Quảng Ngãi là một tỉnh nằm trong Vùng Kinh tế trọng điểm
miền Trung (KTTĐMT), có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế.
Trong những năm qua, tỉnh đã ban hành nhiều chủ trương, chính
sách nhằm cải thiện môi trường kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi
cho các thành phần kinh tế phát triển. Bước đầu mang lại một số kết
quả đáng ghi nhận, môi trường đầu tư của tỉnh từng bước được cải
thiện và được đánh giá trong nhóm các tỉnh có chỉ số cạnh tranh cấp
tỉnh (PCI) ở nhóm “khá”. Tuy nhiên, kết quả đánh giá cũng cho thấy
môi trường đầu tư của tỉnh còn nhiều bất cập. Mặt khác, tỉnh còn
lúng túng trong việc xác định các sản phẩm cạnh tranh chính của
tỉnh, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp địa phương thấp.
Các nghiên cứu, đánh giá về năng lực cạnh tranh (NLCT) của
Quảng Ngãi nói riêng và các địa phương khác nói chung mới chỉ
dừng lại ở đánh giá năng lực điều hành của chính quyền địa phương
qua kết quả PCI hằng năm mà chưa có một nghiên cứu tổng quan về
năng lực cạnh tranh của địa phương.
Xuất phát từ thực trạng nêu trên, việc nghiên cứu, phân tích,
đánh giá các yếu tố cơ bản tác động đến NLCT của Quảng Ngãi là
cần thiết, nhằm đề xuất các khuyến nghị về chính sách đối với tỉnh
nhằm nâng cao NLCT của tỉnh trong thời gian đến là cần thiết. Đây
là lý do học viên chọn đề tài “Nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh
Quảng Ngãi” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp.
26 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 427 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh Quảng Ngãi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
PHẠM HOÀI VIỆT
NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA TỈNH
QUẢNG NGÃI
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
KINH TẾ PHÁT TRIỂN
Mã số: 60.31.01.05
Đà Nẵng - 2018
Công trình được hoàn thành tại
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TS. LÊ THẾ GIỚI
Phản biện 1: PGS.TS. BÙI QUANG BÌNH
Phản biện 2: TS. HOÀNG HỒNG HIỆP
Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp
Thạc sĩ Kinh tế Phát triển họp tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học
Đà Nẵng vào ngày 28 tháng 01 năm 2018
Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng
- Thư viện trường` Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng
1
MỞ ĐẦU
1 .Tính cấp thiết của đề tài
Quảng Ngãi là một tỉnh nằm trong Vùng Kinh tế trọng điểm
miền Trung (KTTĐMT), có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế.
Trong những năm qua, tỉnh đã ban hành nhiều chủ trương, chính
sách nhằm cải thiện môi trường kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi
cho các thành phần kinh tế phát triển. Bước đầu mang lại một số kết
quả đáng ghi nhận, môi trường đầu tư của tỉnh từng bước được cải
thiện và được đánh giá trong nhóm các tỉnh có chỉ số cạnh tranh cấp
tỉnh (PCI) ở nhóm “khá”. Tuy nhiên, kết quả đánh giá cũng cho thấy
môi trường đầu tư của tỉnh còn nhiều bất cập. Mặt khác, tỉnh còn
lúng túng trong việc xác định các sản phẩm cạnh tranh chính của
tỉnh, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp địa phương thấp.
Các nghiên cứu, đánh giá về năng lực cạnh tranh (NLCT) của
Quảng Ngãi nói riêng và các địa phương khác nói chung mới chỉ
dừng lại ở đánh giá năng lực điều hành của chính quyền địa phương
qua kết quả PCI hằng năm mà chưa có một nghiên cứu tổng quan về
năng lực cạnh tranh của địa phương.
Xuất phát từ thực trạng nêu trên, việc nghiên cứu, phân tích,
đánh giá các yếu tố cơ bản tác động đến NLCT của Quảng Ngãi là
cần thiết, nhằm đề xuất các khuyến nghị về chính sách đối với tỉnh
nhằm nâng cao NLCT của tỉnh trong thời gian đến là cần thiết. Đây
là lý do học viên chọn đề tài “Nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh
Quảng Ngãi” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp.
