Quản lý dự án xây dựng công trình Thủy lợi phù hợp với điều kiện ở Việt nam

1. Sự cấp thiết của đề tài Đối với nền kinh tế thị trường trong thời kỳ hội nhập, giá cả mọi hàng hoá chịu tác động của nhiều yếu tố không chỉ trong phạm vi một quốc gia mà còn trên phạm vi toàn khu vực và thế giới. Công trình xây dựng là một hàng hóa đặc biệt có tính tổng hợp về văn hoá xã hội, đa phần sử dụng vốn Ngân sách Nhà nước, có giá trị lớn nên có chịu sự tác động lớn hơn từ các chính sách quản lý của Nhà nước. Thông qua hình thức đấu thầu, Chủ đầu tư lựa chọn Nhà thầu thi công và ký kết hợp đồng thi công xây dựng. Thời gian từ khi Nhà thầu và Chủ đầu tư ký hợp đồng đến khi hoàn thành công trình phải mất nhiều năm. Do nguyên nhân chủ quan như sự thay đổi chính sách quản lý Nhà nước hay nguyên nhân khách quan từ thị trường dẫn đến việc phát sinh các tình huống liên quan đến vấn đề thực hiện hợp đồng thi công xây dựng là một tất yếu. Vấn đề điều chỉnh Hợp đồng thi công xây dựng cũng thường xuyên được đặt ra và cần được giải quyết. Trong những nội dung cần điều chỉnh của Hợp đồng thi công xây dựng thì việc điều chỉnh giá hợp đồng luôn là vấn đề gây nhiều khó khăn và phức tạp nhất bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của các chủ thể tham gia hợp đồng như Chủ đầu tư và Nhà thầu.

pdf92 trang | Chia sẻ: tranhieu.10 | Lượt xem: 1227 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Quản lý dự án xây dựng công trình Thủy lợi phù hợp với điều kiện ở Việt nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế Phạm Thị Thu Lớp cao học 16KT 1 MỤC LỤC MỤC LỤC .................................................................................................................. 1 PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 5 1. Sự cấp thiết của đề tài ........................................................................................... 5 2. Mục đích nghiên cứu ............................................................................................. 6 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 6 4. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................... 7 5. Kết cấu luận văn .................................................................................................... 7 CHƯƠNG 1................................................................................................................ 8 MỘT SỐ LÝ LUẬN VỀ HỢP ĐỒNG VÀ SỰ HÌNH THÀNH GIÁ SẢN PHẨM TRONG XÂY DỰNG .................................................................................. 8 1.1. Một số lý luận về hợp đồng và hợp đồng trong hoạt động xây dựng ............ 8 1.1.1. Khái niệm hợp đồng .......................................................................................... 8 1.1.2. Bản chất pháp lý của hợp đồng ....................................................................... 10 1.1.3. Phân loại hợp đồng ......................................................................................... 13 1.1.4. Hợp đồng trong hoạt động xây dựng .............................................................. 14 1.1.4.1. Khái niệm ..................................................................................................... 14 1.1.4.2. Phân loại hợp đồng xây dựng ....................................................................... 15 1.1.4.4. Hồ sơ và nội dung của hợp đồng xây dựng .................................................. 18 1.1.4.4. Hình thức hợp đồng và giá hợp đồng ........................................................... 