Rủi ro lãi suất trong hệ thống kinh doanh ngân hàng và các giải pháp phòng ngừa

Hiện nay toàn cầu hóa không còn là vấn đề xa lạ mà đã và đang trở thành xu hướng phát triển tất yếu khách quan đối với nền kinh tế của một quốc gia.Trong bối cảnh đó thì hệ thống ngân hàng Việt Nam đã có những đổi mới sâu sắc đóng góp vào việc ổn định tiền tệ, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, mở rộng quan hệ kinh tế với các nước trong khu vực và trên thế giới. Đặc biệt, trong xu thế tự do hoá tài chính hiện nay, việc điều hành chính sách tiền tệ của NHNN Việt Nam đã dần dần từng bước chuyển sang sử dụng các công cụ gián tiếp, việc quy định trần lãi suất cho vay đối với các NHTM đã được bãi bỏ thay bằng việc công bố lãi suất cơ bản cùng với sự cho phép các biên độ dao động. lãi suất đã bước đầu được tự do hoá với việc NHNN bỏ cơ chế khống chế lãi suất cho vay ngoại tệ với các NHTM, điều này dẫn đến những biến động thường xuyên của lãi suất thị trường.Trước những diễn biến lãi suất tăng, giảm như vậy có thể tác động tiêu cực tới lợi nhuận ngân hàng do nó làm tăng chi phí nguồn vốn , giảm thu nhập từ tài sản , hạ thấp giá trị vốn chủ sở hữu của ngân hàng và có thể gây ra những tổn thất nặng nề cho ngân hàng.Cho dù theo đuổi chiến lược quản lý nào,ngân hàng cũng khó có thể hoàn toàn loại bỏ được một trong những rủi ro tiềm tàng và nguy hiểm đó là rủi ro lãi suất. Vì thế, việc đi sâu nghiên cứu về “Rủi ro lãi suất trong hệ thống kinh doanh ngân hàng và các giải pháp phòng ngừa “phù hợp là rất cần thiết và quan trọng với mỗi ngân hàng. Đó cũng chính là lý do vì sao em chọn đề tài này. Đề án được chia làm ba phần : • Phần 1: Lời mở đầu • Phần 2: Nội dung • Phần 3: Kết luận

doc24 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2931 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Rủi ro lãi suất trong hệ thống kinh doanh ngân hàng và các giải pháp phòng ngừa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Hiện nay toàn cầu hóa không còn là vấn đề xa lạ mà đã và đang trở thành xu hướng phát triển tất yếu khách quan đối với nền kinh tế của một quốc gia.Trong bối cảnh đó thì hệ thống ngân hàng Việt Nam đã có những đổi mới sâu sắc đóng góp vào việc ổn định tiền tệ, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, mở rộng quan hệ kinh tế với các nước trong khu vực và trên thế giới. Đặc biệt, trong xu thế tự do hoá tài chính hiện nay, việc điều hành chính sách tiền tệ của NHNN Việt Nam đã dần dần từng bước chuyển sang sử dụng các công cụ gián tiếp, việc quy định trần lãi suất cho vay đối với các NHTM đã được bãi bỏ thay bằng việc công bố lãi suất cơ bản cùng với sự cho phép các biên độ dao động. lãi suất đã bước đầu được tự do hoá với việc NHNN bỏ cơ chế khống chế lãi suất cho vay ngoại tệ với các NHTM, điều này dẫn đến những biến động thường xuyên của lãi suất thị trường.Trước những diễn biến lãi suất tăng, giảm như vậy có thể tác động tiêu cực tới lợi nhuận ngân hàng do nó làm tăng chi phí nguồn vốn , giảm thu nhập từ tài sản , hạ thấp giá trị vốn chủ sở hữu của ngân hàng và có thể gây ra những tổn thất nặng nề cho ngân hàng.Cho dù theo đuổi chiến lược quản lý