Quy trình công nghệ nhà máy xử lý nước thải tập trung khu công nghiệp Tân Bình

Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển nhanh chóng của đất nước, ngành công nghiệp Việt Nam đã có những tiến bộ không ngừng cả về số lượng các nhà máy cùng chủng loại các sản phẩm và chất lượng ngày càng được cải thiện, đóng một vai trò đáng kể trong nền kinh tế quốc dân. Bên cạnh những tác động tích cực do ngành công nghiệp mang lại thì cũng phải kể đến những tác động tiêu cực, trong đó, nước thải phát sinh trong quá trình sản xuất và sinh hoạt là một nguyên nhân gây nên ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến môi trường sống và sức khỏe của con người. Trong KCN có nhiều nhà máy hoạt động trong nhiều lĩnh vực sản xuất, khối lượng và tính chất của nước thải khá phức tạp vì vậy nước thải sinh hoạt và công nghiệp, đặc biệt là ngành công nghiệp hóa chất từ KCN gây ra ô nhiễm nặng nề đối với môi trường nước và ngày càng trở thành vấn đề cấp bách mang tính xã hội và chính trị cộng đồng. Việc xử lý loại nước thải trên là rất quan trọng trước khi thải ra môi trường. Nên nhà máy xử lý nước thải là một phân khu không thể thiếu đối với mỗi KCN. Nhận định được điều đó, công ty Tanimex đã xây dựng hệ thống xử lý nước thải đáp ứng nhu cầu xử lý toàn bộ H2O phát sinh của các doanh nghiệp trong KCN Tân Bình.

docx71 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 6442 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Quy trình công nghệ nhà máy xử lý nước thải tập trung khu công nghiệp Tân Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập -Tự do - Hạnh phúc ==================== NHẬN XÉT THỰC TẬP TỐT NHIỆP Họ và tên sinh viên: .................................................. ....................................................... Ngày sinh: .................................................. ...................................................................... Lớp: .................................................. ...............................Hệ: .......................................... Khoa: …………………………………………….. Trường:……………………………………………. Thực tập tại:................................................. .................................................................... Địa chỉ: ................................................. ........................................................................... Thời gian thực tập từ ngày........tháng ....... năm 201.. đến ngày...... tháng ..... năm 201... Cán bộ hướng dẫn thực tập:............................................................................................. Nội dung thực tập:............................................................................................................. ............................................................................................................................................ 