Quản lý nhà nước về thị trường rau an toan trên địa bàn Hà Nội - Thực trạng và giải pháp

Nói đến rau xanh chắc hẳn trong mỗi chúng ta không ai không biết đến. Đó là món ăn không thể thiếu trong mỗi bữa cơm của gia đình người Việt. Rau không chỉ là món ăn giúp bữa cơm ngon hơn mà chúng có vai trò dinh dưỡng đặc biệt quan trọng đối với cơ thể con người. Tuy nhiên, để có thể mua được rau tươi, ngon, an toàn lại không dễ chút nào. Có thể mua rau một cách nhanh chóng và dễ dàng ở nhiều nơi như chợ, siêu thị, hay một quán nhỏ gần nhà nhưng những vụ ngộ độc thực phẩm vừa qua (trong đó có rau - thức ăn thiết yếu) khiến người tiêu dùng hoang mang, từ đó có thể thấy rằng chất lượng rau đang là vấn đề khá nan giải. Không ít hộ trồng rau do chạy theo lợi nhuận đã không tuân thủ quy trình sản xuất nên chất lượng không đạt yêu cầu là nguyên nhân khiến người tiêu dùng không tin tưởng vào chất lượng RAT khiến nhiều cửa hàng, siêu thị kinh doanh RAT rơi vào tình trạng ế ẩm. Thêm vào đó là sự thiếu ý thức trách nhiệm, lơ là quản lý, trình độ chuyên môn của cán bộ quản lý còn hạn chế, cơ sở vật chất kỹ thuật còn yếu kém, chưa có kế hoạch, chính sách cụ thể để quản lý thị trường RAT tại Hà Nội đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe con người. Đã đến lúc phải đưa ra các giải pháp để quản lý thị trường RAT trong thời gian tới một cách thực sự hiệu quả. 1.2. Xác lập vấn đề nghiên cứu Như đã đề cập ở trên, tình hình quản lý thị trường RAT trên địa bàn Hà Nội đang là một bài toán khá nan giải. Vấn đề nghiên cứu ở đây là nghiên cứu thực trạng về thị trường và quản lý thị trường RAT tại Hà Nội của nhà nước. Trên cở sở phân tích thực trạng đề ra các biện pháp để quản lý thị trường RAT tại Hà Nội một cách hiệu quả. Do đó, chúng em đã lựa chọn vấn đề “Quản lý nhà nước về thị trường RAT trên địa bàn Hà Nội - Thực trạng và giải pháp” làm đề tài nghiên cứu khoa học.

doc49 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2462 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Quản lý nhà nước về thị trường rau an toan trên địa bàn Hà Nội - Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 1.1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Nói đến rau xanh chắc hẳn trong mỗi chúng ta không ai không biết đến. Đó là món ăn không thể thiếu trong mỗi bữa cơm của gia đình người Việt. Rau không chỉ là món ăn giúp bữa cơm ngon hơn mà chúng có vai trò dinh dưỡng đặc biệt quan trọng đối với cơ thể con người. Tuy nhiên, để có thể mua được rau tươi, ngon, an toàn lại không dễ chút nào. Có thể mua rau một cách nhanh chóng và dễ dàng ở nhiều nơi như chợ, siêu thị, hay một quán nhỏ gần nhà nhưng những vụ ngộ độc thực phẩm vừa qua (trong đó có rau - thức ăn thiết yếu) khiến người tiêu dùng hoang mang, từ đó có thể thấy rằng chất lượng rau đang là vấn đề khá nan giải. Không ít hộ trồng rau do chạy theo lợi nhuận đã không tuân thủ quy trình sản xuất nên chất lượng không đạt yêu cầu là nguyên nhân khiến người tiêu dùng không tin tưởng vào chất lượng RAT khiến nhiều cửa hàng, siêu thị kinh doanh RAT rơi vào tình trạng ế ẩm. Thêm vào đó là sự thiếu ý thức trách nhiệm, lơ là quản lý, trình độ chuyên môn của cán bộ quản lý còn hạn