Xã hội ngày càng phát triển, đời sống con ngừơi ngày càng được nâng cao. Từ đó con người không còn nhu cầu “ăn no mặc ấm” mà nhu cầu đó được thay bằng “ăn ngon mặc đẹp”, song song với việc “ăn ngon mặc đẹp” thì quan trọng nhất vẫn là làm sao đảm bảo điều kiện dinh dưỡng tốt nhất cho sức khỏe con người. Để đáp ứng nhu cầu đó, ngành công nghệ thực phẩm đã không ngừng nghiên cứu, cải thiện, hoàn chỉnh và phát triển các công nghệ mới tiên tiến phục vụ một cách tốt nhất cho cuộc sống hằng ngày của con người.
Trong số các công nghệ sản xuất chế biến thực phẩm thì công nghệ sản xuất dầu thực vật tinh luyện là một công nghệ đã được nghiên cứu và ứng dụng thành công vào thực tiễn cuộc sống. Nhu cầu về hàm lượng chất béo là rất quan trọng và cần thiết đối với cơ thể con người mà dầu thực vật là nguồn cung cấp chất béo chủ yếu cho cơ thể qua khẩu phần ăn hàng ngày. Vì vậy, chất lượng dầu phải cần được đảm bảo. Dầu thực vật muốn đảm bảo và an toàn đối với sức khỏe thì cần phải trải qua quá trình tinh luyện loại bỏ các tạp chất có hại, các chất màu, chất mùi có trong dầu dầu chỉ là còn thành phần tinh khiết.
41 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 10111 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Qui trình sản xuất dầu thực vật, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT DẦU THỰC VẬT
GVHD: ThS.NGÔ ĐÌNH HOÀNG DIỄM
DANH SÁCH THÀNH VIÊN :
HUỲNH THỊ MỸ UYÊN
TRẦN THỊ ĐỊNH
NGUYỄN THỊ ĐÀO
PHẠM THỊ THU HẰNG
NGUYỄN THỊ TÚ
LƯU THỊ MAI
PHẠM THỊ HOÀI THƯƠNG
ĐINH THỊ THẢO VY
NGUYỄN THỊ ÁNH TUYẾT
PHẠM THỊ VUI
MỤC LỤC
Trang
Mục lục 2
Mở đầu 3
Phần 1: Tổng quan về nguyên liệu và sản phẩm dầu thực vật tinh luyện 4
I. Tổng quan về nguồn nguyên liệu 4
I.1 .Cây lạc ( Đậu phộng) 4
I.2 .Đậu Tương(hay đậu nành) 4
I.3 .Cây Dừa ( Cây dầu dừa ) 5
I.4 .Cây Mè ( Cây Vừng ) 6
I.5 .Một Số Nguyên Liệu khác 7
II. Tổng quan về sản phẩm dầu thực vật 7
II.1 .Khái niệm dầu tinh luyện 7
II.2 .Giá trị dinh dưỡng 8
II.3 .Vị trí nhánh dầu thực vật ở nước ta hiện nay 9
III.Cơ sở lý thuyết 10
III.1 .Các phương pháp sản xuất dầu thô 10
III.2 .Phương pháp trích ly 12
Phần 2: Quy trình công nghệ sản xuất dầu thực vật 13
I . .Quy trình công nghệ sản xuất dầu thực vật thô 13
II. .Quy trình công nghệ tinh luyện dầu thực vật 28
Phần 3: Tiêu chuẩn chất lượng và yếu tố ảnh hưởng 35
I. Chỉ tiêu chất lượng 35
II. Tiêu chuẩn Việt Nam 37
III. Những Nhân tố ảnh hưởng 38
IV. Sử Dụng và bảo quản sản phẩm 39
Kết luận 41
Tài liệu tham khảo 41
MỞ ĐẦU
Xã hội ngày càng phát triển, đời sống con ngừơi ngày càng được nâng cao. Từ đó con người không còn nhu cầu “ăn no mặc ấm” mà nhu cầu đó được thay bằng “ăn ngon mặc đẹp”, song song với việc “ăn ngon mặc đẹp” thì quan trọng nhất vẫn là làm sao đảm bảo điều kiện dinh dưỡng tốt nhất cho sức khỏe con người. Để đáp ứng nhu cầu đó, ngành công nghệ thực phẩm đã không ngừng nghiên cứu, cải thiện, hoàn chỉnh và phát triển các công nghệ mới tiên tiến phục vụ một cách tốt nhất cho cuộc sống hằng ngày của con người.
