Năm 2009 là một năm đầy khó khăn đối với nền kinh tế nói chung và nền
kinh tế việt Nam nói riêng, trong khi nên kinh tế đang bị khủng hoảng việc Xuất
khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn vì vậy mà các doanh
nghiệp nên chuyển vào tập trung cho thị trường nội địa.
Ngày nay đời sống của người dân Việt Nam đã được cải thiện rất nhiều nhu
cầu làm đẹp cũng rất cao chính vì vậy mà ngành may cũng ngày càng phát triển. Thị
trường nội địa là một tiềm năng cho các doanh nghiệp trong ngành may.
Xí nghiệp may 20C là một Xí nghiệp của Công ty X20 –TCHC do vậy được
sự hỗ trợ rất nhiều của đảng và nhà nước. Mặc dù Công ty X20 đã tiến hành CPH
thay đổi mô hình tổ chức nhưng cơ chế quản lý vẫn còn chưa thay đổi được hoàn
toàn. Do vậy mà việc Xí nghiệp hoạt động sản xuất theo kế hoạch của Công ty giao,
tuy vẫn có một số hợp đồng ở ngoài nhưng đa số chỉ là các đơn hàng nhỏ lẻ. Sản
phẩm chủ yếu của Xí nghiệp là quân trang quân phục dùng cho quân đội ngoài ra
còn có các sản phẩm thời trang nhưng chiếm tỷ lệ nhỏ. Chính vì vậy mà ta có thể
thấy là Xí nghiệp vẫn đang hoạt động trong nền kinh tế bản địa chưa hội nhập với
nền kinh tế thế giới. Nhưng đó cũng là điểm mạnh giúp Xí nghiệp ít bị ảnh hưởng
trong đợt khủng hoảng hiện nay. Xí nghiệp được Công ty cung ứng đầu vào và tiêu
thụ đầu ra cho nên chỉ có nhiệm vụ là quản lý điều hành sản xuất để thực hiện theo
lệnh sản xuất. Do đó em đã tiến hành nghiên cứu Xí nghiệp quản lý điều hành hoạt
động sản xuất như thế nào để hoàn thành được các chỉ tiêu mà Công ty giao. Chính
vì vậy mà em đã chọn đề tài: “Quản lý điều hành sản xuất tại Xí nghiệp may
20C – Công ty X20”. Đề tài này sẽ giúp em hiểu được thực tế về công tác điều
hành quản lý sản xuất tại Xí nghiệp và xem những kiến thức của em được học trong
nhà trường đã được vận dụng trong thực tế như thế nào.
66 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3364 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Quản lý điều hành sản xuất tại Xí nghiệp may 20C – Công ty X20, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên đề tốt nghiệp
“Quản lý điều hành sản xuất
tại Xí nghiệp may 20C – Công
ty X20 ”
SVTH: Phạm Thị Phượng
Công nghiệp A
Chuyên đề tốt nghiệp
Phạm Thị Phượng Công nghiệp A
1
LỜI MỞ ĐẦU
Năm 2009 là một năm đầy khó khăn đối với nền kinh tế nói chung và nền
kinh tế việt Nam nói riêng, trong khi nên kinh tế đang bị khủng hoảng việc Xuất
khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn vì vậy mà các doanh
nghiệp nên chuyển vào tập trung cho thị trường nội địa.
Ngày nay đời sống của người dân Việt Nam đã được cải thiện rất nhiều nhu
cầu làm đẹp cũng rất cao chính vì vậy mà ngành may cũng ngày càng phát triển. Thị
trường nội địa là một tiềm năng cho các doanh nghiệp trong ngành may.
