Quản lý việc đào tạo, bồi dưỡng trình độ cử nhân cho giáo viên trung học cơ sở tại Thành phố Cần Thơ

Phát triển Giáo dục - Đào tạo là quốc sách hàng đầu, là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người. Đây là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, trong đó nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục là lực lượng nòng cốt đóng vai trò quan trọng. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng ta đã xác định một trong những định hướng chính để phát triển tốt sự nghiệp giáo dục và đào tạo trong thời kỳ tới là tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học, hệ thống trường lớp và hệ thống quản lý giáo dục thực hiện “chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá”. Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2010, mục tiêu là xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục được chuẩn hoá, hiện đại hoá, đảm bảo chất lượng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất lối sống, lương tâm tay nghề của nhà giáo thông qua việc quản lý, phát triển đúng định hướng và có hiệu quả sự nghiệp giáo dục để nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

pdf81 trang | Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 1230 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Quản lý việc đào tạo, bồi dưỡng trình độ cử nhân cho giáo viên trung học cơ sở tại Thành phố Cần Thơ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Quản lý việc đào tạo, bồi dưỡng trình độ cử nhân cho giáo viên trung học cơ sở tại Thành phố Cần Thơ Đỗ Thị Kim Hai MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Phát triển Giáo dục - Đào tạo là quốc sách hàng đầu, là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người. Đây là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, trong đó nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục là lực lượng nòng cốt đóng vai trò quan trọng. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng ta đã xác định một trong những định hướng chính để phát triển tốt sự nghiệp giáo dục và đào tạo trong thời kỳ tới là tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học, hệ thống trường lớp và hệ thống quản lý giáo dục thực hiện “chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá”. Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2010, mục tiêu là xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục được chuẩn hoá, hiện đại hoá, đảm bảo chất lượng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất lối sống, lương tâm tay nghề của nhà giáo thông qua việc quản lý, phát triển đúng định hướng và có hiệu quả sự nghiệp giáo dục để nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Đề án đổi mới chương trình giáo dục phổ thông xây dựng kế hoạch bồi dưỡng giáo viên đề ra yêu cầu, về trình độ: Đến năm học 2005-2006, có 90% giáo viên tiểu học đạt trình độ chuẩn, trong có 50% giáo viên có trình độ cao đẳng sư phạm; 100% giáo viên trung học cơ sở đạt trình độ cao đẳng sư phạm trở lên, trong đó có 30% giáo viên chủ chốt của các môn học có trình độ đại học; 100% giáo viên trung học phổ thông có trình độ đại học, trong đó có khoảng 5% có trình độ thạc sĩ”. Đó là định hướng chiến lược cho các địa phương xây dựng kế hoạch phát triển giáo dục nói chung và kế hoạch nâng cao trình độ giáo viên nói riêng. Để góp phần đắc lực thực hiện những mục tiêu của Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2001-2010, ngành Giáo dục - đào tạo Thành phố Cần Thơ cũng đã xây dựng đề án “Phát triển giáo dục - đào tạo giai đoạn 2001-2005 và định hướng 2010”, và “Kế hoạch phát triển giáo dục - đào tạo giai đoạn 2006 - 2010”, đánh giá thực trạng giáo dục - đào tạo