Quá trình chuyển nền kinh tế nước ta theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước đã đặt ra yêu cầu cấp bách phải đổi mới công cụ quản lý kinh tế. Cùng với quá trình đổi mới nổi lên hàng đầu là làm thế nào có được thông tin hữu ích về mặt kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung và hệ thống doanh nghiệp ngân hàng nói riêng. Về hệ thống ngân hàng đặt lên hàng đầu là các Ngân hàng Quốc doanh như Ngân hàng Đầu tư Phát triển Việt nam, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Ngân hàng Ngoại thương vv.
Trong phạm vi báo cáo thực tập của mình với tư cách là người đi tìm hiểu cơ cấu và cách thức hoạt động. Do đó chưa phần nào nói lên hết được những vai trò quan trọng của hệ thống ngân hàng trong nền kinh tế thị trường hiện nay.
Báo cáo của em bao gồm ba phần chính
Chương I: Sự hình thành và phát triển của Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam
Chương II: Những nội dung chính của Báo cáo
Chương III: Các giải pháp nhằm phát triển bền vững của NHĐT - phát triển - Việt Nam.
17 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 1894 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sự hình thành và phát triển của ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mở đầu
Quá trình chuyển nền kinh tế nước ta theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước đã đặt ra yêu cầu cấp bách phải đổi mới công cụ quản lý kinh tế. Cùng với quá trình đổi mới nổi lên hàng đầu là làm thế nào có được thông tin hữu ích về mặt kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung và hệ thống doanh nghiệp ngân hàng nói riêng. Về hệ thống ngân hàng đặt lên hàng đầu là các Ngân hàng Quốc doanh như Ngân hàng Đầu tư Phát triển Việt nam, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Ngân hàng Ngoại thương vv....
Trong phạm vi báo cáo thực tập của mình với tư cách là người đi tìm hiểu cơ cấu và cách thức hoạt động. Do đó chưa phần nào nói lên hết được những vai trò quan trọng của hệ thống ngân hàng trong nền kinh tế thị trường hiện nay.
Báo cáo của em bao gồm ba phần chính
Chương I: Sự hình thành và phát triển của Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam
Chương II: Những nội dung chính của Báo cáo
Chương III: Các giải pháp nhằm phát triển bền vững của NHĐT - phát triển - Việt Nam.
Chương I
Sự hình thành và phát triển của
Ngân hàng Đầu tư
Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam (NHĐT & PTVN) được thành lập theo nghị định số 177/TTg ngày 26 tháng 4 năm 1957 của thủ tướng Chính phủ. 43 năm qua (NHĐT & PTVN) đã có những tên gọi:
- Ngân hàng kiến thiết Việt Nam
- Ngân hàng Đầu tư và xây dựng Việt Nam
- Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam
Từ ngày 14/11/1990
Ngân hàng ĐT & PTVN là một doanh nghiệp nhà nước hạng đặc biệt, được tổ chức theo mô hình tổng Công ty nhà nước (tập đoàn) mang tính hệ thống cao bao gồm hơn 112 chi nhánh và các Công ty trên toàn quốc, có 3 đơn vị liên doanh với nước ngoài ( 2 ngân hàng và 1 Công ty ), hùn vốn với 5 tổ chức tín dụng.
Trọng tâm hoạt động và là nghề nghiệp truyền thống của (NHĐT & PTVN) là phục vụ Đầu tư Phát triển, các dự án thực hiện chương trình phát triển kinh tế then chốt của đất nước. Thực hiện đầy đủ các mặt nghiệp vụ của Ngân hàng phục vụ các thành phần kinh tế, có quan hệ hợp tác chặt chẽ với các doanh nghiệp, Tổng Công ty, NHĐT và PT không ngừng mở rộng đại lý với hơn 400 Ngân hàng và quan hệ thanh toán với 50 ngân hàng trên thế giới.
Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam là một ngân hàng chủ lực thực thi chính sách tiền tệ quốc gia phục vụ đầu tư phát triển. Quá trình 43 năm xây dựng, trưởng thành và phát triển luôn gắn liền với giai đoạn lịch sử của đất nước.
