Phật Giáo là một trong những tín ngưỡng lớn của Châu Á nói riêng và của thế giới nói
chung. Tôn giáo này mặc dù có nguồn gốc từ Ấn Độ, tuy nhiên qua quá trình hơn 2.000
năm truyền bá và phát triển tôn giáo triết học này, Phật giáo du nhập vào mỗi quốc gia có
những đặc điểm riêng biệt. Điều này thể hiện rõ qua các quốc gia: Trung Hoa, Nhật Bản
và Hàn Quốc. Tín ngưỡng Phật Giáo ở ba quốc gia trên có sự giống nhau về bản chất của
tín ngưỡng (tôn chỉ và mục đích tư tưởng của Phật giáo nguyên thủy), tuy nhiên có sự
khác nhau về cách thức diễn đạt (phương pháp và phương tiện để đạt mục đích).Phật giáo
đã nâng cao nền văn hóa bản địa của ba quốc gia trên, tín ngưỡng này có thể xem như nền
nghệ thuật đẹp nhất của mỗi quốc gia.
37 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 5808 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu So sánh phật giáo 3 nước: Trung Quốc Nhật Bản, Hàn Quốc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
[Type the document subtitle]
BÁO CÁO GIỮA KỲ
SO SÁNH PHẬT GIÁO
3NƯỚC: TRUNG QUỐC
NHẬT BẢN, HÀN QUỐC
5/2013
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – ĐHQG TP. HCM
GVHD: PGS. TS Đoàn Lê
Giang
Thực hiện: Nhóm 2 – NB1 – VB2
So sánh Phật giáo Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản Nhóm 2 – NB1-VB2
GVHD: PGS.TS Đoàn Lê Giang Trang: 2
MỤC LỤC
1. KHÁI QUÁT VỀ PHẬT GIÁO ............................................................................. 4
1.1. Nguồn gốc Phật giáo ............................................................................................ 4
1.2. Khái quát Phật Giáo ở Trung Quốc ...................................................................... 5
1.3. Khái quát Phật giáo ở Hàn Quốc .......................................................................... 6
1.4. Khái quát Phật giáo ở Nhật Bản ........................................................................... 9
1.4.1 Sự hình thành và phát triển của Phật giáo ở Nhật Bản ..................................... 9
1.4.2. Các Hình Thức Phật Giáo Nhật Bản.............................................................. 16
2. SO SÁNH PHẬT GIÁO PHẬT GIÁO Ở TRUNG QUỐC, HÀN QUỐC VÀ
NHẬT BẢN .................................................................................................................. 20
2.1. Nguồn gốc:......................................................................................................... 20
2.2. Thời gian xuất hiện: ........................................................................................... 21
2.3. Quá trình phát triển (những giai đoạn/thời kì phát triển, đặc điểm nổi bật nhất của
từng giai đoạn) ............................................................................................................... 22
2.4. Đặc điểm ............................................................................................................ 26
2.5. Tông phái chính ................................................................................................. 27
2.6. Phật giáo ngày nay ............................................................................................. 29
2.7. Công trình/kiến trúc Phật giáo nổi bật nhất ......................................................... 33
Kết luận chung: ............................................................................................................ 36
So sánh Phật giáo Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản Nhóm 2 – NB1-VB2
GVHD: PGS.TS Đoàn Lê Giang Trang: 3
Lời mở đầu
Phật Giáo là một trong những tín ngưỡng lớn của Châu Á nói riêng và của thế giới nói
chung. Tôn giáo này mặc dù có nguồn gốc từ Ấn Độ, tuy nhiên qua quá trình hơn 2.000
năm truyền bá và phát triển tôn giáo triết học này, Phật giáo du nhập vào mỗi quốc gia có
những đặc điểm riêng biệt. Điều này thể hiện rõ qua các quốc gia: Trung Hoa, Nhật Bản
và Hàn Quốc. Tín ngưỡng Phật Giáo ở ba quốc gia trên có sự giống nhau về bản chất của
tín ngưỡng (tôn chỉ và mục đích tư tưởng của Phật giáo nguyên thủy), tuy nhiên có sự
khác nhau về cách thức diễn đạt (phương pháp và phương tiện để đạt mục đích).Phật giáo
đã nâng cao nền văn hóa bản địa của ba quốc gia trên, tín ngưỡng này có thể xem như nền
nghệ thuật đẹp nhất của mỗi quốc gia.