20 1.2. Đối tượng của hợp đồng xây dựng.................................................................. 24 1.2.1. Các chủ thể tham gia hợp đồng xây dựng ....................................................... 24 1.2.1.1. Bên giao thầu ................................................................................................ 25 1.2.1.2. Bên nhận thầu ............................................................................................... 26 1.2.2. Đối tượng của hợp đồng xây dựng ................................................................. 27 1.2.2.1. Hoạt động xây dựng quy định đối tượng của hợp đồng xây dựng ............... 27 1.2.2.2. Các yếu tố tác động đến đối tượng hợp đồng xây dựng .............................. 28 1.3. Sự hình thành giá của sản phẩm xây dựng .................................................... 31 1.3.1. Một số đặc điểm của thị trường xây dựng ...................................................... 31 Luận văn Thạc sĩ Kinh tế Phạm Thị Thu Lớp cao học 16KT 2 1.3.2. Một số đặc điểm của thị trường xây dựng Việt Nam ...................................... 31 1.3.3. Một số đặc điểm của giá xây dựng công trình ................................................ 32 1.3.3.1.Khái niệm giá sản phẩm xây dựng (còn gọi là giá xây dựng) ...................... 32 1.3.3.2. Một số đặc điểm của giá xây dựng............................................................... 35 CHƯƠNG 2.............................................................................................................. 39 MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ ĐIỀU CHỈNH GIÁ .......................................................... 39 HỢP ĐỒNG THI CÔNG XÂY DỰNG HIỆN NAY ............................................ 39 2.1. Thực tế nội dung và các quy định về điều chỉnh giá hợp đồng thi công xây dựng .......................................................................................................................... 39 2.1.1. Điều chỉnh giá hợp đồng thi công xây dựng là một thực tế khách quan . 39 2.1.2. Quy định về điều chỉnh giá hợp đồng thi công xây dựng ở Việt nam ............ 49 2.2. Đánh giá các phương pháp điều chỉnh giá hợp đồng thi công xây dựng trong nước hiện nay ................................................................................................ 52 2.2.1. Phương pháp tính bù trừ trực tiếp ................................................................... 52 2.2.2. Phương pháp dùng công thức tính hệ số điều chỉnh ....................................... 56 2.3. Một số tồn tại của công tác tổ chức, thực hiện điều chỉnh giá hợp đồng thi công xây dựng .......................................................................................................... 61 2.3.1. Tồn tại từ phía các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quản lý giá, ban quản lý dự án và Chủ đầu tư .................................................................................................. 61 2.3.1.1 Các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quản lý giá xây dựng ....................... 61 2.3.1.2 Chủ đầu tư và Ban quản lý dự án .................................................................. 65 2.3.2. Các tồn tại từ phía các đơn vị tư vấn ............................................................... 66 2.3.3. Về phía Nhà thầu thi công xây dựng ............................................................... 67 CHƯƠNG 3.............................................................................................................. 