1. Giai đoạn 1957 - 1974 thời kỳ, khôi phục kinh tế và thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Từ năm 1957 đến năm 1960, Thời kỳ khôi phục kinh tế và thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (NHĐT & PTVN) đã cung ứng 1.483 tỷ đồng (Theo giá năm 1960) cho kiến thiết cơ bản, góp phần hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục kinh tế, ổn định đời sống nhân dân, tạo đà bước vào kế hoạch 5 năm lần thứ nhất.
Những công trình hoàn thành vào thời kỳ này như: Hệ thống đê điều, công trình Đại thuỷ nông Bắc Hưng Hải - Công trình Đại thuỷ nông đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà sau chiến tranh chống Pháp, các mỏ than Quảng Ninh, Bắc Thái, các Nhà máy Điện Yên Phụ, Uông Bí Vinh; Trường ĐH Bách Khoa, Đại học Kinh tế Kế hoạch vv..... có ý nghĩa hết sức quan trọng, thể hiện sự chăm lo của Đảng, của nhà nước, củng cố niềm tin của nhân dân vào chế độ mới.
Ngày 19/11/1960, Chính phủ đã có nghị định số 65 ban hành Quy chế quản lý đầu tư xây dựng cơ bản do (NHĐT & PTVN) chuẩn bị. Đây là quy chế quản lý đầu tư xây dựng cơ bản đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ Cộng hoà chấm dứt thời kỳ quản lý vốn theo chế độ thục thanh, thục chi, sang đầu tư có trình tự, thanh toán khối lượng xây dựng cơ bản hoàn thành theo thiết kế được duyệt. Thời kỳ này, NHĐT %PTVN đã cung ứng vốn 3.267 tỷ đồng (theo giá 1964) tương đương 22.000 tỷ đồng (Theo giá năm 1995) và mang lại thu nhập quốc dân cho toàn xã hội là 19,7 tỷ đồng (thương đương 197.000 tỷ đồng theo giá 1995); hiệu quả thu nhập quốc dân mang lại trên một đồng vốn đầu tư mang lại 0,49 đồng, có những năm đạt 0,55 đồng NHĐT & PTVN đã góp phần Đầu tư xây dựng và hoàn thành hàng trăm công trình vào sử dụng như: Khu công nghiệp Cao Xà Lá Thượng Đình - Hà Nội, khu công nghiệp Việt Trì, khu gang thép Thái Nguyên đứa con đầu lòng của nghề luyện kim Việt Nam, Đường dây điện cao thế 110 KV Việt Trì và rất nhiều công trình khác vv....
Từ năm 1961 - 1975 Thời kỳ xây dựng cơ bản trong thời chiến. NHĐT & PTVN đã cung ứng vốn kịp thời cho các công trình phòng không thời chiến Sơ tán. Thời kỳ này NHĐT & PTVN đã cung ứng vốn 3.049 tỷ đồng (theo giá 1964). NHĐT & PTVN đã thành lập chi nhánh đặc biệt phục vụ các công trình 71, 15A, 15 B;
2. Giai đoạn, thời kỳ khôi phục và phát triển kinh tế sau khi đất nước hoàn toàn thống nhất, cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội 1976 - 1989
NHĐT & PTVN đã góp phần thực hiện đường lối phát triển kinh tế, xã hội của Đảng lần thứ IV, V, VI là phương hướng đầu tư khôi phục nền kinh tế sau chiến tranh, tạo những tiền đề để đầu tư phát triển kinh tế.
Thời kỳ này NHĐT & PTVN đã cung cấp 237,6 tỷ đồng cho đầu tư xây dựng cơ bản (theo giá năm 1982) tương đương 26.275 tỷ đồng ( theo giá năm 1995). NHĐT % PT đã cung ứng vốn cho các công trình nông nghiệp, công nghiệp giao thông vận tải, công trình phúc lợi và đặc biệt ưu tiên các công trình trọng điểm. Công trình then chốt của nền kinh tế quốc dân. NHĐT & PTVN góp phần đa dạng hoá sử dụng 358 công trình lớn trên hạn ngạch. Trong đó có công trình quan trọng như: Lăng Chủ Tịch Hồ Chí Minh, Đài truyền hình Việt Nam, 3 Tổ máy của Nhà máy nhiệt điện Phả Lại; 2 Nhà máy Xi Măng Bỉm Sơn vv.... NHĐT & PTVN góp phần cùng với nhân dân cả nước thực hiện 2 nhiệm vụ chính trị xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
