Quan niệm về “Lễ” của Nho giáo giai đoạn từ Khổng Tử tới Tuân Tử

Trong kho tàng tri thức triết học Trung Quốc, học thuyết Nho giáo có những yếu tố tích cực, tiến bộ nhất định. Nho giáo ra đời cách đây 2500 năm. Nó là một học thuyết rộng lớn, có ảnh hưởng sâu sắc đến nền văn hóa, tư tưởng của nhiều nước phương đông. Đặc biệt, quan niệm về Lễ của Nho giáo là một trong những quan niệm có nhiều yếu tố tích cực, tiến bộ trong đó nổi bật là ý tưởng cho rằng xã hội phải có Lễ thì mới ổn định và phát triển. “Lễ” là phạm trù xuyên suốt trong học thuyết Nho giáo. Từ Khổng Tử tới các nhà nho sau này, hệ thống Nho giáo mỗi ngày một hoàn thiện thì phạm trù “Lễ” ngày càng được bổ sung nghiêm ngặt. “Lễ” là một cái khuôn định danh phận trật tự rõ ràng, là công cụ cho giai tầng thống trị phong kiến hàng bao thế kỷ để nô dịch nhân dân theo ý chí kẻ cầm quyền. Có thể nói, Lễ có những tác dụng rất to lớn trong hoàn cảnh xã hội chính trị Trung Quốc thời bấy giờ. Từ Khổng Tử, Mạnh Tử đến Tuân Tử, phạm trù lễ đã được phát triển theo những nội dung khác nhau, ngày càng đầy đủ hơn và chặt chẽ hơn.

doc18 trang | Chia sẻ: superlens | Lượt xem: 2842 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Quan niệm về “Lễ” của Nho giáo giai đoạn từ Khổng Tử tới Tuân Tử, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. MỞ ĐẦU Trong kho tàng tri thức triết học Trung Quốc, học thuyết Nho giáo có những yếu tố tích cực, tiến bộ nhất định. Nho giáo ra đời cách đây 2500 năm. Nó là một học thuyết rộng lớn, có ảnh hưởng sâu sắc đến nền văn hóa, tư tưởng của nhiều nước phương đông. Đặc biệt, quan niệm về Lễ của Nho giáo là một trong những quan niệm có nhiều yếu tố tích cực, tiến bộ trong đó nổi bật là ý tưởng cho rằng xã hội phải có Lễ thì mới ổn định và phát triển. “Lễ” là phạm trù xuyên suốt trong học thuyết Nho giáo. Từ Khổng Tử tới các nhà nho sau này, hệ thống Nho giáo mỗi ngày một hoàn thiện thì phạm trù “Lễ” ngày càng được bổ sung nghiêm ngặt. “Lễ” là một cái khuôn định danh phận trật tự rõ ràng, là công cụ cho giai tầng thống trị phong kiến hàng bao thế kỷ để nô dịch nhân dân theo ý chí kẻ cầm quyền. Có thể nói, Lễ có những tác dụng rất to lớn trong hoàn cảnh xã hội chính trị Trung Quốc thời bấy giờ. Từ Khổng Tử, Mạnh Tử đến Tuân Tử, phạm trù lễ đã được phát triển theo những nội dung khác nhau, ngày càng đầy đủ hơn và chặt chẽ hơn. B. NỘI DUNG 1. “Lễ” trong quan hệ giữa con người với trời đất, quỷ thần. Theo “Từ điển thuyết văn giải tự”, lễ là “Kính thần cầu phúc” phản ánh quan hệ giữa người và thần. (Trích theo Lê Văn Quán “Lễ giáo Nho gia kìm hãm bước tiến lên của phụ nữ Việt Nam hiện nay”- Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật số 1 năm 1997)). Theo các nhà nghiên cứu lịch sử tư tưởng Trung Quốc, ban đầu, Lễ theo nghĩa đen thì hoàn toàn chỉ có ý nghĩa cúng tế thần linh – một lễ nghi tô tem giáo của người xưa. Về sau, Chu Công Đán là người chế tác ra Lễ với rất nhiều nghi thức, nhằm mục đích xác định các mối quan hệ xã hội, duy trì trật tự đẳng cấp của xã hội nhà Chu. Vì thế mà nội dung của Lễ đã chuyển từ tế lễ (tôn giáo) sang chính trị - đạo đức, và trở thành công cụ thống trị của giai cấp quý tộc nhà Chu, trở thành một phạm trù cơ bản của học thuyết Nho giáo, mặc dù sách Chu Lễ có viết: “Lễ không xuống tới thứ dân”. Sau này cũng vì mục đích bảo vệ chế độ tông pháp nhà Chu và để ổn định trật tự xã hội mà Khổng Tử tuyên bố: “Ngô tòng Chu”. Dần dần trong quá trình nhận thức ông đã nhận ra được ý nghĩa đạo đức và văn hóa của Lễ. Lễ được coi là tiêu chuẩn để đánh giá con người đối xử với nhau có yêu quý và tôn trọng nhau hay không. Như vậy, ban đầu quan niệm về Lễ gắn với tư tưởng chính trị thần quyền và nó tạo nên sự phân chia đẳng cấp trên dưới giàu nghèo, thân sơ theo chế độ quý tộc, quy định trật tự tôn ti chặt chẽ. Nội dung của Lễ rất rộng lớn, nó bao gồm các nghi thức như tế lễ, hôn lễ, tang lễnó cũng là nhưng quy phạm đạo đức và nghi thức lễ tiết của trật tự xã hội – trong thực tế nó bao gồm chế độ điển chương quan hệ xã hội cũ. Điều đó tức là, lễ hiểu theo nghĩa hẹp thì đó là những hình thức lễ nghi hôn, quan, tang, tếtrong triều đình, quân lữ, trong gia đình, gia tộc; còn theo nghĩa rộng thì Lễ còn có nghĩa là sự quy định những quyền bính của vua quan, những bổn phận của bầy tôi, của thần dân, những quan hệ giữa người với người nói chung, giữa các tầng lớp, giữa các giai cấp trong xã hội mà mọi người phải tôn trọng và tuân thủ. Hơn nữa, nó còn là một đức cần có của con người, là một yếu tố không thể thiếu được trong đạo làm người theo quan niệm Nho gia – đó là thái độ, là ý thức giữ gìn, tôn trọng lễ nghi, kỷ cương và trật tự xã hội đã được quy định ấy. Nho giáo chủ trương cúng tế là vì nó tin ở trời đất, thiên mệnh và quỷ thần, coi quỷ thần là cái khí thiêng liêng trong trời đất, mắt ta không trông thấy, tai ta không nghe thấy nhưng đâu đâu cũng lại hình như ở trên đầu ta, ở bên tả bên hữu ta cho nên ta cần phải kính cẩn phụng thờ, như Khổng Tử nói: “Tế thần như thần tại”(tế thần như có thần ở trước mặt - Luận ngữ, Bát dật 12). Quỷ thần là thông minh chính trực, không thiên vị ai, người ta cứ theo lễ công chính mà làm, cứ cố gắng làm cho trọn vẹn cái bổn phận của mình rồi quỷ thần, trời đất chứng giám cho, hà tất phải nay cầu mai nguyện làm gì, bởi những bậc chính nhân quân tử cứ theo lễ công nhiên của trời đất mà làm thì ấy cũng là cầu nguyện rồi. Còn nếu những kẻ bất nhân, bất nghĩa, hành vi trái đạo tức là mắc tội với trời thì dẫu có ra sức cầu đảo cũng không thể nào thoát được (Hoạch tội ư thiên, vô sở đảo giã - Luận ngữ, Bát dật 13). Khổng Tử vốn tin vào trời và mênh trời, nhưng ông cũng cho rằng quỷ thần là cái cao xa u uẩn, ta không thể biết rõ mà chỉ nên lấy lòng thành kính đối đãi là được, ta cứ chăm lo làm việc nghĩa trước đã: “Vụ dân chi nghĩa, kính quỷ thần nhi viễn chi” (Luận ngữ - Ung giã 6). Việc thờ phụng phải lấy lòng “kính” và “thành” thì mới cảm động đến trời đất quỷ thần được. Khổng Tử rất coi trọng tế “trong việc ăn uống thì đạm bạc, nhưng lễ vật dâng quỷ thần thì trọng hậu, y phục thường mặc thì xấu mà áo mũ trang sức trong dị tế lễ thì đẹp đẽ” (Luận ngữ, Thái bá 21). Trong