Xí nghiệp may 20C là một Xí nghiệp của Công ty X20 –TCHC do vậy được
sự hỗ trợ rất nhiều của đảng và nhà nước. Mặc dù Công ty X20 đã tiến hành CPH
thay đổi mô hình tổ chức nhưng cơ chế quản lý vẫn còn chưa thay đổi được hoàn
toàn. Do vậy mà việc Xí nghiệp hoạt động sản xuất theo kế hoạch của Công ty giao,
tuy vẫn có một số hợp đồng ở ngoài nhưng đa số chỉ là các đơn hàng nhỏ lẻ. Sản
phẩm chủ yếu của Xí nghiệp là quân trang quân phục dùng cho quân đội ngoài ra
còn có các sản phẩm thời trang nhưng chiếm tỷ lệ nhỏ. Chính vì vậy mà ta có thể
thấy là Xí nghiệp vẫn đang hoạt động trong nền kinh tế bản địa chưa hội nhập với
nền kinh tế thế giới. Nhưng đó cũng là điểm mạnh giúp Xí nghiệp ít bị ảnh hưởng
trong đợt khủng hoảng hiện nay. Xí nghiệp được Công ty cung ứng đầu vào và tiêu
thụ đầu ra cho nên chỉ có nhiệm vụ là quản lý điều hành sản xuất để thực hiện theo
lệnh sản xuất. Do đó em đã tiến hành nghiên cứu Xí nghiệp quản lý điều hành hoạt
động sản xuất như thế nào để hoàn thành được các chỉ tiêu mà Công ty giao. Chính
vì vậy mà em đã chọn đề tài: “Quản lý điều hành sản xuất tại Xí nghiệp may
20C – Công ty X20 ”. Đề tài này sẽ giúp em hiểu được thực tế về công tác điều
hành quản lý sản xuất tại Xí nghiệp và xem những kiến thức của em được học trong
nhà trường đã được vận dụng trong thực tế như thế nào.
Đối tượng nghiên cứu trong đề tài này là mô hình tổ chức sản xuất tại Xí
nghiệp, số lượng CBCNV và việc bố trí sản xuất, tình trạng vốn, máy móc thiết bị,
việc cung ứng sản xuất…… như thế nào.
Chuyên đề tốt nghiệp
Phạm Thị Phượng Công nghiệp A
2
Em sẽ tiến hành nghiên cứu từ tổng quan về Xí nghiệp sau đó đi sâu vào
từng bộ phận để nghiên cứu tình hình hoạt động của Xí nghiệp.
Kết cấu của chuyên đề gồm 3 chương:
- Chương 1: Tổng quan về Xí nghiệp may 20C- Công ty X20
- Chương 2: Thực trạng quản lý điều hành sản xuất tại Xí nghiệp may 20C- Công ty
X20
- Chương 3: Kiến nghị hoàn thiện hoạt động quản lý điều hành sản xuất tại Xí
nghiệp may 20C- Công ty X20
Trong quá trình nghiên cứu chuyên đề khó tránh khỏi thiếu sót nên em rất
mong được sự góp ý của các thầy cô và các cô, chú, anh chị trong Xí nghiệp.
Chuyên đề tốt nghiệp
Phạm Thị Phượng Công nghiệp A
3
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ XÍ NGHIỆP MAY 20C – CÔNG TY MAY X20
1.1. Thông tin chung:
1.1.1. Thông tin về Xí nghiệp:
Tháng 6/2003 taị quyết định số 15/2003/QĐ – BQP ngày 14/6/2003 của bộ
trưởng bộ quốc phòng. Xí nghiệp may 20C được điều chuyển nguyên trạng từ công
ty Lam Hồng – QK4 về trực thuộc công ty X20.
Tên đơn vị: Xí nghiệp may 20C (xí nghiệp 9 cũ)
Điện thoại: 038.3842558
Tài khoản: 102010000388108 tại ngân hàng công thương Bến Thủy.
Vốn điều lệ: 172,5 tỷ Việt nam đồng
Hình thức sở hữu vốn: Công ty cổ phần
Số lượng cán bộ công nhân viên: 345 người
Địa chỉ: số - Đường Tuệ Tĩnh- Phường Hưng Dũng- TP Vinh- Tỉnh Nghệ An
Chức năng chủ yếu của xí nghiệp là: Tổ chức sản xuất may đo quân trang và
tham gia sản xuất hàng kinh tế nội địa, hàng kinh tế xuất khẩu.
Nhiệm vụ: Là chi nhánh của công ty X20, có giấy phép hoạt động, có con
dấu riêng, xí nghiệp may 20C luôn phải đảm nhiệm và hoàn thành nhiệm vụ mà
công ty giao. Cụ thể là:
- Trực tiếp sản xuất kinh doanh theo kế hoạch. Nghiên cứu, xây dựng và thực
hiện các hợp đồng kinh tế đã kí kết.
- Thực hiện hạch toán tương đối độc lập theo sự phân cấp của Công ty. Sử
dụng hợp lý lao động, vật tư, tiền vốn, chấp hành pháp lệnh kế toán tài chính, thống
kê.