3. Giai đoạn từ 1990 - 1999 thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước.
Bước vào thời kỳ thực hiện chủ trương đổi mới kinh tế của Đảng và nhà nước, hoạt động của (NHĐT Và PT) có những thuận lợi cũng như khó khăn, thử thách.
Về lợi nhuận: có các nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VI, lần thứ VII, lần thứ VII soi đường và được sự chỉ đạo trực tiếp của Chính phủ, Ban cán sự Đảng, Ban lãnh đạo NHNN. Song bên cạnh những thuận lợi, hoạt động của NHĐT & PT cũng gặp không ít khó khăn, thử thách như:
Khó khăn: Là một ngân hàng giữ vai trò chủ lực trong đầu tư và phát triển những nguồn vốn của ngân hàng ĐT & PTVN còn ít, cơ cấu nguồn vốn còn chưa hợp lý.
- Nhiều hoạt động của Ngân hàng còn sơ khai, chưa được ứng dụng các công nghệ hiện đại.
- Nhiều hoạt động của Ngân hàng còn sơ khai, chưa được đáp ứng các công nghệ hiện đại.
- Trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ còn sơ khai, bất cập....
- Đặc biệt từ năm 1995, khi chuyển nhiệm vụ cấp phát vốn từ (NHĐT & PTVN) sang tổng cục Đầu tư (Thuộc Bộ Tài Chính), Ngân hàng ĐT & PTVN thực sự hoạt động như một ngân hàng thương mại. Nhưng lại bước vào thương trường sau các ngân hàng Thương mại nên chưa có nhiều kinh nghiệm. Tuy vậy toàn hệ thống NHĐT & PT VN đã phát huy những thuận lợi, nhận thức rõ các khó khăn, thử thách, với truyền thống đoàn kết, sáng tạo, tự tin và tinh thần không chán bước mọi khó khăn NHĐT & PTVN luôn quyết tâm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị được giao.
Chương II
Những nội dung chính của báo cáo
1. Mục tiêu và phương châm hành động
1.1. Mục tiêu: Mục tiêu xuyêt suốt mọi hoạt động của ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam.
- Vì mục tiêu sự nghiệp đầu tư phát triển mục tiêu chính sách tiền tệ công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.
- Vì hiệu quả sản xuất kinh doanh của bạn hàng
- Vì sự phát triển bền vững và hội nhập khu vực và quốc tế
1.2. Phương châm hành động:
Trong quá trình hoạt động quốc doanh, là lực lượng chủ đạo thực hiện có hiệu quả chính sách tiền tệ quốc gia nhằm ổn định tiên tệ, phát triển kinh tế xã hội.
- Phát huy truyền thống ngân hàng chủ lực trong phục vụ đầu tư phát triển, xây dựng lực lượng sản xuất tiên tiến.
- Vì hợp tác và càng phát triển trong quan hệ hợp tác quốc tế.
- Phát huy nội lực giữ vững vị thế và uy tín NHĐT & PTVN tỏng nước và thị trường quốc tế.
2. Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban
Sở giao dịch I Ngân hàng Đầu tư, được phân làm 9 phòng ban chính. Mỗi phòng ban được phân công có nhiệm vụ và chức năng riêng. Nhưng chúng ta đã biết mỗi nghiệp vụ của Ngân hàng đều phải qua rất nhiều phòng ban.
2.1. Phòng điện toán
Là đơn vị trực thuộc bộ máy tổ chức của SGD được thành lập theo quyết định của Tổng giám đốc NHĐT & PTVN
- Chức năng của phòng Điện toán
Trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ trong lĩnh vực thông tin phục vụ cho hoạt động của SGD.
Tham mưu cho giám đốc, chiến lược phát triển CNTT tại SGD.