việc cúng bái trời đất, quỷ thần hay thờ cúng tổ tiên thì không phải ai cũng như nhau mà phải tùy vào địa vị chức phận của mình. Những người có danh vị khác nhau thì lễ cũng khác nhau, cho nên mới có lễ của thiên tử, lễ của chư hầu, lễ của đại phu và lễ của kẻ sĩ: “Thiên tử lễ trời đất, tế bốn phương, tế núi song, tế năm tự. Chư hầu tế phương tự và năm tự. Đại phu tế năm tự. Sỹ tế tổ tiên mình” (Lễ ký, chương Vương Chế). Hay như Mạnh Tử nói: “Trong Kinh thi có chép rằng: khi mình dâng cúng lễ vật cho quỷ thần, mình cần giữ nhiều nghi tiết một cách cung kính. Nếu lễ vật nhiều mà nghi tiết cung kính sơ sót thì kể như mình chẳng dâng cúng, là vì chẳng dung tâm chí vào sự tế vậy” (Cáo Tử Hạ 5). Những ai vi phạm quy định của Lễ đều bị trừng trị nghiêm ngặt. Như vậy Lễ của Nho giáo trước hết đó là sự thể hiện mối quan hệ của con người với trời đất, quỷ thần, với tổ tiên; là cách thức tế lễ cúng báiphải có lễ, nhờ lễ mà quan hệ ấy mới được thông suốt, qua lễ mà quỷ thần, tổ tiên mới chứng giám cho sự “thành” và “kính” của mình; qua lễ mới tỏ được đức hiếu của mình với linh hồn của tổ tiên. Nhưng ta thấy rằng việc cúng tế trời đất, quỷ thần cũng chính là nhằm củng cố cho con người ta một niềm tin vào trật tự xã hội và mênh trời xếp đặt bởi cũng cùng việc tế tự ấy nhưng không phải người nào cũng được tế tự như nhau. 2. Lễ là những quy phạm ràng buộc mối quan hệ giữa người với người từ trong gia đình cho đến ngoài xã hội. Trong xã hội loài người, quan hệ giữa người với người rất phong phú và phức tạp, trong những quan hệ ấy cũng có sự quy định rạch ròi, và đó được coi như là trật tự của trời đất. Sách Lễ kí viết: “ Lễ phân ra trật tự khác nhau để cho vạn vật có thứ tự phân minh”; “ Trời cao đất thâp, muôn vật khác nhau cho nên thánh nhân mới nhân đó mà định ra lễ chế để phân tôn ti trật tự và tiên vương chế ra lễ nhạc không phải để làm cho cùng cực cái dục của miệng, bụng, tai, mắt, nhưng để khiến dân giữ lòng hiếu ố cho vừa phải mà sửa lại cái đạo làm người cho chính vậy” ( Nhạc Ký 19). Lễ là toàn bộ những quy tắc lớn nhỏ trong cuộc sống, là những yêu cấu hàng ngày của trật tự phong kiến mà nhất thiết mọi người phải tuân theo. Nho giáo yêu cầu phải rèn luyện con người đi vào những quy tắc ngay từ thủa còn thơ ấu phải xây dựng cho con người những khuôn phép tốt đẹp để chúng suốt đời tôn trọng và làm theo những khuân phép này, được quy định dựa trên cơ sở tập quán cũ của nhà Chu là một số những yêu cầu thiết thực của trật tự xã hội đương thời. Nho giáo đòi hỏi mọi người phải tuân thủ những khuôn phép ấy từ việc tế lễ quỷ thần cho đến mọi quan hệ vua – tôi, cha- con, anh- em, chồng – vợ, bằng hữu và ngay cả những sinh hoạt hàng ngày của mỗi con người. Coi lễ là nguồn gốc của nhân, biểu hiện thái độ của lễ là ở kính, ở lòng chí thành, ông đã ví lễ cao đẹp như ngọc lụa, như chiêng, trống. Khắc kỉ phục lễ chính là để con người tự rèn luyện các phẩm chất đạo đức như cung, khiêm, dũng, trực, để trở thành con người có nhân cách tốt trong xã hội. Lễ đã trở thành những quy phạm bắt buộc là tiêu chuẩn phổ biến của