Vì vậy đây chính là đề tài : So sánh Phật giáo của 3 nước Trung Quốc, Hàn Quốc
và Nhật Bản mà nhóm 02 của chúng tôi lựa chọn tham gia thuyết trình.
Xin giới của thiệu những thành viên nhóm 02, lớp NB1-VB2:
STT Họ và tên MSV
1 Vương Hoàng Dung 1266190016
2 Phạm Thị Thùy Dương 1266190023
3 Nguyễn Thị Bích Hằng 12661900
4 Mai Thị Thu Hằng 1266190039
5 Trần Thị Ngọc Khánh 1266190055
6 Nguyễn Thị Y Lan 1266190059
7 Nguyễn Thị Thanh Nga 12661900
8 Lê Thị Hồng Ngân 1266190080
9 Võ Xuân Nguyên 12661900
So sánh Phật giáo Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản Nhóm 2 – NB1-VB2
GVHD: PGS.TS Đoàn Lê Giang Trang: 4
1. KHÁI QUÁT VỀ PHẬT GIÁO
1.1. Nguồn gốc Phật giáo
- Ấn Độ là mảnh đất của tôn giáo triết học. Vào giữa thiên niên kỉ I TCN, xã hội Ấn
Độ là xã hội có giai cấp, chế độ đẳng cấp ngày càng cũng cố vững chắc đồng thời tín
ngưỡng Đạo Balamon bấy giờ rất phát triển, giáo lý, luật lệ được đặt ra ngày càng nghiêm
khắc, nghi thức cúng bái ngày càng phức tạp. Chính vì thế, người dân lao động vô cùng
phẫn uất, căm ghét chế độ đẳng cấp và Đạo Balamon, đã xuất hiện nhiều trào lưu tư tưởng
khác nhau, họ trực tiếp chống lại Đạo Balamon và Phật Giáo là một trong số trào lưu tư
tưởng đó.
- Tương truyền Đức Phật, tên chính là Siddhanrtha Gautama, sinh năm 563 TCN. Cha
ngài là vua bộ tộc Sakya. Thưở nhỏ, Ngài có cuộc sống cung đình xa hoa, sung sướng.
Cho đến khi Ngài nhận ra rằng tuổi già, bệnh tật, chết chóc sẽ đến tất cả mọi người, cuộc
sống không có gì tồn tại vĩnh cửu, mọi vật đều biến động không ngừng, gọi đó là vô
thường.
Ngài quyết định rời cung điện, từ bỏ vương quyền, vinh hoa phú quý, tổ ấm gia đình để
quyết tìm ra con đường chân lý. Ngài ra đi tìm cứu con đường để giúp loài người khỏi bể
khổ cuộc đời. Năm 35 tuổi Ngài đắc đạo và suốt 45 năm còn lại của cuộc đời, Đức Phật đi
khắp nơi để thuyết giảng Chân lý cho mọi người.
- Thuyết pháp đầu tiên mà Đức Phật trình bày là: Chuyển pháp luân- giảng về Trung
Đạo và Tứ Diệu Đế
Khổ đế: là những điều mà con người không được toại nguyện trong cuộc sống
Tập đế : chỉ ra nguyên nhân vì sao gây ra sự khổ này: tham, sân, si.
Diệt đế: nhận thức về cuộc sống con người.
Đạo đế: chỉ ra con đường đúng đắn để loại sự khổ, đòi hỏi con người đúng đắn
trong tư duy, hành động.
- Giáo lý của Phật giáo đặt trên hai nền tảng cốt lõi là luật Nhân quả và Luân hồi
nghiệp hóa.
- Tín ngưỡng Phật giáo với mục đích là giải thoát dành cho tất cả chúng sinh, không
phân biệt giai cấp, là con đường khách quan để đi tới chân lý, giúp cho chúng sinh cách
giải thoát với lòng từ bi vô lượng, giúp cho con người đạt đến Niết Bàn, trở thành Phật.