- Nhiệm vụ:
+ Tiếp nhận và triển khai các chương trình ứng dụng cho ban CN tin học NHĐT & PTVN bàn giao
+ Xây dựng các chương trình ứng dụng theo tiêu chuẩn ISO, phục vụ cho các phòng ban, nghiệp vụ, chi nhánh trực thuộc, đáp ứng nhu cầu quản lý của lãnh đạo và đáp ứng tối đa các nhu cầu của khách hàng tại sở giao dịch.
2.2. Phòng tài chính kế toán.
Là đơn vị thuộc bộ máy tổ chức của Sở giao dịch được thành lập theo quyết định của Giám đốc NHĐT & PTVN.
- Chức năng: Thực hiện HTKT để phản ánh đầy đủ chính xác, đầy đủ mọi hoạt động kinh doanh và các nghiệp vụ phát sinh của Sở giao dịch/
- Nhiệm vụ: Hướng dẫn và cung cấp các văn bản liên quan đến công tác KTTC.
+ Tổ chức hướng dẫn nghiệp vụ TC - KT khi có thay đổi
+ Tham mưu cho giám đốc SGD duyệt kế hoạch TC cho các chi nhánh.
2.3. Phòng quản lý khách hàng
Là đơn vị thuộc SGD tham mưu cho giám đốc trong việc xây dựng chính sách khách hàng và kế hoạch Marketing. Là đầu mối tổ chức và thực hiện chính sách khách hàng của SGD.
- Chức năng và nhiệm vụ:
+ Nghiên cứu thị trường, xác định thị phần của SGD để tham mưu cho giám đốc xây dựng chiến lược khách hàng. Định hướng phát triển nền khách hàng bền vững phục vụ kinh doanh của SGD.
+ Phòng quản lý khách hàng cung cấp các báo cáo liên quan đến thị trường xu hướng của KH và các chính sách KH của phòng theo yêu cầu của Giám đốc SGD.
+ Các thông tin về các đối tượng KH lãi suất, đối thủ cạnh tranh và xu hướng của thị trường tổng hợp báo cáo giám đốc.
2.4. Phòng tín dụng
Là đơn vị thuộc SGD NHĐT và PT có nhiệm vụ tổ chức thực hiện và tham mưu cho giám đốc về hoạt động kinh doanh tiền tệ thông qua nhiệm vụ tín dụng và dịch vụ ngân hàng đối với các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần vay bằng VNĐ và ngoại tệ.
- Chức năng nhiệm vụ
Thực hiện việc cho vay ngắn hạn, dài hạn bằng VNĐ hoặc ngoại tệ bảo lãnh cho khách hàng theo chế độ tín dụng hiện hành. Bảo đảm an toàn, hiệu quả của đồng vốn thực hiện huy động vốn từ mọi nguồn hợp pháp của các khách hàng. Thực hiện tư vấn trong hoạt động tín dụng và dich uỷ thác đầu tư theo quy định.
+ Trao đổi ý kiến đối với các vấn đề liên quan đến dự án đâu tư, khoản vay hoặc bảo lãnh.
+ Thông báo các ý kiến của hội đồng tín dụng chỉ đạo của NHĐT & PTVN. Cũng như Giám đốc SGD liên quan đến các quyết định tín dụng của chi nhánh báo cáo.
2.5. Phòng tổ chức hành chính kho quỹ:
Đây là đơn vị thuộc bộ máy tổ chức của NHĐT & PTVN được thành lập theo QĐ số 210 ngày 18/12/1999 của Tổng giám đốc NHĐT & PTVN
- Chức năng:
+ Lam tham mưu cho giám đốc trong việc thực hiện các chủ trương chính sách chế độ của nhà nước và ngành về tổ chức cán bộ lao động và tiền lương Bảo hiểm xã hội đối với người lao động nhằm đáp ứng nhu cầu nghiệp vụ kinh doanh của SGD.
+ Gửi báo cáo tình hình nhân sự theo yêu cầu của giám đốc và phòng tổ chức hành chính. Gửi các báo cáo khác liên quan đến công tác tổ chức lãnh đạo, lao động, tiền lương để phòng tổ chức hành chính tổng hợp Báo cáo giám đốc SGD.