Trong số các công nghệ sản xuất chế biến thực phẩm thì công nghệ sản xuất dầu thực vật tinh luyện là một công nghệ đã được nghiên cứu và ứng dụng thành công vào thực tiễn cuộc sống. Nhu cầu về hàm lượng chất béo là rất quan trọng và cần thiết đối với cơ thể con người mà dầu thực vật là nguồn cung cấp chất béo chủ yếu cho cơ thể qua khẩu phần ăn hàng ngày. Vì vậy, chất lượng dầu phải cần được đảm bảo. Dầu thực vật muốn đảm bảo và an toàn đối với sức khỏe thì cần phải trải qua quá trình tinh luyện loại bỏ các tạp chất có hại, các chất màu, chất mùi…có trong dầu dầu chỉ là còn thành phần tinh khiết.
Ngoài giá trị về mặt dinh dưỡng dầu thự vật tinh luyện còn là nguyên liệu chế biến thức ăn làm tăng hương vị, giá trị cảm quan của các món ăn.
Chính vì vậy, nhóm chúng em đã chọn và tìm hiểu về quy trình sản xuất dầu thực vật tinh luyện để hiểu rõ hơn về công nghệ chế biến của một loại nguyên liệu khá gần gũi và thiết thực đối với cuộc sống hằng ngày của chúng ta.
NỘI DUNG
PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ NGUỒN NGUYÊN LIỆU VÀ SẢN PHẨM
TỔNG QUAN VỀ NGUYÊN LIỆU SẢN XUẤT DẦU TINH LUYỆN
Nguồn nguyên liệu để sản xuất dầu thực vật tập trung vào các cây có dầu như: lạc (đậu phộng), đậu tương, dừa, mè, bông và hạt cải (chứa 40 ¸ 60% hàm lượng dầu),…
I.1 Cây lạc(đậu phộng):
Cây lạc (đậu phộng) là cây thực phẩm, cây có dầu quan trọng. Trong số các loại cây có dầu trồng hàng năm trên thế giới, đậu phộng đứng thứ đầu về diện tích trồng cũng như sản lượng. Hiện có hơn một trăm nước trồng đậu phộng. Châu Á đứng đầu thế giới về diện tích trồng dậu phộng cũng như sản lượng, tiếp theo là Châu Phi, Bắc Mỹ rồi đến Nam Mỹ. Hiện nay Châu Á và vùng Bắc Mỹ có chiều hướng mở rộng diện tích trồng đậu phộng hơn các vùng khác.
Trong số 25 nước trồng đậu phộng ở Châu Á, Việt Nam đứng hàng thứ năm, đậu phộng là một loại cây xuất khẩu thu ngoại tệ của nước ta. Mặc dù đậu phộng có vai trò quan trọng như vậy nhưng nghiên cứu ứng dụng các sách Việt về đậu phộng còn hạn chế.
I.2 Đậu tương (hay đậu nành):
Đậu tương hay đậu nành (tên khoa học Glycine max) là cây họ đậu giàu hàm lượng chất đạm protein, được trồng để làm thức ăn cho người và gia súc,là nguyên liệu đứng thứ 2 sau lạc.
Quê hương của đậu tương là Đông Nam Á, nhưng 45% là diện tích trồng đậu tương và 55% sản lượng đậu tương của thế giới nằm ở Mỹ. Mỹ sản xuất 75 triệu tấn đậu tương năm 2000, trong đó hơn 1/3 được xuất khẩu. Các nước xuất khẩu đậu tương lớn khác là: Brasil, Argentina, Trung Quốc và Ấn Độ. Phần lớn sản lượng đậu tương của Mỹ hoặc để nuôi gia súc, hoặc để xuất khẩu, mặc dù tiêu thụ đậu tương ở người trên đất nước này đang tăng lên. Ngoài ra đậu tương còn dùng để sản xuất dầu, dầu đậu tương chiếm tới 80% lượng dầu ăn được tiêu thụ ở Mỹ
Sản lượng đậu tương theo dự kiến đến năm 1990 nước ta có khoảng 300000 tấn đến năm 2000 sẽ có khoảng 900000 tấn, và sản lượng chiếm 2/3 so với lượng lạc. Qua con số trên đây ta thấyảtong những năm gần đây và trong tương lai nhà nước và bộ có chủ trương phát triển đậu tương thành một mặt hàng chiến lược cho xuất khẩu và sử dụng trong nước. Với 102000 tấn đậu tương/ năm sẽ trích ly được 150000 tấn dầu
Bảng: Sản lượng lạc, đậu tương hàng năm
cả nước
1995
1996
1997
Lạc nhân (1000 tấn)
334.5
357.7
352.9
Đậu tương (1000 tấn)
125.5
113.8
122.9
Theo thống kê năm 1997 diện tích, sản lương, năng suất hàng năm đều tăng.