trong thời gian qua như về qui mô, về đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý, về cơ sở vật chất cũng như đánh giá chất lượng giáo dục - đào tạo, và đề ra một số giải pháp phát triển giáo dục - đào tạo ở Thành phố Cần Thơ trong thời gian tới. Trường Cao đẳng Sư phạm Thành phố Cần Thơ, trực thuộc Sở Giáo dục-Đào tạo Thành phố Cần Thơ, là nơi trực tiếp đào tạo ra những nhà giáo, nhà sư phạm cho thành phố Cần Thơ. Từ năm 1976 đến nay trường đào tạo một lực lượng lớn những con người làm công tác “trồng người” này. Đặc biệt, trường đã liên kết với một số trường đại học trong nước để đào tạo, bồi dưỡng chuẩn hoá giáo viên trung học cơ sở có trình độ đại học cho Thành phố Cần Thơ. Việc tập trung đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ giáo viên ở các cấp học, bậc học là trách nhiệm của ngành giáo dục nói chung, của trường sư phạm nói riêng nhằm đáp ứng yêu cầu về trình độ giáo viên theo Chiến lược phát triển giáo dục - đào tạo đến năm 2010 và của ngành giáo dục Cần Thơ trong giai đoạn hiện nay. Để góp phần đánh giá thực trạng và tìm ra một số biện pháp của công tác này, đề tài “Quản lý việc đào tạo, bồi dưỡng trình độ cử nhân cho giáo viên trung học cơ sở tại Thành phố Cần Thơ” được thực hiện. 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU: Khảo sát thực trạng quản lý việc đào tạo, bồi dưỡng trình độ cử nhân cho giáo viên trung học cơ sở tại Thành phố Cần Thơ. Từ đó, đề xuất một số biện pháp để cải tiến hoạt động này. 3. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: - Khách thể nghiên cứu: Cán bộ quản lý ngành, giáo viên trung học cơ sở tại thành phố Cần Thơ. - Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng quản lý việc đào tạo, bồi dưỡng trình độ cử nhân cho giáo viên trung học cơ sở tại Thành phố Cần Thơ . 4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC: Khi xác định đúng những khó khăn và thuận lợi của việc quản lý đào tạo, bồi dưỡng trình độ cử nhân cho giáo viên trung học cơ sở hiện nay tại Thành phố Cần Thơ thì sẽ giúp định hướng được kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng trình độ cử nhân cho giáo viên trung học cơ sở. 5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU: - Nghiên cứu cơ sở lý luận của đề tài - Tìm hiểu, phân tích, đánh giá thực trạng quản lý việc đào tạo, bồi dưỡng trình độ cử nhân cho giáo viên trung học cơ sở tại Thành phố Cần Thơ. - Đề xuất một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả quản lý việc đào tạo, bồi dưỡng trình độ cử nhân cho giáo viên trung học cơ sở tại Thành phố Cần Thơ. 6. GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI: Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu thực trạng quản lý việc đào tạo, bồi dưỡng trình độ cử nhân cho giáo viên trung học cơ sở tại Thành phố Cần Thơ. 7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: - Phương pháp nghiên cứu các văn kiện, văn bản, tài liệu về những nội dung có liên quan đến đề tài. - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm - Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi (Bút vấn) - Phương pháp thống kê, xử lý số liệu Ngoài ra, quá trình soạn thang được thực hiện theo các bước cụ thể sau: + Bước 1: Soạn câu hỏi mở về những nội dung có liên quan - Câu 1: Anh/chị nghĩ gì về việc học tập để đạt trình độ cử nhân của anh/chị? - Câu 2: Những thuận lợi và khó khăn gì trong việc học thêm này? - Câu 3: Muốn làm được điều này (học tập để đạt trình độ cử nhân) có hiệu quả nhà trường cần phải làm gì ? + Bước 2: Tổng hợp các ý kiến sắp xếp theo thứ tự, lôgic về mục đích, thuận lợi và khó khăn, biện pháp quản lý. + Bước 3: Xây dựng thành phiếu đánh giá và phiếu trưng cầu