Nhiệm vụ:
+ Đề xuất về việc mở rộng, sắp xếp mô hình tổ chức phù hợp với hoạt động kinh doanh của SGD theo định hướng phát triển của toàn ngành.
+ Báo cáo mức tồn quỹ hàng ngày về các loại ngân phiếu thanh toán tiền mặt.
2.6. Phòng giao dịch:
Được thành lập theo quyết định của Tổng giám đốc:
- Chức năng và nhiệm vụ:
+ Trực tiếp nhận tiền gửi của các tổ chức kinh tế , huy động vốn đầu tư, thực hiện nghiệp vụ tín dụng và một loại nghiệp vụ Ngân hàng theo sự phân công của SGD.
+Tham mưu cho giám đốc về chính sách lãi suất về hình thức và kỳ hạn huy động vốn.
+ Phối hợp chặt chẽ với các phòng ban để nghiên cứu xây dựng các chính sách về chiến lược hoạt động kinh doanh của GSD.
2.7. Phòng nguồn vốn - kinh doanh
Đây là đơn vị thuộc bộ Máy tổ chức của SGD (NHĐT & PTVN) có các chức năng và nhiệm vụ chủ yếu.
- Chức năng:
+ Tham mưu cho Giám đốc về chính sách kinh doanh các phương hướng thực hiện cụ thể trong từng thời kỳ phù hợp với chính sách phát triển chung của (NHĐT & PTVN).
+ Tổ chức quản lý và điều hành tài sản nợ, tài sản có bằng tiền của SGD để đảm bảo kinh doanh có kết quả an toàn tuân theo quy định của pháp luật và trực tiếp thực hiện một số nhiệm vụ kinh doanh tại SGD theo phân công.
+ Tổ chức thực hiện công tác thẩm định kinh tế kỹ thuật và tư vấn theo yêu cầu, tổng hợp tin báo cáo thống kê phòng ngừa rủi ro phục vụ công tác điều hành của ngành và SGD.
Sơ đồ tổ chức tại SGD I BIDV
Ban giám đốc
Tín dụng 1
Tín dụng 2
Q. lý khách hàng
TC. Kho quỹ
Tài chính
Kế toán
TT. Quốc tế
Điện toán
Nguồn vốn kinh doanh
Phòng giao dịch
Kế hoạch phát triển
Chứng khoán
Văn phòng
Kế toán
nội bộ
Tổ chức
cán bộ
Đào tạo
Và nghiệp vụ kinh doanh đối ngoại theo hướng dẫn chỉ đạo của (NHĐT & PTVN).
- Nhiệm vụ
+ Trực tiếp thực hiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế cho khách hàng có nhu cầu về dịch vụ thanh toán nhập, hàng xuất và chuyển nhận tiền kiều hối. Theo QĐ hiện hành của NHNN - VN.
+Tham gia kế hoạch kinh doanh chung và trực tiếp kinh doanh, thực hiện kế hoạch kinh doanh trong lĩnh vực thanh toán quốc tế và các dịch vụ đối ngoại phối hợp với các phòng chức năng nghiên cứu đề xuất phương hướng.
3. Các dịch vụ và nghiệp vụ của SGDI
3.1. Tiền gửi và thanh toán
- Nhận tiền gửi và thanh toán có kỳ hạn và không kỳ hạn
- Nhận tiền gửi tiết kiệm với nhiều kỳ hạn đa dạng, phong phú
3.2. Tín dụng và bảo lãnh
* Nghiệp vụ tín dụng ngắn hạn
- Các lại cho vay
+ Cho vay bổ sung vốn lưu động phục vụ sản xuất kinh doanh theo hạn mức tín dụng thường xuyên
+ Cho vay hỗ trợ vốn trong khi chờ vay vốn của chủ Đầu tư
+ Cho vay nguồn vốn đầu tư theo KHNN
+ Cho vay ngoại tệ phục vụ nhập khẩu nguyên liệu, vật tư, cho sản xuất thi công.