2 . Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát của Đề tài là trên cơ sở phân tích, đánh giá
NLCT của tỉnh, đề xuất giải pháp và khuyến nghị nhằm nâng cao
NLCT của Quảng Ngãi theo hướng phát triển bền vững.
2
Mục tiêu cụ thể, đầu tiên là xác định Khung phân tích Năng
lực cạnh tranh địa phương phù hợp; thứ hai là đánh giá các yếu tố
cấu thành NLCT Quảng Ngãi, so sánh với một số các địa phương lân
cận trong Vùng hoặc có mức độ tương đồng về phát triển kinh tế - xã
hội. Thứ ba, xác định thế mạnh, thuận lợi, cũng như chỉ ra điểm yếu,
hạn chế còn tồn tại và tìm ra nguyên nhân, từ đó, đề xuất một số giải
pháp và khuyến nghị nhằm nâng cao NLCT Quảng Ngãi.
3. Câu hỏi nghiên cứu
Mục đích của nghiên cứu của Đề tài này để trả lời các câu hỏi:
(1) Những điểm mạnh, yếu của Năng lực cạnh tranh Quảng Ngãi là
gì? (2) Quảng Ngãi cần làm gì đề nâng cao Năng lực cạnh tranh?
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Phân tích, đánh giá các yếu tố cấu thành NLCT của địa
phương, mà ở đây cụ thể là tỉnh Quảng Ngãi, bao gồm: (1) Các yếu
tố tự nhiên sẵn có (vị trí địa lý, tài nguyên tự nhiên, quy mô của địa
phương); (2) NLCT ở cấp độ địa phương (hạ tầng văn hóa, giáo dục,
y tế, xã hội; hạ tầng kỹ thuật; cơ chế, chính sách đầu tư, tín dụng, cơ
cấu kinh tế); và (3) NLCT ở cấp độ DN (môi trường kinh doanh, hoạt
động và chiến lược của DN, trình độ phát triển cụm ngành).
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: Tập trung nghiên cứu các yếu tố tác động đến
NLCT Quảng Ngãi và so sánh với một số địa phương lân cận hoặc có
tính tương đồng về quy mô, điều kiện phát triển kinh tế - xã hội.
Về thời gian: Luận văn tập trung nghiên cứu các yếu tố tác
động đến NLCT Quảng Ngãi trong giai đoạn 2005 – 2015.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
3
Phương pháp tổng hợp các lý thuyết.
Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu nghiên cứu
Phương pháp tổng hợp và phân tích thống kê
6. Ý nghĩa khoa học Đề tài
7. Tổng quan tài liệu
8. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, mục lục, kết luận và danh mục tài liệu
tham khảo, đề tài được chia làm 3 chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh địa phương
Chương 2: Thực trạng năng lực cạnh tranh tỉnh Quảng Ngãi
Chương 3: Kết luận, giải pháp và kiến nghị chính sách
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH ĐỊA
PHƢƠNG
1.1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH
1.1.1. Cạnh tranh
a. Khái niệm cạnh tranh
Theo N. G. Mankiw, cạnh tranh là một thị trường có nhiều
người bán và người mua, mỗi người không có khả năng ảnh hưởng
đến giá thị trường. Cạnh tranh không phải là sự triệt tiêu lẫn nhau
giữa các chủ thể tham gia, mà cạnh tranh là động lực cho sự phát
triển của DN. Cạnh tranh góp phần cho sự tiến bộ của khoa học, giúp
cho các chủ thể tham gia biết quý trọng hơn những cơ hội và lợi thế
mà mình có được, cạnh tranh mang lại sự phồn thịnh cho đất nước...
b. Các loại hình cạnh tranh
Có nhiều hình thức được dùng để phân loại cạnh tranh, bao
gồm: Căn cứ vào chủ thể tham gia thì có cạnh tranh giữa người mua
4
và người bán, cạnh tranh giữa những người mua với nhau, cạnh tranh
giữa những người bán với nhau. Nếu căn cứ theo phạm vi ngành
kinh tế thì có cạnh tranh trong nội bộ ngành, cạnh tranh giữa các
ngành. Căn cứ vào tính chất cạnh tranh thì có cạnh tranh hoàn hảo,
cạnh tranh không hoàn hảo, cạnh tranh độc quyền.
