Quản trị mạng - Dịch vụ mail server

Thư điện tử, Electronic mail, Email, là dịch vụ có thể nói là quan trọng nhất đối với người sử dụng Internet. Do tính phổ cập của email, việc cấu hình tốt Mail server, tạo điều kiện cho người sử dụng có thể trao đổi Email là công việc đầu tiên và quan trọng nhất của người quản trị. Một cấu hình sai email có thể dẫn đấn tình trạng không gửi hoặc nhận được thư, hoặc tệ hơn là mất thư mà không có phản hồi. Hoạt động của dịch vụ mail gắn rất chặt chẽ với cầu hình của DNS.

doc24 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 4073 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Quản trị mạng - Dịch vụ mail server, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỆ THỐNG ĐÀO TẠO CHUYÊN GIA MẠNG BACHKHOA-NPOWER Quách Đình Dũng Dịch Vụ Mail Server Chuyên nghành: Quản Trị Mạng Project : Server+ Người hướng dẫn: GV.Phan Đức Chình LỜI GIỚI THIỆU Trong những năm gần đây HDH Linux đang ngày càng trở nên phổ biến trong trường học và môi trường công nghiệp. hệ Unix này, với chức năng và tính ổn định cho phép nó tồn tại song song với các hệ điều hành thương mại khác. Hơn nữa, sự phổ biến của mã nguồn Linux trên Internet đã đóng góp rất nhiều cho sự phổ cập của linux. Điều này là lý do cho nhóm đã chọn đề tài nghiên cứu và phát triển các dịch vụ mạng trên môi trường Linux. Trước hết em xin cảm ơn thầy Phan Đức Chình đã nhiệt tình giúp đỡ em hoàn thành project này . Project – Dich vụ Mail sever . Mục lục Chương I: Tổng quan 1.Khái niệm 1 2.Những giao thức Mail 2 3.Giới thiệu hệ thống Mail 2 Chương II: Cài đặt và cấu hình dịch vụ 4.Cài đặt và cấu hình Mail Server – SendMail 4 4.1.Cài đặt 4 4.2.Cấu hình 4 5.Cài đặt - cấu hình Pop Server và Imap Server 6 6.Cấu hình máy khách sử dụng được Mail Server 6 6.1.Máy khách là máy Linux 7 6.2.Máy khách là máy Windows 12 7.Cài đặt và cấu hình Webmail và OpenMail 16 7.1.Cài đặt và cấu hình từ file nhị phân *.rpm 16 7.1.1.Cài đặt 16 7.1.2.Cấu hình 18 7.2.Cài đặt OpenWebmail từ Source Code 20 1. Khái niệm Thư điện tử, Electronic mail, Email, là dịch vụ có thể nói là quan trọng nhất đối với người sử dụng Internet. Do tính phổ cập của email, việc cấu hình tốt Mail server, tạo điều kiện cho người sử dụng có thể trao đổi Email là công việc đầu tiên và quan trọng nhất của người quản trị. Một cấu hình sai email có thể dẫn đấn tình trạng không gửi hoặc nhận được thư, hoặc tệ hơn là mất thư mà không có phản hồi. Hoạt động của dịch vụ mail gắn rất chặt chẽ với cầu hình của DNS. 2. Những giao thức Mail Hệ thống Mail được xây dụng dụa trên một số giao thức sau : SMTP ( Simple Mail Transfer Protocol ) POP ( Post Office Protocol ) MIME (Multipurpose Internet Mail Extensions) IMAP (Interactive Mail Access Protocol) 3. Giới thiệu hệ thống Mail Một hệ thống mail yêu cầu phải có ít nhất hai thành phần, nó có thể định vị trên 2 hệ thống khác nhau hoặc trên cùng một hệ thống, mail server và mail client. Ngoài ra, nó còn có các thành phẩn khác như Mail Host, mail gateway. Mail gateway. Một mail gateway là máy kết nối giữa các mạng dùng các giao thức truyền thông khác nhau dùng chung giao thức. Ví dụ một mail gateway có thể kết nối một mạng TCP/IP với một mạng chạy bộ giao thức System Network Architeture (SNA). Một mail gateway đơn giản nhất dùng để kết nối 2 mạng dùng chung giao thức họăc mailer. Khi đó mail gateway chuyển mail giữa domain nội bộ và các domain bên ngoài. Mail Host. Một Mail Host là