ý kiến về các nội dung trên. (Xem phụ lục 1,2) Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ VIỆC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG TRÌNH ĐỘ CỬ NHÂN CHO GIÁO VIÊN TRUNG HỌC CƠ SỞ TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề: Trong sự nghiệp đổi mới hiện nay, Đảng và Nhà nước luôn coi trọng giáo dục - đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, “phát triển giáo dục - đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá là điều kiện để phát huy nguồn lực con người - yếu tố cơ bản của sự nghiệp phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững”. Đồng thời đề ra nhiệm vụ: “Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mới nội dung phương pháp dạy và học, hệ thống trường lớp và hệ thống quản lý giáo dục; thực hiện chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá” [31, tr.170] Cùng với sự phát triển giáo dục - đào tạo, đội ngũ nhà giáo ngày càng được quan tâm và khẳng định vai trò trong xã hội và ngày càng đòi hỏi cao về trình độ, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ. Đội ngũ này đã đáp ứng quan trọng yêu cầu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần vào thắng lợi của sự nghiệp cách mạng của đất nước. Vấn đề quản lý xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên cũng được Đảng và Nhà nước quan tâm qua các lần đại hội, các chỉ thị của trung ương Đảng, và được xây dựng thành Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo , hay đề án Đổi mới chương trình giáo dục phổ thông. Cụ thể như: - Đại hội đại biểu lần thứ IX xác định rõ nhiệm vụ của Giáo dục - đào tạo trong thời kỳ tới là “tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học, hệ thống trường lớp và hệ thống quản lý giáo dục, thực hiện “chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá” - Quyết định số 206/1999/QĐ-TTg ngày 25/10/1999 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt kế hoạch phát triển giáo dục - đào tạo khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2000 và giai đoạn 2001 - 2005”. - Quyết định số 09/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ ngày 11/01/2005 về việc phê duyệt đề án “Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục giai đoạn 2005 - 2010”. - Chỉ thị 40-CT/TW ngày 15/6/2004 của Ban chấp hành trung ương Đảng về việc “Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục”. - Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2001 - 2010 đã nêu: để đáp ứng yêu cầu về con người và nguồn lực là nhân tố quyết định sự phát triển đất nước trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, cần tạo chuyển biến cơ bản và toàn diện về giáo dục. Vì vậy, mục tiêu của Chiến lược phát triển giáo dục 2001 - 2010 với mục tiêu là “ Ưu tiên nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực, đặc biệt chú trọng nhân lực khoa học - công nghệ trình độ cao, cán bộ quản lý, kinh doanh giỏi và công nhân kỹ thuật lành nghề góp phần nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế; đẩy nhanh tiến độ thực hiện phổ cập trung học cơ sở. Đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp, chương trình giáo dục các cấp học, bậc học và trình độ đào tạo, phát triển đội ngũ nhà giáo đáp ứng yêu cầu vừa tăng qui mô, vừa nâng cao chất lượng, hiệu quả và đổi mới phương pháp dạy - học; đổi mới quản lý giáo dục tạo cơ sở pháp lý và phát huy nội lực phát triển giáo dục” [5, tr.102] Chiến lược phát triển giáo dục 2001 - 2010 cũng đề ra giải pháp phát triển đội ngũ nhà giáo: “Phát triển đội ngũ nhà giáo đảm bảo đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu và chuẩn về chất lượng đáp ứng nhu cầu vừa tăng qui mô vừa nâng cao chất lượng