1.1.2. Năng lực cạnh tranh
Năng lực cạnh tranh là một khái niệm động, được cấu thành
bởi nhiều yếu tố và chịu sự tác động của cả môi trường vĩ mô và vi
mô. Xét ở phạm vi quốc gia có thể xem NLCT là cách thức các nước
tạo điều kiện tốt nhất về kinh tế, xã hội và môi trường cho phát triển
kinh tế. Nó đo lường những gì hình thành nên sự phát triển này,
những thứ như chính sách, thể chế và các yếu tố quyết định năng
suất. (Nguyễn Xuân Thành, 2014) [52]. Điều này cũng có thể sử
dụng để phân tích, đánh giá ở phạm vi vùng hoặc địa phương nhưng
bị hạn chế hơn về một số mặt như chính sách hay thể chế.
1.1.3. Các loại năng lực cạnh tranh
Năng lực cạnh tranh được chia làm 4 cấp: Quốc gia, ngành,
địa phương và doanh nghiệp.
1.2. NĂNG LỰC CẠNH TRANH ĐỊA PHƢƠNG
1.2.1. Khái niệm NLCT địa phƣơng
NLCT địa phương là cách thức địa phương tạo điều kiện tốt
nhất về kinh tế, xã hội và môi trường cho phát triển kinh tế. Nó đo
lường những gì hình thành nên sự phát triển này, những thứ như
chính sách, thể chế và các yếu tố quyết định năng suất.
1.2.2. Các yếu tố cấu thành NLCT địa phƣơng
Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của một địa
phương bao gồm 3 nhóm yếu tố:
a. Các yếu tố tự nhiên sẵn có của địa phương
5
(i) Gồm tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lý và quy mô của địa
phương. Một địa phương với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong
phú sẽ là đầu vào quan trọng cho việc sản xuất và hình thành các
ngành công nghiệp có NLCT cao. Vị trí địa lý đóng vai trò quan
trọng trong việc quyết định NLCT của địa phương.
b. Năng lực cạnh tranh ở cấp độ địa phương
(ii) Gồm hạ tầng văn hóa, xã hội, y tế và giáo dục; hạ tầng kỹ
thuật; chính sách tài khóa, tín dụng và cơ cấu kinh tế.
c. Năng lực cạnh tranh ở cấp độ DN
(iii) NLCT ở cấp độ DN gồm có môi trường kinh doanh; trình
độ phát triển của cụm ngành; hoạt động và chiến lược của DN.
NĂNG LỰC CẠNH TRANH Ở CẤP ĐỘ DOANH NGHIỆP
NĂNG LỰC CẠNH TRANH Ở CẤP ĐỘ ĐỊA PHƢƠNG
CÁC YẾU TỐ CÓ SẴN CỦA ĐỊA PHƢƠNG
Hình 1.1. Các yếu tố quyết định NLCT địa phương
d. Lý thuyết cụm liên kết ngành
CLKN là sự tập trung về địa lý của các công ty có liên kết với
nhau, các nhà sản xuất chuyên môn hóa, các nhà cung cấp dịch vụ và
các thể chế liên quan về một lĩnh vực nhất định, hiện diện trong một
quốc gia hay một vùng lãnh thổ.
1.3. KINH NGHIỆM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH
CỦA MỘT SỐ ĐỊA PHƢƠNG TRONG VÀ NGOÀI TỈNH
Hoạt động và chiến
lược của DN
Môi trường kinh
doanh
Trình độ phát triển
cụm ngành
Hạ tầng kỹ thuật
(giao thông vận tải,
điện, nước, viễn
thông)
Chính sách tài
chính, đầu tư, tín
dụng, cơ cấu kinh tế
Vị trí địa lý Quy mô địa phương Tài nguyên tự nhiên
Hạ tầng văn hóa,
giáo dục, y tế, xã
hội
thông)
6
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA TỈNH
QUẢNG NGÃI
2.1. PHÂN TÍCH MỘT SỐ CHỈ TIÊU KINH TẾ - XÃ HỘI
CHỦ YẾU CỦA QUẢNG NGÃI
2.1.1. Tăng trƣởng kinh tế
Tăng trưởng kinh tế (GRDP) bình quân Quảng Ngãi giai đoạn
2011-2015 ước đạt 7,8%, xấp xỉ mức tăng trưởng chung của vùng
duyên hải miền Trung (7,5%). Trong đó, khu vực dịch vụ tăng
trưởng bình quân 11,7%, công nghiệp - xây dựng tăng 6,7%, nông
lâm nghiệp và thủy sản tăng 6,2%.