máy giữ vai trò máy chủ mail chính trong hệ thống mạng. Nó dùng như thành phần trung gian để chuyển mail giữa các vị trí không kết nối trực tiếp được với nhau. Mail Host phân giải địa chỉ người nhận để chuyển giữa các mail server hoặc chuyển đến mail gateway. Một ví dụ về Mail Host là máy trong mạng cục bộ LAN có modem được thiết lập lêin kết PPP hoặc UUCP dùng đường dây thoại. Mail hosst cũng có thề là máy chủ đóng vai trò router giữa mạng nội bộ và mạng Internet. Mail Server. Mail server chứa mailbox của người dùng. Mail server nhận mail từ client gửi đến và đưa vào hàng đợi đề gửi đến Mail Host. Mail server nhận mail từ Mail Host gửi đến và đưa vào mauilbox của người dùng. Người dùng sử dụng NFS (Network File System) đề mount thu mục chứa mailbox trên Mail Server để đọc. Nếu NFS không được hỗ trợ thì người dùng phải login vào Mail Server đề nhận thư. Trong trường hợp Mail Client hỗ trợ POP/IMAP và trên Mail Server cũng hỗ trợ POP/IMAP thì người dùng có thể đọc thư bằng POP/IMAP. Mail Client. Là những chương trình hỗ trợ chức nắng đọc và soạn thảo thư, Mail Client tích hợp 2 giao thức SMTP và POP, SMTP hỗ trợ tính năng chuyển thư từ Client đến Mail Server, POP hỗ trợ nhân thư từ Mail Server về Mail Client. Ngoài việc tích hợp giao thức POP Mail Client còn tích hợp giao thức IMAP, HTTP đề hỗ trợ chức năng nhận mail cho Client. Các chương trình Mail Clinet thường sử dụng như Microsoft Outlook Express, Microsoft Office Outlook, Eudora,… Một số hệ thống mail thường dùng. Hệ thống mail cục bộ. Cấu hình hệ thống mail đơn giản gồm một hoặc nhiều trạm làm việc kết nối vào một Mail Server. Tất cả các mail đều chuyển cục bộ. Hệ thống mail cục bộ có kết nối ra ngoài. Hệ thống mail trong một mạng nhỏ gồm một Mail Server, một Mail Host và một Mail Gateway kết nối với một hệ thống bên ngoài. Không cần DNS Server. 4.Cài đặt và cấu hình Mail Server – SendMail . 4.1Cài đặt Cài đặt Sendmail trong quá trình cài đặt hệ điều hành. Cài đặt từ các Package sau : Sendmail-x-x.rpm. Sendmail-cf-x-x.rpm. M4-x-x.rpm. 4.2 .Cấu hình Các tập tin và thư mục cấu hình của Sendmail : /etc/mail/sendmail.cf /etc/aliases /etc/mail/access /var/spool/mail Tập tin /etc/mail/sendmail.cf : đây là tập tin cấu hình chính của sendmail. Nội dung của tập tin được chia thành 3 nhóm thong tin cấu hình chính : + Môi trường hoạt động của Sendmail. + Định nghĩa cách hoạt động của Sendmail. + Mô tả các luật(rule set) mà người dung có thể dung định nghĩa lại cách sử lý của Sendmail. Cấu hình Mail Server vói Sendmail Khi cấu hình Mail Server với Sendmail, ta cần quan tâm đến các thông số cấu hình quan trọng trong file : /etc/mail/sendmail.cf sau : - Cwlocalhost : cấu hình Sendmail nhận mail cho miền. - O MaxRecipientsPerMessage= : giới hạn số người nhận thư. - O MaxMessageSize= : giới hạn kích thước của thư. Tập tin /etc/mail/access : chỉnh sửa nội dung tập tin này như sau RELAY RELAY Thực hiện các lệnh sau : để chuyển tập tin này từ dạng text sang dạng chuẩn để Sendmail có thể đọc được. #cd /etc/mail #makemap hash access < access Khởi động lại Sendmail #/etc/init.d/sendmail restart Sử dụng : dung trình tiện ích Mail để gửi và nhận Mail giửa những người dung. Cú pháp : #mail –v Ví dụ : # mail –v duyvu@linuxgroup.com. 5. Cài đặt - cấu hình Pop Server và Imap Server - Để cho người dùng có thể gửi và nhận Mail từ các chương trình Client Mail như : Outlook Express, Eudora, Netscape… ta phải cài đặt và cấu