I.3 Cây dừa (cây dầu dừa):
Cây dừa hiện nay có 220000ha với sản lượng dầu dừa 108000 tấn/ năm và 2 kế hoạch phát triển dừa đến năm 2000 là 300000ha và đầu tư giống tốt trung bình 6400 trái/ ha. Trung bình 0.2kg cơm dừa có tỷ lệ khai thác dầu khoảng 192000 tấn dầu dừa.
I.4 Cây mè (cây vừng):
Cây mè còn gọi là vừng là một loại cây trồng đã có từ lâu đời,Do mè có đặc tính thích nghi rộng, dễ trồng, ít đòi hỏi nhiều vật tư phân bón nên được trồng khắp cả nước. Ngoài ra cây mè được mệnh danh là “hoàng hậu của các cây có dầu”. Hạt vừng được dùng làm thực phẩm cho người như ăn sống, rang ép dầu ăn, làm dầu thắp, làm bánh kẹo bơ, magarin và làm thuốc…Vừng là loại hạt cho dầu ăn có chất lương cao, ổn định, không bị trở mùi ôi.
Trên thế giới, dầu vừng được dùng trực tiếp trong nấu nướng hoặc ăn sống với rau và làm phụ gia trong công nghiệp thực phẩm như nước chấm, công nghệ dược liệu, mỹ phẩm, thuốc trừ sâu…
Cây mè theo kế hoạch phát triển ở Tây Ninh và các tỉnh ở biên giới hiện nay ta có thể thu được khoảng 15000 tấn dầu mè. Như vậy với diện tích hiện nay ta có thể khai thác về chế biến 418000 tấn dầu từ nguyên liệu trong nước
I.5 Một số nguồn nguyên liệu khác:
Dầu bông vải với chủ trương nhà nước phát triển trồng bông vải không nhập bông xơ hàng năm là 70000 tấn để dệt vải thì trồng tới 200000 – 210000ha bông vải, hiện tại cả nước đang phấn đấu đạt 30000ha bông vải với công nghệ trích ly xử lí gossypo theo quy trình của phân viện công nghệ thực phẩm ta sẽ thu được 3000 tấn dầu bông vải.
Dầu cám gạo với xuất khẩu gạo hàng năm từ 4 – 4.5 triệu tấn gạo cần phải xay thêm 7 triệu tấn thóc nữa để có gạo cho dân ăn, như vậy phải xay xát từ 12 – 13 triệu hóc với tỷ lệ cám 6% thì hàng năm sẽ thu được 750000 – 780000 tấn cám. Nếu áp dụng công nghệ trích ly sẽ thu được 110000 tấn dầu cám/ năm.
Nhà nước có qui hoạch tổng thể vùng nguyên liệu phát triển cây có dầu dừa (Bến Tre, Thanh Hóa, Bình Định), lạc (Hà Bắc, Nghệ An, Tây Ninh, Đăklăk), đậu tương (Đồng Nai, Đăklăk), bông cải(Đòng Nai, Bình Dương, Sông bé, Ninh huận, Đăklăk), dầu cám (các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long), cây mè phát triển ở Tây Ninh và các tỉnh biên giới
Để đáp ứng yêu cầu 720000 tấn dầu tinh luyện đảm bảo chỉ tiêu 9kg dầu/ người/ năm. Vào năm 2010 thì ta phải khai thác khoảng 800000 – 850000 tấn dầu thô các loại chủ yếu là phát triển khai thác dầu thô ở các địa phương.
II TỔNG QUAN VỀ SẢN PHẨM DẦU THỰC VẬT TINH LUYỆN:
II.1 Khái niệm dầu tinh luyện:
Dầu tinh luyện là dầu được loại bỏ các tạp chất cơ học, không màu, không mùi, không vị, lương acid béo tự do ở mức thấp theo qui định. Dầu sau khi tinh luyện hoàn chỉnh chỉ gồm hầu như triglyxerit thuần khiết.