2.1.2. Cơ cấu kinh tế
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng tăng dần tỷ
trọng công nghiệp, dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông lâm nghiệp và
thủy sản. Năm 2015; khu vực dịch vụ đạt 24,5%, nông lâm nghiệp và
thủy sản đạt 18,6% và công nghiệp – xây dựng đạt 56,81%.
2.1.3. Năng suất lao đ ng trung nh và cơ cấu lao đ ng
- Trong giai đoạn 2010-2016, năng suất lao động (NSLĐ)
Quảng Ngãi tăng liên tục, bình quân tăng 6,04%/năm. Trong đó,
NSLĐ ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 10,4%, năng suất
lao động ngành dịch vụ tăng 5,78%, riêng NSLĐ ngành công nghiệp
và xây dựng mặc dù cao nhất trong 03 lĩnh vực, nhưng tốc độ tăng
năng suất lao động bình quân khu vực này lại giảm 0,73%.
- Năm 2016, NSLĐ ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản bằng
¼ NSLĐ ngành công nghiệp – xây dựng và bằng khoảng ½ năng
suất của ngành dịch vụ. Tỷ trọng lao động so với dân số chiếm 60%.
2.1.4. Tổng vốn đầu tƣ toàn xã h i
- Tỷ trọng đầu tư vào ngành Dịch vụ có sự gia tăng đáng kể,
7
nếu như năm 2010, tỷ trọng dịch vụ chỉ hơn 18%, tỷ trọng ngành
công nghiệp chiếm đến 79% thì đến 2016, tỷ trọng đầu tư giữa 02
lĩnh vực trên gần như bằng nhau và tổng đầu tư cho 02 lĩnh vực
chiếm hơn 95% tổng đầu tư toàn xã hội, đầu tư vào lĩnh vực Nông
lâm nghiệp và thủy sản chỉ khoảng 4%.
2.1.5. Thu hút đầu tƣ
a. Đầu tư trong nước
Đến cuối 2016, Quảng Ngãi có 331 dự án đầu tư trong nước
còn hiệu lực, với tổng vốn đăng ký khoảng 154.884 tỷ đồng, vốn
thực hiện lũy kế đạt 89.843 tỷ đồng, có 220 dự án đi vào hoạt động.
b. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
- Đến cuối năm 2016, còn 41 dự án FDI còn hiệu lực, với tổng
vốn đăng ký 1.133 triệu USD, tổng vốn thực hiện khoảng 542 triệu
USD (47,8% vốn đăng ký), tập trung chủ yếu trong KKT Dung Quất
và các KCN. Trong đó, có 26 dự án đi vào hoạt động
- Các dự án công nghiệp - xây dựng, chiếm tỷ trọng lớn, cả về
số lượng dự án (81%) lẫn tổng vốn đầu tư (99,7%), còn lại là Khu
vực dịch vụ. Các nhà đầu tư từ Hàn Quốc, Singapore và Trung Quốc
có số lượng dự án và tổng vốn đầu tư chiếm tỷ trọng lớn.
2.1.6. Xuất nhập khẩu
- Trong giai đoạn 2011 – 2016, xuất khẩu của Quảng Ngãi có
bước tăng vượt bậc. Đến năm 2014 giá trị xuất khẩu đạt 588,8 triệu
USD gấp 2,3 lần so với 2011, trong đó, giá trị hàng xuất khẩu từ
công ty Doosan chiếm đến 46% tổng giá trị hàng xuất khẩu.
- Tỷ trọng hàng lâm sản tăng 6% năm 2010 lên đến 32% năm
2016, chủ yếu tập trung các sản phẩm từ dăm gỗ và đồ gỗ. Hàng
công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp như: sơ sợi dệt, hàng điện
tử, may mặc chiếm tỷ trọng 28%; hàng nông sản chiếm tỷ trọng
8
17%, chủ yếu từ xuất khẩu tinh bột mỳ.