1. Về tinh thần, thái độ, ý thức tổ chức kỷ luật: ............................................................................................................................................ .................................................. ......................................................................................... ......................................................................... .................................................................. 2, Về công việc được giao: ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................... .................................................. ........................................................... …………….., ngày ..........tháng..........năm 201..... Xác nhận của đơn vị thực tập  Cán bộ hướng dẫn  Người đại diện NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN Ngày ….tháng ….năm …. Ký tên NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN Ngày ….tháng ….năm …. Ký tên LỜI CẢM ƠN Đầu tiên chúng em xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới các thầy cô trong khoa Môi Trường và Công Nghệ Sinh Học đã dạy dỗ và dìu dắt chúng em trong suốt 4 năm học tại ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP HỒ CHÍ MINH. Chúng em cũng gửi lời cảm ơn tới thầy giáo Lâm Vĩnh Sơn đã giúp chúng em đến với cơ quan thực tập rất là phù hợp đó là NHÀ MÁY XỬ LÝ NƯỚC THẢI TẬP TRUNG KHU CÔNG NGHIỆP TÂN BÌNH. Sau 4 tuần thực tập tại nhà máy, chúng em luôn cố gắng vận dụng tất cả các kiến thức mà mình đã học ở trường vào thực tiễn. Chúng em đã được tìm hiểu và tiếp thu thêm các kiến thức mới và tiếp xúc với các trang thiết bị tại nhà máy. Tuy còn những hạn chế cần phải học tập và phát huy hơn nhưng chúng em tin rằng mình sẽ đủ sức trở thành 1 người công nhân của ngành và hoàn thành tốt những nhiệm vụ được giao trong thời gian tới. Qua kì thưc tập cũng như để hoàn thành bài báo cáo này, em xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu và tập thể Thầy Cô ở trường đã hết lòng quan tâm, giảng dạy và giúp đỡ em. Về phía đơn vị thực tập em xin cảm ơn: Ban Quản Lý Hạ Tầng KCN Tân Bình cùng các anh chị tại “NHÀ MÁY XỬ LÝ NƯỚC THẢI TẬP TRUNG KHU CÔNG NGHIỆP TÂN BÌNH”, đã tạo điều kiện tốt cũng như cung cấp các số liệu cần thiết cho chúng em trong thời gian thực tập. Chúng em xin chân thành cảm ơn tập thể anh, chị của nhà máy đã động viên dìu dắt, giúp đỡ cũng như truyền lại cho chúng em những kinh nghiệm quý báu! Chúng em xin chân Thành Cảm Ơn! Tp. Hồ Chí Minh Ngày 20 Tháng 3 Năm 2013 LỜI GIỚI THIỆU Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển nhanh chóng của đất nước, ngành công nghiệp Việt Nam đã có những tiến bộ không ngừng cả về số lượng các nhà máy cùng chủng loại các sản phẩm và chất lượng ngày càng được cải thiện, đóng một vai trò đáng kể trong nền kinh tế quốc dân. Bên cạnh những tác động tích cực do ngành công nghiệp mang lại thì cũng phải kể đến những tác động tiêu cực, trong đó, nước thải phát sinh trong quá trình sản xuất và sinh hoạt là một nguyên nhân gây nên ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến môi trường sống và sức khỏe của con người. Trong KCN có nhiều nhà máy hoạt động trong nhiều lĩnh vực sản xuất, khối lượng và tính chất của nước thải khá phức