Tác động của kinh tế tri thức đối với đời sống xã hội

Từ xa xưa vấn đề nhận thức , hiểu biết của con người luôn là mối quan tâm lớn nhất , chung nhất của toàn nhân loại, và ở thời đại nào cũng vậy con người luôn cố phấn đấu học hỏi , học hỏi không ngừng , tiếp nhận và thu lượm kiến thức , vị trí và ý nghĩa của tri thức lúc nào cũng ngự trị và ngày càng là mục tiêu phấn đấu của mỗi người. Một điều nổi cộm là trong vài thập niên gần đây chúng ta nghe người ta nhắc nhiều đến thuật ngữ "kinh tế tri thức "chứ không còn là một vấn đề tri thức đơn thuần nữa , phải chăng khi xã hội ngày càng phát triển , kinh tế xã hội được coi là cái mốc đánh dấu bước phát triến của đất nước đó ? Vì thế mà kinh tế dựa vào tri thức đã trở thành một đề tài sôi động được sự quan tâm của mọi tầng lớp xã hội nhất là trong điều kiện hiện nay : Là một xã hội luôn tạo mọi điều kiện cho những nhà doanh nghiệp trẻ có năng lực , tài trí có thể phát huy làm giầu cho chính mình và cho xã hội. Nằm trong số những trường thuộc khối Kinh Tế , trường ĐH Quản lí và Kinh Doanh Hà Nội cũng đóng vai trò quan trọng trong việc đào tạo các sinh viên Kinh Tế có những quan điểm đúng đắn về Kinh Tế Tri Thức. Tìm hiểu về Kinh Tế Tri Thức đối với sự phát triển xã hội em không có tham vọng đưa ra những nhận định mới mẻ mang tính phát hiện mà chỉ mong muốn được bày tỏ những hiểu biết mặc dù còn nhiều hạn chế của mình , để mong rằng thầy cô sẽ có những lời đóng góp , giúp đỡ cho em có thêm những hiểu biết về mặt này , cũng như giúp cho những bài tiểu luận của em ngày một hoàn chỉnh , bởi vì Tri Thức là một sự học hỏi không ngừng

doc10 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 5390 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tác động của kinh tế tri thức đối với đời sống xã hội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A: lời mở đầu: Từ xa xưa vấn đề nhận thức , hiểu biết của con người luôn là mối quan tâm lớn nhất , chung nhất của toàn nhân loại, và ở thời đại nào cũng vậy con người luôn cố phấn đấu học hỏi , học hỏi không ngừng , tiếp nhận và thu lượm kiến thức , vị trí và ý nghĩa của tri thức lúc nào cũng ngự trị và ngày càng là mục tiêu phấn đấu của mỗi người. Một điều nổi cộm là trong vài thập niên gần đây chúng ta nghe người ta nhắc nhiều đến thuật ngữ "kinh tế tri thức "chứ không còn là một vấn đề tri thức đơn thuần nữa , phải chăng khi xã hội ngày càng phát triển , kinh tế xã hội được coi là cái mốc đánh dấu bước phát triến của đất nước đó ? Vì thế mà kinh tế dựa vào tri thức đã trở thành một đề tài sôi động được sự quan tâm của mọi tầng lớp xã hội nhất là trong điều kiện hiện nay : Là một xã hội luôn tạo mọi điều kiện cho những nhà doanh nghiệp trẻ có năng lực , tài trí có thể phát huy làm giầu cho chính mình và cho xã hội. Nằm trong số những trường thuộc khối Kinh Tế , trường ĐH Quản lí và Kinh Doanh Hà Nội cũng đóng vai trò quan trọng trong việc đào tạo các sinh viên Kinh Tế có những quan điểm đúng đắn về Kinh Tế Tri Thức. Tìm hiểu về Kinh Tế Tri Thức đối với sự phát triển xã hội em không có tham vọng đưa ra những nhận định mới mẻ mang tính phát hiện mà chỉ mong muốn được bày tỏ những hiểu biết mặc dù còn nhiều hạn chế của mình , để mong rằng thầy cô sẽ có những lời đóng góp , giúp đỡ cho em có thêm những hiểu biết về mặt này , cũng như giúp cho những bài tiểu luận của em ngày một hoàn chỉnh , bởi vì Tri Thức là một sự học hỏi không ngừng. Cuối cùng em xin chân thành cám ơn các thầy cô. B : Nội Dung : Chương I ; Phần lí luận Nhận định chung về Kinh Tế Tri Thức. Kinh Tế Tri Thức bước ngoặt của Lực Lượng Sản Xuất : I : Tìm hiểu về Kinh Tế Tri Thức ? 