chế, cơ sở vật chất kỹ thuật còn yếu kém, chưa có kế hoạch, chính sách cụ thể để quản lý thị trường RAT tại Hà Nội đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe con người. Đã đến lúc phải đưa ra các giải pháp để quản lý thị trường RAT trong thời gian tới một cách thực sự hiệu quả. 1.2. Xác lập vấn đề nghiên cứu Như đã đề cập ở trên, tình hình quản lý thị trường RAT trên địa bàn Hà Nội đang là một bài toán khá nan giải. Vấn đề nghiên cứu ở đây là nghiên cứu thực trạng về thị trường và quản lý thị trường RAT tại Hà Nội của nhà nước. Trên cở sở phân tích thực trạng đề ra các biện pháp để quản lý thị trường RAT tại Hà Nội một cách hiệu quả. Do đó, chúng em đã lựa chọn vấn đề “Quản lý nhà nước về thị trường RAT trên địa bàn Hà Nội - Thực trạng và giải pháp” làm đề tài nghiên cứu khoa học. 1.3. Mục tiêu nghiên cứu Hệ thống hóa các vấn đề lý luận về RAT và quản lý thị trường của nhà nước. Trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết và thực trạng thị trường RAT trên địa bàn Hà Nội, phát hiện ra những mặt hạn chế về quản lý thị trường RAT trên địa bàn Hà Nội của nhà nước và đưa ra các giải pháp quản lý thị trường RAT hữu hiệu. 1.4. Các câu hỏi đặt ra cho nghiên cứu Tình hình thị trường RAT trên địa bàn Hà Nội như thế nào? Tình hình quản lý thị trường RAT tại Hà Nội như thế nào? Làm thế nào để quản lý thị trường RAT trên địa bàn Hà Nội hiệu quả hơn? 1.5. Phạm vi nghiên cứu Do hạn chế về thời gian nghiên cứu và hiểu biết của cá nhân nên đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng thị trường RAT trên địa bàn Hà Nội trong 3 năm từ năm 2007 đến năm 2009, giải pháp đưa ra cho 10 năm từ năm 2010-2020. Nội dung nghiên cứu tập trung vào nghiên cứu thị trường RAT và thực trạng (trong đó nhấn mạnh những hạn chế) quản lý thị trường RAT của nhà nước trên địa bàn Hà Nội chủ yếu về các nội dung chính sách quản lý thị trường và tổ chức liên quan đến mảng thực thi, kiểm tra, kiểm soát thị trường. 1.6. Những nghiên cứu có liên quan Về vấn đề quản lý thị trường RAT đã có không ít đề tài đề cập, trong đó có thể kể đến: Đề tài: “Tìm hiểu hệ thống thị trường tiêu thụ rau quả quận Đống Đa” (2001) -Lê Anh Tuấn; “Tìm hiểu hệ thống thị trường tiêu thụ rau quả quận Cầu Giấy” (2001) - Lê Thế Anh; “Nghiên cứu tình hình sản xuất và tiêu thụ rau sạch tại trung tâm kỹ thuật rau hoa quả Hà Nội” (2001) - Đinh Đức Huấn; “Một số vấn đề về tổ chức và hiệu quả thị trường rau Hà Nội”- Paule Moustier; “Sự phát triển của các cửa hàng, siêu thị trong ngành hàng rau tươi tại Hà Nội và TP.HCM - Việt Nam” (2002)-Nguyễn Thị Tân Lộc; “Tổ chức và quản lý chất lượng rau ở các kênh tiêu thụ tại Hà Nội” (2002)-Nguyễn Thị Tân Lộc; “Chương trình phát triển rau an toàn trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2002-2005” - UBND thành phố Hồ Chí Minh; “Giải pháp thúc đẩy tiêu thụ RAT trên địa bàn Hà Nội” (2008) - Trương Thị Thùy Ninh. Tuy nhiên, các đề tài trên chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu thực trạng sản xuất và tiêu thụ rau tươi tại các quận của Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh; chiến lược bán và cung ứng rau tươi của các doanh nghiệp; đánh giá thực trạng sản xuất và tiêu thụ rau tươi; thực trạng ô nhiễm độc tố rau quả; từ đó đưa ra các giải pháp phát triển thị trường rau tại các quận, huyện của thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Các đề tài tiếp cận từ góc độ vi mô. Đề tài của chúng em đi sâu vào nghiên cứu thị trường RAT trên toàn thành phố Hà Nội (tình hình cung, cầu, giá cả RAT…), thực trạng quản lý nhà nước về thị trường RAT . Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng thị trường và quản lý thị trường RAT thời gian qua, chúng em đưa ra các giải pháp để quản lý thị trường RAT tại Hà Nội trong thời gian tới. Đề tài tiếp cận từ góc độ vĩ mô. 1.7. Phương pháp nghiên cứu Đề tài chủ yếu dùng phương pháp thu thập dữ liệu, phân tích các dữ liệu sơ cấp và thứ cấp thu thập được. Phương pháp thu thập dữ liệu là phương pháp cơ bản được sử dụng trong các công trình nghiên cứu, nó góp phần quan trọng để đưa ra những nhận định, đánh giá đúng đắn và có cơ sở khoa học. Các dữ liệu thu được từ hai nguồn: Dữ liệu sơ cấp và dữ liệu thứ cấp Dữ liệu sơ cấp: Đây là những dữ liệu ở dạng thô chưa qua xử lý, thường cung cấp các thông tin mang tính đơn lẻ. Dữ liệu này thường được thu thập bằng các phương pháp điều tra, phỏng vấn. Bằng việc tiến hành điều tra chọn mẫu nhóm tác giả thiết lập các phiếu điều tra bao gồm những câu hỏi lựa chọn phương án trả lời về những vấn đề liên quan đến thực trạng thị trường RAT và tình hình QLNN đối với thị trường RAT trên địa bàn Hà Nội và các câu hỏi mở đi sâu vào tìm hiểu những ý kiến, kiến nghị của các chủ cơ sở kinh doanh cũng như các cán bộ quản lý. Phiếu điều tra được gửi đến các đối tượng khác nhau là những người tiêu dùng ở một số địa điểm trên địa bàn Hà Nội, phiếu điều tra trắc nghiệm tại một số cơ sở kinh doanh RAT, tại Chi cục BVTV và Quản lý thị trường Hà Nội. Cụ thể phát ra 100 phiếu cho người tiêu dùng, 10 phiếu cho cán bộ quản lý và 50 phiếu cho các cơ sở kinh doanh RAT. Dữ liệu thứ cấp: Đây là những dữ liệu đã qua xử lý. Thông tin dữ liệu thứ cấp được lấy từ các nguồn sách báo, giáo trình, tạp chí, internet và các tài liệu nghiên cứu có liên quan để phục vụ cho việc nghiên cứu của đề tài. Khi đã có được kết quả điều tra chúng em tiến hành phân tích, tổng hợp sau đó tiến hành xử lý bằng các phương pháp thống kê, phương pháp thủ công nhằm làm cơ sở đánh giá thực trạng thị trường và quản lý thị trường RAT trên địa bàn Hà Nội hiện nay. 1.8. Kết cấu của đề tài Ngoài các phần như tóm lược, phụ lục, danh mục bảng biểu, danh mục từ viết tắt, kết luận… đề tài bao gồm 4 chương : Chương 1: Tổng quan nghiên cứu đề tài Chương 2: Một số vấn đề lý luận cơ bản về rau an toàn và quản lý nhà nước về rau an toàn Chương 3: Thực trạng thị trường rau an toàn và quản lý nhà nước về thị trường rau an toàn trên địa bàn Hà Nội Chương 4: Giải pháp quản lý thị trường rau an toàn trên địa bàn Hà Nội CHƯƠNG 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ RAU AN TOÀN VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THỊ TRƯỜNG RAU AN TOÀN 2.1. Một số lý luận về rau an toàn 2.1.1. Khái niệm rau an toàn Lâu nay, người tiêu dùng đã quen với cụm từ “RAT”. Nhưng, thế nào là RAT, chắc hẳn không nhiều người tường tận. Chúng ta cần phân biệt ba loại