- Quản lí và chịu trách nhiệm về lao động, an toàn vệ sinh môi trường.
- Bảo toàn và phát triển số vốn mà Công ty giao.
1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển:
Chuyên đề tốt nghiệp
Phạm Thị Phượng Công nghiệp A
4
Xí nghiệp may 20C là chi nhánh của Công ty X20, được phép sản xuất kinh
doanh các mặt hàng về quân trang quân phục cho quân đội và may mặc trên thị
trường trong nước và quốc tế.
Tiền thân của Xí nghiệp may 20C ngày nay là trường dạy nghề cho thương
binh thuộc QK4. Được thành lập ngày 27/7/1972 tại làng Mó – xã Quỳnh Châu –
huyện Quỳnh Lưu – Tỉnh Nghệ An. Với nhiệm vụ chủ yếu là dạy nghề may mặc
cho anh em thương binh và sau này là dạy nghề cho quân đã hoàn thành nghĩa vụ
quân sự.
Trải qua các thời gian trực thuộc, các cơ quan của QK4, nhiệm vụ của xí
nghiệp cũng dần thay đổi từ chỗ chỉ dạy nghề cho anh em thương binh đến đào tạo
nghề cho quân nhân, tổ chức may đo sản xuất quân trang và tham gia sản xuất hàng
kinh tế xuất khẩu.
Tháng 6/2003 taị quyết định số 15/2003/QĐ – BQP ngày 14/6/2003 của bộ
trưởng bộ quốc phòng. Xí nghiệp may 20C được điều chuyển nguyên trạng từ công
ty Lam Hồng – QK4 về trực thuộc công ty 20 tổng cục Hậu cần kể từ ngày
1/7/2003. Ngày 25/7/2003 xí nghiệp được chính thức mang tên xí nghiệp may 20C
– công ty 20. Đến tháng 01/2009 theo quyết định của Bộ Quốc Phòng Công ty 20-
TCHC – BQP được chuyển đổi mô hình thành công ty Cổ phần và Xí nghiệp may
20C lại được chuyển thành Chi nhánh Công ty CP X20 – Xí nghiệp may 20C.
Hòa chung với khí thế phát triển chung của các ngành kinh tế, sản xuất kinh
doanh xí nghiệp may 20C – công ty X20 đã và đang có những bước phát triển đáng
kể. Xí nghiệp luôn coi trọng nhiệm vụ sản xuất hàng quốc phòng là nhiệm vụ chính
trị hàng đầu. Toàn bộ đơn đặt hàng quốc phòng được thực hiện đúng tiến độ vầ chất
lượng quy định.
Đối với hàng kinh tế, bằng uy tín của mình Xí nghiệp đã giữ được bạn hàng
truyền thống, tích cực khai thác, tìm kiếm mở rộng thị trường sản xuất các đơn hàng
kinh tế nội địa và xuất khẩu. Đối với hàng kinh tế nội địa, xí nghiệp đã vươn ra
chiếm lĩnh thị trường về trang phục học đường, quần áo bảo hộ lao động cho các
Chuyên đề tốt nghiệp
Phạm Thị Phượng Công nghiệp A
5
ngành trong và ngoài quân đội trên địa bàn QK4 từ Quảng Trị trở ra, đảm bảo việc
làm và thu nhập ổn định cho hơn 300 lao động.
Xí nghiệp đã từng bước hoàn thiện bộ máy quản lý sản xuất, đặc biệt đã chú
trọng nghiên cứu sắp xếp lại công tác quản lý và cơ cấu tổ chức sản xuất của các bộ
phận, phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ thực tế của xí nghiệp. Tăng cường đào tạo
chuyên môn cho đội ngũ cán bộ thông qua các lớp tập huấn.
Xí nghiệp đã được công ty đầu tư xây dựng mới nhà điều hành, đầu tư thêm
máy móc thiết bị chuyên dùng.
Cùng với sự phát triển quy mô, hoạt động của doanh nghiệp, số vốn của
doanh nghiệp cũng tăng lên đáng kể.