69 HOÀN THIỆN PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU CHỈNH GIÁ HỢP ĐỒNG THI CÔNG XÂY DỰNG CHO CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ XDCT .............................................. 69 3.1. Các nhóm yếu tố chi phí ảnh hưởng trực tiếp khi điều chỉnh giá hợp đồng thi công xây dựng và đề xuất hoàn thiện công thức áp dụng .............................. 69 3.1.1. Phân tích các nhóm yếu tố chi phí ảnh hưởng trực tiếp khi điều chỉnh giá hợp đồng thi công xây dựng ............................................................................................. 69 Luận văn Thạc sĩ Kinh tế Phạm Thị Thu Lớp cao học 16KT 3 3.1.2. Hoàn thiện công thức điều chỉnh giá ......................................................... 73 3.2. Xác định các hạng mục, công việc được điều chỉnh giá và tỷ số giá các thành phần ............................................................................................................... 75 3.2.1. Xác định các hạng mục, công việc được điều chỉnh giá ................................. 75 3.2.2. Xác định tỷ số giá các thành phần ................................................................... 75 3.3. Ứng dụng phương pháp điều chỉnh giá hợp đồng thi công xây dựng ........ 77 3.3.1. Giới thiệu về dự án và gói thầu áp dụng phương pháp ................................... 77 3.3.2. Cơ sở pháp lý cho việc điều chỉnh giá gói thầu số 4 ....................................... 77 3.3.3. Trình tự thực hiện tính toán điều chỉnh giá hợp đồng thi công xây dựng gói thầu Kè chống sạt lở khu vực bờ sông Thị trấn Vũng Liêm, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long ................................................................................................................. 78 3.3.3.1. Xác định công thức áp dụng ......................................................................... 78 3.3.3.2. Xác định thời điểm điều chỉnh giá và kỳ tính toán ...................................... 79 3.3.3.3. Xác định thành phần điều chỉnh giá và các tỷ số giá thành phần ................ 79 3.3.3.5. Xác định hệ số trượt giá ............................................................................... 80 3.3.3.6. Xác định giá trị công việc (V) được xác nhận thanh toán trong kỳ (tháng) 84 3.3.3.7. Áp dụng công thức điều chỉnh giá và lập bảng tính toán ............................. 84 3.4. Một số nhận xét và kết luận ............................................................................ 86 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................ 88 TÀI LIỆU THAM KHẢO..93 Luận văn Thạc sĩ Kinh tế Phạm Thị Thu Lớp cao học 16KT 4 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ: Hình 1.1. Sơ đồ phân loại hợp đồng theo tính chất công việc. 15 Hình 1.2: Sơ đồ phân loại hợp đồng xây dựng theo giá hợp đồng...17 Hình 1.3: Sơ đồ phân loại hợp đồng xây dựng theo mối quan hệ17 Hình 1.4: Mối quan hệ giữa trình tự đầu tư XD với sự hình thành giá xây dựng.34 Hình 3.1. Các khoản mục chi phí cấu thành nên đơn giá dự toán71 Hình 3.2. Các yếu tố cấu thành đơn giá hợp đồng thi công xây dựng.73 DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 2.1. Hệ số biến động giá vật liệu các năm so với năm 2000...45 Bảng 2.2. Tổng hợp giá trị vật liệu, nhân công, máy thi công trượt giá...54 Bảng 2.3. Tổng hợp giá hợp đồng được điều chỉnh..55 Bảng 3.1. Mẫu bảng các tỷ số được xác định trong hồ sơ mời thầu.75 Bảng 3.4. Chỉ số giá trên địa bàn Tỉnh Vĩnh Long...................................................82 Bảng 3.5. Bảng tính các hệ số