xã hội để điều chỉnh hành vi của con người. Nó không chỉ là phong tục tập quán của lễ giáo cổ đơn thuần mà còn là điển chương, pháp luật, nếp sống, mang ý nghĩa đạo đức- văn hóa rộng lớn. Nho giáo nêu lên một cách nổi bật nhất những quan hệ giữa người với người, đặt ra “ Ngũ luân” ( quân thần, phụ tử, phu thê, trưởng ấu, bằng hữu), bên cạnh đó còn có những quan hệ thầy trò, quan hệ chủ khách, chủ tớ, quan hệ hương đảng ( nghĩa là làng xóm) ở đâu cũng có trên, có dưới, có ngang vai ngang vế với nhau. Trong ngũ luân ấy lại có ba mối quan hệ được Nho giáo đặc biệt đề cao gọi là “ Tam cương” : quân thần, phụ tử, phu thê ( vua- tôi; cha- con; chồng – vợ). Bao quát những mối quan hệ lớn nhất, theo Nho giáo có mười đức : “ cha từ, con hiếu; anh lành, em đễ; chồng có nghĩa, vợ vâng lời; trưởng có ân, ấu ngoan ngoãn; vua nhân, tôi trung”. Mạnh Tử cũng rất coi trọng và đề cao lễ. Với Mạnh từ, mục đích giáo dục của ông cũng chỉ là để làm sáng tỏ “ minh luân” khiến cho mọi người đều biết lễ trong quan hệ với nhau: “ cha con phải có tình thương yêu nhau, vua tôi phải có nghĩa, vợ chồng phải kính nể nhau, già trẻ phải có thức bậc trên dưới, bạn bè phải có tín” ( Mạnh tử, Đằng văn công thượng). Ông chỉ rõ thực chất của lễ: là hình thức biểu hiện của nhân nghĩa, là hình thức biểu hiện của thực hành đạo làm người của Nho giáo theo những bậc khác nhau ( năm bậc) ứng với ngũ luân. Cùng với “ Tứ đoan” ông chỉ rõ nguồn gốc của lễ ở trong bản tính con người đó là lòng từ nhượng. Đến Tuân tử, ông cũng coi “ Lễ là cái cùng cực của mọi người vậy” ( lễ luận 19). Nhưng Tuân tử đã tiến hành cải tạo lễ của Khổng _ Mạnh, và về phương diện này ông cũng có những đóng góp rất lớn. Ông giải thích rõ ràng đầy đủ và sâu sắc về nguồn gốc, nội dung, vẻ đẹp và tác dụng của lễ theo lập trường duy vật triệt để. Theo ông, đối tượng của lễ gồm ba nguồn gốc ( yếu tố): Trời đất, tổ tiên, vua và thầy. Ba nguồn gốc đó mà mất một thì xã hội loạn, vì thế lễ là “ trên thờ trời, dưới thời đất, tôn vinh tổ tiên, quý trọng vua và thầy” ( Giản chi, Nguyễn Hiến Lê, Tuân tử, nxb Văn hóa Hn, 1994, tr305). Nhưng chúng ta biết rằng nguồn gốc thật sự của Lễ là do sự quy định của điều kiện kinh tế- xã hội. Vì thế Tuân tử mới nói “ vì ghét loạn và mong muốn có bình trị mà tiên vương chế ra lễ để phân biệt trên dưới, khiến cho sang hèn có đẳng cấp, già trẻ có sự sai biệt, trí ngu tài giỏi, kém cỏi đều có phân vị khác nhau, để không tranh nhau, không tiếm vượt” ( Giản chi, Nguyễn Hiến Lê, Tuân tử, nxb Văn hóa Hn, 1994, tr303- 308). Ông ca gợi vẻ đẹp văn hóa và tác dụng của lễ: Nó “ rất mực uy nghiêm và rành mạch; nó là bài thuốc diệt trừ tính ác để cho con người thực hiện hết cái đạo lý “ quần cư hòa nhất” ” ( Giản chi, Nguyễn Hiến Lê, Tuân tử, nxb Văn hóa HN, 1994, tr312). Nó không chỉ làm cho trời đất hòa hợp, xã hội ổn định mà còn là “ tiêu chuẩn cực tốt của đạo làm người” ” ( Giản chi, Nguyễn Hiến Lê, Tuân tử, nxb Văn hóa Hn, 1994, tr 308). Lễ làm ra là để xây dựng những tập quán luân lý, đạo đức, để tô đẹp cho đời, để cho con người đối xử với nhau có đạo