rau: Rau đại trà, RAT và rau sạch. Rau đại trà: là các loại rau đang sử dụng truyền thống, được tổ chức sản xuất theo các tập quán khác nhau từng địa phương, không có quy trình thống nhất và chất lượng cũng rất khác nhau. Rau an toàn: Có hai quan điểm về RAT: Theo quyết định 106/2007 của Bộ NN & PTNT, RAT là những sản phẩm rau tươi được sản xuất, thu hoạch, sơ chế phù hợp quy trình sản xuất RAT, gồm các loại rau ăn: lá, thân, củ, hoa, quả, hạt; rau mầm, nấm thực phẩm. Đồng thời, RAT được sản xuất từ đất trồng, nguồn nước, môi trường, dinh dưỡng… tất cả đều phải sạch và đúng quy trình GAP (Good Agricultural Practices). Nguồn nước tưới rau không bị ô nhiễm bởi các sinh vật và hoá chất độc hại, hàm lượng một số hoá chất không vượt quá mức cho phép...Từ đó, rau quả được coi là an toàn khi có dư lượng nitrat, kim loại nặng và thuốc BVTV, mức độ nhiễm vi sinh vật dưới ngưỡng quy định của Bộ NN & PTNT ban hành với từng loại rau quả. Theo các chuyên gia, RAT là loại rau mà ngay từ khâu gieo trồng không bị bón phân đạm, hoặc bón rất ít phân đạm để tránh ô nhiễm muối nitrat, thay vào đó phải bón phân vô cơ như phân chuồng, phân bắc ủ hoai. Rau sạch: là rau được trồng trên đất sạch, tưới nước giếng khoan hoặc nước sông lớn không ô nhiễm (chất lượng đất, nước được cơ quan chức năng kiểm tra và công nhận). Không dùng phân tươi hay bón đạm nhiều. Hạn chế tối đa chất kích thích sinh trưởng. Chỉ sử dụng thuốc BVTV khi thật cần thiết và sau một thời gian quy định mới được thu hoạch. Trong đời sống hàng ngày, hai khái niệm RAT và rau sạch chưa được phân biệt rõ ràng thậm chí còn có sự đánh đồng giữa RAT và rau sạch. Để phân biệt chính xác hơn, khái niệm rau sạch nên sử dụng để chỉ các loại rau được sản xuất theo các quy trình canh tác đặc biệt, như rau thủy canh, rau “hữu cơ”…Mức độ đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm của rau sạch cao hơn nhiều so với RAT. Sản lượng rau sạch được sản xuất ở nước ta hiện nay không đáng kể (phần lớn giới hạn trong phạm vi các dự án khoa học-sản xuất), nên chủ yếu đề cập tới RAT. Tóm lại, RAT được hiểu là rau tươi hoặc đã qua chế biến, được sản xuất theo phương pháp hữu cơ hoặc có sử dụng các hóa chất nhưng trong tiêu chuẩn cho phép và khi thu hoạch chỉ còn dư lượng dưới mức quy định, được trồng trên các vùng đất đảm bảo các tiêu chuẩn thổ nhưỡng theo quy định, đảm bảo cho người sử dụng và môi trường. 2.1.2. Nguyên tắc trong sản xuất rau an toàn RAT khác rau đại trà ở chỗ nó được sản xuất theo các nguyên tắc đã được nghiên cứu bởi các chuyên gia và các nhà nghiên cứu. Rau được sản xuất theo đúng các nguyên tắc này sẽ đảm bảo chất lượng. GAP (Good Agriculture Practice) là sáng kiến của những nhà bán lẻ Châu Âu EURPWG (Euro- Retailer Produce Working Group) nhằm giải quyết mối quan hệ bình đẳng và trách nhiệm giữa người sản xuất sản phẩm nông nghiệp và khách hàng của họ. Họ đưa ra khái niệm GAP từ năm 1997. Nguyên tắc sản xuất RAT theo tiêu chuẩn GAP đó là: Chọn đất: Đất trồng rau phải là đất cao, thoát nước tốt, thích hợp với quá trình sinh trưởng, phát triển của rau. Tốt nhất là chọn đất cát pha, đất thịt nhẹ hoặc đất thịt trung bình có tầng canh tác dày 20-30 cm. Vùng trồng rau