hình Imap Server hoặc Pop Server. - Có hai cách cài đặt POP Server: Cách 1: Ta cần phải cài đặt gói tin imap-2002d-3.i386.rpm vì trong package này có chứa POP Server, trong các đĩa CDROM của Fedora chưa có package này do đó ta phải download từ site: Khởi động POP Server ta dùng lệnh sau: #chkconfig pop3 on #service xinetd restart Hoặc sau khi ta cài đặt IMAP package xong ta dùng lệnh setup ->System Services -> IPOP3, sau đó dùng lệnh #/etc/init.d/xinetd restart. Cách 2: Cài đặt gói dovecot-0.99.10.5-0.FC4.rpm từ CDROM Fedora Core 4, sau đó ta mở file cấu hình /etc/dovecot.conf để thay đổi các thông số sau: protocols = imap imaps pop3 pop3s ; chỉ định các protocol sử dụng imap_listen = * ; chỉ định trạng thái listen trên card mạng cho IMAP pop3_listen = * ; chỉ định trạng thái listen trên card mạng cho POP3 - Sau đó thực thi lệnh : #chkconfig dovecot on #service dovecot restart 6. Cấu hình máy khách sử dụng được Mail Server 6.1. Máy khách là máy Linux Trên linux các client đều có hỗ trợ sẵn tiện ích Kmail, để cấu hình client nhận mail từ mail server ta tiến hành các bước sau: Truy cập theo đương dẩn như hình bên dưới để khởi động Kmail. Hình 9.1 khởi động kmail Sau đó giao diện kế tiếp xuất hiện như sau: Hình 9.2: màn hình chào mừng Để cấu hình nhận thư cho một tài khoản ta thực chiện các bước : Setting=>configue kmail giao diện kế tiếp xuất hiện như sau: Hình 9.3: Giao diện cấu hình . Quan sát giao diện trên ta thấy các thẻ khác nhau, để cấu hình nhận mail từ server ta chọn vào thẻ account như hình bên dưới, trong thẻ account co 2 mục để ta cấu hình là receiving và sending: Hình 9.4: Cấu hình Để nhận mail ta chọn mục receiving, trên giao diện receiving ta chọn add giao diện kế tiêp như sau: Hình 9.5 Chọn pop Ta có thể chọn 1 trong 2 giao thức IMAP/POP3 để nhận thư, ở đây ta chọn giao thức POP3, giao diện kế tiếp như sau: Hình 9.6 Giao thiết kế Ta điền đầy đủ thông tin về tài khoản và địa chỉ mail server, ở ví dụ này ta se cấu hình nhận thư cho tai khoản testmail và server 192.168.100.1 như hình bên dưới: Hình 9.7 Điền thông tin account Sau khi nhập đầy đủ thông tin ta chọn OK, sau khi hoàn tất qua trình cấu hình ta sẽ thấy giao diện như sau: Hình 9.8 Giao diện hoàn thành Sau khi đã hoàn tất ta chọn OK để hoàn tất việc cấu hình 6.2. Máy khách là máy Windows Có nhiều phần mềm dùng để gửi và nhận Mail trên Windows. Nhưng ở đây tôi xin trình bày cách cấu hình Outlook Express. Cụ thể gồm các bước như sau : + Khởi động Outlook Express. Sau đó ta chọn thẻ Tool à Accounts Hình 9.9 Chọn tài khoản + Tiếp tục chọn tab Mail à Add Hình 9.10 Add tài khoản + Ở màn hình Your Name ta điền vào tên hiển thị khi kêt nối. Hình 9.11 Điền tên tài khoản + Ở màn hình Internet Email Address ta điền vào địa chỉ Email khi kết nối. Hình 9.12 Điền Email của tài khoản + Ở màn hình Email Server Name ta điền vào địa chỉ của Pop3 Server Và SMTP Server. Hình 9.13 Tên Email server + Ở màn hình Internet Mail Logon ta nhập vào tên User và password kết nối. Hình 9.14 Điền tên và mật khẩu + Click Finish để kết thúc 7. Cài đặt và cấu hình WebMail – OpenWebMail 7.1. Cài đặt và cấu hình từ file nhị phân *.rpm Bước 1: Ta dùng lệnh rpm -ivh package*.rpm Đối với Fedora Core ta cần các package sau: - perl-Compress-Zlib-1.33-6.i386.rpm - perl-suidperl-5.8.3-18.1.i386.rpm - perl-Text-Iconv-1.2-fc1.i386.rpm - openwebmail-2.51-1.i386.rpm Đối với phiên bản trước của Linux thì ta cần tham khảo thêm