Mục đích của quá trình tinh luyện:
Nhằm loại bỏ khỏi dầu những nhóm tạp chất nhất định theo yêu cầu:
Các tạp chất cần phải được xử lí:
Sáp không phải là tạp chất gây hư hỏng trong bảo quản và chế biến nhưng nó gây đục vì ở nhiệt độ thường nó ở trạng thái rắn, nhiệt độ nóng chảy cao. Nó không có giá trị dinh dưỡng không gây hại, không có lợi nên phải loại bỏ nó đi.
Photphotit: tính chất tạo nhủ cho nên sự có mặt của nó làm cho dầu mỡ khó tinh luyện gây thất thoát cao trong quá trình tinh luyện cho nên phải loại
Các tạp chất màu (sắc tố) phần lớn là carotenoid tùy nguồn gốc mà nó có màu xanh đến màu đỏ (dầu cải màu xanh) nhưng đa số có màu vàng
Các chất mùi: thường dễ tan trong chất béo bản thân là các terpennoid. Mỗi loại dầu thường có mùi đặc trưng của nguyên liệu khó bị mất và ít có loại dầu mà có mùi trung tính
Các acid béo tự do: là nguyên nhân dẫn đến phản ứng oxy hóa dây chuyền, gây khó khăn trong quá trình bảo quản và có hại cho sức khỏe nên phải loại bỏ triệt để trong quá trình tinh luyện
Các vết kim loại: là các ion kim loại thường gây màu, gây vẫn dầu màu dầu không được trong và có hại cho sức khỏe
Nhìn chung các tạp chất đều có hại nên quá trình tinh luyện là cần thiết để loại bỏ các tạp chất. Tuy nhiên cũng có một số chất rất có lợi trong dầu mà sau quá trình tinh luyện có thể sẽ mất đi, đó là các vitamin tan trong chất béo E,F Carotenin (tiền vitaminA). Đây là các chất chống oxy hóa tự nhiên của mỡ rất tốt đối với sức khỏe con người.
II.2 Gía trị dinh dưỡng
Các sản phẩm dầu qua quá trình tinh luyện có chất lượng và có thành phần dinh dưỡng cao vì quá trình tinh luyện đã loại bỏ được một số tạp chất làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm và sức khỏe người sử dụng. Bên cạnh đó để ổn định chất lượng và kéo dài thời gian bảo quản nhà sản xuất phải dùng một số chất phụ gia mà đã được sự cho phép của Cục quản lý chất lượng và đạt tiêu chuẩn của Bộ y tế
Hàng ngày, cơ thể chúng ta cần nhiều loại thức ăn khác nhau để có thể nhận đủ các thành phần dinh dưỡng cần thiết, trong đó dầu mỡ chiếm vai trò quan trọng hàng đầu trong việc cung cấp năng lượng cho các hoạt động của cơ thể. Chất béo cũng là một nguồn nguyên liệu quan trọng trong việc tạo hình cơ thể, tham gia vào cấu trúc tế bào và một số men chuyển hoá. Ngoài ra, dầu mỡ còn giúp tăng sự hấp thu và sử dụng các loại vitamin tan trong chất béo (Vitamin A,D,E,K). Trong dầu mỡ còn có các axít béo thiết yếu (còn gọi là vitamin F) thuộc nhóm Omega-3 và Omega-6, có tác dụng chống các bệnh lý tim mạch, nuôi dưỡng da, tóc.