2.2. CÁC YẾU TỐ DIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
2.2.1. Vị trí địa lý
2.2.2. Điều kiện tự nhiên
2.2.3. Tài nguyên thiên nhiên
2.3. NĂNG LỰC CẠNH TRANH Ở CẤP ĐỘ ĐỊA PHƢƠNG
2.3.1. Hạ tầng văn hóa, xã h i, giáo dục, y tế
a. Dân số và lao động
- Đến cuối năm 2015, dân số trung bình cả tỉnh khoảng
1.247.664 người, thành thị chiếm 14,72%, nông thôn chiếm 85,28%.
Tỉ lệ dân tộc thiểu số chiếm gần 13% tổng dân số.
- Dân số Quảng Ngãi đang ở cơ cấu vàng, đông nhất là độ tuổi
lao động và khá cân đối giữa số lượng nam, nữ. Tỷ lệ các nhóm từ
60 - 85 tuổi trở lên tăng nhanh, chiều hướng già hoá dân số đang
diễn ra.
- Số liệu năm 2016 cho thấy tỉ lệ lao động trên 15 tuổi đang
làm việc đã qua đào tạo của Quảng Ngãi là 19,4%, cao hơn Quảng
Nam (17,9%) và thấp hơn nhiều so với Đà Nẵng (40,9%).
- Quảng Ngãi có tỉ suất di cư thuần lớn nhất Vùng KTTĐMT.
Năm 2010 có tỷ lệ gần -10‰, nghĩa là trong 1.000 người thì có
khoảng 10 người đi nơi khác sinh sống. Thông thường những người
di cư là những lao động có kỹ năng và tìm kiếm cơ hội ở nơi khác.
b. Văn hóa, giáo dục, y tế
- Toàn tỉnh có 29 di tích cấp quốc gia, 193 di tích cấp tỉnh.
Vùng ven biển, đảo sở hữu những nét văn hóa biển đa dạng, phong
phú, có nhiều bãi tắm, cảnh quan đẹp.
- Số lượng học sinh trung cấp chuyên nghiệp/1.000 dân; tỷ lệ
sinh viên cao đẳng, đại học/1.000 dân nhất trong Vùng KTTĐMT.
9
- Tỉ lệ bác sĩ trên 1 vạn dân của Quảng Ngãi thuộc loại thấp
nhất trong vùng và thấp hơn mức trung bình của cả nước. Người dân
đánh giá chất lượng khám chữa bệnh tại Quảng Ngãi thấp.
c. Mức sống dân cư
- Quảng Ngãi có tỉ lệ hộ nghèo cao hơn mức trung bình của cả
nước, xấp xỉ Quảng Nam và cao hơn các tỉnh trong khu vực khá
nhiều. Năm 2015, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 11%; tỷ lệ hộ nghèo khu
vực miền núi khoảng 28,5%.
- Thu nhập bình quân đầu người năm 2016 đạt khoảng
2.149.000 đồng/người/tháng thấp hơn vùng Bắc Trung bộ và DHMT.
2.3.2. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật
a. Hạ tầng giao thông vận tải
- Đã nhựa hóa, cứng hóa 100% các tuyến quốc lộ; 93 đường
tỉnh; 86,6% đường đô thị; 64% đường huyện và 51,6% đường xã.
- Giao thông kết nối khá thuận lợi thông qua hệ thống đường
bộ (Quốc lộ 1A, cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi), đường sắt Bắc
Nam hoặc đường hàng không.
- Hiện có 02 khu vực cảng biển là Dung Quất và Sa Kỳ. Trong
đó, tại Dung Quất có 05 bến cảng chuyên dụng; đang khai thác hơn
17 triệu tấn/năm, chủ yếu là các sản phẩm xăng, dầu từ Nhà máy Lọc
dầu Dung Quất, thiết bị cơ khí của Công ty Doosan Vina và dăm gỗ.
b. Hạ tầng các Khu, Cụm Công nghiệp, Khu Kinh tế
- KKT Dung Quất với diện tích quy hoạch 45.000 ha; 03 KCN
với tổng diện tích 405 ha và 15 Cụm Công nghiệp. KKT Dung Quất
và 02 KCN Tịnh Phong, Quảng Phú được đầu tư tương đối đồng bộ.
