Báo cáo tài chính là hệ thống báo cáo tổng hợp được xử lý bởi “ công nghệ kế toán”, cung cấp thông tin tài chính cho các đối tượng sử dụng để đưa ra các quyết định kinh tế. Báo cáo tài chính là nguồn thông tin quan trọng không chỉ đối với doanh nghiệp mà còn đối với đối tượng bên ngoài doanh nghiệp như các cơ quan quản lý nhà nước, các nhà đầu tư, các chủ nợ Mỗi một đối tượng quan tâm đến thông tin của doanh nghiệp ở những khía cạnh khác nhau. Ngoài ra, các báo cáo tài chính cũng chính là đối tượng trực tiếp của các công ty kiểm toán độc lập để xác minh tính trung thực và hợp lý của các thông tin trên báo cáo nhằm phục vụ cho đối tượng liên quan. Với vai trò quan trọng đó, đòi hỏi các báo cáo tài chính cần được trình bày một cách rõ ràng, kịp thời và dễ hiểu, trung thực và hợp lý để những người sử dụng thông tin đó có một sự đánh giá chính xác về tình hình tài chính của doanh nghiệp.
Báo cáo tài chính có 4 loại chủ yếu, cung cấp cho người sử dụng thông tin về tình hình tài chính, kết quả kinh doanh, sự luân chuyển của các luồng tiền và cả việc thực hiện kế hoạch tích luỹ trong từng kỳ kế toán của doanh nghiệp, trong đó Bảng cân đối kế toán là loại báo cáo tài chính quan trọng nhất, không thể thiếu trong bất cứ loại hình doanh nghiệp nào, phản ánh thực trạng tài chính của doanh nghiệp ở bất kỳ thời điểm nào trong niên độ kế toán.
Trong phạm vi đề tài này, em xin trình bày một số ý kiến về kết cấu bảng cân đối kế toán nhằm cung cấp thông tin cho người sử dụng bên ngoài doanh nghiệp một cách có hiệu quả nhất.
Kết cấu của đề tài:
Lời mở đầu
Nội dung
I. Lý luận chung về trình bày Bảng cân đối kế toán
1. Đối tượng của hạch toán kế toán
2. Nguyên tắc và yêu cầu xây dựng kết cấu của Bảng cân đối kế toán
3. Hình thức trình bày Bảng cân đối kế toán
II. Quy định của chế độ hiện hành về trình bày Bảng cân đối kế toán
1. Khái quát các văn bản
2. Trình bày Bảng cân đối kế toán theo chế độ hiện hành
III. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện trình bày Bảng cân đối kế toán
1. Về cách thức trình bày Bảng cân đối kế toán
2. Một số chỉ tiêu trên Bảng cân đối kế toán
Kết luận
22 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2682 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Quy định của chế độ hiện hành về trình bày Bảng cân đối kế toán, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu
Báo cáo tài chính là hệ thống báo cáo tổng hợp được xử lý bởi “ công nghệ kế toán”, cung cấp thông tin tài chính cho các đối tượng sử dụng để đưa ra các quyết định kinh tế. Báo cáo tài chính là nguồn thông tin quan trọng không chỉ đối với doanh nghiệp mà còn đối với đối tượng bên ngoài doanh nghiệp như các cơ quan quản lý nhà nước, các nhà đầu tư, các chủ nợ… Mỗi một đối tượng quan tâm đến thông tin của doanh nghiệp ở những khía cạnh khác nhau. Ngoài ra, các báo cáo tài chính cũng chính là đối tượng trực tiếp của các công ty kiểm toán độc lập để xác minh tính trung thực và hợp lý của các thông tin trên báo cáo nhằm phục vụ cho đối tượng liên quan. Với vai trò quan trọng đó, đòi hỏi các báo cáo tài chính cần được trình bày một cách rõ ràng, kịp thời và dễ hiểu, trung thực và hợp lý để những người sử dụng thông tin đó có một sự đánh giá chính xác về tình hình tài chính của doanh nghiệp.
Báo cáo tài chính có 4 loại chủ yếu, cung cấp cho người sử dụng thông tin về tình hình tài chính, kết quả kinh doanh, sự luân chuyển của các luồng tiền và cả việc thực hiện kế hoạch tích luỹ trong từng kỳ kế toán của doanh nghiệp, trong đó Bảng cân đối kế toán là loại báo cáo tài chính quan trọng nhất, không thể thiếu trong bất cứ loại hình doanh nghiệp nào, phản ánh thực trạng tài chính của doanh nghiệp ở bất kỳ thời điểm nào trong niên độ kế toán.
Trong phạm vi đề tài này, em xin trình bày một số ý kiến về kết cấu bảng cân đối kế toán nhằm cung cấp thông tin cho người sử dụng bên ngoài doanh nghiệp một cách có hiệu quả nhất.
Kết cấu của đề tài:
Lời mở đầu
Nội dung
Lý luận chung về trình bày Bảng cân đối kế toán
1. Đối tượng của hạch toán kế toán
Nguyên tắc và yêu cầu xây dựng kết cấu của Bảng cân đối kế toán
Hình thức trình bày Bảng cân đối kế toán
Quy định của chế độ hiện hành về trình bày Bảng cân đối kế toán
Khái quát các văn bản
Trình bày Bảng cân đối kế toán theo chế độ hiện hành
Một số giải pháp nhằm hoàn thiện trình bày Bảng cân đối kế toán
Về cách thức trình bày Bảng cân đối kế toán
Một số chỉ tiêu trên Bảng cân đối kế toán
Kết luận
Nội dung
I. Lý luận chung về trình bày bảng cân đối kế toán
Đối tượng của hạch toán kế toán
Kế toán ghi nhận, đo lường, đánh giá hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp dưới hình thức giá trị. Khi doanh nghiệp thực hiện các nghiệp vụ kinh tế tài chính gắn liền với các quá trình hoạt động kinh doanh, các nghiệp vụ này tác động đến sự biến đổi của vốn kinh doanh, và sự biến đổi này được ghi nhận trên hai góc độ: Tài sản kinh doanh ( là vốn kinh doanh được biểu hiện trong những hình thái tồn tại của chúng, ví dụ như: nhà cửa, máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu, hàng hoá...) và vốn kinh doanh ( nguồn vốn kinh doanh ) hay là nguồn hình thành tài sản kinh doanh ( vốn của chủ sở hữu, nhà đầu tư, người cho vay...).
Như vậy, đối tượng của kế toán ( đối tượng ghi nhận, đo lường, đánh giá của kế toán) là tài sản, nguồn vốn kinh doanh, chi phí, doanh thu và thu nhập khác.
Khái niệm và phân loại “ Tài sản kinh doanh”:
Khái niệm “ Tài sản kinh doanh”
Tài sản kinh doanh là nguồn lực kinh tế do một doanh nghiệp làm chủ sở hữu hay đang kiểm soát và có thể thu được lợi ích kinh tế trong tương lai.
Theo định nghĩa về tài sản, thì tài sản được trình bày trên bảng cân đối kế toán, gồm:
Tài sản thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp:
Tài sản không thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp nhưng do doanh nghiệp kiểm soát và sẽ được sử dụng để tạo ra lợi ích trong tương lai từ chúng, cũng là đối tượng của kế toán và được trình bày trong khoản mục tài sản của báo cáo tài chính.
Hoặc tài sản thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp và thu được lợi ích kinh tế trong tương lai nhưng có thể không kiểm soát được về mặt pháp lý, như bí quyết kỹ thuật thu được từ hoạt động triển khai có thể thoả mãn các điều kiện trong định nghĩa về tài sản khi các bí quyết đó còn giữ được bí mật và doanh nghiệp còn thu được lợi ích kinh tế.
Phân loại “ Tài sản kinh doanh “
Căn cứ vào thời hạn tài sản được thu hồi hay thanh toán trước và sau 12 tháng tới ( hoặc hơn một chu kỳ kinh doanh bình thường) kể từ ngày kết thúc niên độ kế toán, và chức năng của nó trong quá trình hoạt động kinh doanh: Tài sản kinh doanh của doanh nghiệp trong kế toán được phân thành hai nhóm cơ bản sau:
Tài sản ngắn hạn.