điều chỉnh gía theo từng kỳ (tháng)..........................83 Bảng 3.8. Tổng hợp giá trị trượt giá gói thầu số 07..................................................85 Luận văn Thạc sĩ Kinh tế Phạm Thị Thu Lớp cao học 16KT 5 MỞ ĐẦU 1. Sự cấp thiết của đề tài Đối với nền kinh tế thị trường trong thời kỳ hội nhập, giá cả mọi hàng hoá chịu tác động của nhiều yếu tố không chỉ trong phạm vi một quốc gia mà còn trên phạm vi toàn khu vực và thế giới. Công trình xây dựng là một hàng hóa đặc biệt có tính tổng hợp về văn hoá xã hội, đa phần sử dụng vốn Ngân sách Nhà nước, có giá trị lớn nên có chịu sự tác động lớn hơn từ các chính sách quản lý của Nhà nước. Thông qua hình thức đấu thầu, Chủ đầu tư lựa chọn Nhà thầu thi công và ký kết hợp đồng thi công xây dựng. Thời gian từ khi Nhà thầu và Chủ đầu tư ký hợp đồng đến khi hoàn thành công trình phải mất nhiều năm. Do nguyên nhân chủ quan như sự thay đổi chính sách quản lý Nhà nước hay nguyên nhân khách quan từ thị trường dẫn đến việc phát sinh các tình huống liên quan đến vấn đề thực hiện hợp đồng thi công xây dựng là một tất yếu. Vấn đề điều chỉnh Hợp đồng thi công xây dựng cũng thường xuyên được đặt ra và cần được giải quyết. Trong những nội dung cần điều chỉnh của Hợp đồng thi công xây dựng thì việc điều chỉnh giá hợp đồng luôn là vấn đề gây nhiều khó khăn và phức tạp nhất bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của các chủ thể tham gia hợp đồng như Chủ đầu tư và Nhà thầu. Đặc biệt từ năm 2006 đến nay, kinh tế nước ta chịu ảnh hưởng lớn của lạm phát và khủng hoảng tài chính tiền tệ. Hầu hết các chi phí đầu vào như nguyên vật liệu xây dựng, nhiên liệu, nhân công đều tăng đột biến, đã khiến các Nhà thầu thua lỗ nặng nề vì giá trị thi công công trình đã vượt từ 10% đến 40% giá ký hợp đồng. Hầu hết các dự án sử dụng vốn Ngân sách nhà nước đều trong tình trạng dừng thi công hoặc thi công cầm chừng để chờ đợi các chính sách điều chỉnh giá hợp đồng từ phía các cơ quan có thẩm quyền về quản lý giá, từ phía Chính phủ và Chủ đầu tư dự án. Để giải quyết vấn đề này, Chính phủ và các Bộ ngành liên quan đã ban hành một số văn bản quy định về điều chỉnh giá hợp đồng thi công xây dựng. Trong đó đáng chú ý là việc đưa ra phương pháp điều chỉnh theo thông tư số 09/2008/TT- BXD ngày 17/04/2008 về việc Hướng dẫn điều chỉnh giá và hợp đồng xây dựng do Luận văn Thạc sĩ Kinh tế Phạm Thị Thu Lớp cao học 16KT 6 biến động giá nguyên liệu, nhiên liệu và vật liệu xây dựng; Nghị định số 48/2010/NĐ-CP ngày 07/05/2010 về Hợp đồng trong hoạt động xây dựng và các điều khoản tham chiếu về thời hạn, cách thức tính điều chỉnh giá cũng như điều khoản thanh toán và tạm ứng. Công thức này dựa theo hướng dẫn của hiệp hội các kỹ sư tư vấn Quốc tế (Fidic). Tuy nhiên, khi áp dụng vào điều kiện cụ thể cho các hợp đồng thi công xây dựng tại Việt nam đã gặp nhiều vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện, gây khó khăn và lúng túng cho Chủ đầu tư, Nhà thầu và các chủ thể khác, khiến các phương pháp đó vẫn chưa đi vào thực tiễn do chưa thực sự phù hợp với điều kiện ở Việt nam. Vấn đề đặt ra, là cần nghiên cứu hoàn thiện để đưa ra một phương pháp điều chỉnh giá hợp đồng thi công xây dựng cho các dự án đầu tư xây dựng công trình sao cho phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam, trên cơ sở hợp lý, hợp pháp, linh hoạt và tiệm cận được với chi phí thực tế xây dựng công trình. Việc nghiên cứu đề tài này không chỉ mang tính thời sự mà còn là một nhu cầu bức thiết cho ngành xây dựng nước nhà nói chung. 