Vốn đến 31/12/2008:
Tổng tài sản: 4.713 triệu đồng
Trong đó: Tài sản LĐ và ĐTNH: 1.284 triệu đồng
Tài sản CĐ và ĐTNH: 3.429 triệu đồng
Tổng nguồn vốn: 4.713 triệu đồng
Trong đó: Nợ phải trả 993 triệu đồng
Nguồn vốn chủ sở hữu: 3.720 triệu đồng
1.2.Một số đặc điểm kinh tế kỹ thuật của Xí nghiệp may 20C:
1.2.1. Đặc điểm về ngành nghề sản xuất kinh doanh:
Xí nghiệp hoạt động trong lĩnh vực may mặc. Đây là một ngành có số lượng
lao động cao nên giải quyết được rất nhiều công ăn việc làm cho người lao động,
tuy nhiên cũng là ngành có tỷ suất lợi nhuận tương đối thấp. Vì vậy mà tiền lương
trả cho người lao động cũng tương đối thấp nhưng thời gian lam việc lại cao, lao
động trực tiếp trong ngành này chủ yếu là lao động có trình độ tay nghề thấp. Ngay
cả những lao động phổ thông chưa biết nghề đều được tuyển vào làm sau đó sẽ
được đào tạo thành nghề. Một lao động nếu học chăm chỉ thì chỉ sau 3 tháng là có
thể làm việc được. Lao động ngành may hiện nay chủ yếu tự học, đào tạo theo
phương thức kèm cặp trong các nhà máy, xí nghiệp là chính. Toàn bộ ngành chỉ có
4 trường đào tạo với "công suất" mỗi năm khoảng 2.000 công nhân, không thể đáp
Chuyên đề tốt nghiệp
Phạm Thị Phượng Công nghiệp A
6
ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp, thậm chí khi về doanh nghiệp phải chấp
nhận tự đào tạo lại. Chính vì thế, các nhà máy, công ty may vẫn lựa chọn phương
thức tự đào tạo tại đơn vị. Vì đào tạo không có bài bản nên số lao động thay thế
hàng năm chất lượng không cao, năng suất lao động thấp. Do đó, để hoàn thành các
đơn hàng bắt buộc Công ty phải tuyển dụng nhiều lao động, thực hiện làm 3 ca, 4
kíp. Do vậy đây là nguyên nhân chính khiến Xí nghiệp phải chú ý khi tiến hành
phân công công việc hay điều hành sản xuất để có thể cân đối được các nguồn lực.
Và đây cũng là một cơ sở để công ty giao chỉ tiêu cho Xí nghiệp.
1.2.2. Đặc điểm về sản phẩm:
Sản phẩm của Công ty là các sản phẩm may mặc như Trang phục quân đội,
Áo Jacket, Quần áo đua moto, Quần âu, Sơ mi nam nữ, Váy thời trang, Quần áo thể
thao, Đồng phụcComle, Veston. Đây là các sản phẩm truyền thống đã được Công ty
thiết kế và đưa cho Xí nghiệp sản xuất từ nhiều năm nay. Chủng loại mặt hàng
truyền thống của Xí nghiệp đa dạng, ngoài ra lại có thêm những đơn đặt hàng nhỏ lẻ
do Xí nghiệp tự khai thác dẫn đến việc kiểm tra theo dõi về nguyên vật liệu, huy
động các nguồn lực sản xuất, thời gian làm việc, tình hình thực hiện công việc của
công nhân trực tiếp sản xuất tương đối phức tạp. Điều này cũng ảnh hưởng đến việc
quản lý điều hành sản xuất tại Xí nghiệp và chỉ tiêu dành cho Xí nghiệp là cũng có
giới hạn.
Trong một tháng, mỗi công nhân thực hiện may rất nhiều loại sản phẩm khác
nhau, do đó việc phân công công việc, quản lý và điều hành sản xuất cũng rất phức
tạp.
Các sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là hàng gia công, việc thiết kế kiểu dáng,
may các khâu chính đã được đối tác thực hiện. Sau khi hoàn thiện, sản phẩm được
xuất đi và lấy nhãn hiệu là tên của đối tác. Chính vì vậy, đối với mỗi một đơn vị sản
phẩm gia công, lợi nhuận thu về rất ít.
Hàng may đo trong nước dàn trải không đều, thường dồn về cuối năm, hàng
xuất khẩu theo thời vụ, thời gian ngắn, yêu cầu xuất hàng gấp. Điều này khiến cho
việc công nhân phải tăng ca, làm thêm giờ nhiều vào những lúc cao điểm nên lương
Chuyên đề tốt nghiệp
Phạm Thị Phượng Công nghiệp A
7
của họ vào những thời điểm này cũng cao hơn so với bình thường. Những cán bộ
chuyên trách về lương của Công ty thời gian này cũng phải làm việc cao độ nhằm
theo dõi được chính xác số lượng sản phẩm được làm ra để tính toán tiền lương kịp
thời, tránh gây sai sót nhầm lẫn.