Tài sản dài hạn
Theo quy định tại thông tư số 23/2005/TT-BTC ngày 30-3-2005, thì tiêu chí phân loại tài sản thành ngắn hạn và dài hạn, cụ thể như sau:
Đối với doanh nghiệp có chu kỳ kinh doanh bình thường trong vòng 12 tháng, thì tài sản và nợ phải trả được phân thành ngắn hạn và dài hạn theo điều kiện:
+ Tài sản và nợ phải trả được thu hồi hay thanh toán trong vòng 12 tháng tới kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm, được xếp vào loại ngắn hạn;
+ Tài sản và nợ phải trả được thu hồi hay thanh toán ssau 12 tháng tới kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm, được xếp vào loại dài hạn.
Đối với doanh nghiệp có chu kỳ kinh doanh bình thường dài hơn 12 tháng, thì tài sản và nợ phải trả được phân thành ngắn hạn và dài hạn theo điều kiện sau:
+ Tài sản và nợ phải trả được thu hồi hay thanh toán trong vòng một chu kỳ kinh doanh bình thường, được xếp vào loại ngắn hạn;
+ Tài sản và nợ phải trả được thu hồi hay thanh toán trong thời gian dài hơn một chu kỳ kinh doanh bình thường, được xếp vào loại dài hạn.
Đối với các doanh nghiệp do tính chất hoạt động không thể dựa vào chu kỳ kinh doanh để phân biệt giữa ngắn hạn và dài hạn, thì các tài sản và nợ phải trả được trình bày theo tính thanh khoản giảm dần.
Khái niệm và phân loại “Nguồn vốn kinh doanh”
Nguồn vốn kinh doanh là những quan hệ tài chính mà thông qua đó doanh nghiệp có thể khai thác hay huy động một số tiền nhất định để đầu tư tài sản. Nguồn vốn cho biết tài sản của doanh nghiệp do đâu mà có và doanh nghiệp phải có trách nhiệm kinh tế pháp lý gì đối với tài sản của mình. Do đó, căn cứ vào nguồn hình thành, toàn bộ tài sản của doanh nghiệp có thể được hình thành từ hai nguồn: Nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu.
Nợ phải trả:
Là các khoản mà doanh nghiệp có trách nhiệm phải trả cho các cá nhân hoặc tổ chức khác bằng tiền hay bằng các giá trị kinh tế khác như: trả bằng tài sản khác; cung cấp dịch vụ; thay thế nghĩa vụ này bằng nghĩa vụ khác; chuyển đổi nghĩa vụ phải trả thành nguồn vốn chủ sở hữu.
Các khoản nợ phải trả thể hiện nguồn vốn vay hình thành tài sản và được đánh giá bằng tiền, nó liên quan đén một sự giảm nguồn lực trong tương lai và trách nhiệm trả nợ của doanh nghiệp; hoặc hàng hoá hay dịch vụ sẽ được chuyển giao trong tương lai để thanh toán một khoản nợ phải trả phát sinh từ một giao dịch trong quá khứ.
Vốn chủ sở hữu
- Là phần giá trị tài sản còn lại sau khi trừ đi các khoản nợ phải trả, do chủ sở hữu đóng góp hoặc do hoạt động kinh doanh mang lại. Đây không phải là một khoản nợ và doanh nghiệp không có trách nhiệm phải thanh toán.
2. Nguyên tắc và yêu cầu xây dựng kết cấu của Bảng cân đối kế toán
2.1. Nguyên tắc lập và trình bày Bảng cân đối kế toán
Theo quy định tại chuẩn mực số 21 " Trình bày báo cáo tài chính", khi lập và trình bày Bảng cân đối kế toán phải tuân thủ các nguyên tắc chung về lập và trình bày Báo cáo tài chính, nhưng không được áp dụng " nguyên tắc bù trừ":
2.1.1. Nguyên tắc hoạt động liên tục
Nguyên tắc này đòi hỏi khi lập và trình bày Bảng cân đối kế toán, giám đốc hoặc người đứng đầu doanh nghiệp cần phải đánh giá về khả năng hoạt động liên tục của doanh nghiệp. Nguyên tắc hoạt động liên tục cho biết doanh nghiệp đang hoạt động liên tục và sẽ tiếp tục hoạt động kinh doanh bình thường trong tương lai gần, trừ khi doanh nghiệp có ý định cũng như buộc phải ngừng hoạt động, hoặc phải thu hẹp đáng kể quy mô hoạt động của mình. Để đánh giá khả năng hoạt động liên tục của doanh nghiệp, giám đốc ( hoặc người đứng đầu) doanh nghiệp cần phải xem xét đến mọi thông tin có thể dự đoán được tối thiểu trong vòng 12 tháng tới kể từ ngày kết thúc niên độ kế toán.