2. Mục đích nghiên cứu Mục đích chính của đề tài tìm ra giải pháp hoàn thiện phương pháp điều chỉnh giá hợp đồng thi công phù hợp với điều kiện thực tế hiện nay. Ứng dụng kết quả của đề tài này để điều chỉnh giá hợp đồng thi công xây dựng cho Dự án đầu tư xây dựng “Kè chống sạt lở khu vực bờ sông thị Trấn Vũng Liêm, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long” trong tình huống có biến động giá xây dựng. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là giá hợp đồng thi công xây dựng thuộc các Dự án đầu tư xây dựng công trình, từ thực tế một số Dự án đầu tư xây dựng công trình thủy lợi đã và đang vướng mắc do vấn đề điều chỉnh giá hợp đồng trong điều kiện biến động giá cả hiện nay. Phạm vi nghiên cứu: Phương pháp điều chỉnh giá hợp đồng thi công xây dựng đối với loại hợp đồng theo đơn giá có điều chỉnh. Luận văn cũng giới hạn nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố chi phí trực tiếp như: chi phí vật liệu, nhân công, máy thi công trong giá hợp đồng. Luận văn Thạc sĩ Kinh tế Phạm Thị Thu Lớp cao học 16KT 7 4. Phương pháp nghiên cứu Sử dụng nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn, gồm các phương pháp cụ thể sau đây: * Phương pháp quan sát trực tiếp: Quan sát và thu thập thông tin, theo dõi diễn biến về tình hình giải quyết vấn đề điều chỉnh hợp đồng thi công xây dựng trong các Dự án đầu tư xây dựng công trình đang bị ảnh hưởng bởi lạm phát, trượt giá nhiên liệu, nguyên vật liệu và sự thay đổi các chính sách Nhà nước. Nguồn thông tin từ các Cơ quan chức năng quản lý giá xây dựng, Chủ đầu tư, Ban quản lý dự án và các Nhà thầu. Đặc biệt luận văn có sử dụng số liệu thực tế một số Dự án đầu tư xây dựng công trình sử dụng các nguồn vốn vay của nước ngoài hiện đang thực hiện việc điều chỉnh giá. * Phương pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm: Sử dụng phương pháp này để nghiên cứu từ thực tiễn tình hình điều chỉnh giá hợp đồng thi công xây dựng các dự án đầu tư xây dựng công trình trong nước, tìm hiểu nguyên nhân gây ách tắc trong khâu triển khai giải quyết vấn đề điều chỉnh giá. Trên cơ sở đó phân tích, đánh giá và nghiên cứu tìm giải pháp hoàn thiện phương pháp xử lý điều chỉnh giá hợp đồng thi công xây dựng khả thi hơn với điều kiện cụ thể của Việt nam. 5. Kết cấu luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và kiến nghị, Luận văn được kết cầu gồm 3 chương: Chương 1: Một số vấn đề lý luận chung về hợp đồng và sự hình thành giá sản phẩm trong xây dựng Chương 2: Một số vấn đề về điều chỉnh giá hợp đồng thi công xây dựng hiện nay Chương 3: Hoàn thiện phương pháp điều chỉnh giá hợp đồng thi công xây dựng các dự án xây dựng công trình Thủy lợi phù hợp với điều kiện ở Việt nam Tài liệu tham khảo Phụ lục Luận văn Thạc sĩ Kinh tế Phạm Thị Thu Lớp cao học 16KT 8 CHƯƠNG 1 MỘT SỐ LÝ LUẬN VỀ HỢP ĐỒNG VÀ SỰ HÌNH THÀNH GIÁ SẢN PHẨM TRONG XÂY DỰNG 1.1. Một số lý luận về hợp đồng và hợp đồng trong hoạt động xây dựng 1.1.1. Khái niệm hợp đồng Luật hợp đồng là một trong những luật lâu đời nhất liên quan đến hoạt động giao lưu dân sự, kinh doanh, thương mại. Nói một cách khác, nó đã tồn tại từ lúc khởi đầu của xã hội có tổ chức. Nếu sự an toàn của con người, tài sản được đảm bảo trên cơ sở những quy định của luật hình sự thì sự an toàn và trật tự trong thế giới kinh doanh lại phụ thuộc vào luật hợp đồng. Nó là cỗ máy, công cụ pháp lý mà qua đó nhu cầu trao đổi, giao lưu của con người được thực thi và đảm bảo, những cam kết được thực hiện và tôn trọng cho đến khi kết thúc, giúp cho luồng lưu thông hàng hóa và dịch vụ đáp ứng được nhu cầu của