hiệu quả giáo dục Phấn đấu đến 2005 tất cả giáo viên trung học cơ sở có trình độ Cao đẳng Sư phạm trở lên, trong đó có những giáo viên trưởng, phó các bộ môn có trình độ đại học” [5, tr.107]. Trong đề án đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, với mục tiêu cụ thể đến năm 2010 là: “xây dựng được đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu và loại hình, có phẩm chất đạo đức tốt, có lòng yêu nghề và năng lực sư phạm, đáp ứng yêu cầu dạy học theo chương trình mới và phương pháp mới ở các cấp, bậc học. Cụ thể về trình độ: đến năm học 2005 - 2006, 100% giáo viên trung học cơ sở đạt trình độ cao đẳng sư phạm trở lên, trong đó có 30% giáo viên chủ chốt các môn học có trình độ đại học” [5, tr.140]. Và chương trình giáo dục phổ thông trong giai đoạn từ nay đến năm 2010 sẽ đổi mới theo định hướng: “ Đào tạo và bồi dưỡng giáo viên đáp ứng được chương trình giáo dục phổ thông là nhiệm vụ trọng tâm trong mười năm tới. Định hướng đào tạo và bồi dưỡng giáo viên là đảm bảo đủ về số lượng, dần đồng bộ về cơ cấu và loại hình, hầu hết giáo viên đạt trình độ chuẩn và phù hợp với yêu cầu đổi mới về nội dung, đặc biệt là về phương pháp trong giai đoạn trước mắt cũng như đón đầu những đổi mới tiếp theo của giáo dục phổ thông”. [5, tr.139] Vấn đề đào tạo, bồi dưỡng nhất là đào tạo, bồi dưỡng giáo viên trung học cơ sở nhằm nâng cao trình độ đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội là vấn đề đang được quan tâm hiện nay. Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy tính cần thiết phải đổi mới trong công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên. Đề cập đến vấn đề đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, theo Ông Đinh Quang Báo, đào tạo và bồi dưỡng giáo viên là hai giai đoạn kế tiếp nhau để có đội ngũ giáo viên luôn đáp ứng yêu cầu về số lượng và chất lượng của sự phát triển giáo dục. Giai đoạn đào tạo tạo ra tiềm lực ban đầu, còn bồi dưỡng vừa để duy trì, không bị mai một đi những gì nhận được trong giai đoạn học tập ở trường sư phạm; vừa bổ sung những gì còn thiếu mà quá trình đào tạo không thể trang bị đầy đủ được. Có thể nói đào tạo là tạo ra thế năng của năng lực giáo viên, bồi dưỡng vừa để ngăn chặn sự hao mòn cái được đào tạo, và quan trọng hơn là để khuếch đại cái được đào tạo để đủ đáp ứng phát triển năng lực giáo viên, đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục các cấp học. Tác giả cũng đã đưa ra một số giải pháp về đào tạo, bồi dưỡng giáo viên. Có 5 giải pháp về tổ chức đào tạo giáo viên là: Giáo viên tất cả các cấp học đều phải được đào tạo có trình độ đại học sư phạm; có chính sách ưu tiên, hấp dẫn hơn đối với nghề giáo viên để thu hút người giỏi vào các trường sư phạm; các trường sư phạm phải được đặc biệt quan tâm đầu tư đúng hướng nhiều mặt; trường sư phạm khi tiến hành đào tạo và nghiên cúu khoa học phải tắm mình trong thực tiễn phổ thông và phương pháp đào tạo ở trường sư phạm phải đổi mới căn bản. Tác giả cũng đưa ra 5 giải pháp về tổ chức bồi dưỡng giáo viên: Tổ chức tự bồi dưỡng là chủ yếu; việc bồi dưỡng giáo viên phải được tổ chức ngay tại trường mà họ công tác, do đội ngũ cốt cán có trình độ cao hơn làm nòng cốt; cần có sự nghiên cứu, biên soạn tài liệu, đặc biệt là tạo ra cơ chế kích thích các trường sư phạm làm việc này; xây dựng trường điểm về công tác bồi dưỡng giáo viên để nhân điển hình và cán bộ quản lý giáo dục các cấp, các cơ sở trường học phải được lựa chọn, đào tạo, bồi dưỡng để họ vừa là tấm gương cá nhân về tự bồi dưỡng, vừa là người có tâm huyết, có kinh nghiệm tổ chức hoạt động bồi dưỡng trong đơn vị mình quản lý, đặc biệt là nhấn mạnh vai trò Hiệu trưởng các nhà