phải cách ly với khu vực có chất thải công nghiệp nặng và bệnh viện ít nhất 2km, với chất thải sinh hoạt của thành phố ít nhất 200m. Đất có thể chứa một lượng nhỏ kim loại nhưng không được tồn dư hóa chất độc hại. Nước tưới: Vì trong rau xanh nước chứa trên 90% nên việc tưới nước có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm. Nếu không có nước giếng cần dùng nước sông, ao, hồ không bị ô nhiễm. Nước sạch còn dùng để pha các loại phân bón lá, thuốc BVTV… đối với các loại rau ăn quả giai đoạn đầu có thể sử dụng nước từ mương, sông, hồ để tưới rãnh. Giống: Chỉ gieo những hạt giống tốt và trồng cây con khỏe mạnh, không có mầm bệnh. Phải biết rõ lý lịch nơi sản xuất hạt giống. Hạt giống nhập nội phải qua kiểm dịch thực vật. Trước khi gieo trồng hạt giống phải được xử lý hóa chất hoặc nhiệt. Trước khi trồng cây con xuống ruộng cần xử lý Sherpa 0,1% để phòng trừ sâu hại sau này. Phân bón: Mỗi loại cây có chế độ bón và lượng bón khác nhau. Trung bình để bón lót dùng 15 tấn phân chuồng và 300 kg lân hữu cơ vi sinh cho 1 ha. Tuyệt đối không dùng phân chuồng tươi để loại trừ các vi sinh vật gây bệnh, tránh nóng cho rễ cây và để tránh sự cạnh tranh đạm giữa cây trồng và các nhóm vi sinh vật. Tuyệt đối không dùng phân tươi và nước phân chuồng pha loãng tưới cho rau. Bảo vệ thực vật: Không sử dụng thuốc hóa học BVTV thuộc nhóm độc I và II, khi thật cần thiết có thể sử dụng nhóm III và IV. Nên chọn loại thuốc có hoạt chất thấp, ít độc hại với ký sinh thiên địch. Kết thúc phun thuốc hóa học trước khi thu hoạch ít nhất 5 đến 10 ngày. Ưu tiên sử dụng các chế phẩm sinh học như các hạt củ đậu, các chế phẩm thảo mộc, các ký sinh thiên địch để phòng bệnh. Áp dụng các biện pháp nghiêm ngặt để phòng trừ tổng hợp IPM như: Luân canh cây trồng hợp lý, sử dụng giống tốt không bệnh, chăm sóc cây theo yêu cầu sinh lý… Thu hoạch, đóng gói: Rau được thu hoạch đúng độ chín, loại bỏ các lá già, héo, quả bị sâu, dị dạng. Rau được rửa kỹ bằng nước sạch, để ráo cho vào bao, túi sạch trước khi mang đi tiêu thụ tại các cửa hàng. Trên bao bì phải có phiếu bảo hành ghi rõ địa chỉ nơi sản xuất nhằm đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng. 2.1.3. Tiêu chuẩn đánh giá rau an toàn Theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học thì có 4 tiêu chuẩn sau đây nếu vượt quá ngưỡng cho phép sẽ thuộc vào rau không an toàn, các nhóm chất đó là: Dư lượng thuốc hóa học (thuốc sâu, bệnh, thuốc cỏ), số lượng vi sinh vật, ký sinh trùng gây bệnh, dư lượng đạm nitrat, dư lượng các kim loại nặng (chì, thủy ngân, kẽm, đồng, asenic..) Dư lượng thuốc BVTV: Khái niệm thuốc BVTV: Gồm thuốc trừ sâu, thuốc trừ bệnh, thuốc trừ cỏ, thuốc diệt chuột và thuốc kích thích sinh trưởng cây trồng, gọi tắt là thuốc BVTV. Như vậy, thuốc BVTV khi phun vào cây trồng thuốc sẽ tạo thành lớp mỏng bám vào bề mặt thân, lá và mặt đất, mặt nước và 1 lớp chất đó nó còn tồn đọng lại trên sản phẩm thì gọi là dư lượng thuốc BVTV. Năm 2009, ở Việt Nam sử dụng trên 200 loại thuốc trừ sâu, trên 80 loại thuốc trừ bệnh, trên 50 loại thuốc trừ cỏ, khoảng 8 loại thuốc diệt chuột và khoảng 9 loại thuốc kích thích sinh trưởng cây trồng. Khi sử dụng cần lưu ý những điểm sau: - Khi sử dụng thuốc BVTV cần đảm bảo thời gian cách ly: Ví dụ một loại thuốc ghi trên nhãn là thời gian cách ly 7 ngày, nghĩa là từ khi phun thuốc đến khi thu hoạch phải được 7 ngày. - Chỉ sử dụng thuốc BVTV khi thật cần thiết và chỉ sử dụng những loại thuốc BVTV thuộc nhóm 1 hay nhóm 2 hoặc thuốc trừ sâu sinh học. - Để phân biệt từng nhóm thuốc BVTV, có thể xác định bằng vạch màu ghi trên nhãn Thuốc BVTV ở nhóm 1 có vạch màu đỏ. Thuốc BVTV ở nhóm 2 có vạch màu vàng. Thuốc BVTV ở nhóm 3 có vạch màu xanh nước biển . Thuốc BVTV ở nhóm 4 có vạch màu xanh lá cây. Ví dụ: Dư lượng thuốc BVTV tối đa cho phép đối với rau cải là nhóm Diazion: 0,7mg/kg +Nhóm cypermethrin: 1,0 mg/kg + nhóm Meviaphos: 1,0mg/kg + nhóm Trichlorphos: 0,2mg/kg. Hàm lượng Nitrát (NO3): Lượng phân hoá học sử dụng ở Việt Nam không vào loại cao so với thế giới và các nước trong khu vực. Tuy nhiên, ảnh hưởng của phân hoá học, nhất là phân đạm với sự tích luỹ nitrát trong rau cũng là nguyên nhân làm cho rau được xem là không sạch. NO3 vào cơ thể ở mức độ bình thường không gây độc, chỉ khi hàm lượng vượt tiêu chuẩn cho phép mới nguy hiểm. Trong hệ thống tiêu hoá NO3 bị khử thành NO2. Nitrít là những chất chuyển biến Oxyhaemoglobin (chất vận chuyển oxy trong máu) thành chất không hoạt động được gọi là Methaemoglobin. Ở mức độ cao sẽ giảm hô hấp của tế bào, ảnh hưởng tới hoạt động của tuyến giáp, gây đột biến và phát triển các khối u trong cơ thể người, lượng Nitrít ở mức độ cao có thể gây phản ứng với amin thành chất gây ung thư gọi là nitrosamin. Có thể nói hàm lượng nitrát vượt ngưỡng là rất nguy hiểm cho sức khoẻ con người nên các nước nhập khẩu rau tươi điều kiểm tra hàm lượng nitrát trước khi nhận sản phẩm. Theo tổ chức y tế thế giới (WHO) khuyến cáo hàm lượng nitrát trong rau không vượt quá 300mg/kg tươi. Tồn dư kim loại nặng trong sản phẩm rau: Sự lạm dụng hóa chất BVTV cùng với phân bón các loại đã làm cho một lượng N.P.K và hóa chất BVTV bị rửa trôi xuống mương vào ao hồ, sông suối thâm nhập vào mạch nước ngầm gây ô nhiễm, các kim loại nặng tiềm ẩn trong đất trồng thẩm thấu hoặc từ nguồn nước thải thành phố và khu công nghiệp chuyển trực tiếp qua nước tưới được rau xanh hấp thụ. Vi sinh vật gây hại trong rau xanh: Việc một số vùng sử dụng nước phân tươi (phân người) cho rau đã trở thành một tập quán canh tác trong sản xuất rau xanh, sử dụng phân gia súc chưa qua ủ, hoặc là chưa hoai mục chính là mầm mống tạo nên các vi sinh vật độc hại. Tóm lại, sản phẩm rau được xem là RAT khi đáp ứng được các yêu cầu sau: - Tươi, sạch bụi bặm, tạp chất; thu đúng độ chín có chất lượng cao nhất, không có triệu chứng bệnh; hấp dẫn về hình thức,bao bì. - Sạch an toàn về chất lượng: Khi sản phẩm rau không chứa các dư lượng thuốc BVTV dư lượng NO3, dư lượng kim loại nặng, vi sinh vật gây hại. 2.2. Một số vấn đề lý luận về quản lý nhà nước đối với thị trường rau an toàn 2.2.1. Quản lý nhà nước về thị trường rau an toàn Quản lý có thể hiểu với ý nghĩa thông thường, phổ biến, với phạm vi rất rộng là hoạt động nhằm tác động một cách có tổ chức của chủ thể vào đối tượng nhất định để điều chỉnh các quá trình xã hội và các hành vi của con người, nhằm duy trì tính ổn định