Dầu là tên gọi chung của các chất béo lỏng ở nhiệt độ bình thường. Đa số các loại dầu được trích tinh từ các loại thực vật như mè, đậu phộng, đậu nành, bắp, hạt cải. Dầu là nguồn chất béo chứa nhiều axít béo thiết yếu và đặc biệt là không chứa Cholesterol nên hiện nay đang được khuyến cáo sử dụng thay cho các loại mỡ động vật,dầu là những chất béo chứa ít axít béo thiết yếu và có nhiều axít béo no bão hoà dễ làm tăng lượng Cholesterol trong máu. Nhu cầu chất béo trong khẩu phần ăn hàng ngày và khả năng tiêu hóa chất béo thay đổi tuỳ đối tượng cụ thể và độ tuổi, nhìn chung tỉ tệ năng lượng cung cấp từ chất béo càng cao ở lứa tuổi càng nhỏ. Ở trẻ còn bú mẹ tỉ lệ chất béo trong khẩu phần chiếm50% và tỉ lệ này giảm dần ở các lứa tuổi lớn hơn. Ở người lớn nhu cầu chất béo chiếm 20 - 25% năng lượng cung cấp. Theo khuyến cáo của Viện Dinh Dưỡng Quốc gia, nhu cầu dầu ăn trung bình của mỗi người trong một tháng là 600g (20g/ngày). Với trẻ nhỏ cần chú ý để mỗi chén thức ăn của trẻ có thêm 1 - 2 muỗng dầu ăn. Với các đối tượng có nguy cơ (Cao huyết áp, tim mạch, các bệnh lý gan, người có Cholesterol máu cao.) cần loại bỏ mỡ động vật khỏi khẩu phần ăn và thay thế bằng dầu thực vật.
II.3 VỊ TRÍ NHÀNH DẦU THỰC VẬT NƯỚC TA HIỆN NAY:
Ngành công nghiệp dầu thực vật đã có quy hoạch tổng thể trình Bộ Công nghiệp từ năm 1995, song chưa có cấp thẩm quyền phê duyệt.
Hiện nay nhu cầu trong nước về dầu thực vật ngày càng tăng với mức tiêu thụ bình quân đầu người tăng từ 0,3 kg/năm vào năm 1990 lên 0,7 kg/năm vào năm 1995; 2,5 kg/năm vào năm 2000 và ước đạt 4 kg/năm vào năm 2005, 6-8 kg/năm vào năm 2010. Công suất toàn ngành năm 1999 là 260 nghìn tấn/năm, mức huy động 75,3% năm 99 và ước đạt 84,6% năm 2000.
Năm 1999 toàn ngành sản xuất được gần 200.000 tấn dầu tinh luyện tăng 200% so với năm 1998. Đặc biệt năm 1998 ngành dầu thực vật đã xuất khẩu đạt 10,6 triệu USD, năm 1999 ước đạt 21 triệu USD.
Về nguyên liệu: hiện nay nguyên liệu trong nước mới đáp ứng được 10% do sản lượng nhỏ, phân tán, giá thành cao nên toàn ngành hiện phải nhập 90% nguyên liệu sản xuất (dầu cọ, dầu nành, dầu cải). Công ty đang cố gắng xây dựng các vùng nguyên liệu tập trung trong khi Nhà nước chưa có chủ trương chính sách phù hợp để phát triển các loại cây có dầu như lạc, dừa, đỗ tương, vừng.
Trong 10 năm qua toàn ngành đã đầu tư đổi mới trang thiết bị hiện đại, liên doanh với nước ngoài xây dựng mới 2 nhà máy tại Quảng Ninh (công suất 120.000 tấn/năm) và Nhà bè (công suất 48.000 tấn/năm) phát huy hiệu quả cao. Giai đoạn 96-2000 toàn ngành đầu tư 790 tỷ đồng từ nguồn vốn tín dụng ưu đãi của Nhà nước, sản xuất có hiệu quả thu hồi vốn nhanh.
Biện pháp và kiến nghị
- Ngành cần có những biện pháp hữu hiệu hơn nữa để đổi mới thiết bị, công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo ra các giống mới có năng suất cao, đầu tư vào vùng nguyên liệu để tăng tỷ lệ nguyên liệu trong nước cho tinh luyện nhằm giảm giá xuống dưới 1USD/lít phù hợp với mức thu nhập còn thấp của người dân.
- Hiện nay năng lực chế biến dầu thực vật đã đạt 350 nghìn tấn (năm 2000) vượt xa nhu cầu trong nước (120-150 nghìn tấn), các cơ sở sản xuất trong nước chưa phát huy hết năng lực đã đầu tư do đó giai đoạn đến 2010 không đầu tư mới các nhà máy tinh luyện dầu ăn nữa.
Một số Nhà máy tinh luyện dầu ở Việt Nam có công suất đáng kể:
- Công ty dầu thực vật Tường An
- Nhà máy dầu thực vật Tân Bình
- Nhà máy dầu thực vật ở Thủ Đức
- Công ty dầu thực vật Bình An
- Nhà máy dầu Hà Bắc
- Nhà máy dầu Golden Hope Nhà Bè
- Nhà máy dầu thực vật Nghệ An
III.CƠ SỞ LÝ THUYẾT.