đức văn hóa. Dựa trên quan điểm của Tuân tử, quan niệm về lễ của Nho giáo ngày càng được phát triển đầy đủ hơn. Điều đó được thể hiện rõ trong sách Lễ ký, thiên Lễ Vận như sau : “ lễ, ấy là quyền bính lớn của nhà vua, để phân biệt chỗ ngờ, làm sáng tỏ chỗ tế vi, tế lễ quỷ thần, khảo sát chế độ, phân biệt điều nhân nghĩa, để làm chính sự yên ổn cho vua vậy” (dẫn theo: Nguyễn Đăng Thục, Lịch sử triết học phương Đông, tập 1, nxb tp Hồ Chí Minh, 1991, tr 24). Lễ qua Tuân tử cải tạo còn có điểm khác với lễ của Khổng Mạnh, ông chủ trương rằng nếu con em vương, công, sĩ, đại phu mà không phù hợp với tiêu chuẩn lễ (của xã hội phong kiến) thì hạ xuống làm thứ dân, con em thứ dân mà phù hợp với tiêu chuẩn lễ ấy thì có thể làm nên khanh tướng, sĩ, đại phu- điều đó căn bản có khác với chế độ thế tập huyết thống cũ, đã mở ra cơ hội cho những người không thuộc hoàng thân tôn thích có hy vọng tham gia chính quyền. Ông còn kết hợp lễ với pháp, coi lễ là cái phận lớn của pháp luật và trái lễ là không có pháp luật. Có thể nói, Lễ là trung tâm của nền chính trị Nho gia và là hình thức biểu hiện của một xã hội thái bình thịnh trị, là tiêu chuẩn để đánh giá con người và chế độ xã hội. Khổng Tử từng nói: “Không phải Lễ thì không nhìn, không phải lễ thì không nghe, không nghe, không nói và không hành động” (Luận ngữ, Đoàn Trung Côn dịch, Sài Gòn 1950, tr281). Mọi hành động vượt quá lễ đều không đúng và không tốt vì “cung kính quá lễ thì thành ra lao nhọc thân hình, cẩn thận quá lễ thì thành ra nhát gan, dũng cảm quá lễ thì thành ra loạn nghịch, ngay thẳng quá lễ thì thành ra gắt gỏng bất cập” (Luận ngữ, Đoàn Trung Côn dịch, Sài Gòn 1950, tr29). Lễ do thiên tử đặt ra để dạy dân, nhưng nó không phải là cái bất biến mà cũng quyền biến (tuỳ thời mà thay đổi), để cốt sao cho nước trị, dân yên, “xây dựng được những tập quán đạo đức luân lý cho con người”. Vì “cái gốc của Lễ là thuận lòng người (được mọi người tán thành); cho nên những điều gì Kinh Lễ không chép mà thuận lòng người thì cũng là Lễ” (Giản Chi, Nguyễn Hiến Lê. Tuân Tử. Nxb Văn hoá Hà Nội, 1994, tr107). Với quan điểm duy vật tiến bộ, mục đích của Lễ được hiểu tốt đẹp như vậy là cơ sở để có thể mở rộng và phát triển những nội dung tiến bộ, phù hợp của nó nhằm đáp ứng yêu cầu của xã hội, loại bỏ những gì không còn là Lễ khi điều kiện kinh tế xã hội đã thay đổi. Nhưng sau này nội dung tiến bộ đó của Lễ đã bị các nhà Nho đời sau loại bỏ, do tuyệt đối hoá và đề cao Lễ theo lập trường duy tâm. Lễ đã quy định trật tự trong xã hội có thứ bậc, trên dưới, mọi hành vi ứng xử phải theo một lề thói nhất định. Một xã hội với trật tự như vậy, tưởng chừng như một sự ổn định vững bền nhưng xét ra, bên trong nó lại chứa đựng bao nhiêu mâu thuẫn, nó đã làm mất đi bản tính tự nhiên vốn có, kìm hãm sự độc lập sáng tạ, chặn bước tiến lên của con người. Nhưng cần phải hiểu rằng, trong thời đại đó thì Lễ thực sự là một biện pháp hữu hiệu để nhằm kéo xã hội ra khỏi cảnh “đời suy đạo yếu”. 