và sự phát triển của đối tượng theo những mục tiêu đã định. QLNN là hoạt động có tổ chức và bằng pháp quyền của bộ máy nhà nước (công quyền) để điều chỉnh các quá trình xã hội, hành vi của công dân và mọi tổ chức xã hội (chính trị- kinh tế- xã hội), giữ gìn trật tự xã hội (thể chế chính trị) và phát triển xã hội theo những mục tiêu đã định. QLNN về thị trường RAT là hoạt động có tổ chức của nhà nước thông qua các văn bản pháp quy, các công cụ, chính sách, nhà nước sẽ tác động đến thị trường RAT trên cả nước nhằm định hướng, dẫn dắt các chủ thể sản xuất, kinh doanh, người tiêu dùng để thực hiện tốt các vấn đề về sản xuất và cung cấp RAT. 2.2.2. Sự cần thiết của quản lý nhà nước đối với thị trường rau an toàn Hiện nay, nhu cầu sử dụng RAT ngày một tăng, tuy nhiên trên thị trường xuất hiện rất nhiều các loại rau không rõ nguồn gốc, xuất xứ, chất lượng chưa được kiểm định chặt chẽ. Phần lớn người tiêu dùng tiện đâu mua đấy, họ chỉ dựa vào kinh nghiệm để chọn và mua rau. RAT và rau không an toàn khó có thể nhận biết được bằng mắt thường. Thậm chí những rau được bán trong các cửa hàng kinh doanh RAT có nhãn RAT nhưng chất lượng có khi lại không được đảm bảo. Với các cơ sở kinh doanh RAT, chính bản thân họ cũng không thể kiểm định được chất lượng rau mà họ kinh doanh do không có điều kiện để tiến hành kiểm tra. Mặt khác, do sự lỏng lẻo trong quản lý nên một số cơ sở kinh doanh RAT còn mua rau đại trà về gắn nhãn RAT để bán với giá cao hơn. Hiện nay, vấn đề tiêu thụ RAT còn gặp nhiều khó khăn. Nhiều nơi sản xuất rau theo quy trình GAP nhưng lại chưa có giấy chứng nhận hay nhãn mác riêng cho sản phẩm của mình, chưa được đăng ký ở các cơ quan có thẩm quyền vì vậy gây ra tâm lý nghi ngờ cho người tiêu dùng. Mặt khác, số lượng cơ sở kinh doanh RAT còn ít nên chưa thể thu mua hết lượng RAT sản xuất ra. RAT sản xuất ra, một phần người nông dân phải tự mang ra chợ bán lẻ nên việc tiêu thụ không dễ dàng và không đảm bảo thu nhập của người nông dân. Từ những thực trạng trên cho thấy tầm quan trọng và cần thiết của QLNN đối với thị trường RAT như thế nào. Cần có sự quản lý của Nhà nước để đảm bảo quyền lợi cho người sản xuất và kinh doanh RAT đồng thời đảm bảo sức khỏe, quyền lợi của người tiêu dùng, giúp họ yên tâm hơn khi mua RAT. 2.2.3. Nội dung của quản lý nhà nước về thị trường RAT 2.2.3.1. Ban hành các văn bản, chính sách, chiến lược và quy hoạch liên quan đến thị trường rau an toàn Nhà nước ban hành, xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật đối với vấn đề quản lý nhà nước về thị trường RAT Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do cơ quan nhà nước ban hành theo thẩm quyền, hình thức, trình tự thủ tục được quy định trong luật của hội đồng nhân dân, UBND, trong đó có các quy tắc sử xự chung, có hiệu lực bắt buộc chung, được nhà nước đảm bảo thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội. Xác lập các cơ sở đúng đắn cho các hoạt động trên thị trường RAT được xem là điều kiện tiên quyết đảm bảo thị trường RAT hoạt động ổn định, bảo vệ lợi ích chính đáng của người sản xuất và kinh doanh RAT. Nhà nước thông qua cơ chế cưỡng chế buộc các chủ thể sản xuất và kinh doanh R
Luận văn liên quan