- KCN VSIP được triển khai đầu tư trong KKT Dung Quất với
tổng diện tích quy hoạch lên đến 1.700 ha; đến nay đã triển khai xây
dựng đầu tư hạ tầng hơn 200 ha, thu hút 14 dự án đầu tư từ các nước.
10
c. Hạ tầng đô thị
Thành phố Quảng Ngãi được công nhận là đô thị loại II; thị
trấn Đức Phổ được công nhận là đô thị loại IV, còn lại một số đô thị
các huyện trong tỉnh Quảng Ngãi được công nhận là đô thị loại V.
d. Hạ tầng thủy lợi:
Có 700 công trình thủy lợi phục vụ tưới 57.400ha. Tỷ lệ kiên
cố hóa kênh mương đạt 38%, cung cấp nước phục vụ phát triển nông
nghiệp và bảo đảm nguồn nước phục vụ phát triển công nghiệp.
e. Hạ tầng cung cấp điện
Trên địa bàn Quảng Ngãi hầu hết sử dụng hệ thống điện lưới
quốc gia; có 01 nhà máy phát điện diesel với 4 tổ máy có tổng công
suất là 108MW, phục vụ nhà máy lọc dầu Dung Quất; điện lưới quốc
gia cũng đã được đưa ra đảo Lý Sơn bằng cáp ngầm.
g. Hạ tầng thông tin
Hạ tầng viễn thông đã được đầu tư đến trung tâm của 183/184
xã, phường, thị trấn; 99% khu dân cư có sóng di động; 99% số xã có
thư báo đến trong ngày; tỷ lệ dân số sử dụng điện thoại di động đạt
94%; tỷ lệ người sử dụng internet đạt 55%.
2.3.3. Thu chi ngân sách nhà nƣớc
a. Thu ngân sách nhà nước
- Nguồn thu NSNN của Quảng Ngãi phụ thuộc rất lớn vào
hoạt động của Nhà máy lọc dầu Dung Quất. Trong khi đó, nguồn thu
từ kinh tế địa phương và DN FDI chiếm tỉ trọng rất thấp.
b. Chi ngân sách nhà nước
- Tỉ trọng các khoản chi NSNN của Quảng Ngãi thay đổi
không đáng kể từ năm 2007 đến năm 2015 cho dù có sự tăng đều về
giá trị tuyệt đối, với chi thường xuyên có tỉ trọng lớn nhất, tiếp đó là
chi đầu tư phát triển và chi chuyển nguồn NSNN sang năm sau.
11
- Chi đầu tư phát triển có xu hướng giảm qua các năm (năm
2015 chỉ chiếm khoảng 25% trong tổng chi NSNN), trong khi nhu
cầu về phát triển KTXH ngày càng tăng, cho thấy cơ cấu chi NSNN
của tỉnh chưa thực sự hợp lý, không đáp ứng nhu cầu phát triển.
2.4. NĂNG LỰC CẠNH TRANH Ở CẤP ĐỘ DOANH NGHIỆP
2.4.1. Tổng quan về hệ thống DN
- Đến cuối năm 2016, có 4.106 DN đang hoạt động, trong đó
có 06 DN 100% vốn nhà nước, 28 DN có cổ phần nhà nước, còn lại
là DN tư nhân, phần lớn có quy mô vừa và nhỏ (tỷ lệ hơn 90%).
- Tỷ lệ DN dân doanh/10.000 dân ở mức trung bình (35) và
thấp hơn nhiều so với trung bình của cả nước (67).
2.4.2. Đánh giá môi trƣờng kinh doanh qua chỉ số PCI
- Quảng Ngãi đứng vị trí thứ 7/12 và thấp nhất trong các tỉnh
Vùng KTTĐMT. Trong đó, Đà Nẵng ở nhóm “Rất tốt”, Quảng Nam
và Bình Định ở nhóm “Tốt”.
- Năng lực điều hành của chính quyền tỉnh Quảng Ngãi qua
cảm nhận của khối DN tư nhân có xu hướng giảm sút.