So sánh Phật giáo Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản Nhóm 2 – NB1-VB2
GVHD: PGS.TS Đoàn Lê Giang Trang: 5
1.2. Khái quát Phật Giáo ở Trung Quốc
Theo sử liệu cho thấy Phật giáo được giới thiệu đến Trung Quốc do các nhà buôn hay
các nhà sư truyền giáo người Ấn qua các ngã đường biển và đường bộ. Về đường biển thì
xuất phát từ các hải cảng vùng Nam Ấn rồi qua ngã Sri Lanka, Nam Dương để vào hải
cảng Quảng Đông. Về đường bộ, còn gọi là con đường tơ lụa (Silk road) nối liền Đông
Tây, di chuyển bằng lạc đà, xuất phát từ miền Đông Bắc Ấn, rồi băng qua các sa mạc ở
Trung Á để tới Lạc Dương (kinh đô của nhà Hán).
Theo biên niên sử thì Phật giáo truyền đến Trung Quốc vào thế kỷ thứ 2 trước Công
Nguyên từ Trung Á nhằm niên hiệu Nguyên Thọ đời vua Hán Ai Đế nhà Tây Hán, nhưng
Phật giáo không truyền bá rộng rãi cho đến năm 65 Công nguyên, dưới triều vua Hán
Minh Đế ( niên hiệu Vĩnh Bình thứ 10 nhà Hậu Hán, 25-220 công nguyên), thì Phật giáo
mới bắt đầu cắm rễ và phát triển ở Trung Quốc. Vì muốn thần dân tu học Phật pháp nên
vua Minh Đế đã cử một phái đoàn gồm 18 người đến Ấn Độ để thỉnh cầu hai Thiền sư
người Ấn là Ca Diếp Ma Đằng (Kàsyapama'tanga) và Trúc Pháp Lan (Dharmaraksa) đến
Trung Quốc hoằng pháp. Hai vị Tăng người Ấn này đã mang đến Trung Quốc bộ Kinh
Bốn Mươi Hai Chương và trú ngụ tại chùa Bạch Mã (ngôi chùa đầu tiên ở Trung Quốc do
vua Minh Đế xây dựng, đến nay vẫn còn) ở Lạc Dương để hoằng dương Phật Pháp.
Tiếp theo sau hai nhà sư Ca Diếp Ma Đằng và Trúc Pháp Lan, những nhà truyền giáo
khác đến Trung Quốc là An Thế Cao (An Shih-Kao), là người An Tức (Parthian, thuộc
Bắc Ấn), Chi Lâu Ca Sấm (Lokaksema), Trúc Phật Sóc (Sangha Buddha) đến Trung
Quốc vào năm 148 Công nguyên, mang theo nhiều kinh điển hệ phái Đại thừa để phổ biến
nơi vùng đất mới này.
Đầu thế kỷ 20 là thời điểm chấn hưng Phật giáo Trung Quốc. Sau cuộc cách mạng Tân
Hợi năm 1911 đã tạo ra một làn sóng mới về dân chủ tự do cho nhân dân Trung Quốc
thoát khỏi ách thống trị của chế độ phong kiến. Năm 1912, Tổng hội Phật giáo Trung
Quốc (Chinese Buddhist Association) ra đời tại Thượng Hải, một năm sau đó một hội
khác ra mắt tại Bắc Kinh là Trung ương Phật giáo Công hội. Đến năm 1922, công cuộc
chấn hưng Phật giáo Trung Quốc đã lên cao với sự lãnh đạo phong trào tích cực của Đại
sư Thái Hư (T'ai-Hsu, 1890-1947), người khai sáng Hội Phật giáo Trung Quốc (Buddhist
Society of China) có hơn 5 triệu thành viên trên khắp đất nước. Mở đầu ông cho thành lập
Phật học viện Pháp Tạng ( Fa t'sang Buddhist School), ông nhấn mạnh rằng chương trình
dạy được kết hợp hài hòa giữa Phật học và khoa học để thu hút giới thanh niên trí thức,
kết quả là học viên theo học rất đông.