+ Cho vay đối ứng bằng tiền gửi
+ Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng để mở L/C
+ Cho vay thiếu hụt tài chính tạm thời
+ Cho vay tiêu dùng với CBCNVC
+ Cho vay cầm cố bằng các chứng từ có giá
* Nghiệp vụ trung dài hạn
- Các lại cho vay
+ Cho vay trung và dài hạn phục vụ đầu tư phát triển
+ Cho vay thiết bị hình thức thuê tài chính
+ Cho vay hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ
+ Cho vay ứng dụng các đề tài nghiên cứu KH và SX
+ Cho vay kết hợp với quỹ phát triển
+ Cho vay đồng tài trợ các dự án
+ Cho vay tiêu dùng
+ Các loại cho vay trung và dài hạn khác
3.3. Thanh toán quốc tế
* Giao dịch L/C hàng xuất
Thông báo L/C và các sửa đổi (nếu có)
- Giấy giới thiệu có đóng dấu của người có thẩm quyền kèm theo CMND của cán bộ giao dịch để nhận L/C.
- Nếu quý khách không có tài khoản tại SGD (xin vui lòng nộp chi phí khi nhận chứng từ gốc)
* Giao dịch L/C hàng nhập:
- Mở L/C
+ Hồ sơ cần cung cấp
- Sử đổi L/C
+ Hồ sơ cần cung cấp
- Ký nhận trong đơn bản lãnh nhận hàng
- Thanh toán L/C
* Giao dịch nhờ thu
A. Nhờ thu từ (Thanh toán hàng nhập khẩu)
B. Nhờ thu đi (Đòi tiền hàng xuất)
C. Nhờ thu séc
* Giao dịch chuyển tiền đi
A. Chuyển tiền thanh toán hàng hoá
B. Chuyển lợi nhuận
C. Chuyển tiền cho các mục tiêu
D. Chuyển tiền trả nợ vay, lãi vay
E. Chuyển lương và các khoản khác
3.4. Các dịch vụ khác
A. Dịch vụ rút tiền tự động
B. Dịch vụ HONE - Bamking
C. Các loại dịch vụ khác
D. Dịch vụ bảo hiểm
E. Dịchvụ chứng khoán
4. Thực trạng của pháp sinh, hoạt động tài chính của SGDI
Hoạt động huy động vốn và cho vay của SGDI trong năm 2002 đều có những bước tăng trưởng đáng kể. Tổng nguồn huy động vốn đến năm 2002 đạt 8.515 tỷ VNĐ phát triển 20,8% so với 2001 cùng với việc tăng trưởng NV và tín dụng như vậy cơ cấu tài sản (Nợ - Có) của SGD cũng có những bước cải thiện đáng kể nhằm từng bước cơ cấu (N - C) của TS theo hướng bền vững.
Tổng dư nợ so với tổng nguồn vốn huy động (đã quy đổi VNĐ) thì SGD đang thừa nguồn. Nguồn vốn của SGD tăng trưởng mạnh vào cuối tháng 6 năm 2002. Trong khi TD của SGD tăng trưởng đều trong năm. Trong 6 tháng đầu năm nguồn vốn huy động hầu như không tăng. Thậm chí vào thời điểm tháng 4/2002 nguồn vốn huy động sụt giảm nghiêm trọng (giảm 549 tỷ so với 31/12/2001) mà chủ yếu giám nguồn vốn là VNĐ (giảm 372 tỷ VNĐ) trong khi tín dụng VNĐ với tăng trưởng mạnh (tăng 209, tỷ VNĐ) tạo nên sức ép đối với NV. VNĐ của SGD.
Tuy nhiên 6 tháng cuối năm tình hình vốn VNĐ của GSD đã được cải thiện khoảng cách giữa việc huy động vốn và sử dụng vốn. VNĐ tăng lên đạt 1.859 tỷ VNĐ vào cuối năm 2002 ( Khoảng cách từ 373 tỷ VNĐ vào thời điểm tháng 4/2002).