2.1.2. Nguyên tắc cơ sở kế toán dồn tích
Nguyên tắc này đòi hỏi Bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp phải được lập theo cơ sở kế toán dồn tích, ngoại trừ các thông tin liên quan đến các luồng tiền. Điều đó có nghĩa là: Các giao dịch và sự kiện được ghi nhận vào thời điểm phát sinh, không căn cứ vào thời điểm thực thu, thực chi tiền và được ghi nhận vào sổ kế toán và Bảng cân đối kế toán của các kỳ kế toán liên quan.
2.1.3. Nguyên tắc nhất quán
Nguyên tắc nhất quán yêu cầu việc trình bày và phân loại các khoản mục trong Bảng cân đối kế toán phải nhất quán từ niên độ này sang niên độ khác, trừ khi có sự thay đổi đáng kể về bản chất các hoạt động của doanh nghiệp hoặc khi xem xét lại việc trình bày Bảng cân đối kế toán cho thấy rằng cần phải thay đổi để có thể trình bày một cách hợp lý hơn các giao dịch và các sự kiện; hoặc một chuẩn mực kế toán khác yêu cầu có sự thay đổi trong việc trình bày.
Nguyên tắc nhất quán cũng cho phép doanh nghiệp có thể trình bày bảng cân đối kế toán theo một cách khác khi mua sắm hoặc thanh lý lớn các tài sản, hoặc khi xem xét lại cách trình bày Bảng cân đối kế toán. Việc thay đổi cách trình bày Bảng cân đối kế toán chỉ được thực hiện khi cấu trúc trình bày mới sẽ được duy trì lâu dài trong tương lai hoặc nếu lợi ích của cách trình bày mới được xác định rõ ràng. Khi có sự thay đổi, thì doanh nghiệp phải phân loại các thông tin mang tính so sánh sao cho bảo đảm tính so sánh được của chỉ tiêu và phải giải trình lý do và ảnh hưởng của sự thay đổi này trong phần thuyết minh báo cáo tài chính.
2.1.4. Nguyên tắc trọng yếu
Trọng yếu là nguyên tắc cho thấy, một thông tin được coi là trọng yếu nếu không trình bày hoặc trình bày thiếu chính xác của thông tin đó có thể làm sai lệch đáng kể bảng cân đối kế toán, làm ảnh hưởng đến quyết định kinh tế của người sử dụng Bảng cân đối kế toán. Tính trọng yếu phụ thuộc vào quy mô và tính chất của các khoản mục được đánh giá trong các tình huống cụ thể nếu các khoản mục này không được trình bày riêng biệt. Nguyên tắc trọng yếu đòi hỏi từng khoản mục trọng yếu phải được trình bày riêng biệt trong bảng cân đối kế toán. Các khoản mục không trọng yếu thì không phải trình bày riêng rẽ mà được tập hợp vào những khoản mục có cùng tính chất hoặc chức năng trong Bảng cân đối kế toán hoặc trình bày trong thuyết minh báo cáo tài chính.
Nguyên tắc trọng yếu không bắt buộc doanh nghiệp phải nhất thiết tuân thủ các quy định về trình bày báo cáo tài chính của các chuẩn mực kế toán cụ thể nếu các thông tin đó không có tính trọng yếu.