So sánh Phật giáo Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản Nhóm 2 – NB1-VB2
GVHD: PGS.TS Đoàn Lê Giang Trang: 6
Không những Đại sư Thái Hư chăm lo chấn hưng nền Phật giáo trong nước mà ngài
còn có nhiều đóng góp để chấn hưng Phật giáo thế giới. Chẳng hạn, năm 1924, ông tổ
chức Hội nghị Phật giáo thế giới (World Buddhist Conference) tại Lô Sơn, Trung
Quốc.Năm 1925, ông tổ chức Hội nghị Phật giáo Đông Á (East Asian Buddhist
Conference) ở Tokyo, Nhật bản.Và từ năm 1928, ông bắt đầu các chuyến đi hoằng pháp ở
các nước ở phương Tây. Ngài đã trở thành một trong những nhà truyền giáo người châu Á
đầu tiên đến diễn thuyết tại Pháp, Đức, Anh và Mỹ, riêng tại Pháp, vào 1931, ông đã cho
xây dựng một Học viện Phật giáo tại Paris để hướng dẫn quần chúng Tây phương học
Phật.
Nhìn chung với sự góp sức chấn hưng của các Đại sư Thái Sư và sự ủng hộ của chính
phủ Trung Quốc, Phật giáo Trung Quốc đã nhanh chóng phục hưng về mọi phương diện
từ kiết thiết trùng tu cơ sở cho đến văn hóa nghệ thuật, in ấn kinh điển. Phong trào chấn
hưng Phật giáo tại Trung Quốc lúc ấy đã ảnh hưởng và lan tỏa đến các nước làng giềng
như Nhật Bản, Triều Tiên và Việt Nam.
Vào đầu thế kỷ 20, Phật giáo Trung Quốc phải chịu trải qua một thời kỳ cải cách để có
thể thích hợp trào lưu mới của xã hội, những tưởng vận mệnh Phật giáo Trung Quốc đã
thoát khỏi tai ách của thời cuộc, nhưng không bao lâu sau đó, Phật giáo Trung Quốc lại
tiếp tục bị tàn phá trầm trọng qua cuộc chiến Trung-Nhật (1940-1945), rồi tiếp đó là cuộc
cách mạng văn hóa nội bộ (1966-1976), Phật giáo Trung Quốc đã trở thành nạn nhân của
các cuộc đàn áp vô căn cứ của chính sách đổi mới lạ lùng này.
Từ năm 1976 đến nay, tuy chính phủ Trung Quốc có nhiều chính sách cởi mở hơn để
khôi phục lại Phật giáo , nhưng nhìn chung Phật giáo Trung Quốc vẫn chưa lấy lại được
sinh khí của mình như thuở nào. Tất cả phải đợi chờ đến một cuộc đổi mới khác trong
một tương lai gần.
Hiện nay, Phật giáo tại Trung Quốc gồm dòng là Phật giáo Bắc Tông, Phật giáo Tây
Tạng, Phật giáo Nam Tông, tăng lữ xuất gia của ba hệ phái lớn này có 200 nghìn người.
Hiện nay Trung Quốc có hơn 13.000 chùa mở cửa, có 33 trường Phật giáo và gần 50 loại
sách báo, tạp chí Phật giáo xuất bản.
1.3. Khái quát Phật giáo ở Hàn Quốc
Cũng như ở hầu hết các nước phương Đông, khi Phật giáo chưa du nhập vào Hàn Quốc
thì Nho giáo đã có mặt và bám rễ sâu trong đời sống văn hóa xã hội đất nước này. Mặc dù
vậy, Phật giáo cũng có mặt trên đất nước Hàn Quốc tương đối sớm và có vai trò quan
trọng trong đời sống xã hội người dân xứ Hàn.