3. Tác dụng của Lễ Chủ trương của Nho giáo là dùng Lễ để đưa xã hội từ loạn thành trị. Việc thực hiện Lễ đã có những tác dụng rất lớn. Thứ nhất, lễ quy định danh phận của từng người trong xã hội theo địa vị đẳng cấp, ngôi thứ rõ rang, không ai được tiếm vượt. Thi hành nó sẽ có tác dụng ổn định trật tự xã hội. Thời đại Khổng Tử sống là thời kỳ loạn lạc, “lễ giáo suy vi, cương thường đổ nát” mà ông phải thốt lên rằng, đó là thời “lễ loạn nhạc tan”, là thời “vua không ra vua, tôi không ra tôi, cha không ra cha, con không ra con”. Vì thế mà ước nguyện của ông là cứu vãn nguy cơ của xã hội đương thời, khôi phục lại trật tự tôn ti, quay về với cương thường lễ chế nhà Chu, quy định danh phận rõ rang cho từng người, bởi nếu danh mà chính thì thiên hạ sẽ được thái bình. Ông đã dùng danh để quy định nên thực chứ không phải dùng thực để đặt nên danh, đây chính là tư tưởng bảo thủ của Khổng Tử. Khổng Tử đã giải thích rằng xã hội phải có lễ vì “không có lễ lấy gì phân biệt địa vị vua tôi, trên, dưới, lớn, nhỏ. Không có lễ lấy gì phân biệt tình thân mật của trai gái, cha con, anh em, sự giao thiệp sơ hay thân của hôn nhân vậy” (Dẫn theo Nguyễn Đăng Thục. Lịch sử triết học phương Đông, Tập 2, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, 1990, tr.19). Vì vậy vua phải sống xứng đáng là vua, bề tôi đáng phận bề tôi, cha đáng cha, vợ đáng vợ, chồng đáng chồng, con đáng conAi nấy làm hết phận sự, trách nhiệm của mình trong các quan hệ giao tiếp. Tiếp thu quan niệm của Khổng Tử, Mạnh Tử cho rằng: “Nếu trong nước chẳng có lễ nghĩa, ắt ngôi thứ kẻ trên người dưới đều lộn bậy hết cả” (Tận Tâm Hạ 12). Như vậy Lễ là tiêu chuẩn khách quan để quy đinh danh phận, sự khác biệt về địa vị, quyền hạn và trách nhiệm của từng hạng ngưòi trong xã hội. Theo tinh thần đó, Tuân Tử còn phân tích kỹ hơn và khẳng định “Phân theo lễ là định rõ danh phận” (Giản Chi, Nguyễn Hiến Lê. Tuân Tử, Nxb Văn hoá, Hà Nội, 1994, tr.107). Ông nói “có dạng sang hèn, có lớn bé khác nhau, có danh phận trí ngu, có tài, bất tài, khiến cho mọi người đều làm phận sự của mình và mỗi người đều được cái phần đáng được của mình”. Có thể nói trong xã hội phong kiến lúc đó Lễ gắn với sự tồn vong của đất nước. Nhờ có Lễ mà xã hội ổn định, có trật tự kỷ cương, đạt được chính danh. Thứ hai, nhờ có lễ mà giáo dục, rèn luyện được tâm tính con người, đưa con người trở về với tính thiện bẩm sinh, đưa con người từ ác trở nên thiện. Khổng Tử là một trong những người đầu tiên đề xướng việc học lễ và dạy lễ cho học trò, cho mọi người. Ông cho rằng học lễ là điều kiện đầu tiên không thể thiếu được của mỗi người trong xã hội. Con người ta phải tự mình rèn luyện, học theo Lễ vì “kinh lễ dạy người ta ở đời cho có quy củ” (Khổng Tử. Luận ngữ, tr 187), nếu không học được kinh lễ thì không biết cách đứng ở đời. Đối với Khổng Tử, Lễ gắn chặt với nhân, nếu không có lễ thì chỉ là hình thức giả dối, là những nghi tiết phiền toái mà thôi. Khổng Tử nói “người ta mà chẳng có lòng nhân, làm sao mà thi hành lễ tiết” (Luận ngữ, Bát dật 3). Lễ là tiêu chuẩn của nhân, chỉ có làm theo quy định của lễ mới đạt được điều nhân. Khổng Tử nói” “Khắc kỷ phục lễ vi nhân” (hạn chế lòng tư dục mà