con người, xã hội và nền kinh tế. Ngay từ thời kỳ La Mã cổ đại, hợp đồng đã là một trong những nội dung quan trọng nhất của pháp luật về nghĩa vụ. Có thể nói những quan niệm và quy định của người La Mã cổ đại về dân luật nói chung và về hợp đồng nói riêng ngay từ đầu đã thể hiện được tính ưu việt trong tư tưởng pháp lý và trình độ lập pháp. Nó đã trở thành cơ sở nền tảng cho sự phát triển của khoa học pháp lý trong nhiều hệ thống luật sau này. Trong pháp luật La Mã, hợp đồng được coi là hình thức thể hiện của các giao dịch song phương mà việc xác lập chúng có thể trực tiếp làm xác lập, thay đổi hay chấm dứt quyền và nghĩa vụ. Xuất phát từ bản chất của quan hệ hợp đồng, pháp luật La Mã còn quy định các điều kiện cần đáp ứng để một hợp đồng được coi là có hiệu lực, bao gồm: Thứ nhất, ý chí đã thỏa thuận của các bên là điều kiện quan trọng để hợp đồng có hiệu lực. Thứ hai, nội dung hợp đồng phải hợp pháp, tức là nó không phải hành vi vi phạm pháp luật và vi phạm đạo đức. Luận văn Thạc sĩ Kinh tế Phạm Thị Thu Lớp cao học 16KT 9 Thứ ba, nội dung của hợp đồng cần phải cụ thể, hành vi trách nhiệm cũng cần phải được thể hiện cụ thể về mặt nội dung. Thứ tư, hành vi xác lập đối tượng trách nhiệm trong hợp đồng phải khả thi. Đối với những trách nhiệm không thể thực hiện được thì hợp đồng cũng không được coi là hiệu lực pháp lý làm phát sinh quyền hay nghĩa vụ. Thứ năm, luật La Mã rất đề cao mục đích của hợp đồng. Đối với hợp đồng liên quan đến mục đích kinh tế cụ thể thì nếu mục đích không được thực hiện thì hợp đồng cũng không có hiệu lực. Có thể thấy, từ rất sớm trong lịch sử lập pháp của loài người, khái niệm về hợp đồng đã được hình thành và khái niệm này hầu như đã khái quát được toàn bộ bản chất của hợp đồng cho đến nay. Các hệ thống pháp luật hiện đại sau này cũng có nhiều khái niệm khác nhau về hợp đồng nhưng tựu trung vẫn khó rời xa với khái niệm nguyên gốc về hợp đồng từ thời kỳ La Mã cổ đại. Bộ luật Napoleon của Pháp cũng là một trong những bộ luật lớn và được coi là bộ luật kinh điển nhất về dân luật. Khái niệm về hợp đồng trong bộ luật Napoleon được quy định tại Điều 1011, theo đó: “Hợp đồng là sự thỏa thuận của hai hay nhiều bên về việc chuyển giao một vật, làm hay không làm của một công việc nào đó”. Theo quy định của Bộ luật dân sự Nhật Bản, hợp đồng được định nghĩa là: “Một loại giao dịch dân sự thể hiện sự thống nhất ý chí của hai hay nhiều bên. Mục đích của hợp đồng thông thường làm phát sinh nghĩa vụ”. Tại Điều 2 Bộ luật dân sự Trung Quốc: “Hợp đồng là sự thỏa thuận về việc xác lập, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự giữa các chủ thể bình đẳng” Trong pháp luật của Philipin, hợp đồng được hiểu là “sự thống nhất ý chí giữa hai bên, theo đó, mỗi bên tự ràng buộc mình trên cơ sở tôn trọng bên kia để đưa một cái gì đó hoặc trả cho một dịch vụ nào đó”. Trong luật của Mỹ, “Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa hai hay nhiều bên có mục đích hợp pháp, theo đó, mỗi bên hành động theo cách xử sự nhất định hoặc cam kết làm hay không làm một việc theo xử sự đó”. Luận văn Thạc sĩ Kinh tế Phạm Thị Thu Lớp cao học 16KT 10 Khái niệm về hợp đồng dân sự được pháp luật Việt Nam nêu ra tại Điều 394 Bộ luật dân sự, theo đó: “Hợp đồng dân sự là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự”. Trên đây là một số trong rất nhiều khái niệm về hợp đồng, nhưng tựu trung có thể hiểu: Hợp đồng là một cam kết thỏa thuận giữa hai hay nhiều bên (pháp nhân) để làm hoặc không làm một việc nào đó trong khuôn khổ pháp luật. Hợp
Luận văn liên quan