III.1 CÁC PHƯƠNG PHÁP SẢN XUẤT DẦU THỰC VẬT THÔ:
III.1.1 Giới thiệu một số phương pháp sản xuất dầu thô:
Trong công nghiệp sản xuất đầu tiên ta tiến hành lấy dầu thô từ nguyên liệu, thường sử dụng 2 phương pháp sau:
Phương pháp ép bằng các máy ép có cơ cấu khác nhau.
Phương pháp trích ly bằng dung môi hữu cơ.
Tùy theo loại nguyên liệu nhiều dầu hay ít dầu và mục đích sử dụng dầu mà áp dụng sơ đồ công nghệ khác nhau:
Nguyên liệu nhiều dầu dùng sơ đồ công nghệ ép 2 lần, lần dầu ép sơ bộ thu được dầu chất lượng tốt, lần sau ép kiệt hoặc trích ly để tận dụng triệt để lượng dầu còn lại trong khô dầu
Nguyên liệu ít dầu có thể dùng sơ đồ ép 1 lần hoặc trích ly
Quy hoạch dự kiến công suất trích ly và ép dầu thô ở nước ta trong 2005 và 2010:
Năm
Công suất trích ly dầu (tấn ng.liệu/năm)
Công suất ép
(tấn ng.liệu/năm)
Tổng công suất
(Tấn ng.liệu/năm)
2005
420.000
208.600
628.600
2010
660.000 – 900.000
273.100 – 406.000
933.100– 1.306.000
III.1.2 Ưu điểm - Nhược điểm của 2 phương pháp:
1 Phương pháp ép bằng các máy ép:
Ưu điểm:
Chất lượng dầu đạt được tương đối sạch, phù hợp với sản xuất dầu sống.
Tiết kiệm sức lao động, chi phí sản xuất không cao vì phương pháp này có thể sản xuất qui mô nhỏ.
Khai thác được phần lớn lượng dầu có trong hạt.
Đây là giai đoạn chuẩn bị cho các quá trình tiếp theo.
Nhược điểm:
Tiêu hao nhiều năng lượng.
Thiết bị phức tạp.
Chế độ làm việc phụ thuộc nhiều yếu tố: nhiệt độ, độ ẩm, quá trình chưng sấy…
Vật liệu đưa vào máy ép bị biến đổi về các mặt: hóa lý, vật lý, sinh học,…
Không lấy triệt để được nguồn dầu có trong khô dầu (5%).
2 Phương pháp trích ly bằng dung môi:
Ưu điểm:
Công suất trích ly dầu lớn (ở các nước phát triển 1000 tấn/giờ, cơ sở sản xuất nhỏ cũng đạt 1 tấn/giờ).
Triệt để thu được dầu, hàm lượng dầu còn sót lại trong khô dầu thấp (1%).
Hạn chế biến đổi trong quá trình sản xuất.
Nhược điểm:
Chi phí sản xuất tương đối cao.
Chất lượng dầu thô thu được không bằng phương pháp ép.
Lựa chọn dung môi phải phù hợp.
Một số yếu tố phụ thuộc của môi trường trích ly.
III.2 PHƯƠNG PHÁP TRÍCH LY:
Ngày nay, phương pháp trích ly đã được áp dụng rộng rãi vì nó mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn phương pháp ép và có khả năng tự động hóa cao. Phương pháp trích ly có thể lấy được triệt để hàm lượng dầu có trong nguyên liệu, hàm lượng dầu còn lại 1,8 %, ít hơn nhiều so với phương pháp¸trong bả trích ly khoảng từ 1 6%). Trong thực tế sản xuất, người ta thường kết hợp cả¸thủ công (5 hai phương pháp: ép và trích ly. Ngoài ra, phương pháp trích ly có thể khai thác được những loại dầu có hàm lượng bé trong nguyên liệu và có thể khai thác dầu với năng suất lớn. Tuy nhiên, do dung môi còn khá đắt tiền, các vùng nguyên liệu nằm rải rác không tập trung nên phương pháp này chưa được ứng dụng rộng rãi trong nước ta.
