nhận di tích cấp quốc gia. Đã có 35 khu, điểm du lịch được đầu tư đưa vào khai thác, kinh doanh phục vụ cho khách du lịch và hơn 60 điểm tham quan miễn phí khác là các thắng cảnh, công trình kiến trúc, tôn giáo, văn hoá, làng nghề,… và đã thu hút được 20 triệu lượt du khách đến tham quan trong giai đoạn 2006 – 2009, riêng năm 2009 đã thu hút được khoảng 7 triệu lượt du khách.
Bảng 2.7. Tổng hợp một số kết quả hoạt động du lịch giai đoạn 2006 – 2009
Chỉ tiêu
ĐVT
Năm
2006
2007
2008
2009
1. Lượng khách
Ngàn lượt
1.848
2.200
2.300
2.500
Khách quốc tế
Ngàn lượt
97
120
120
130
Khách nội địa
Ngàn lượt
1.751
2.080
2.180
2.370
2. Ngày lưu trú bình quân
Ngày
2,3
2,3
2,3
2,4
3. Doanh thu xã hội từ DL
Tỷ đồng
1.663
3.000
3.220
3.400
4. Đầu tư
Tỷ đồng
500
900
900
1.300
Khu, điểm du lịch
Tỷ đồng
70
250
250
150
Cơ sở lưu trú
Tỷ đồng
400
600
550
900
Vận chuyển và hạ tầng du lịch
Tỷ đồng
30
50
100
250
5. Tổng số cơ sở lưu trú
Cơ sở
715
767
675
686
KS đạt 1-5 sao
Khách sạn
54
69
79
98
Số phòng
Phòng
10.000
12.000
11.000
11.120
6. Công suất sử dụng phòng
%
55
57,5
52
56
7. Lao động ngành (trực tiếp)
Người
5.800
6.000
7.000
7.500
Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Lâm Đồng 2009
Tính đến thời điểm hiện tại, Lâm Đồng đã thu hút được 238 dự án đầu tư trên lĩnh vực du lịch với tổng vốn đăng ký đầu tư khoảng 61.779 tỷ đồng. Nhìn chung, đa số các dự án tập trung đầu tư vào loại hình du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng và hội nghị - hội thảo. Đối với công trình trọng điểm khu du lịch hồ Tuyền Lâm, đã có 34 dự án đăng ký đầu tư với tổng số vốn đăng ký đầu tư trên 7.500 tỉ đồng. Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh còn có nhiều dự án du lịch lớn có quy mô cấp quốc gia đang được tiến hành triển khai như: khu du lịch Đankia – Đà Lạt, khu du lịch Cam Ly – Măng Ling, khu du lịch hồ Đại Ninh, khu du lịch văn hoá nghỉ dưỡng Lang Biang…
Thực hiện mục tiêu đưa du lịch trở thành ngành kinh tế động lực của tỉnh, trong giai đoạn này, ngành du lịch cũng đã tập trung triển khai hoàn thành nhiều quy hoạch, đề án phục vụ yêu cầu phát triển du lịch tỉnh như: “Điều chỉnh Quy hoạch tổng thể du lịch Lâm Đồng 1996 đến 2010 và tầm nhìn đến 2020”; “Quy hoạch Phát triển du lịch trong rừng phòng hộ, rừng đặc dụng trên 3 địa bàn Đà Lạt - Đơn Dương - Lạc Dương”; “Quy hoạch Khu du lịch Cam Ly - Măngling”; “Quy hoạch Khu văn hoá lễ hội LangBiang”…
Bảng 2.8. Tổng số dự án du lịch trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
Đặc điểm
Số lượng
Vốn đầu tư (tỷ đồng)
1. Tổng số dự án du lịch trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
- Có chủ trương đầu tư và đang tiến hành lập BCĐT
88
35.144
- Có thoả thuận đầu tư và cấp giấy chứng nhận đầu tư
150
26.645
- Đã đưa vào khai thác kinh doanh
15
2.500
2. Số lượng dự án du lịch tại khu du lịch hồ Tuyền Lâm
- Có chủ trương đầu tư và đang tiến hành lập BCĐT
5
774
- Có thoả thuận đầu tư và cấp giấy chứng nhận đầu tư
29
6.828
- Khởi công xây dựng
11
-
- Dự kiến đưa vào khai thác cuối năm 2010
1
-
Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Lâm Đồng 2009
Nhìn chung, trong giai đoạn 2006 – 2010, du lịch Đà Lạt – Lâm Đồng đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể, góp phần xây dựng vững chắc hình ảnh và thương hiệu du lịch Đà Lạt – Lâm Đồng, một trong những trung tâm du lịch nghỉ dưỡng của cả nước.
3.2 Ảnh hưởng của phát triển du lịch tới môi trường
Việc xây dựng cơ sở lưu trú du lịch sẽ kéo theo những tác hại: ảnh hưởng nguồn nước, gây tiếng ồn, phá vỡ cảnh quan, tạo rác thải, nước thải. Đặc biệt, phát thải CO2 của khách du lịch gấp 5 lần phát thải CO2 hằng năm của cư dân trong nước công nghiệp..