So sánh Phật giáo Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản Nhóm 2 – NB1-VB2
GVHD: PGS.TS Đoàn Lê Giang Trang: 7
Mặc dù các học giả vẫn tranh luận về khả năng đạo Phật có thể du nhập vào Hàn Quốc
trực tiếp từ nước Ấn Độ nhưng nhìn chung những cứ liệu lịch sử không ủng hộ ý kiến
này. Mà phần lớn các ý kiến đều cho rằng đạo Phật truyền từ Trung Quốc sang bán đảo
Hàn Quốc, và bị ảnh hưởng sâu sắc bởi đạo Phật theo hệ phái Đại thừa Trung Quốc. Cho
tới nay, đạo Phật đã tồn tại ở Hàn Quốc khoảng 1.600 năm và trong suốt giai đoạn lịch sử
đó, đạo Phật đã hình thành truyền thống sâu sắc và tạo nên một nền văn hóa đặc trưng cho
đất nước này.
Thời kì ba Vương quốc (57 TCN – 668 CN)
Năm 372, đạo Phật được truyền tới Vương triều Goguryeo (37 TCN – 668 CN); sau đó
là tới Vương triều Baekje (18 TCN – 660 CN) vào năm 384 và cuối cùng đến Vương triều
Silla (57 TCN – 935 CN) năm 527. Đó là một trình tự tự nhiên theo vị trí địa lí của các
Vương quốc.
Phật giáo hưng thịnh nhất ở Vương triều Silla, và Phật giáo Silla thường được đại diện
cho Phật giáo trong thời kì ba Vương triều. Phật giáo Silla cũng tượng trưng cho một giai
đoạn mới trong sự truyền bá đạo Phật từ Ấn Độ đến các nước phương Đông.
Không lâu sau khi xuất hiện ở Hàn Quốc, Phật giáo phát triển mạnh ở cả ba Vương
quốc với nhiều đền, chùa được xây dựng ở khắp mọi nơi, những nghi lễ Phật giáo long
trọng được tiến hành như những nghi thức quốc gia, đạo Phật được xem là một tôn giáo
chính thống. Phật giáo Silla không chỉ đưa đến hệ tư tưởng chính trị xã hội thống nhất đất
nước mà còn truyền nguồn cảm hứng vào cuộc sống tri thức, nghiên cứu học thuật và
nghệ thuật sáng tạo của con người. Thời điểm này xuất hiện những nhà tư tưởng xuất
chúng như Woncheuk, Wonhyo và Uisang có vốn tri thức và thành tựu nghiên cứu học
thuật được quý trọng trong lịch sử Phật giáo. Điều này cho thấy sự ảnh hưởng mạnh mẽ
của đạo Phật đối với hoạt động tri thức và phát triển văn hoá của người dân Hàn xưa.
Thời kì Vương triều Silla hợp nhất (668-935)
Trong những năm đầu của Phật giáo Silla, sự ràng buộc tôn giáo giữa những người
cầm quyền và những người bị cầm quyền phải chịu ơn rất nhiều đức tin vào Phật Di Lặc,
Đức Phật của tương lai.
Việc tiếp cận học thuyết và kinh điển Phật giáo ở vương triều Silla đã vượt xa các
vương triều khác. Sự trưởng thành và thành tựu thâm nhập kinh điển Phật học trong Phật
giáo Vương triều Silla thể hiện ở việc đặc biệt coi trọng và nghiên cứu sâu những bộ kinh
Phật Đại thừa, như: Kinh Hoa Nghiêm (Avatamsaka Sutra), Kinh Pháp Hoa (Saddharma-
pundarika Sutra). Phật học viện có ảnh hưởng nhất trong Phật giáo Hàn Quốc được ra đời
So sánh Phật giáo Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản Nhóm 2 – NB1-VB2
GVHD: PGS.TS Đoàn Lê Giang Trang: 8
và thành lập trong giai đoạn này, với công lao của nhà tư tưởng Phật giáo bậc thầy Uisang
(625-702).
Cuối thời kì Silla hợp nhất, Phật giáo Seon (Thiền tông) được du nhập vào Hàn Quốc.