III.2.1 Cơ sở lý thuyết của phương pháp trích ly:
Độ hòa tan vào nhau của hai chất lỏng phụ thuộc vào hằng số điện môi, hai chất lỏng có hằng số điện môi càng gần nhau thì khả năng tan lẫn vào nhau càng lớn. Dầu có hằng số điện ¸ 3,2 các dung môi hữu cơ có hằng số điện môi khoảng 2 ¸môi khoảng 3 10, do đó có thể dùng các dung môi hữu cơ để hòa tan dầu chứa trong nguyên liệu. Như vậy, trích ly dầu là phương pháp dùng dung môi hữu cơ để hòa tan dầu có trong nguyên liệu rắn ở điều kiện xác định. Vì vậy, bản chất của quá trình trích ly là quá trình khuếch tán, bao gồm khuếch tán đối lưu và khuếch tán phân tử. Dung môi dùng để trích ly dầu thực vật phải đạt các yêu cầu sau:
- Có khả năng hòa tan dầu theo bất cứ tỉ lệ nào và không hòa tan các tạp chất khác có trong nguyên liệu chứa dầu,
- Có nhiệt độ sôi thấp để dễ dàng tách ra khỏi dầu triệt để,
- Không độc, không ăn mòn thiết bị, không gây cháy nổ vơi không khí, phổ biến và rẻ tiền.
Trong công nghiệp trích ly dầu thực vật, người ta thường dùng các loại dung môi như hidrocacbua mạch thẳng từ các sản phẩm của dầu mỏ (thường lấy phần nhẹ), hidrocacbua thơm, rượu béo, hidrocacbua mạch thẳng dẫn xuất clo; trong số đó phổ biến nhất là hexan, pentan, propan và butan. Ngoài ra còn có các loại dung môi khác như sau:
- Rượu etilic: thường dùng nồng độ 96%v để trích ly.
- Axêton: chất lỏng có mùi đặc trưng, có khả năng hòa tan dầu tốt. Axêton được xem là dung môi chuyên dùng đối với các nguyên liệu có chứa nhiều phôtphatit vì nó chỉ hòa tan dầu mà không hòa tan phôtphatit.
- Frêon 12: là một loại dung môi khá tốt, không độc, bền với các chất oxy hóa, dễ bay hơi, trơ hóa học với nguyên liệu và thiết bị. Ngoài ra việc sử dụng Frêon 12 cho ta khả năng phòng tránh cháy nổ dễ dàng.
PHẦN 2: QUY TRÌNH SẢN XUẤT DẦU THỰC VẬT
I. QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT DẦU THỰC VẬT
Công nghệ sản xuất dầu thực vật thô: Có hai phương pháp
Phương pháp ép cơ học bằng máy ép.
Phương Pháp trích ly bằng dung môi hữu cơ.
I.1 Phương pháp ép cơ học
1. Sơ đồ khối qui trình công nghệ:
Nguyên liệu
Thu nhận vận chuyển hạt
Làm sạch
Tạp chất
Sấy hạt
Đóng thùng
Bảo quản
bảo quản
Bóc tách vỏ
Vỏ
Nghiền
Chưng sấy
Ép sơ bộ
Khô dầu
Dầu
Nghiền
Cặn dầu
Làm sạch
Chưng sấy
Đóng thùng
Ép kiệt hoặc trích li
Bảo quản
Sản phẩm
Cặn dầu
Làm sạch
Đóng bao
Đóng thùng
Bảo quản
Sản phẩm
Sản phẩm
.Thuyết minh qui trình công nghệ:
Thu nhận vận chuyển hạt:
Nguyên liệu (hạt) sau khi đạt đến độ thu hoạch (già, chín…) thì ta thu hoạch, phơi khô,… và vận chuyển đến nơi sản xuất.
b. Làm sạch:
Hạt sau khi thu hoạch thường có lẫn các tạp chất vô cơ, hữu cơ. Vì vậy, cần phải làm sạch để loại bỏ các tập chất trước khi đưa vàp bảo quản hay chế biến.
Mục đích: nâng cao hiệu suất ép dầu và chất lượng sản phẩm.
c. Sấy hạt:
Quả, hạt dầu trước khi đưa vào kho bảo quản cần phải phơi khô hoặc sấy khô đến độ ẩm an toàn (8 – 14%). Độ ẩm cao dễ làm hạt bị hư hỏng, nấm, mốc do vi sinh vật hoạt động
Mục đích:
Giảm khối l