nào,ngân hàng cũng khó có thể hoàn toàn loại bỏ được một trong những rủi ro tiềm tàng và nguy hiểm đó là rủi ro lãi suất. Vì thế, việc đi sâu nghiên cứu về “Rủi ro lãi suất trong hệ thống kinh doanh ngân hàng và các giải pháp phòng ngừa “phù hợp là rất cần thiết và quan trọng với mỗi ngân hàng. Đó cũng chính là lý do vì sao em chọn đề tài này. Đề án được chia làm ba phần : Phần 1: Lời mở đầu Phần 2: Nội dung Phần 3: Kết luận PHẦN 2: NỘI DUNG Chương 1: Rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh Ngân hàng 1.1.Khái niệm: Để huy động vốn của doanh nghiệp và dân cư, ngân hàng phải trả lãi. Khi tài trợ, ngân hàng thu lãi. Như nhiều giá cả hàng hoá khác, lãi suất của các khoản cho vay, tiền gửi và chứng khoán thường xuyên biến động, có thể làm gia tăng lợi nhuận cho ngân hàng và ngược lại gây tổn thất cho ngân hàng. Rủi ro lãi suất là khả năng xảy ra những tổn thất ngoài dự kiến gắn với thay đổi của lãi suất và nhiều nhân tố khác như cấu trúc và kỳ hạn của tài sản và nguồn, quy mô và kỳ hạn các hợp đồng kỳ hạn… 1.2. Ví dụ về rủi ro lãi suất: Giả sử ngân hàng A đang có nhu cầu cho vay 2 món : 100 triệu, thời hạn 1 năm, lãi suất cố định 10%/năm (thời gian đặt lại lãi suất là 1 năm) 100 triệu thời hạn 2 năm, lãi suất cố định là 11%/năm ( thời gian đặt lại lãi là 2 năm ) Ngân hàng A tìm kiếm nguồn cho vay bằng cách vay trên thị trường liên ngân hàng 200 triệu với lãi suất cố định 6%/năm, nếu vay 1 năm và 7%/năm, nếu vay 2 năm. 1.2.1. Tình trạng tái tài trợ : Giả sử ngân hàng vay trên thị trường liên ngân hàng kỳ hạn 1 năm, sau 1 năm, 100 triệu cho vay được trả và 200 triệu tiền đi vay phải trả : khoản gốc thu được chủi dủ trang trải 50% nhu cầu chi trả ( ảnh hưởng của lãi coi như bằng không).Đối với khoản cho vay 1 năm ngân hàng thu được : Chênh lệch lãi suất = 10%- 6%= 4% Để có số tiền trả 100 triệu còn lại , NH cần vay thêm 100 triệu trên thị trường liên ngân hàng. Như vậy phải tài trợ khoản cho vay 2 năm bằng 1 khoản cho vay vào năm thứ hai.Cách tài trợ như trên được gọi là tái tài trợ, tái tài trợ là tình trạng trong đó kỳ hạn tài sản dài hơn kỳ hạn của nguồn tiền. Chênh lệch lãi suất mà ngân hang thu được phụ thuộc vào lãi suất mà ngân hàng phải trả khi tái tài trợ. Nếu lãi suất trên thị trường liên ngân hàng không đổi, chênh lệch lãi suất thu được của khoản chovay 2 năm là : Chênh lệch lãi suất = 11% - 6% =5% Ngân hàng sẽ thu được 5%/năm, trong cả hai năm. Khilãi suất trên thị trường liên ngân hàng giảm, chênh lệch lãi thu được năm thứ hai sữ lớn hơn 5% và khi lãi suất tăng, chênh lếch lãi suất thu được sẽ giảm thậm chí có thể ngân hàng còn bị lỗ. Năm1: Chênh lệch lãi suất thu được từ 200 triệu cho vay là: Năm 2: Gỉ sử lãi suất trên thị trường giảm 1%. Do khoản cho vay với lãi suất cố định nên ngân hàng vẫn chỉ thu được lãi suất như năm 1. Kì hạn đi vay trên thị trường liên ngân hàng chỉ là một năm, do vậy vào năm thứ hai, lãi suất được đặt lại, chỉ cọn 5%, vậy chênh lệch lãi suất thu được năm thứ hai : Chênh lệch lãi suất = 11% -5% = 6% Bình quân mỗi năm ngân hàng thu được chênh lệch : Giả sử lãi suất trên thị trường liên ngân hàng tăng thêm 4% , chênh lệch