- Sản phẩm phục vụ quốc phòng: quân phục mùa đông, mùa hè, dã ngoại, áo
sơ mi, quần áo chiến sĩ dân quân, áo thường phục chiến sĩ ra quân…
- Sản phẩm dân dụng: quần áo các loại gồm: mũ mềm, quần kaki, áo đờ mi,
áo nỉ, váy da, áo vest nữ, áo khoác nữ nhung, áo jacket, bộ vest nữ, áo sơ mi các
loại, bộ comple nam, áo măngtô, comple trẻ em, đồng phục cho các tổ chức, đồng
phục thể thao, bộ ký giả, quần các loại, cavát, màn tuyn cá nhân, khăn mặt, áo mưa,
áo phông…
Do nguồn hàng quốc phòng có xu hướng ngày càng giảm và sẽ dần chuyển
sang đấu thầu rộng rãi nên bằng mọi biện pháp phải thực hiện tiết kiệm chi phí,
giảm giá thành sản phẩm để tập trung thắng thầu cao nhất. Đảm bảo nghiêm ngặt
các yêu cầu về chất lượng và tiến độ giao nộp sản phẩm phục vụ quốc phòng. Ngoài
ra cần chú trọng đến những giải pháp sau đây:
Thương hiệu Công ty và nhãn hiệu sản phẩm phải được khẳng định vững
chắc trên thị trường nội địa. Do vậy mà Xí nghiệp cũng phải thực hiện nghiêm túc
các vấn đề về chất lượng và tiến độ. Về xuất khẩu, Công ty chú trọng các đơn hàng
FOB có hiệu quả cao, tiếp tục giữ vững các khách hàng truyền thống, đồng thời tìm
kiếm và ký hợp đồng với khách hàng mới, tập trung vào các chủng loại sản phẩm
mà Công ty đang có thế mạnh như quần áo đua môtô, veston, jacket, quần áo, áo sơ
mi… trọng tâm là thị trường Hoa Kỳ và EU với hình thức chuyển dịch từ gia công
sang FOB. Nếu vấn đề xuất khẩu thuận lợi thì Xí nghiệp sẽ được nhận những đơn
hàng lớn và công nhân sẽ có việc làm.
1.2.3. Đặc điểm về máy móc thiết bị:
Chuyên đề tốt nghiệp
Phạm Thị Phượng Công nghiệp A
8
Hiện tại, Xí nghiệp có diện tích đất sử dụng là 5196m2, 196 máy may bằng,
máy chuyên dụng và thiết bị phụ trợ là 105 chiếc.
Xí nghiệp có hệ thống trang thiết bị đồng bộ, hiện đại, phục vụ tốt nhất cho
quá trình sản xuất:
- Máy ép mex, máy ép keo, máy cắt vòng, máy cắt tay, máy cắt xén đầu bàn,
máy may một kim các loại, máy hai kim cơ động, máy vắt sổ, máy may hai kim
nhiều chỉ, máy thùa đầu bằng, máy thùa đầu tròn, máy đính cúc, máy vắt gấu, máy
đính bọ, máy trần đè, máy may 4 kim, máy may chun, máy may viền, máy dập cúc,
máy thêu, máy nạo da, máy bổ túi điện, máy may lót, máy hút đầu chỉ…
- Bàn ép cổ áo, máy phom áo sơ mi, máy ép ống quần đa năng, máy ép mông
quần, máy là li quần, máy cắt nhám, bàn là các loại…
- Máy kiểm vải dạng thoi…
- Máy nhuộm các loại.
- Máy dệt tất, máy dệt khăn mặt…
- Các loại máy phụ trợ quá trình sản xuất: máy nén khí, máy sấy khô không
khí, ổn áp, máy sấy, máy định hình vải, máy nhuộm jet, máy cán hơi, máy phòng
co…
Hệ thống máy móc của Xí nghiệp luôn được Công ty quan tâm và cải tiến
không ngừng và tận dụng tối đa công suất. Do đó, các sản phẩm sản xuất ra luôn
đáp ứng được số lượng đặt hàng và chất lượng tốt, đáp ứng nhu cầu ngày một cao
của thị trường trong và ngoài nước.