trường. [1] Trong tạp chí Nghiên cứu giáo dục số tháng 02/1999, với bài: “Vấn đề đổi mới phương pháp đào tạo giáo viên” tác giả Cao Đức Tiến cho rằng muốn có một sự chuyển biến căn bản trong đội ngũ giáo viên thì phải đổi mới hệ thống sư phạm. Thực chất của việc đổi mới phương pháp đào tạo giáo viên là sự cải tiến phương pháp “dạy cách học” và “dạy cách dạy” cho các giáo viên tương lai của mình. Còn người học cũng phải đổi mới phương pháp “học cách học” và “học cách dạy” để làm chủ lấy sứ mệnh nghề nghiệp của mình. [35, tr.16] Ngoài ra, còn có không ít những công trình nghiên cứu về công tác đào tạo, bồi dưỡng, đào tạo nâng chuẩn trình độ giáo viên, dự báo về giáo viên, nhất là giáo viên Trung học cơ sở, như tác giả Ngô Thị Hạnh nghiên cứu về “Dự báo nhu cầu giáo viên trung học cơ sở thành phố Hồ Chí Minh tới 2010”, tác giả Mỵ Giang Sơn nghiên cứu về: “Thực trạng và biện pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả đào tạo giáo viên trung học cơ sở ở trường Cao đẳng sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh”, tác giả Huỳnh Hữu Nhị nghiên cứu về: “Thực trạng đội ngũ giáo viên trung học cơ sở tỉnh Sóc trăng hiện nay và định hướng nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ này đến nay 2010”. Tác giả Hồ Cảnh Hạnh nghiên cứu “ Một số giải pháp của Hiệu trưởng trường Cao đẳng sư phạm nhằm đào tạo trình độ trên chuẩn giáo viên tiểu học tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu” Và còn nhiều đề tài khác nghiên cứu về vấn đề đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, nhất là giáo viên trung học cơ sở nhưng đến nay vẫn chưa có nhiều nghiên cứu sâu về quản lý việc đào tạo, bồi dưỡng trình độ cử nhân cho giáo viên trung học cơ sở, đặc biệt là trên địa bàn Thành phố Cần Thơ. Vì vậy, đề tài “Quản lý việc đào tạo, bồi dưỡng trình độ cử nhân cho giáo viên trung học cơ sở tại Thành phố Cần Thơ” chúng tôi chọn với mong muốn đi sâu tìm hiểu, đánh giá phân tích thực trạng cũng như đề xuất một số biện pháp cho công tác này, nhằm góp phần đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục nói chung cũng như nâng cao trình độ giáo viên, nhất là giáo viên trung học cơ sở tại thành phố Cần Thơ hiện nay. 1.2. Cơ sở thực tiễn của công tác quản lý việc đào tạo, bồi dưỡng trình độ cử nhân cho giáo viên trung học cơ sở tại thành phố Cần Thơ. 1.2.1. Vài nét về Thành phố Cần Thơ: Thành phố Cần Thơ được thành lập ngày 01/01/2004 trên cơ sở tách từ tỉnh Cần Thơ theo Nghị quyết số 22/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc hội khoá XI và Nghị định số 05/NĐ-CP ngày 01/01/2004 của Chính phủ, là thành phố trực thuộc Trung ương của vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Thành phố Cần Thơ có vị trí trung tâm Đồng bằng sông Cửu Long về giao thông thủy bộ, hàng không và đang hoàn chỉnh chức năng trung tâm kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật nhằm tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội của vùng. Về đường bộ, Cần Thơ nằm trên trục quốc lộ 1A chạy suốt chiều dài đất nước từ Lạng Sơn đến mũi Cà Mau. Về đường thủy, Cần Thơ là đầu mối giao thông quan trọng của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, có cảng Cần Thơ. Về hàng không, Thành phố Cần Thơ là đầu mối giao thông lớn với sân bay Trà Nóc đang được khôi phục lại để đưa vào hoạt động. - Diện tích tự nhiên của thành phố Cần Thơ khoảng 138.959,99 ha. Trong đó: đất nông nghiệp chiếm khoảng 116.999,2 ha, đất lâm nghiệp khoảng 26,71 ha đất chuyên dùng 9.402 ha , đất ở 4.667 ha, đất chưa sử dụng và sông 7.870 ha - Dân số khoảng:1.127.765 người. Chia theo khu vực thành thị: 562.079 người, nông thôn: 565.686 người. Chia theo giới