lãi suất năm thứ hai là : 11% -10% =1% Bình quân mỗi năm ngân hàng thu được chênh lệch là : Ở đây ngân hàng đã dùng nguồn có kỳ hạn ngắn để cho vay với kỳ hạn dài hơn, ngân hàng làm như vậy với kỳ vọng là sẽ thu được lãi suất cao hơn. Nếu ngân hàng cho vay với kì hạn như huy động , chênh lệch lãi suất thu được là : 10% - 6% = 4%. Khi thả đổ kì hạn ngân hàng thấy rằng chênh lệch lãi suất năm 1 chắc chắn sẽ cao hơn, đạt 4,5%, tuy nhiên, chênh lệch lãi suất năm 2 lại chưa chắc chắn, tuỳ thuộc vào mực độ và xu hướng thay đổi của lãi suất thị trường. Ngân hàng sẽ thay đổi kì hạn nếu nhà quản lí dự đoán rằng lãi suất trên thị trường liên ngân hàng sẽ giảm, hoặc tăng song mức tăng không vượt quá tỷ lệ làm cho chênh lệch lãi suất bình quân 2 năm nhỏ hơn 4%. Chênh lệch lãi suất năm 2 an toàn cho ngân hàng = (4% x2 – 4,5%) = 3,5% Lãi suất trên thị trường liên ngân hàng an toàn = 11% -3,5% =7,5%. Nếu lãi suất trên thị trường liên ngân hàng năm thứ 2 tăng tới 7,5%, thì chênh lệch lãi suất năm 2 chỉ còn 3,5%, giảm 1% so vớ năm 1. Kết cục chung, chênh lệch lãi suất bình quân 2 năm đạt 4%. Nếu lãi suất tăng quá dự tính ( quá 7,5%) sẽ gây ra tổn thất cho ngân hàng. 1.2.2.Tình trạng tái đầu tư ( kì hạn của tài sản nhỏ hơn nguồn tài trợ) Các giả thuyết tương tự như ví dụ trên nhưng với nguồn vay 2 năm lãi suất cố định 7%/năm.Sau 1 năm 100 triệu được hoàn trả và thu được chênh lệch lãi suất 3%. Ngân hàng có thể cho vay một khoản mới : tái đầu tư cho khoản vay vừa hoàn trả. Nếu lãi suất cho vay không đổi, chênh lệch lãi suất thu được là 3%.Khi lãi suất cho vay tăng hoặc giảm, chênh lệch lãi suất sẽ tăng hoặc giảm. 1.3. Nguyên nhân rủi ro lãi suất Trong 2 ví dụ trên đều có sự không phù hợp về kì hạn của tài sản và nguồn vốn trong điều kiện các hợp đồng huy động và tài trợ với lãi suất cố định. Tình trạng này được kết hợp với thay đổi lãi suất ngoài dự kiến trên thị trường lãi suất nảy sinh tổn thất cho ngân hàng. Như vậy, nguyên nhân gây ra rủi ro lãi suất bao gồm 3 nguyên nhân sau: 1.3.1. Sự không phù hợp về kỳ hạn của nguồn và tài sản và chế độ lãi suất cố định Các tài sản và nguồn của ngân hàng có kỳ hạn khác nhau nên khi gắn chúng với lãi suất thì ngân hàng quan tâm tới kỳ hạn đặt lãi suất(repciping period).Ví dụ: Với khoản cho vay 2 năm có thể có kỳ hạn đặt lãi suất là 2 năm, 1, năm 6 tháng… đó là kỳ hạn mà khi kết thúc, lãi suất sẽ bị thay đổi theo lãi suất thị trường.Căn cứ vào kỳ hạn này ngân hàng chia tài sản và nguồn vốn thành loại nhảy cảm với lãi suất và loại kém nhảy cảm với lãi suất. Các tài sản và nguồn nhạy cảm thường là các loại mà số dư nhanh chóng chuyển sang lãi suất mới khi lãi suất thay đổi, bao gồm loại có kỳ hạn đặt lại giá <(hoặc =) 12 ví dụ như tài sản và nguồn ngắn hạn, tài sản và nguồn trung dài hạn có thời gian đáo hạn <(hoặc=) 12 tháng…. Các loại ít nhạy cảm thuộc về tài sản và nguồn trung và dài hạn với lãi suất cố định có kỳ hạn đặt lại giá > 12 tháng. Ví dụ, một khoản tiền gửi tiết kiệm 3 tháng (100 tỷ) với lãi suất 10%/năm. Khi lãi suất thị trường thay đổi ( tăng hoặc giảm) , thì khoản tiền này ( 100tỷ )sẽ nhanh chóng chuyển sang lãi suất mới. Ngược