Website để biết rõ hơn. Bước 2: Đối với Fedora Core yêu cầu phải có MIME-Base64-3.0 cho nên ta cần cài thêm phần mềm này: - #tar xzvf MIME-Base64-3.00.tar.gz - #cd MIME-Base64-3.00/ - #perl Makefile.PL - #make - #make install Bước 3: Thực thi lệnh # /var/www/cgi-bin/openwebmail/openwebmail-tool.pl --init Bước 4: Sau đó Open Webmail yêu cầu thay đổi thông tin trong file /var/www/cgi-bin/openwebmail/etc/defaults/dbm.conf dbm_ext .db dbmopen_ext .db dbmopen_haslock no Bước 5: Thực thi lại lệnh # /var/www/cgi-bin/openwebmail/openwebmail-tool.pl –init Bước 6: Truy cập vào địa chỉ để truy xuất vào Webmail Server để sử dụng Hình 9.15 Màn hình đăng nhập Bước 7: Login và sử dụng OpenWebmail Hình 9.16 Đăng nhập sử dụng Cấu hình Mọi thông tin cấu hình của Open Webmail nằm trong file /var/www/cgibin/openwebmail/etc/openwebmail.conf. Ta cần tham khảo các thông tin cấu hình sau: releasedate 20050228 #ngày cuối cập nhật phiên bản domainnames hcm.vn #chỉ định tên domain auth_module auth_unix.pl mailspooldir /var/spool/mail # chỉ định spool mail cho user. ow_cgidir /var/www/cgi-bin/openwebmail ow_cgiurl /cgi-bin/openwebmail ow_htmldir /var/www/data/openwebmail ow_htmlurl /data/openwebmail logfile /var/log/openwebmail.log Cài đặt OpenWebmail từ Source Code Ta download phần mềm sau từ địa chỉ Apache Web server cho phép thực thi chương trình cgi. - Perl 5.005 or later - CGI.pm-3.05.tar.gz - MIME-Base64-3.01.tar.gz - libnet-1.19.tar.gz - Digest-1.08.tar.gz - Digest-MD5-2.33.tar.gz - Text-Iconv-1.2.tar.gz - libiconv-1.9.1.tar.gz (required nếu hệ thống không hỗ trợ iconv) - openwebmail-2.51.tar.gz Tuy nhiên ta cần tham khảo địa chỉ sau để cập nhật thông tin cho hợp lệ để chọn các gói trên tại địa chỉ: Sau khi ta download xong các phần mềm trên ta thực hiện các bước như sau: Bước 1: Cài phần mềm CGI.pm cd /tmp tar -zxvfCGI.pm-3.05.tar.gz cd CGI.pm-3.05 perl Makefile.PL make make install Bước 2: Cài phần mềm MIME-Base64 cd /tmp tar -zxvf MIME-Base64-3.01.tar.gz cd MIME-Base64-3.01 perl Makefile.PL make make install Bước 3: Cài phần mềm libnet cd /tmp tar -zxvf libnet-1.19.tar.gz cd libnet-1.19 perl Makefile.PL (ans 'no' if asked to update configuration) make make install Bước 4: cài phần mềm Text-Iconv-1.2 cd /tmp tar -zxvf libiconv-1.9.1.tar.gz cd libiconv-1.9.1 ./configure Qmake make install cd /tmp tar -zxvf Text-Iconv-1.2.tar.gz cd Text-Iconv-1.2 perl Makefile.PL make make test make install Bước 5: cài đặt OPENWEBMAIL Phiên bản mới nhất của Open Webmail được cung cấp tại Website: 1. cd /var/www tar -zxvBpf openwebmail-X.XX.tar.gz mv data/openwebmail html/ rmdir data 2. cd /var/www/cgi-bin/openwebmail/etc Thay đổi auth_unix.conf từ defaults/auth_unix.conf a. set passwdfile_encrypted to '/etc/shadow' b set passwdmkdb to 'none' Thay đổi openwebmail.conf Đặt mailspooldir thành '/var/spool/mail' Đặt ow_htmldir thành '/var/www/html/openwebmail' Đặt ow_cgidir thành '/var/www/cgi-bin/openwebmail' Đặt spellcheck thành /usr/bin/ispell -a -S -w "-" -d @@@DICTIONARY@@@ -p @@@PDICNAME@@@' 3. Thêm thông tin /var/log/openwebmail.log { postrotate /usr/bin/killall -HUP syslogd endscript } Tới file /etc/logrotate.d/syslog để ghi nhận log của openwebmail.log 4. Thực thi lệnh /var/www/cgi-bin/openwebmail/openwebmail-tool.pl –init Tài liệu tham khảo : www.nhatnghe.com , www.quantrimang.com.vn ,proit.com , www.cuasotinhoc.com ... Và 1 số tài liệu trên giáo trình khác .
Luận văn liên quan