2.1.5. Nguyên tắc so sánh
Nguyên tắc so sánh đòi hỏi Bảng cân đối kế toán năm phải trình bày số liệu so sánh theo từng chỉ tiêu tương ứng được lập vào cuối kỳ kế toán năm trước gần nhất ( Số đầu năm ); bảng cân đối kế toán quý phải trình bày số liệu so sánh từng chỉ tiêu tương ứng được lập vào cuối kỳ kế toán năm trước gần nhất ( Số đầu năm).
2.2. Yêu cầu lập và trình bày bảng cân đối kế toán
Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 21 " Trình bày báo cáo tài chính" yêu cầu bảng cân đối kế toán phải được trình bày một cách trung thực và hợp lý, phản ánh chính xác tình hình tài chính của doanh nghiệp. Để đảm bảo yêu cầu trung thực và hợp lý, bảng cân đối kế toán phải được lập và trình bày trên cơ sở tuân thủ các chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán và các quy định có liên quan hiện hành.
Trường hợp doanh nghiệp sử dụng chính sách kế toán khác với quy định của chuẩn mực và chế độ kế toán Việt Nam, không được coi là tuân thủ chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành dù đã thuyết minh đầy đủ trong chính sách kế toán cũng như trong phần thuyết minh báo cáo tài chính.
Để lập và trình bày Bảng cân đối kế toán trung thực và hợp lý, doanh nghiệp phải lựa chọn và áp dụng các chính sách kế toán phù hợp với các quy định của từng chuẩn mực kế toán. Trong trường hợp chưa có quy định ở chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán hiện hành, doanh nghiệp phải căn cứ vào chuẩn mực để xây dựng các phương pháp kế toán hợp lý nhằm đảm bảo bảng cân đối kế toán cung cấp được thông tin đáp ứng nhu cầu ra quyết định kinh tế của người sử dụng. Đồng thời bảng cân đối kế toán phải bảo đảm độ tin cậy của thông tin, phản ánh đúng bản chất kinh tế của các giao dịch và sự kiện không chỉ đơn thuần phản ánh hình thức hợp pháp của chúng; trình bày khách quan, không thiên vị; tuân thủ nguyên tắc thận trọng và trình bày đầy đủ các thông tin, kể cả các chính sách kế toán, nhằm đảm bảo cung cấp thông tin phù hợp, đáng tin cậy, so sánh đựơc và dễ hiểu, kể cả các thông tin bổ sung khi quy định trong chuẩn mực kế toán không đủ để giúp cho người sử dụng hiểu được tác động của những giao dịch hoặc những sự kiện cụ thể đến tình hình tài chính, tình hình và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
3. Hình thức trình bày của Bảng cân đối kế toán
3.1. Đặc điểm của bảng cân đối kế toán
Phản ánh một cách tổng quát toàn bộ tài sản của doanh nghiệp theo một hệ thống các chỉ tiêu được quy định thống nhất.
Phản ánh tình hình tài sản theo hai cách phân loại: Kết cấu của Tài sản và nguồn hình thành tài sản.
Phản ánh tài sản dưới hình thái giá trị ( dùng thước đo bằng tiền )
Phản ánh tình hình tài sản tại một thời điểm được quy định ( cuối tháng, cuối quý hoặc cuối năm )
Bảng cân đối kế toán là nguồn thông tin tài chính hết sức quan trọng trong công tác quản lý của bản thân doanh nghiệp cũng như nhiều đối tượng khác ở bên ngoài trong đó có các cơ quan chức năng của nhà nước. Do vậy Bảng cân đối kế toán phải được lập đúng theo mẫu quy định, phản ánh trung thực tình hình tài sản của doanh nghiệp và phải nộp cho các đối tượng có liên quan đúng thời hạn quy định.
3.2. Kết cấu của bảng cân đối kế toán
3.2.1. Kết cấu tổng thể của Bảng cân đối kế toán:
a) Nếu chia làm 2 bên thì bên trái phản ánh kết cấu của tài sản, gọi là bên tài sản; bên phải phản ánh nguồn hình thành tài sản, gọi là bên nguồn vốn.
b) Nếu chia làm 2 phần thì phần trên phản ánh tài sản, phần dưới phản ánh nguồn vốn.