tạp vì vậy nước thải sinh hoạt và công nghiệp, đặc biệt là ngành công nghiệp hóa chất từ KCN gây ra ô nhiễm nặng nề đối với môi trường nước và ngày càng trở thành vấn đề cấp bách mang tính xã hội và chính trị cộng đồng. Việc xử lý loại nước thải trên là rất quan trọng trước khi thải ra môi trường. Nên nhà máy xử lý nước thải là một phân khu không thể thiếu đối với mỗi KCN. Nhận định được điều đó, công ty Tanimex đã xây dựng hệ thống xử lý nước thải đáp ứng nhu cầu xử lý toàn bộ H2O phát sinh của các doanh nghiệp trong KCN Tân Bình. Sau thời gian thực tập em đã hoàn thành bài báo cáo với đề tài : “Quy trình công nghệ của nhà máy xử lý nước thải tập trung KCN Tân Bình”. Bài báo cáo thực tập của em còn nhiều thiếu sót kính mong quý thầy và các anh chị đóng góp ý kiến để bài báo cáo của em được hoàn thiện hơn. Tp. Hồ Chí Minh Ngày 20 Tháng 3 Năm 2013 Lời cảm ơn: Lời giới thiệu CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TANIMEX. Giới thiệu công ty Tanimex. Tên đầy đủ của công ty : Công Ty Sản Xuất Kinh Doanh Xuất Nhập Khẩu Dịch Vụ Và Đầu Tư Tân Bình. Tên giao dịch: Tan Binh Import Joint stock corporation. Tên viết tắt: TANIMEX. Trụ sở chính: 89 Lý Thường Kiệt, P.9, Quận Tân Bình, TP.HCM. Điện thoại: (84.8)38686378 – (84.8)38686377 Fax: (08)38642060 Email: tanimex@tanimex.com.vn Website: www.tanimex.com.vn; www.tanimex.vn MST: 0301464904 Văn phòng tại khu công nghiệp (KCN) Tân Bình. Địa chỉ: 108 Tây Thạnh, F.15, Q. Tân Bình, Tp Hồ Chí Minh. Điện thoại: 8150037 – 8161254 – 8152435 – 8152434. Fax: 84.8.8150074 Email: kcntanbinh@hcm.fpt.vn Lịch sử hình thành và phát triển công ty Tanimex. Lịch sử hình thành. Công ty Cổ Phần Sản Xuất Kinh Doanh Xuất Nhập Khẩu Dịch Vụ và Đầu tư Tân Bình (Tanimex) tiền thân là Công ty dịch vụ và cung ứng Xuất khẩu tháng 8/1989 được thành lập theo Quyết định số 1920/QĐ-UB ngày 11 tháng 11 năm 1981 của Uỷ Ban Nhân Dân Quận Tân Bình. Tháng 8/1989 và 1992, qua hai lần đổi tên, Công ty Sản Xuất Kinh Doanh Xuất Nhập Khẩu Dịch Vụ và Đầu Tư Tân Bình – gọi tắt là Tanimex – đã xác định chiến lược kinh doanh là: tập trung đầu tư vào sản xuất tại chỗ để tạo nền tảng vững chắc cho đơn vị, đa dạng hóa ngành nghề kinh doanh để phân tán rủi ro. Năm 1992 Công ty Sản Xuất Kinh Doanh Xuất Nhập Khẩu Dịch Vụ và Đầu Tư Tân Bình là công ty dịch vụ và cung ứng xuất khẩu, được thành lập theo quyết định số 218/QĐ – UB ngày 11/02/1992 của Uỷ Ban Nhân Dân Thành Phố Hồ Chí Minh. Ngày 30/02/2006 Uỷ Ban Nhân Dân Thành Phố Hồ Chí Minh đã ban hành quyết định số 6686/QĐ – UB về việc phê duyệt phương án cổ phần hóa và chuyên cổ phần Sản Xuất Kinh Doanh Xuất Nhập Khẩu Dịch Vụ và Đầu Tư Tân Bình. Công ty chình thức đi vào hoạt động ngày 18/07/2006 theo giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh số 410300032 do Sở Kế Hoạt và Đầu Tư Thành Phố Hồ Chí Minh cấp. Lịch sử phát triển. Từ số vốn ít ỏi chừng vài chục triệu ban đầu được nhà nước giao, sau khi cổ phần hóa vào năm 2006, mức vốn điều lệ ban đầu của công ty đã tăng lên 45 tỷ. Năm 2007, công ty phát hành cổ phiếu và trái