1.2.4. Đặc điểm về lao động và môi trường làm việc:
Do là một Xí nghiệp may mặc nên tỉ lệ lao động nữ chiếm khá đông trong
tổng số lao động của công ty 90% và đa số là lao động trẻ. Chính vì vậy, công tác
tuyển dụng và đào tạo rất được quan tâm. Nguồn tuyển dụng của Xí nghiệp là
những người lao động đã biết nghề, những học sinh từ những trường trung cấp, các
trung tâm dạy nghề chuyên ngành may như trường đào tạo may 17,18,20 của BQP,
hay trường trung cấp may thời trang Hà Nội ở Thuận Thành- Bắc Ninh… Ngoài ra,
công ty tuyển dụng cả những lao động phổ thông chưa biết nghề sau đó đào tạo
Chuyên đề tốt nghiệp
Phạm Thị Phượng Công nghiệp A
9
nghề. Một lao động nếu học chăm chỉ thì chỉ sau 3 tháng là có thể làm việc được.
Còn những lao động đã có tay nghề thì sau khi được phỏng vấn và tuyển dụng vào
công ty sẽ được thử tay nghề để xác định trình độ và hệ số lương. Sau đó, sẽ được
phân về các xưởng. Tất cả công nhân tuyển vào làm việc đều phải được đào tạo theo
quy định của Xí nghiệp như: giới thiệu về chính sách mục tiêu chất lượng, giới
thiệu về hệ thống chất lượng xí nghiệp đang áp dụng và thực hiện, trách nhiệm
quyền hạn và lợi ích của người lao động khi thực hiện các công việc trong Xí
nghiệp… Sau mỗi đợt( khóa) đào tạo đều được đánh giá kết quả đào tạo thông qua
các hình thức: phiếu điểm, bằng, chứng chỉ… đều được ghi vào hồ sơ đào tạo của
từng người. Hàng năm việc tổ chức các lớp, các đợt huấn luyện đào tạo đều được
nằm trong kế hoạch, có phân công tổ chức chặt chẽ và kết thúc mỗi đợt đều có kiểm
tra để đánh giá kết quả. Mỗi khi có sự thay đổi về công nghệ , thay đổi mã hàng, sản
phẩm công nhân đều được hướng dẫn và đào tạo tại chỗ. Hàng năm, Xí nghiệp cũng
tổ chức thi nâng cao tay nghề, thi bậc thợ và thi thợ giỏi cho công nhân để đánh giá
phân loại trình độ tay nghề của công nhân nhằm có kế hoạch đào tạo bồi dưỡng và
sử dụng lao động cho phù hợp.
Do ngành may là một ngành có tỷ lệ lợi nhuận thấp nên lương của công nhân
chưa được cao. Nhiều khi người công nhân chưa sống được bằng đồng lương của
mình. Chính vì vậy, tỷ lệ thuyên chuyển công tác hay xin thôi việc sau một thời
gian làm việc thường xuyên diễn ra khiến cho việc quản lý lao động và đảm bảo
năng suất chất lượng sản xuất còn gặp nhiều khó khăn. Điều này cũng khiến Xí
nghiệp mất một khoản chi phí để tuyển dụng và đào tạo lại công nhân. Xí nghiệp
cũng luôn quan tâm tới điều kiện, môi trường lao động cho công nhân và giải quyết
các chế độ thai sản, nghỉ ốm, trợ cấp, bảo hộ lao động và đóng góp các khoản
BHXH, BHYT cho công nhân.
Lao động gián tiếp: chiếm khoảng 6% trên tổng số lao động toàn Xí nghiệp. Để
trở thành một đơn vị vững mạnh toàn diện, hàng năm Xí nghiệp đều sắp xếp, kiện
toàn đội ngũ cán bộ, đánh giá năng lực làm việc của các bộ phận trong Xí nghiệp để
từ đó có thể phân công công việc cho hợp lý. Xí nghiệp cũng thường xuyên tổ chức
Chuyên đề tốt nghiệp
Phạm Thị Phượng Công nghiệp A
10
các lớp huấn luyện nghiệp vụ và bổ sung kiến thức cho các cán bộ, nhân viên văn
phòng, tổ trưởng các tổ và nâng cao tay nghề cho công nhân.