lại, với khoản tiết kiệm 3 năm, khi lãi suất thị trương thay đổi, chỉ một phần nhỏ sắp đến hạn, hoặc mới gửi có khả năng chuyển sang lãi suất mới. Do ngân hàng sử dụng lãi suất cố định đã tạo ra các tài sản và nguồn kém nhạy cảm với lãi suất. Sự không phù hợp về kỳ hạn đặt giá của nguồn và tài sản được đo bằng khe hở lãi suất: Khe hở lãi suất = Tài sản nhạy cảm lãi suất – Nguồn nhạy cảm lãi suất Ngân hàng có khe hở dương nếu tái sản nhạy cảm lớn hơn nguồn nhạy cảm (kì hạn huy động dài hơn sử dụng). 1.3.2. Sự thay đổi của lãi suất thị trường ngoài dự kiến Lãi suất thị trường thường xuyên thay đôỉ. Ngân hàng luôn nghên cứu và dự báo lãi suất. Tuy nhiên , trong nhiều trường hợp ngân hàng không thẻ dự báo chính xác mức độ thay đổi của lãi suất. Nếu ngân hàng duy trì khe hở lãi suất dương: Khi lãi suất trên thị trường tăng, chênh lệch lãi suất tăng; Khi lãi suất trên thị trường giảm, chênh lệch lãi suất giảm; Nếu ngân hàng duy trì khe hỏ lãi suất âm: Khi lãi suất trên thị trường tăng, chênh lệch lãi suất giảm; Khi lãi suất trên thị trường giảm, chênh lệch lãi suất tăng; 1.3.3.Ngân hàng sử dụng lãi suất có định trong các hợp đồng Do ngân hàng sử dụng lãi suất cố định đã tạo ra các tài sản và nguồn vốn kém nhạy cảm lãi suất. Và ki đó, thời hạn nguồn và tài sản là yếu tố tạo ra rủi ro lãi suất tiềm năng. 1.4. Nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro lãi suất 1.4.1. khe hở lãi suất : Các nhà quản lý ngân hàng đã dùng khe hở lãi suất (interest rate gap) như là chỉ tiêu đo khả năng thu nhập giảm khi lãi suất thay đổi. Phân tích khe hở lãi suất: Khe hở lãi suất hình thành do chênh lệch tài sản và nguồn nhạy cảm. Có nhiều nhân tố ảnh hưởng tới quy mô của nguồn và tái sản nhạy cảm: Nhu cầu về kỳ hạn của người sử dụng; Khả năng về kỳhạn của người gửi và cho vay; Chuyển hoán kỳ hạn của nguồn. Chính sách lãi suất và kỳ hạn đặt giá của ngân hàng Thứ nhất, Sự khác biệt về kì hạn của nguồn và tài sản là tất yếu. Ngân hàng khó và không cần thiết duy trì sự phù hợp tuyệt đối về kì hạn giữa các nguồn và các loaị tài sản khác nhau trong mọi thời kì.Kỳ hạn trên thường là do khách hàng đi vay và gửi tiền quyết định. Thứ hai, Kỳ hạn để phân loại tài sản và nguồn nhạy cảm không phải là kỳ hạn danh nghĩa mà là kỳ hạn đặt giá. Ví dụ, một nguồn tiền huy động 2 năm, với lãi suất 10%/năm, song đã duy trì được 1 năm 10 tháng. Vậy vào thời điểm tính toán , nguồn này chỉ còn 2 tháng là đến hạn. Nếu lãi suất thị trường thay đổi , nguồn này sẽ được đặt lại giá (xác định lãi lãi suất ). Thứ ba, sự khác biệt về nguồn và tài sản nhạy cảm có thể tạo thu nhập cao hơn cho ngân hàng. Khi duy trì khe hở nhạy cảm khác không, nếu lãi suất thay đổi theo hướng phù hợp, thu nhập của ngân hàng sẽ tăng.Giả sử lãi suất thay đổi với mức độ nào đó không có lợi cho ngân hàng, mức độ giảm thu nhập từ lãi của ngân hàng sẽ tỷ lệ thuận với quy mô khe hở lãi suất. 3.2 Sự thay đổi của lãi suất thị trường Trong trường hợp ngân hàng đang duy trì khe hở lãi suất dương, tức là ngân hàng dự đoán lãi suất sẽ tăng. Nếu lãi suất tài sản và nguồn nhạy cảm cùng tăng như nhau, ngân hàng sẽ có lợi; nếu chúng giảm xuống với cùng