phiếu tăng vốn điều lệ của mình lên 100 tỷ đồng. Đến năm 2008, sau khi bán cổ phần cho 2 nhà đầu tư chiến lược là Vietbridge Capital và Vina Capital, số vốn điều lệ của công ty tăng lên 120 tỷ đồng và giá trị tổng tài sản của Tanimex đã đạt trên 1.100 tỷ. Hiện nay vốn điệu lệ của công ty đạt 240 tỷ đồng cuối năm 2011. Ngoài ra, công ty đã góp phần tạo công ăn việc làm cho khoảng 1.500 lao động. Ngày 19/12/2008, Công ty Tanimex đã được trao chứng nhận ISO 9001:2000 bời công ty hệ thống quản lý BSI Việt Nam – Viện tiêu chuẩn Anh và hệ thống quản lý môi trường quốc tế ISO 14001:2004. Chứng nhận ISO này dánh dấu một cột mốc quan trọng giúp công ty bước lên một nấc thang phát triển mới. Với những nổ trong hoạt động sản xuất và đóng góp chung sức trong các hoạt động xã hội, Tanimex đã nhận được nhiều bằng khen, giấy khen cũng như các giải thưởng của thành phố như sau: Huân Chương Lao Động Hạng 3 của Chủ Tịch Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam trao tặng năm 2003. Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ ngày 08/01/2003. Bằng khen của UBND TP.HCM từ năm 2000 đến năm 2007 vì đã có thành tích suất sắc trong công tác tổ chức, sắp xếp và đổi mới doanh nghiệp Nhà nước. TỔNG QUAN VỀ KHU CÔNG NGHIỆP TÂN BÌNH Khu công nghiệp Tân Bình là khu công nghiệp sạch duy nhất nằm trong thành phố được thành lập theo quyết định số 65/TTg của Thủ Tướng Chính Phủ với quy mô 142.35ha, trong đó bao gồm 84.59 ha là phần diện tích đất cho thuê, được phân chia thành 4 nhóm công nghiệp I, II, III, IV. Khu công nghiệp Tân Bình mở rộng là dự án có quy mô 24.01ha, trong đó diện tích đất công nghiệp là 14.9ha. Ngoài ra để phục vụ cho nhu cầu tái định cư của khu công nghiệp, Thủ Tướng Chính Phủ cũng đã ban hành quyết định 64/TTg ngày 01/02/1997 cho phép đầu tư xây dựng và kinh doanh phụ trợ nhà ở nằm cạnh khu công nghiệp với quy mô 86.92 ha. Chủ đầu tư: Cả hai dự án đầu tư đều do Công Ty Sản Xuất Kinh Doanh Xuất Nhập Khẩu Dịch Vụ & Đầu Tư Tân Bình ( TANIMEX) làm chủ đầu tư. Địa chỉ: 108 Tây Thạnh, Phường 15, Quận Tân Bình, Thành Phố Hồ Chí Minh. Điện thoại: 8150073 – 8161254 – 8152435 – 8152434. Fax: 84.8.8150074 Email: kcntanbinh@hcm.fpt.vn KCN Tân Bình I có tổng diện tích 105.95ha thuộc hai phường Tây Thạnh và Sơn Kỳ, Quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh. KCN Tân Bình II (KCN Tân Bình mở rộng) có diện tích 24.01ha thuộc Ấp 2, Phường Bình Hưng Hòa, Quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh. 1.2.1 Vị trí địa lý Khu công nghiệp Tân Bình có vị trí địa lý rất thuận lợi cho việc hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ, là đầu mối quan trọng của các tỉnh Miền Đông và Tây Nam Bộ: Cách trung tâm thành phố 10 km. Nằm cạnh sân bay Quốc Tế Tân Sơn Nhất. Cách cảng Sài Gòn 11 km theo đường vận chuyển contaniner. Cách xa lộ vành đai Quốc lộ 1A 600m. Cách quốc lộ 22 khoảng 400m. KCN Tân Bình II xây dựng đã khắc phục những hạn chế về giao thông, mở tuyến giao thông mới nối giữa khu công nghiệp hiện hữu với quốc lộ 1A, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp vận chuyển hàng hóa. Về mặt vị trí địa lý tự nhiên thì: Phía Tây Bắc giáp quận 12. Phía Tây Nam giáp với huyện Bình Chánh. Phía Đông là đường Chế Lan Viên (lộ giới 30m). 