Như ở Trung Quốc, đạo Phật Seon Hàn Quốc cũng khởi đầu như một phong trào tôn giáo
không chính thống bởi các nhà sư bị tước đoạt quyền lợi ở khu vực nông thôn. Từ thời kì
Silla cuối cùng đến kỉ nguyên Goryeo đầu tiên (thế kỉ 9 tới thế kỉ 11), trung tâm Thiền
được thành lập. Mặc dù khởi đầu chỉ như phong trào không chính thống nhưng nó sớm
trở thành xu hướng chủ đạo của Phật giáo Hàn Quốc.
Thời kì Goryeo (918-1392)
Như trong suốt thời kì ba Vương triều, Phật giáo dưới triều đại Goryeo cũng giữ vai trò
là nguồn cảm hứng chủ đạo cho sáng tác nghệ thuật và nghiên cứu chuyên môn học thuật
sâu. Một trong những thành tựu to lớn nhất của nền văn hóa Phật giáo dưới triều đại
Goryeo là nghệ thuật chạm khắc Tripitaka Koreana (Tam Tạng kinh Hàn bản). Đây là Bộ
Kinh Phật được thực hiện vào đầu thế kỉ 13 trong suốt thời gian diễn ra chiến tranh với
người Mông Cổ. Bộ Kinh này bao gồm hơn 80.000 mộc bản. Tam Tạng kinh là một công
trình quốc gia được tạo nên không chỉ bởi công sức của chính quyền mà còn toàn thể dân
chúng, là sự kết tinh của một nền văn hóa dân tộc bắt nguồn từ đức tin Phật giáo.
Tới cuối triều đại Goryeo, sự chiếm hữu đất xây dựng chùa thờ Phật gia tăng hàng
năm, việc miễn thuế và các nghi lễ quốc gia được tổ chức trên diện rộng đã trở thành gánh
nặng lớn đối với ngân sách nhà nước. Hơn nữa, những vụ việc các nhà sư tham nhũng,
cùng với sự dính líu của họ tới những cuộc tranh giành quyền lực chính trị, tiền tệ hay
những vụ bê bối khác đã diễn ra thường xuyên và nghiêm trọng. Do đó, trước sự biến đổi
của triều đại, Phật giáo đã phải chịu đựng những tổn thất nặng nề.
Thời kì Joseon (1392-1910)
500 năm triều đại Joseon là kỉ nguyên tối tăm đối với Phật giáo. Tân Khổng giáo nổi
bật lên như một thế lực mới, đàn áp Phật giáo một cách có hệ thống, sự quản lí nhà nước
đối với Phật giáo ngày càng trở nên căng thẳng hơn. Nhà nước đưa ra lệnh cấm xây dựng
các đền thờ gần thị trấn và nhiều đền thờ đã bị phá hủy. Những tu viện đã tồn tại phải ẩn
sâu trong núi. Do đó, Phật giáo đã mất đi địa vị của mình trong nền văn hóa xã hội Hàn
Quốc. Giới Phật giáo gần như rất thất vọng và mang tư tưởng chủ bại. Phật giáo chủ yếu
được liên tưởng trong nhận thức của dân chúng đối với thực tế Saman giáo và tín ngưỡng
dân gian. Mặc dù vậy, Phật giáo vẫn tồn tại nhờ vào sự nỗ lực mang đến niềm an ủi đối
với sự khổ đau của toàn thể dân chúng trong xã hội Joseon.
Thời kỳ cận đại
So sánh Phật giáo Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản Nhóm 2 – NB1-VB2
GVHD: PGS.TS Đoàn Lê Giang Trang: 9
Đến cuối thế kỉ thứ 19, các cường quốc đế quốc trên thế giới đã tranh giành quyền
thống trị Bán đảo Hàn Quốc. Nhật Bản cuối cùng cũng thành công trong việc thôn tính
Hàn Quốc vào năm 1910. Chế độ thuộc địa của Nhật Bản thực hiện có hệ thống chính
sách Nhật hoá nền văn hoá Hàn Quốc. Trong đó, Phật giáo đã trở thành đối tượng chính.