mức độ, chênh lệch lãi suất của ngân hàng sẽ giảm, làm giảm thu nhập từ lãi suất. Trong trường hợp ngân hàng đang duy trì khe hở lãi suất âm tức là ngân hàng dự đoán lãi suất sẽ giảm. Nếu lãi suất tài sản và nguồn nhạy cảm lại tăng với cùng mức độ, chênh lệch lãi suất của ngân hàng sẽ giảm, làm giảm thu nhập từ lãi suất. Như vậy, trạng thái tài sản và nguồn( tạo nên khe hở lãi suất ) không phải là yếu tố duy nhất gây nên rủi ro lãi suất.Trạng thái trên được kết hợp với thay đổi của lãi suất ngoài mong muốn của nhà quản lí ngân hàng sẽ gây nên rủi ro lãi suất. Do khả năng dự đoán thay đổi lãi suất là có hạn trước thay đổi của môi trường kinh doanh, khe hở lãi suất trở thành yếu tố đo rủi ro lãi suất tiềm năng. Nếu khe hở lãi suất càng lớn rủi ro cũng càng lớn. 3.3 Các diễn biến của rủi ro lãi suất 3.3.1 Lãi suất thay đổi không cùng mức độ Để thấy ảnh hưởng của trạng thái tài sản và nguồn nhạy cảm đối với rủi ro lãi suất, chúng ta giả định lãi suất nguồn và tài sản nhạy cảm thay đổi với cùng mức độ. Song trên thực tế, các mức lãi suất thay đổi khác nhau. Sự thay đổi lãi suất theo các mức độ khác nhau cũng gây ra rủi ro lãi suất cho dù độ lớn và dấu cuả khe hở lãi suất như thế nào. Ví dụ: một ngân hàng với số dư bình quân kỳ lãi suất bình quân : Tài sản Số dư Lãi suất Nguồn Số dư Lãi suất Tài sản nhạy cảm 80 Nguồn nhạy cảm 120 -Chứng khoán ngắn hạn 20 4% -Tiền gửi thanh toán 30 3% -Tiền gửi tại các ngân hàng 10 2% -Tiền gửi có kỳ hạn 30 4% -Cho vay ngắn hạn 50 6% -Tiết kiệm ngắn 60 5% Tài sản kém nhạy cảm 120 7% Nguồn kém nhạy cảm 80 6% Hiện tại, chênh lệch thu chi từ lãi của ngân hàng là : 20 x 4% +10 x 2% +50 x 6% +120 x7% - 30 x3% -30 x4%- 60 x5% -80 x 6% = 2,5 Chênh lệch lãi suất của ngân hàng là : 2,5 x100 =1,25% 200 Khi lãi suất tăng cùng mức độ, do khe hở lãi suất âm, thu nhập từ lãi sẽ giảm. Song nếu mức lãi suất thay đổi không giống nhau thì tổn thất có thể rất lớn,hoặc ngược lại ngân hàng có thể được lợi. Giả sử lãi suất thị trường dự tính thay đổi như sau : +Chứng khoán ngắn hạn tăng thêm 0.3%; +Tiền gửi tại các ngân hàng tăng thêm 0,2%; +Cho vay ngắn hạn tăng thêm 0,8%; +Tiền gửi thanh toán tăng thêm 0,3%; +Tiền gửi có kỳ hạn ngắn tăng thêm 0,6%; +Tiền gửi tiết kiệm ngắn tăng thêm 0,9%; Vậy chênh lệch thu chi từ lãi dự tính trong kì tới của ngân hàng là : 20 x4,3% +10 x 2,2% +50 x6,8% +120 x 7% -30 x3,3% -30 x4,6% -60 x 5,9% -80 x 6% =2,17 Chênh lệch lãi suất dự tính của ngân hàng là : 2,17 x100 =1,085% 200 (Để đơngiản trong tính toán,giả sử qui mô, cấu trúc của tài sản không đổi ). 3.3.2 Mức độ nhạy cảm lãi suất Kì hạn nguồn và tài sản quyết định độ lớn của khe hở lãi suất. Để đơn giản, ta giả định các tài sản và nguồn ngắn hạn ( từ 12 tháng trở xuống ) là nhạy cảm lãi suất ( mức độ nhạy cảm như nhau ). Tuy nhiên, trên thực tế các kỳ hạn khác nhau sẽ có mức nhạy cảm lãi suất khác nhau.Ví dụ, khi lãi suất tăng, 100%tiền gửi thanh toán đượcchuyển sang lãi suất mới chỉ trong vòng một ngày, trong khi đó chỉ một phần tiền gửi 3 tháng được chuyển sang lãi suất mới trong vòng một tháng… Do vậy, nhà quản lí cần kết hợp qui mô và kỳ hạn cá biệt của từng loại tài sản và nguồn để tính kỳ hạn trung bình của tài sản và nguồn, nghiên cứu mức độ nhạy cảm của chúng đối với lãi suất. Nguồn và tài sản có kì hạn trên 1 năm với lãi suất cố định được coi là kém nhạy cảm với lãi suất.Song mức độ nhạy cảm của mỗi loại cũng khác nhau và đều tác động tới khe hở lãi suất. Một nguồn huy động 3 năm để cho vay 3 năm với lãi suất cố định thì không có rủi ro lãi suất. Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều doanh nghiệp vay lớn có quyền thay lãi suất khi lãi suất trên thị trường giảm. Các doanh nghiệp này có thể trả trước hạn,vay ngân hàng khác để trả, thoả thuận lại với ngân hàng để giảm lãi suất ghi trong hợp đồng… Khi tình trạng cho vay trở nên khó khăn, các ngân hàng buộc phải chấp nhận yêu cầu của khách. Thực tế này tạo ra tổn thất cho ngân hàng. 1.5. Mô hình đo lường rủi ro lãi suất 1.5.1 Mô hình kỳ hạn đến hạn: *Nội dung: Thông thường, các số liệu kế toán trong bảng cân đối tài sản của NHTM là giá trị ghi sổ. Giá trị ghi sổ là giá trị lịch sử đồng thời cũng là giá thị trường của thời điểm mua bán và cho vay. Giá cả của tài sản đem cho vay luôn biến động theo thị trường và do vậy giá trị ghi sổ phản ánh không kịp thời, không đúng giá trị của tài sản mà Ngân hàng nắm giữ.Đó được hiểu là mô hình áp dụng phân tích sự không cân xứng giữa kỳ hạn của tài sản và nguồn vốn, là phương pháp đơn giản để lượng hoá rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. *Công thức: Lượng hóa rủi ro đối với 1 tài sản : P=(F+C)/(1+R) trong đó : P là giá trái phiếu, F là mệnh giá trái phiếu được thanh toán khi đến hạn, C là lãi suất coupon và R là lãi suất trên thị trường. Khi lãi suất thị trường tăng ngay lập tức thì giá thị trường của trái phiếu sẽ giảm, điều đó sẽ làm giảm lợi nhuận của ngân hàng và ngược lại.Với các nhân tố khác không đổi, đối với trái phiếu có kỳ hạn đến hạn là 2, 3 năm khi lãi suất tăng sẽ làm thị giá của trái phiếu giảm nhiều hơn. Lượng hóa rủi ro lãi suất đối với một danh mục tài sản : Mở rộng mô hình kỳ hạn đến hạn đối với một danh mục tài sản. Gọi MA là kỳ hạn đến hạn trung bình của tài sản, ML là kỳ hạn đến hạn trung bình của nguồn vốn, ta có : MA = w1MA1+ w2MA2 +…..+wnMAn (wi là tỷ trọng mỗi tài sản trong tổng tài sản) ML = w1ML1 + w2ML2 +….+ wnMLn (wj là tỷ trọng mỗi nguồn trong tổNg nguồn vốn) Ảnh hưởng của lãi suất lên bảng cân đối phụ thuộc vào : + Mức độ chênh lệch MA - ML + Tính chất của MA – ML lớn hơn, nhỏ hơn hay bằng 0. Quy tắc chung trong quản lý rủi ro lãi suất đối với một tài sản cũng giá trị đối với một danh mục tài sản: + Sự tăng (giảm) lãi suất thị trường đều dẫn đến một sự giảm (tăng) giá trị của danh mục tài sản +Khi lãi suất thị trường tăng (giảm) thì danh mục tài sản có kỳ hạn dài sẽ giảm (tăng) giá càng lớn. 1.5.2. Mô hình thời lượng ( The Duration Model) * Nội dung: Mô hình lượng hoá mức độ nhạy cảm của tài sản và nguồn vốn đối với lãi suất đề cập đến yếu tố thời lượng của tất cả các luồng tiền cũng như kỳ hạn đến hạn của tài sản và nguồn vốn.Khái niệm thời lượng của một tài sản là thước đo thời gian tồn tại của luồng tiền của tài sản này, được tính trên cơ sở giá trị của nó. Thực chất đây