1.2.2 Diện tích khuôn viên và các phân khu chức năng Tổng diện tích khu công nghiệp gồm KCN hiện hữu và KCN mở rộng: Bảng 1: Cơ cấu sử dụng đất KCN Tân Bình. Loại đất KCN hiện hữu KCN mở rộng Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Đất xây dựng nhà máy 74,6 68 15,03 62,57 Đất công trình đầu mối kỹ thuật 0,65 2,71 Đất trung tâm điều hành dịch vụ công cộng 8,7 7,9 1,1 4,59 Đất cây xanh 9,54 8,7 2,4 10 Đất giao thông 3,01 12,51 Đất Tây Thạnh lấn ranh 0,1 0,1 Đất hành lang kênh 1,82 7,56 Tổng 109,7 100 24,01 100 (Nguồn: nhà máy xử lý nước thải tập trung khu công nghiệp Tân Bình) Tỷ lệ đất cho thuê trong khu công nghiệp: khu công nghiệp đã thu hút được gần 130 doanh nghiệp trong và ngoài nước tỷ lệ đất cho thuê đạt 100%. 1.2.3 Ngành nghề kinh doanh. Khu công nghiệp có 128 doanh nghiệp gồm nhiều ngành nghề khác nhau bao gồm: Nhà máy dệt nhuộm Nhà máy sản xuất dược phẩm, hóa chất Nhà máy gỗ Nhà máy in Nhà máy giấy Nhà máy cơ khí Nhà máy chế biến thực phẩm Nhà máy sản xuất mặt hàng nhựa Nhà máy may mặc Nhà máy sản xuất kim loại 1.2.4 Hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp. Hiện trạng đất Độ cao trung bình khoảng 3m so với mực nước biển. Độ dốc khu vực nằm trong thế đất chung từ sân bay Tân Sơn Nhất hạ thấp về phía hệ thống thoát nước chính của KCN là kênh 19/5 và kênh Tham Lương. Thành phần đất nền chủ yếu là đất cát và sét. Sức chịu tải 1,25kg/cm2. Nguồn cung cấp điện Nhằm đảm bảo cho các hệ thống dây chuyền sản xuất các nhà máy, doanh nghiệp hoạt động liên tục, KCN có 2 nguồn cung cấp điện: Trạm Tân Bình I nằm trong KCN 10/22KV – 2 × 63 MVA. Đường dây dự phòng Hóc Môn và Vinatexco từ trạm 110/15 KV Bà Quẹo. Hệ thống cấp thoát nước, xử lý nước thải của KCN Để đáp ứng nhu cầu về nước của các doanh nghiệp, KCN có 2 nguồn cung cấp nước: Hệ thống nước sông Sài Gòn với công suất 300.000m3/ngày đêm. Trạm khai thác nước ngầm của khu công nghiệp với công suất: 6000m3/ngày đêm. Với vấn đề thoát nước thì khu công nghiệp có hệ thống thoát nước mưa và nước thải riêng biệt. Hệ thống thoát nước mưa được xây dựng bằng hệ thống cống tròn mương hở bằng bê tông cốt thép. Hệ thống thoát nước thải được lắp đặt bằng ống nhựa nối từ nhà máy xử lý ra nguồn tiếp nhận. Nước thải từ các nhà máy, doanh nghiệp sản xuất theo hệ thống ống dẫn nước thải tập trung về nhà máy xử lý nước thải tập trung của KCN. Công suất xử lý nước thải của KCN là 4000m3/ngày.đêm được chia làm 2 giai đoạn, giai đoạn 1 là 2000m3/ngày.đêm, giai đoạn 2 được đưa vào vận hành sau với công suất 2000m3/ngày.