Nước thải: Chủ yếu là nước thải sinh hoạt của nhà hàng, khách sạn chưa qua xử lý, đổ thẳng vào hệ thống hồ, suối của thành phố.. Bên cạnh đó, khách du lịch tiêu thụ nước tại các địa điểm đến lớn hơn 3 - 4 lần so với cư dân địa phương. Đây là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường xung quanh dọc các suối Phan Đình Phùng, Cam Ly và cả hồ Xuân Hương
Chất thải rắn: Các chất thải rắn phát sinh từ hoạt động du lịch như thực phẩm, thức ăn thừa, rau củ quả, lá cây,... là chất thải dễ phân hủy; Một số chất thải rắn khó phân hủy như giấy các loại, nylon, nhựa, kim loại, các vật dụng sinh hoạt hàng ngày bị hỏng,…
Hiện nay tại Đà Lạt, Lâm Đồng, hầu hết chất thải rắn đã được các nhà hàng, khách sạn hợp đồng với Công ty Quản lý công trình đô thị Đà Lạt vận chuyển về bãi rác tập trung của thành phố. Tuy nhiên, vấn đề quản lý chất thải rắn chưa được quan tâm đúng mức. Rác thải hữu cơ, rác thải vô cơ có khả năng tái chế và không tái chế chưa được phân loại. Vấn đề này đã gây lãng phí nguồn tài nguyên, làm tăng lượng rác thải và nếu không được thu gom, xử lý sẽ ảnh hưởng lớn đến môi trường sống như ô nhiễm nguồn nước, không khí, cảnh quan môi trường xung quanh.
Theo số liệu khảo sát, đánh giá của một số chuyên gia nghiên cứu về du lịch Lâm Đồng thì nhiều điểm du lịch bị ô nhiễm rác và chất thải. Tại 34 điểm du lịch được các công ty nhà nước quản lý có nhiều rác xung quanh, dường như chưa được thu gom rác trong nhiều tuần. Ở nhiều điểm khảo sát không có thùng rác, hoặc có nhưng lại không được thu gom hợp lý.Các giải pháp chủ yếu nhằm hạn chế tác động xấu của du lịch đến môi trường
4. Giải pháp
4.1. Giải pháp về quản lý
+ Bổ sung và hoàn thiện dần từng bước các cơ chế, chính sách
- Về thuế: Ưu tiên miễn giảm hoặc không thu thuế trong thời gian nhất định với các hình thức đầu tư thuần túy cho việc bảo vệ môi trường du lịch hoặc đầu tư trong các lĩnh vực khác của ngành với các công nghệ đồng bộ về bảo vệ môi trường.
- Về đầu tư: Ưu tiên các dự án đầu tư du lịch có các giải pháp cụ thể trong vấn đề giảm thiểu và giải quyết ô nhiễm để giữ môi trường trong sạch, mang lại hiệu quả trực tiếp cho cộng đồng và lâu dài cho toàn xã hội.
- Về khoa học kỹ thuật: Đảm bảo sự đầu tư thích đáng cho công tác nghiên cứu khoa học công nghệ du lịch đạt hiệu quả, thu hút trí tuệ của các nhà khoa học, đặc biệt trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
+ Lồng ghép nhiệm vụ bảo vệ môi trường vào các mục tiêu và hoạt động phát triển của ngành du lịch
- Đưa nội dung gìn giữ, tôn tạo và phát triển tài nguyên du lịch, bảo vệ môi trường vào Chiến lược Phát triển du lịch của tỉnh.
- Đẩy mạnh công tác nghiên cứu về tài nguyên và môi trường du lịch, phát triển du lịch sinh thái.
- Tiến hành quy hoạch môi trường du lịch, ưu tiên đối với các khu vực trọng điểm phát triển du lịch đã được xác định theo quy hoạch làm căn cứ cho phát triển du lịch bền vững trong mối quan hệ với môi trường.
+ Về đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng khoa học và công nghệ
Khuyến khích và ưu tiên hoạt động nghiên cứu, ứng dụng các công nghệ mới bảo vệ môi trường trong phát triển du lịch. Phối hợp với các cơ quan quản lý, viện nghiên cứu tiến hành các nghiên cứu có tính hệ thống về tài nguyên và môi trường du lịch phục vụ công tác quản lý. Kết quả của những nghiên cứu này sẽ là cơ sở để xây dựng các giải pháp đồng bộ trong chiến lược bảo vệ môi trường chung.
+ Về tăng cường giáo dục đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực
Quan tâm đến công tác giáo dục nâng cao nhận thức về môi trường cho đội ngũ lao động trong ngành du lịch, đảm bảo sao cho việc bảo vệ và gìn giữ môi trường cần được bắt đầu và giám sát từ chính bản thân những người đảm nhận vai trò trực tiếp phát triển du lịch. Gắn giáo dục môi trường với các chương trình đào tạo cho mọi đối tượng tham gia và đào tạo cho mọi đối tượng tham gia vào hoạt động du lịch.
+ Quản lý sử dụng tiết kiệm nguồn nước tại các khách sạn, nhà hàng sẽ giúp giảm chi phí đầu vào và chi phí cho công tác xử lý môi trường.
+ Tăng cường hợp tác liên ngành và quốc tế bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch.
4.2. Giải pháp về kỹ thuật
+ Thu gom và xử lý nước thải
Các cơ sở du lịch, dịch vụ nhà hàng, khách sạn phải tuân thủ Luật Bảo vệ môi trường; Xây dựng hệ thống xử lý nước thải, thu gom xử lý nước thải đảm bảo đạt tiêu chuẩn quy định.
+ Thu gom và quản lý chất thải rắn
Phân loại rác thải cần phải được thực hiện đồng bộ ở tất cả mọi nơi. Khuyến khích người dân và các cơ sở dịch vụ du lịch sử dụng thùng rác 2 ngăn hay 2 thùng rác riêng biệt để đựng rác vô cơ và hữu cơ. Việc thu gom rác cần phải được đơn vị chức năng thực hiện một cách khoa học, hợp lý.