Các nhà sư Hàn Quốc được ủng hộ kết hôn, từ bỏ truyền thống sống độc thân, như các
nhà sư Tân Tăng Nhật Bản đã và đang làm. Nhiều tu sỹ Phật giáo Hàn Quốc đã làm như
vậy, và đây chính là nguồn gốc của cuộc xung đột nghiêm trọng trong cộng đồng Phật
giáo diễn ra sau khi Hàn Quốc được giải phóng khỏi ách thống trị Nhật Bản năm 1945.
Những nhà tu hành còn độc thân muốn xua đuổi những nhà sư đã kết hôn ra khỏi cộng
đồng Phật giáo. Sau vài thập kỉ đấu tranh gay gắt, hai phe phái Jogye và Taego, tiêu biểu
cho hai chủ trương nhà tu hành phải sống độc thân hay được kết hôn, thỏa thuận cùng
chung sống như hai dòng Phật giáo lớn nhất ở Hàn Quốc.
Ngày nay, tại Hàn Quốc người ta ít phân biệt các tông phái đạo Phật và thực hành song
song với nhau thiền quán, niệm Phật A-di-đà và tụng kinh. Phép niệm thần chú cũng được
truyền bá rộng rãi, vốn có nguồn gốc từ Mật tông của thời trung cổ. Trong giới trí thức,
Thiền tông được nhiều người theo trong lúc giới dân giã lấy niệm danh hiệu các đức Phật
làm chủ yếu. Trộn lẫn với đạo Phật là hình thức thờ đa thần như thần núi, linh vật, thần
tinh tú.
1.4. Khái quát Phật giáo ở Nhật Bản
1.4.1 Sự hình thành và phát triển của Phật giáo ở Nhật Bản
Đạo Phật bắt đầu từ Ấn Độ từ thế kỷ thứ 6 trước Công Nguyên. Một nhánh chính của
Phật giáo, nhánh Mahayana hay gọi là Phật giáo Đại thừa đã du nhập vào Nhật Bản. Phật
giáo được du nhập vào Nhật từ Trung Hoa và Triều Tiên dưới dạng món quà của vương
quốc thân hữu Triều Tiên Kudara vào thế kỷ thứ 6 sau Công Nguyên. Trong khi Phật giáo
được giới quý tộc cai trị ủng hộ, lúc đầu nó lại không phổ biến trong giới thường dân vì
những lý thuyết phức tạp của nó.
Thời Asuka (538 to 710)
Theo “Nhật Bản Thư Kỉ” ghi lại thì Phật giáo truyền vào Nhật Bản vào năm 552 thời
Asuka (năm Kimmei (Khâm Minh) thứ 13) khi vua Seong (Thánh Vương) nước Baekje
(Bách Tế - bđ.Triều Tiên) cống nạp tượng Phật Thích Ca bằng đồng mạ vàng và các kinh
văn Phật giáo cho triều Nhật. Tuy vậy, căn cứ theo các ghi chép “Triều đại Thiên hoàng
Kimmei ngày 12 tháng 10 năm Mậu Ngọ” trong tập kí về Thái tử Shōtoku (Thánh Đức)
và “Triều đại Thiên hoàng Kimmei năm 7 tuổi tháng 12 Mậu Ngọ” trong “Kí sự thành
So sánh Phật giáo Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản Nhóm 2 – NB1-VB2
GVHD: PGS.TS Đoàn Lê Giang Trang: 10
lập, di dời chùa Gangōji (Nguyên Hưng Tự)”…v.v thì hiện nay đa số người ta tin rằng
Phật giáo đã truyền vào Nhật Bản vào năm Mậu Ngọ 538 (năm Senka (Tuyên Hóa) thứ3).
Trong các sách giáo khoa lịch sử Nhật cũng thống nhất dựa vào mốc thời gian này.
Cũng theo “Nhật Bản Thư Kỉ”, từ sau khi Phật giáo truyền vào Nhật Bản đã xảy ra một
loạt các sự kiện. Khi Thiên hoàng Kimmei hỏi ý kiến quan lại trong triều về việc có nên
tiếp nhận đạo Phật hay không thì cả Mononobe no Okoshi (Vật Bộ Vĩ Dư) và phe
Nakatomi