3.2.2. Kết cấu từng bên của Bảng cân đối kế toán
Đối với doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp nhà nước:
Ban hành theo quyết định số 167/2000/ QĐ - BTC ngày 25-10-2000 và sửa đổi, bổ sung theo thông tư số 23/2005/ TT – BTC ngày 30-3-2005 của bộ trưởng Bộ tài chính:
Bên tài sản chia thành 2 loại:
Loại A: Tài sản ngắn hạn
Loại B: Tài sản dài hạn
Bên nguồn vốn cũng chia thành 2 loại:
Loại A: Nợ phải trả
Loại B: Vốn chủ sở hữu
Đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ:
Ban hành theo quyết định số 1177 TC/ QĐ/ CĐKT ngày 23-12-1996, quy định sửa đổi, bổ sung chế độ kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ theo quyết định số 144/2001/ QĐ - BTC ngày 21-12-2001 của Bộ tài chính:
Bên tài sản chia làm 2 loại:
Loại I: Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn
Loại II: Tài sản lưu động và đầu tư dài hạn
Bên nguồn vốn cũng chia làm 2 loại:
Loại I: Nợ phải trả
Loại II: Nguồn vốn chủ sở hữu
Do yêu cầu về quy mô và trình độ kế toán, quản lý của hai loại hình doanh nghiệp có sự khác nhau nên một số khoản mục chủ yếu được trình bày trên Bảng cân đối kế toán của hai loại hình doanh nghiệp cũng có sự khác nhau.
3.2.3. Phương pháp chung lập Bảng cân đối kế toán
Cột “ Số đầu năm”: Số liệu để ghi vào cột “ Số đầu năm” của Bảng cân đối kế toán được căn cứ vào số liệu ở cột “ Số cuối kỳ” của Bảng cân đối kế toán cuối niên độ kế toán trước để ghi vào các chỉ tiêu tương ứng.
Cột “ Số cuối kỳ”: Số liệu để ghi vào cột “ Số cuối kỳ” được căn cứ vào số dư của các tài khoản ( cấp 1, cấp 2) trên các sổ kế toán có liên quan đã khoá sổ ở thời điểm lập Bảng cân đối kế toán để ghi, cụ thể:
Những chỉ tiêu trên bảng cân đối kế toán có nội dung phù hợp với số dư của các tài khoản thì căn cứ trực tiếp vào số dư để ghi vào các chỉ tiêu tương ứng theo nguyên tắc: Số dư Nợ của tài khoản ghi vào các chỉ tiêu tương ứng ở phần “ Tài sản”; còn số dư Có của các tài khoản ghi vào các chỉ tiêu tương ứng ở phần “ Nguồn vốn”.
Các chỉ tiêu ngoài Bảng cân đối kế toán phản ánh những tài sản không thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp nhưng đang thuộc quyền quản lý hoặc sử dụng của doanh nghiệp hoặc một số chỉ tiêu bổ sung không thể phản ánh trong Bảng cân đối kế toán. Do các tài khoản ngoài Bảng cân đối kế toán có đặc điểm là các tài khoản ghi đơn, có số dư Nợ nên căn cứ trực tiếp vào số dư Nợ cuối kỳ trên sổ Cái để ghi trực tiếp vào các chỉ tiêu tương ứng.
II. Quy định của chế độ hiện hành về trình bày Bảng cân đối kế toán
1. Khái quát các văn bản
Do vai trò quan trọng của Báo cáo tài chính nói chung và Bảng cân đối kế toán nói riêng trong việc phản ánh tổng quát tình hình hoạt động kinh doanh, thực trạng tài chính, kết quả kinh doanh mà các doanh nghiệp đạt được và cả việc thực hiện kế hoạch tích luỹ như thế nào trong từng kỳ kế toán để đáp ứng tốt nhất mọi nhu cầu của người sử dụng thông tin trên Bảng cân đối kế toán, từ năm 1995 đến nay Bộ tài chính đã liên tục ra các quyết định và các thông tư hướng dẫn, bổ sung chế độ Báo cáo tài chính, trong đó có sự sửa đổi, bổ sung các chỉ tiêu trên Bảng cân đối kế toán.