Trong năm 2002 tỷ trọng trung và dài hạn VNĐ chiếm tới 75% dư nợ tín dụng VNĐ trong khi nguồn vốn tăng dài hạn chỉ đạt 33%. Mặt khác mặc dù xếp vào nguồn vốn trung và dài hạn nhưng nguồn vốn này chủ yếu có thời hạn 12 tháng. Trong khi tín dụng trung và dài hạn của SGD có thời hạn 3 - 5 năm.
Huy động vốn ngắn hạn VNĐ của SGD luôn nhiều hơncho vay ngắn hạn khoảng 1000 tỷ VND. Tuy nhiên nguồn vốn VND ngắn hạn chiếm 30% đây là tiền gửi của các tổ chức kinh doanh. Tính không ổn định rất cao việc sử dụng chúng để cho vay dễ dẫn đến việc kém khả năng thanh toán của ngân hàng.
Do vậy chúng ta cần phải có các giải pháp để cân bằng các nguồn vốn trên.
Chương III
Một số giải pháp và kiến nghị
để phát triển bền vững
Toàn hệ thống (NHĐT & PTVN) tiếp tục phát huy nội lực và truyền thống đẩy mạnh đổi mới công nghệ và phát triển nguồn nhân lực để nâng cao chất lượng, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm nhằm mở rộng thị trường, tăng lợi nhuận giữ vững vị thế ngân hàng chủ lực trong đầu tư, phát triển góp phần thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đảm bảo an toàn hệ thống và tiếp tục tạo những tiền đề vững chắc cho phát triển bền vững và chủ động từng bước hội nhập, góp phần thực hiện nhiệm vụ kinh tế xã hội và mục tiêu, giải pháp của chính sách tiền tệ quốc gia năm 2000.
I. Giải pháp
1. Giải pháp trong kinh doanh
Giữ vững các khách hàng truyền thống, trước hết là tổng Công ty lớn, chủ động chọn lựa các khách hàng tốt, để đầu tư tích cực nghiên cứu, để xác định những lĩnh vực trọng điểm, các khu vực kinh tế trọng điểm, để tiếp tục mở rộng khách hàng, nâng thị phần, đẩy mạnh thị phần mở rộng thị trường bằng đổi mới và nâng cao chất lượng sản phẩm truyền thống, đáp ứng nhu cầu về vốn, dịch vụ ngân hàng cho khách hàng thuộc mọi thành phần kinh tế, tiếp tục thâm nhập vào thị trường vốn trong nước, thông qua việc đúc rút kinh nghiệm và phát triển các giải pháp đã có để tăng cường huy động vốn trung và dài hạn. Đi đôi với việc phát triển được nền vốn ngắn hạn hiện có, có bước chuyển mạnh mẽ tín dụng đầu tư phát triển theo cơ chế thị trường, theo khuôn khổ quy định của pháp luật, đảm bảo cho vay thu được nợ (gốc và lãi) đúng hạn không để phát sinh nợ quá hạn mới. Mở rộng kinh doanh tiền tệ trên thị trường liên ngân hàng trong nước và tích cực tham gia thị trường vốn trung, dài hạn trong nước.
2. Giải pháp về công nghệ
Đẩy mạnh ứng dụng theo xu hướng thực tiễn và chủ động hội nhập công nghệ hiện đại, tập trung giải quyết dứt điểm mạng truyền thông hệ thống, các chương trình ứng dụng song song với đổi mới trang thiết bị để nâng cao hiệu quả kinh doanh; ưu tiên phát triển công nghệ để tạo ra một số sản phẩm mới, có sức cạnh tranh để phục vụ khách hàng, phục vụ lĩnh vực thanh toán trong nước và quốc tế, nâng cao năng lực thu nhập và xử lý thông tin phục vụ cho thẩm định, đánh giá khả năng vay trả, an toàn tín dụng và thông tin quản trị hệ thống, tranh thủ tối đa hỗ trợ, giúp đỡ các dự án quốc tế tài trợ.
3. Giải pháp xây dựng nguồn lực tài chính:
Tập trung tích luỹ thoả đáng để tăng năng lực tài chính của bản thân ngân hàng, đảm bảo yêu cầu đổi mới công nghệ, phòng ngừa rủi ro, ổn định thu nhập của người lao động, gắn li