Hình 2.1. Xếp hạng chỉ số PCI năm 2016 - Vùng DHMT
12
a. Chỉ số Tính minh bạch
- Có vị trí tương đối ổn định và nằm ở nhóm “Tốt”. Đạt vị trí
tốt nhất trong năm 2014 (vị trí thứ 03/63 địa phương).
- Trong năm 2016 các chỉ tiêu “tính minh bạch của các tài liệu
pháp lý như quyết định, nghị định”, “của các kế hoạch” đều giảm
điểm so với năm 2014. Có đến 51% DN cho rằng “thương lượng với
cán bộ thuế là phần thiết yếu trong hoạt động kinh doanh”.
b. Chỉ số Gia nhập thị trường
- Được đánh giá khá yếu, dưới mức trung bình của cả nước và
các tỉnh DHMT. Trong đó, cải cách TTHC tại bộ phận “một cửa”
trong đăng ký DN còn khoảng cách khá xa so với các địa phương
trong Vùng. Chỉ có 33% DN cho rằng cán bộ hướng dẫn nắm chuyên
môn, trong khi đó, tại Quảng Nam tỷ lệ này là 42% và đạt cao nhất là
tại Đà Nẵng (57%).
c. Chi phí về thời gian thực hiện các TTHC
- Chỉ số này tăng giảm không ổn định và nằm ở mức thấp hơn
trung bình của cả nước. Có 70% DN trả lời bị thanh tra và có đến 9%
DN trả lời bị thanh tra đến 4 lần trong năm 2016. Có đến 51% DN
trả lời là có đưa quà cáp cho cán bộ thanh, kiểm tra.
- DN đánh giá công tác cải cách hành chính có sự cải thiện.
d. Chỉ số tính năng động và tiên phong của lãnh đạo
- Nằm ở nhóm 10 tỉnh thấp nhất của cả nước. Năm 2016 xếp
vị trí 58/63 địa phương. Quảng Nam và Bình Định được đánh giá
khá cao khi xếp vị trí lần lượt là 8 và 12.
e. Chỉ số Thiết chế pháp lý
Đây là một trong chỉ số mà Quảng Ngãi đạt kết quả đánh giá
tốt nhất, duy trì trong thời gian dài nằm trong nhóm “Rất tốt” (vị trí 2
đến 3/63 địa phương). Năm 2016 xếp ở vị trí 24/63 địa phương.
13
g. Chỉ số Chi phí không chính thức
- Chỉ số này ngày càng bị đánh giá thấp, từ vị trí xếp hạng thứ
7 năm 2012, thì đến năm 2016, vị trí này xếp đến vị trí thứ 47.
h. Chỉ số Tiếp cận đất đai
- Chỉ số này liên tục bị đánh giá thấp, năm 2016 xếp ở vị trí
51, giảm tới 27 bậc so với năm 2013 (vị trí 24).
- Năm 2016, DN cho rằng rủi ro bị thu hồi đất của họ ở mức
cao kỉ lục (1,73 điểm). Có đến 79% DN gặp khó khăn khi thực hiện
các TTHC về đất đai để thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh.
i. Chỉ số Cạnh tranh công bằng
DN địa phương cũng tin rằng chính quyền tỉnh thể hiện rõ sự
ưu tiên các DNNN, DN FDI trên địa bàn tỉnh.
k. Chỉ số cơ sở hạ tầng
Chỉ số thành phần về giao thông, hạ tầng KCN ở mức trung
bình và thấp nhất trong Vùng KTTĐMT. Cho thấy đây cũng là một
trong những rào cản lớn trong việc thu hút đầu tư mà tỉnh cần lưu ý.
2.4.3. Hoạt đ ng và chiến lƣợc kinh doanh của DN
Các DN của Quảng Ngãi chủ yếu là DN nhỏ và vừa, không có
lợi thế về vốn, lao động. Khả năng huy động vốn, nguồn lao động
chất lương cao, cũng như năng lực về công nghệ, quảng bá, xây
dựng thương hiệu thấp. NLCT của DN Quảng Ngãi còn nhiều hạn
chế.
- Chỉ có 37% DN cho biết có dự kiến sẽ mở rộng quy mô hoạt
động sản xuất kinh doanh, giảm hơn 12% so với năm 2015. Tuy
nhiên, tỷ lệ DN dự kiến tăng vốn đầu tư và báo l