Quyết định số 1141 TC/QĐ - CĐKT ban hành ngày 1/11/1995 của Bộ Tài chính:
Về hệ thống chế độ kế toán doanh nghiệp, được áp dụng thống nhất trong phạm vi cả nước từ 1/1/1996 cho tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực kinh doanh (sản xuất, thương mại, dịch vụ…), mọi thành phần kinh tế ( Nhà nước, liên doanh, hợp tác xã, tư nhân, doanh nghiệp cổ phần…).
Cách thức trình bày và các chỉ tiêu trên Bảng cân đối kế toán được trình bày trong quyết định này như sau:
Phần tài sản được phân chia thành:
Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn – Mã số 100
Phản ánh tổng giá trị tài sản lưu động và các khoản đầu tư ngắn hạn có đến thời điểm báo cáo, bao gồm vốn bằng tiền, các khoản đầu tư ngắn hạn, các khoản phải thu và giá trị tài sản dự trữ cho quá trình sản xuất kinh doanh, chi phí sự nghiệp đã chi nhưng chưa được quyết toán.
Tiền – Mã số 110
Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ số tiền hiện có của doanh nghiệp bao gồm tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, và tiền đang chuyển.
Tiền mặt tại quỹ – Mã số 111:
Phản ánh số tiền mặt và ngân phiếu thực tồn quỹ( bao gồm cả tiền Việt Nam và ngoại tệ); giá trị vàng bạc, đá quý, kim khí quý đang được giữ tại quỹ.
Tiền gửi ngân hàng – Mã số 112:
Phản ánh số tiền thực có gửi ở ngân hàng bao gồm cả tiền Việt Nam và ngoại tệ; giá trị vàng bạc, kim khí quý, đá quý còn gửi ở ngân hàng. Trong trường hợp doanh nghiệp có tiền gửi ở các tổ chức tín dụng khác thì số dư tiền gửi có đến vào thời điểm báo cáo cũng được phản ánh trong chỉ tiêu này.
Tiền đang chuyển – Mã số 113:
Phản ánh số tiền mặt, séc đang chuyển, hoặc đang làm thủ tục tại ngân hàng ( như thẻ thanh toán, thẻ tín dụng) bao gồm cả tiền Việt Nam và ngoại tệ.
Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn – Mã số 120
Đầu tư chứng khoán ngắn hạn – Mã số 121:
Phản ánh giá trị các khoản tiền mua cổ phiếu và trái phiếu có thời hạn thu hồi vốn dưới 1 năm với mục đích để bán bất kỳ lúc nào.
Đầu tư ngắn hạn khác – Mã số 128:
Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn – Mã số 129:
Chỉ tiêu này phản ánh khoản dự phòng giảm giá của các khoản đầu tư ngắn hạn tài thời điểm báo cáo. Số liệu chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn.
Các khoản phải thu – Mã số 130
Phải thu của khách hàng – Mã số 131:
Phản ánh số tiền còn phải thu của người mua tại thời điểm báo cáo.
Trả trước cho người bán – Mã số 132:
Phản ánh số tiền đã trả trước cho người bán mà chưa nhận sản phẩm, hàng hoá và dịch vụ tài thời điểm báo cáo. Căn cứ trên tổng số dư Nợ tài khoản 331 mở theo từng người bán trên sổ chi tiết thanh toán.
Phải thu nội bộ – Mã số 133:
Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh các khoản phải thu trong nội bộ giữa đơn vị chính với các đơn vị trực thuộc và giữa các đơn vị trực thuộc với nhau trong mối quan hệ về giao vốn và các khoản thanh toán khác, gồm:
Vốn kinh doanh ở các đơn vị trực thuộc – Mã số 134:
Chỉ tiêu này ghi trên Bảng cân đối kế toán riêng của đơn vị chính phản ánh số vốn kinh doanh đã giao cho các đơn vị trực thuộc. Khi lập Bảng cân đối kế toán của toàn doanh nghiệp, chỉ tiêu này được bù trừ với chỉ tiêu nguồn vốn kinh doanh ( mã số 411) trên Bảng cân đối kế toán của các đơn vị trực thuộc, phần vốn nhận của đơn vị chính.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Nợ TK