1.2.5. Đặc điểm về thị trường:
Thị trường xuất khẩu: Mặc dù không trực tiếp ký kết các hợp đồng xuất khẩu mà
chủ yếu là do Công ty ký chuyển vào. Và thị trường chính của công ty là Mỹ, EU,
Hàn Quốc.
Với quy mô và nguồn lực như hiện nay, Xí nghiệp tiếp tục theo đuổi chiến lược
tăng tốc phát triển bằng các biện pháp đổi mới, nâng cao chất lượng sản phẩm và
dịch vụ, duy trì nguồn khách hàng truyền thống, tăng cường tìm kiếm mở rộng thị
trường cả trong và ngoài nước. Ở trong nước, sản phẩm của Xí nghiệp đã vươn ra
chiếm lĩnh thị trường về trang phục học đường, quần áo bảo hộ lao động cho các
ngành trong và ngoài quân đội trên địa bàn QK4 từ quảng trị trở ra.
Thị trường hàng comple, quần áo các loại cho người tiêu dùng dân sự, cùng
nhiều khối cơ quan hành chính sự nghiệp khác.
Thị trường hàng tiêu dùng chưa được Xí nghiệp chú ý đúng mức. Trong khi đó,
đây là một thị trường rất tiềm năng. Do Việt Nam là một nước với dân số trẻ, đời
sống ngày càng được nâng cao, nhu cầu về mua sắm và thời trang rất lớn. Hơn nữa,
khi Việt Nam gia nhập WTO thì thị trường này còn mở rộng sang các quốc gia
khác. Hiện nay, đã có rất nhiều doanh nghiệp may mặc của Việt Nam đã quan tâm
đầu tư đúng mức tới thị trường này và đã thành công như công ty may Việt Tiến,
công ty Cổ phần may 10, công ty May Nhà Bè…
Khách hàng của Xí nghiệp thường là những khách hàng đã có quan hệ với Xí
nghiệp lâu năm đặt hàng với đơn hàng lớn. và khách hàng truyền thống đó gồm có
QK4, kho bạc nhà nước Nghệ An, công ty bao bì Nghệ An…. Xí nghiệp chủ yếu
sản xuất theo các đơn đặt hàng sau khi có sự phê duyệt mẫu chuẩn nên công tác
nghiên cứu, tìm hiểu thị trường, tìm kiếm khách hàng và khuyếch trương sản phẩm
chưa được thực hiện triệt để, đồng bộ. Xí nghiệp chưa có bộ phận chuyên trách về
nghiên cứu thị trường.
1.3. Yêu cầu của các nhiệm vụ sản xuất tại Xí nghiệp may 20C:
Chuyên đề tốt nghiệp
Phạm Thị Phượng Công nghiệp A
11
1.3.1. Nhiệm vụ sản xuất chủ yếu:
Các mặt hàng quân trang, quân phục cho bộ đội, cảnh sát, công an và bảo vệ
của các công ty…: như quần Xí nghiệp may 20C là Xí nghiệp trực thuộc Công ty
may X20 do vậy mà nhiệm vụ sản xuất được Công ty giao trực tiếp theo lệnh sản
xuất. Vì sản phẩm chủ yếu của Công ty là hàng quốc phòng nên nhiệm vụ mà công
ty giao cho Xí nghiệp thường là hàng quốc phòng chiếm số lượng lớn. Nhưng hiện
nay các mẫu quân phục dùng trước đây không còn phù hợp do vậy Công ty đã thay
đổi mẫu mã quân trang.Đó một nhiệm vụ đặc biệt quan trọng không chỉ của riêng
ngành hậu cần. Chính vì thế, lộ trình thực hiện cải tiến luôn được sự quan tâm của
Thủ trưởng Bộ Quốc phòng, các cơ quan chức năng của Bộ và cán bộ, chiến sĩ toàn
quân… Đó là cơ hội cho Công ty thay đổi mâu mã sản phẩm vì vậy nhiệm vụ sản
xuất của Xí nghiệp cũng có sự thay đổi.
* Nhiệm vụ quốc phòng: sản xuất áo, mũ, ba lô….
Trong số các mặt hàng Xí nghiệp sản xuất thì có một số mặt hàng được công ty giao
nhưng cũng có một số được Xí nghiệp khai thác như đồng phục cho công an Xã ở
các huyện và tỉnh lân cận địa bàn.
* Nhiệm vụ kinh tế: sản