chính là việc áp dụng cách tính quy đổi ra kỳ hạn trung bình của các khoản mục thuộc tài sản và các khoản mục thuộc nguồn vốn. 3.Mô hình định giá lại Đó là việc phân tích các luồng tiền dựa trên nguyên tắc giá trị ghi sổ nhằm xác định chênh lệch giữa lãi suất thu được từ các khoản mục thuộc bên tài sản trong bảng cân đối kế toán và lãi suất thanh toán cho vốn huy động sau một thời gian nhất định. *Công thức áp dụng : rNHi = ( CGAPi )x rRi= ( RSAi – RSLi) x rRi Trong đó: rNHi : Là sự thay đổi thu nhập ròng từ lãi suất của nhóm i CGAPi : Là chênh lệch giá trị giữa tài sản và nguồn vốn của nhóm i rRi : Là mức thay đổi lãi suất của nhóm i RSAi : Số dư ghi sổ của tài sản thuộc nhóm i RSLi : Số dư ghi sổ của nguồn vốn thuộc nhóm i Trên thực tế thì mô hình này đã được áp dụng tại mỹ. Chương 2: Thực trạng kiểm soát rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh tại các NHTM việt nam hiện nay 2.1. Thưc trạng kiểm soát rủi ro lãi suất tại các ngân hàng thời gian qua: 2.1.1.Tình hình lãi suất huy động và cho vay trên thị trường: Lãi suất huy động và lãi suất cho vay được duy trì khá ổn định cho đến cuối năm 2007. Từ tháng 01/2008, do chính sách thắt chặt tiền tệ của ngân hàng nhà nước (NHNN) đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm giảm lượng tiền lưu thông, do đó các ngân hàng gặp khó khăn về thanh khoản, các ngân hàng phải tăng lãi suất huy động để đảm bảo khả năng thanh khoản. *Tình hình lãi suất huy động : - Lãi suất huy động VNĐ từ năm 2006 đến cuối năm 2007 kì hạn 12 tháng dao động ở mức 8,4% - 9,5% . - Từ đầu năm 2008, các ngân hàng đồng loạt tăng lãi suất huy động. Lãi suất bình quân huy động vào tháng 04/2008 kì hạn 12 tháng là 11%. Lãi suất tiếp tục tăng mạnh cho đến tháng 08/2008 lãi suất huy động 12 tháng tăng lên 18%/năm. Như vậy tính đến tháng 8/2008, lãi suất đã tăng gấp 2 lần so với năm 2007. Đến cuối năm 2008, lãi suất đã giảm xuống còn 8 – 9%/năm. - Đầu năm 2009 lãi suất tiếp tục giảm, lãi suất huy động trung bình còn khoảng 7 – 8%. Năm 2009, lãi suất khá ổn định nhờ những cố gắng kiềm chế làm phát đã có tác dụng.Cho đến cuối năm 2009, lãi suất tăng nhẹ khoảng 10 – 10,5%. Đến tháng 6/2010, lãi suất huy động trung bình là 11,4%. *Tình hình lãi suất cho vay: Từ cuối năm 2006 đến 12/2007, lãi suất cho vay ngắn hạn khoảng 12%/năm, trung dài hạn khoảng 13,5%. Cho đến tháng 6/2008, lãi suất cho vay ngắn hạn, trung dài hạn khoảng 22%. Hiện nay lãi suất cho vay giảm xuống còn khoảng 13%. *Nguyên nhân thay đổi lãi suất trong thời gian qua: Trong giai đoạn từ năm 2001-2006, mục tiêu của chính phủ việt nam là ưu tiên tăng trưởng kinh tế nên chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa luôn được mở rộng. Lượng tiền cung ứng mỗi năm tăng 25% trong khi lãi suất và tỷ lẹ dự trữ không đổi. Từ cuối năm 2005 đến 31/12/2007 lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn ,lãi suất chiết khấu được duy trì ở mức 8.25%/ năm - 6.5%/ năm - 4.5/ năm. Theo nhận định của nhiều chuyên gia tài chính trong và ngoài nước, của giới ngân hàng cũng như công luận nói chung, việc điều hành chính sách tiền tệ trong hai năm qua đã thực s
Luận văn liên quan