theo về lễ tiết, đó là nhân vậy), và ngày nào mà mình khắc kỷ phục lễ, ngày đó mọi người trong thiên hạ tự nhiên cảm hoá mà theo về điều nhân” (Luận ngữ, Nhan Uyên 1). Khổng Tử có chủ trương cải lương, ông muốn dùng “đức” và “lễ” để bổ sung cho “chính” và “hình”. Theo ông nếu “dùng chính pháp để dẫn đạo dân, dùng hình phạt để tề chỉnh dân, dân chỉ tạm thời khỏi mắc tội lỗi nhưng không có liêm sỉ. Nếu như dùng đạo đức để dẫn dụ dân, lấy lễ giáo để tề chỉnh dân thì chẳng những dân có liêm sỉ mà lại còn trừ bỏ được cả ác tâm mà lòng người quy phục” (Luận ngữ, Vi chính 3). Như vậy nếu chỉ dùng mệnh lệnh và hình phạt, theo ông chưa đủ mà cần phải có đức để tăng cường giáo dục, phải dùng lễ để ràng buộc con người. Lễ ở đây đóng vai trò là một nguyên tắc chính trị quan trọng, một công cụ chính trị mạnh mẽ của một phương pháp trị nước trị dân đắc lực lâu đời mà Nho giáo nói chung và Khổng Tử nói riêng đã cống hiến cho bao nhiêu thời đại đế vương. Lễ chỉ cho người ta điều hay lẽ phải, hành động theo lễ sẽ đạt đến điều nhân, cảm hoá được người khác. Mạnh Tử cho rằng: “Lễ giảng điều tín, sửa điều hoà mục, đề cao lòng từ nhượng, khiến người ta từ bỏ các mối tranh chấp vì lợi riêng để trở về với tính thiện bẩm sinh” (Dẫn theo Nguyễn Đăng Thục. Lịch sử triết học phương Đông, Tập 2, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, 1990, tr.20-21). Mạnh Tử quan niệm, bản tính con người sinh ra vốn là lành nhưng phải có lễ để giữ gìn cái bẩm tính lành ấy. Ông nói: “người tuy có đạo lý nhưng cứ ăn no, mặc ấm, ngồi yên mà chẳng có giáo dục thì gần với loài cầm thú rồi đó” (Đằng Văn Công Thưởng 4) và “bất nhân, bất trí, vô lễ, vô nghĩa - kể như vậy chỉ đáng làm tôi tớ cho người mà thôi” (Công Tôn Sửu Thượng 7). Nếu Mạnh Tử cho bản tính con người là thiện thì Tuân Tử lại cho rằng bản tính của con người là ác, người ta sinh ra đã có các loại dục vọng về sinh lý: thích lợi, ghét ác, thích an nhàn mà ghét lao động và không có cái “đầu mối thiện” như quan niệm của Mạnh Tử. Trên cơ sở đó Tuân Tử luận chứng cho tính tất yếu của lễ nghĩa. Theo ông lễ nghĩa là điều mà các bậc thánh vương ngày xưa dung để uốn nắn tính ác, vì con người có nhiều ham muốn, lắm dục vọng không được thoả mãn cho nên nếu như buông lỏng dục vọng sẽ nảy sinh đấu tranh giành giật lẫn nhau làm loạn xã hội, để tránh sự hỗn loạn đó nên các bấc thánh vương mới đặt ra lễ nghĩa để định danh phận. Với thế giới quan duy vật và nhân sinh quan đúng đắn, Tuân Tử nêu rõ tác dụng to lớn của lễ đối với việc rèn luyện tâm tính, nhân cách của con người. Ông gọi lễ là “thuật trị khí dưỡng tâm tốt nhất”, bởi nó làm cho con người đạt được đức tốt, đưa con người tới nhân, nghĩa, trí, đạt tới chí thiện. Mọi đức tốt có được là do lễ, là do “một lòng một dạ yêu điều thiện”(Giản Chi, Nguyễn Hiến Lê. Tuân Tử, Nxb Văn hoá, Hà Nội, 1994, tr.212). Nếu như Khổng Tử mới chỉ khái quát tác dụng của lễ trong việc rèn luyện phẩm chất đạo đức của con người bằng lời khuyên “khắc kỷ phục lễ vi nhân” và khẳng định tề nhất dân theo lễ thì dân sẽ biết xấu hổ, tận tuỵ mà
Luận văn liên quan