đêm. Hiện nay nhà máy đang vận hành cả 2 giai đoạn 1 và 2. Nước thải sau khi xử lý được xả thải thẳng vào kênh Tham Lương. Hệ thống giao thông và hệ thống chiếu sáng. Tổng chiều dài các tuyến đường khu công nghiệp khoảng 13,2km với các đoạn đường có lộ giới từ 16m đến 32m được trải nhựa và nối trực tiếp với xa lộ vành đai (QL 1A), quốc lộ 22, tải trọng H.30. Hệ thống chiếu sáng bố trí dọc theo các đường nội bộ trong khu công nghiệp: Số đèn chiếu sáng : 250 đèn. Điện tiêu thụ khoảng: 19167KWh/tháng. Trạm hạ thế: 9 trạm. TỔNG QUAN VỀ NHÀ MÁY XỬ LÝ NƯỚC THẢI KHU CÔNG NGHIỆP TÂN BÌNH Sự ra đời và hoạt động của các khu công nghiệp gắn liền với việc phát sinh một lượng lớn nước thải, có mức độ ô nhiễm cao. Tuy nhiên, cho đến nay, phần lớn các KCN ở nước ta đều chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung hoàn chỉnh và vận hành đúng quy định. Hầu hết nước thải của các nhà máy xí nghiệp trong các khu công nghiệp đều chưa xử lý thỏa đáng trước khi thải ra môi trường. Kết quả là tải trọng ô nhiễm trong hệ thống nguồn tiếp nhận ngày càng gia tăng do khả năng tự làm sạch của sông, kênh thì có giới hạn. Hiện nay trên các con sông, kênh rạch xung quanh vùng hoạt động của khu công nghiệp dang có dấu hiệu bị ô nhiễm, một vài kênh rạch hiện đã bị ô nhiễm nặng không còn bảo đảm cho bất cứ mục đích xây dựng nào. Do đó, việc đầu tư xây dựng nhà máy xử lý nước tập trung để lượng nước thải ra môi trường là cần thiết và bắt buộc. Nước thải trước khi vào hệ thống xử lý tập trung đều được xử lý sơ bộ tại mỗi nhà máy sau khi đạt chuẩn cho phép về nhà máy xử lý, nước thải từ các doanh nghiệp theo đường ống dẫn nước thải riêng của KCN chảy về nhà máy xử lý, tại đây nước thải tiếp tục được xử lý theo công nghệ SBR để đạt loại B theo QCVN 40:2011/BTNMT thì được phép xã thải ra môi trường tiếp nhận là kênh Tham Lương hay được sử dụng lại cho các mục đích khác của KCN. Lịch sử hình thành và phát triển của nhà máy. Hình 1: Sơ Đồ Nhà Máy Xử Lý Nước Thải Tập Trung KCN Tân Bình Nhà máy xử lý nước thải tập trung KCN Tân Bình được thành lập và chính thức hoạt động vào ngày 12/06/2006. Nhà máy là một bộ phận của công ty cổ phần sản xuất kinh doanh xuất khẩu dịch vụ và đầu tư Tân Bình (Tanimex: là chủ đầu tư của khu công nghiệp Tân Bình). Tên nhà máy: “Nhà máy xử lý nước thải tập trung khu công nghiệp Tân Bình.” Địa chỉ: Lô III – 9C, đường CN1, Cụm 3 – Nhóm Công Nghiệp III – Khu Công Nghiệp Tân Bình. Website: Nhà máy được xây dựng trên diện tích 5.800m2 để xử lý toàn bộ nước thải thu gom từ các nhà máy sản xuất trong Khu Công Nghiệp Tân Bình, ứng dụng công nghệ xử lý sinh học theo mẻ (SBR) với 4 bể xử lý chính có thể luân phiên vận hành 3 mẻ/ngày. Nhà máy tuy mới đi vào hoạt động được hơn 7 năm nhưng mỗi ngày nhà máy xử lý với tải lượng lớn 4000 m3/ngày đêm. Tổng công suất xử lý nước thải là 4000 m3/ngày đêm được xây dựng thành 2 giai đoạn: Giai đoạn 1: 2000m3/ngày đêm. Giai đoạn 2: 2000m3/ngày đêm. Với tổng lượng nước lớn cần xử lý như vậy, nhà máy áp dụng các biện pháp, trang thiết bị tiên tiến nên mang lại hiệu quả xử lý môi trường tốt, đảm bảo chất lượng nước thải đầu ra và đáp ứng yêu cầu xử lý toàn bộ nước thải trong KCN Tân Bình đạt loại B, một phần sẽ được xả trực tiếp vào kênh Tham Lương và một phần được dùng để tưới cây ven đường của Khu Công Nghiệp. Nguồn tiếp nhận Nước thải sau khi xử lý đạt loại B theo QCVN 40:2011 thì được