tính: nam 553.586 người, nữ 574.179 người. Lao động trong độ tuổi: 699.835 người - Về mặt hành chính: Toàn thành phố có 08 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm 04 quận: Ninh Kiều, Bình Thủy, Cái Răng, Ô Môn; 04 huyện: Phong Điền, Cờ Đỏ, Thốt Nốt, Vĩnh Thạnh và có 67 phường, xã, thị trấn. Thành phố Cần Thơ sau khi chia tách tỉnh được trung ương xác định là “Thành phố cửa ngõ của cả vùng hạ lưu sông Mê Kông”, là địa bàn “trung tâm”, “động lực” của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Nghị quyết 21 NQ/TW ngày 20/01/2003 của Bộ Chính trị xác định: “Xây dựng thành phố Cần Thơ là thành phố loại I trực thuộc trung ương, đóng vai trò trung tâm kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật của vùng” Về lĩnh vực kinh tế: Tăng trưởng kinh tế với tốc độ cao và ổn định, tăng trưởng kinh tế ước đạt 14,59%. GDP tăng từ 4.543 tỉ đồng năm 2000 đến 8.552 tỉ đồng vào năm 2005, bình quân tăng 13,5% năm (riêng năm 2005 tốc độ tăng trưởng đạt gần 16%). Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đáng kể giữa 3 khu vực, tăng tỉ trọng công nghiệp, xây dựng và thương mại. Đến năm 2005, tỉ trọng các ngành trong GDP: khu vực I chiếm 17,76%, khu vực II chiếm 38,16%, khu vực III chiếm 44,08%. Thu nhập dân cư tăng đáng kể, năm 2005 đạt 11,6 triệu đồng/người/năm. Sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp phát triển nhanh và ổn định. Giá trị sản xuất tăng bình quân 18,2% năm. Các ngành thương mại, dịch vụ phát triển mạnh theo hướng đa dạng hoá loại hình, chú trọng nâng cao chất lượng và hiệu quả và hướng tới những ngành dịch vụ có giá trị gia tăng lớn, với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế. Sản xuất nông nghiệp đi vào thế ổn định, đang chuyển dần sang hình thái nông nghiệp đô thị, chất lượng cao, gắn sản xuất nông nghiệp với phát triển mạnh các ngành dịch vụ và bảo vệ môi trường sinh thái. Thu chi ngân sách trên địa bàn hàng năm đều vượt chỉ tiêu, năm sau cao hơn năm trước. Tổng thu ngân sách trên địa bàn 2.202,5 tỉ đồng. Chi ngân sách 1.239,2 tỉ đồng bằng 60% tổng thu ngân sách. Các thành phần kinh tế tiếp tực phát triển. Xây dựng kết cầu hạ tầng và phát triển đô thị có nhiều tiến bộ. Trên lĩnh vực văn hoá - xã hội: Sự nghiệp giáo dục và đào tạo tiếp tục đầu tư, phát triển cả quy mô lẫn chất lượng. Nhu cầu học tập của người dân ngày càng được nâng cao. Giáo dục phổ thông có một bước tiến đáng kể ở các cấp học, bậc học; công tác phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở đạt kết quả khả quan. Mối liên kết đào tạo nguồn nhân lực giữ thành phố Cần Thơ trường Đại học Cần Thơ, Đại học Y dược Cần Thơ, các viện, trường thuộc các ngành Trung ương ngày càng tốt hơn. Trung tâm Đại học tại chức, trường Cao đẳng sư phạm, Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật, hệ thống dạy nghề, hoạt động có hiệu quả. Chủ trương xã hội hoá giáo dục tiếp tục phát triển đúng hướng. Hoạt động khoa học và công nghệ tiến bộ. Một số đề tài nghiên cứu trong thực tiễn đời sống mang lại hiệu quả thiết thực. Trung tâm công nghệ phần mềm thành phố hoạt động bước đầu có hiệu quả. Nguồn lực khoa học, công nghệ đang từng bước hình thành. Quản lý Nhà nước về khoa học, công nghệ từng bước được cải tiến. Các hoạt động văn hoá văn nghệ, phát thanh truyền hình, báo chí, xuất bản tiếp tục phát triển với chất lượng ngày càng tốt hơn. Mức hưởng thụ văn hoá, đời sống văn hoá ở cơ sở được nâng lên, góp phần tích cực vào việc xây dựng nền văn hoá mới, con người mới. Công tác y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân đặc biệt được chú trọng, nhất là đối tượng chính sách và người nghèo. Cơ sở vật chất, trang
Luận văn liên quan