xả thải trực tiếp ra môi trường, vị trí cống xả thải ở phía trước mặt nhà máy. Một phần nước thải được nhà máy giữ lại để sử dụng cho các mục đích khác của KCN. Nguồn tiếp nhận là Tham Lương, là hệ thống kênh quan trọng của thành phố có nhiệm vụ thoát nước cho các quận phía bắc thành phố sau đó đổ ra sông Sài Gòn. Hiện trạng của kênh là bị ô nhiểm nặng do nước thải sinh hoạt của các khu dân cư. Đã có dự án cải tạo lại kênh Tham Lương. Chất lượng của nguồn tiếp nhận được ban quản lý KCN giám sát chặt chẽ, định kì 6 tháng thì lấy mẫu phân tích một lần. Các vị trí lấy mẫu thường không cố định. Mặt bằng tổng thể của nhà máy. Nhà điều hành trung tâm: diện tích 230m2 gồm phòng điều khiển, phòng thí nghiệm, phòng máy thổi khí, phòng làm việc, phòng họp. Cụm bể xử lý chính: có thể tích khoảng 2745m3, cao 5m (tính cả phần âm dưới đất) bao gồm: 1 bể tách dầu mỡ, 1 bể điều hòa, 1 bể nén bùn và 2 bể SBR. Các thiết bị chính bao gồm: 2 thiết bị lọc rác tinh, 1 thiết bị gạt dầu mỡ, 2 máy bơm nước thải chìm, 2 máy khuấy trộn chìm, 2 máy sục khí chìm, 2 máy bơm bùn thải, 1 máy bơm bùn nén, 2 thiết bị cảm biến mực nước, 1 đầu dò pH, 2 đầu dò oxi hòa tan. Bể khử trùng: thể tích 91m3, cao 3.5m, bao gồm thiết bị đầu dò Chlorine. Nhà máy ép bùn: đặt máy ép bùn, ép bùn thải sau quá trình xử lý từ bể SBR. Nhà hóa chất: đặt các bồn chứa hóa chất như: HCl, NaOH, Polymer. Bể xử lý giai đoạn 2: gồm 1 bể điều hòa, 2 bể SBR và 1 bể khử trùng. Nhiệm vụ và chức năng của nhà máy. Nhiệm vụ. Nâng cao hiệu quả xử lý của nhà máy. Tiết kiệm năng lượng. Không để xảy ra sự cố môi trường về nước thải. Đảm bảo xử lý triệt để nước thải của nhà máy, xí nghiệp trong khu công nghiệp Tân Bình đạt tiêu chuẩn nước thải loại B Theo QCVN 40:2011 BTNMT. Ngoài nhiệm vụ xử lý nước thải của các doanh nghiệp trong KCN, nhà máy có nhiệm vụ là giám sát tình trạng môi trường, để tránh xảy ra sự cố môi trường, lấy mẫu phân tích nước thải của các doanh nghiệp để kiểm tra có đạt chuẩn cho phép về nhà máy xử lý không. Chức năng. Nhà máy XLNT tập trung là nơi xử lý nước thải của các nhà máy, xí nghiệp đang hoạt động trong KCN Tân Bình. Đồng thời tổ bảo vệ môi trường của KCN tại đây làm nhiệm vụ thu thập thông tin liên quan đến môi trường các doanh nghiệp, thực hiện các báo cáo và giấy tờ liên quan do cơ quan chức năng quy định. Tình hình hoạt động của nhà máy. Tổ chức và bố trí nhân sự. Hiện tại nhà máy có tổng cộng 11 nhân viên trong dó có các nhân viên trong tổ vận hành và bảo vệ thay nhau trực nhà máy 24/24 suốt cả 7 ngày trong tuần: 1 trưởng phòng. 1 phó phòng. 2 nhân viên môi trường. 5 nhân viên vận hành. 2 nhân viên bảo vệ. Hình 2: Sơ đồ tổ chức của nhà máy xử lý nước thải tập trung khu công nghiệp Tân Bình Tình hình hoạt động: Sau khi chính thức đi vào hoạt động, nhà máy là nơi duy nhất trong khu công nghiệp Tân Bình tiếp nhận, xử lý và xả thải ra môi trường đối với nước thải của tất cả các doanh nghiệp nằm trong KCN. Nước thải trước khi về nhà máy đã qua hệ thống xử lý cục bộ của doanh nghiệp, sau khi đạt chuẩn cho p
Luận văn liên quan