1: Kinh tế tri thức ( KTTT ) là gì ? Năm 1995 OECD đưa ra định nghĩa : KTTT là những nền kinh tế dựa truc n m tiếp vào sản xuất , phân phối và sử dụng tri thức thông tin. Định nghĩa đó dẫn đến một sự hiểu lầm nếu như vậy thì phát triển KTTT chỉ là phát triển các ngành kinh tế dựa nhiều vào tri thức , tức là các ngành kinh tế có công nghệ cao , do đó mà một số nước đã tập trung chú trọng vào phát triển công nghệ cao mà không quan tâm đầy đủ đến việc phát triển và ứng dụng tri thức vào tất cả các lĩnh vực kinh tế. Vì thế APEC (2000) đã điều chỉnh lại : KTTT là nền kinh tế trong đó sự sản sinh ra , truyền bá và sử dụng tri thức là động lực chủ yếu nhất của sự tăng trưởng tạo ra của cải , nâng cao chất lượng cuộc sống. ở đây người ta nhấn mạnh sử dụng tri thức trong tất cả các lĩnh vực kinh tế. Có nhiều tên gọi khác nhau về KTTT nhưng thường dùng nhất vẫn là KTTT ( kinh tế dựa vào tri thức ) và Kinh tế mới. các tên gọi khác thường có nghĩa hẹp hơn như : kinh tế điện tử , kinh tế số , kinh tế học tập. Vậy KTTT và Kinh tế mới có gì khác nhau ? thông thường người ta nói về Kinh tế mới để nhấn mạnh hơn về vai trò của công nghệ thông tin và truyền thông còn KTTT lại nhấn mạnh tầm quan trọng ngày càng tăng của tri thức trong mọi hoạt động của nền kinh tế. 2:Kinh tế tri thức (KTTT) là bước ngoặt sự phát triển xã hội : KTTT là giai đoạn phát triển mới của Lực Lượng Sản Xuất xã hội , nó là xu thế phát triển tất yếu của xã hội loài người : Trong thế kỉ 18 đã diễn ra quá trình chuyển từ kinh tế nông nghiệp sang kinh tế công nghiệp , thực chất là quá trình chuyển từ kinh tế dựa chủ yếu vào lao động và đất đai sang nền kinh tế dựa vào máy móc và tài nguyên. Ngày nay cuộc Cách mạng khoa học hiện đại khởi đầu từ giữa thế kỉ 20 đã phát triển nhẩy vọt trong hai thập niên qua , với sự bùng nổ của công nghệ cao , thông tin và tri thức , đã tác động sâu sắc đến sự phát triển của Lực lượng sản xuất xã hội , thúc đẩy quá trình biến đổi từ kinh tế công nghiệp sang kinh tế dựa vào tri thức. Khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp : Nó trở thành điểm xuất phát cho những biến đổi to lớn trong kĩ thuật sản xuất , tạo ra những ngành sản xuất mới kết hợp khoa học kĩ thuật thành một thể thống nhất. Ta có thể theo dõi bảng so sánh sự phát triển lực lượng sản xuất đi từ kinh tế công nghiệp sang kinh tế tri thức như sau: Kinh tế công nghiệp 1. Máy móc thiết bị là chủ yếu 2. Lao động chân tay cơ bắp là quan trọng 3. Từ khoa học và công nghệ đến sản xuất hàng hoá còn một khoảng cách xa 4. Khoa học và công nghệ gián tiếp tham gia vào quá trình sản xuất thông qua thiết bị và một phần rất nhỏ trong quản lí. Kinh tế tri thức : 1. Thông tin tri thức là chủ yếu 2. Lao động trí óc ( kĩ năng , bí quyết ) là quan trọng. 3. Từ khoa học và công nghệ tạo ngay ra sản phẩm ( chẳng hạn CNPM) 4. Khoa học và công nghệ trực tiếp tham gia vào lực lượng sản xuất , tự nó tạo thành nền sản xuất Thông tin tri thức II Tác động của Kinh Tế Tri Thức đối với sự phát triển xã hội : 1: sản xuất công nghệ trở thành loại hình sản xuất quan trọng nhất , tiên tiến nhất của nền kinh tế tri thức. Các ngành Kinh Tế Tri Thức đều phải dựa vào công nghệ mới để đổi mới và phát triển , các doanh nghiệp đều có sản xuất công nghệ , đồng thời có nhiều doanh nghiệp chuyên sản xuất công nghệ , có thể gọi là doanh nghiệp tri thức , trong đó khoa học và sản xuất được nhất thể hoá , không còn phân biệt phòng thí nghiệm với công xưởng , những người làm việc trong đó là công nhân tri thức , họ vừa nghiên cứu vừa sản xuất. Hiện nay trên lĩnh vực công nghệ thông tin , các doanh nghiệp tri thức phát triển rất nhanh chóng vượt xa những doanh nghiệp truyền thống có tên tuổi , có kịch sử lâu đời. Trong số các doanh nghiệp lớn nhất thế giới các doanh nghiệp công nghệ thông tin chiếm đa số : Thương mại điện tử , thị trường ảo xí nghiệp ảo , làm việc từ xa. . . được thiết lập nhờ việc ứng dụng công nghệ thông tin đã làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh rất nhanh nhậy , linh hoạt , khoảng cách bị xoá dần , ý nghĩa vị trí địa lí giảm đi. 2: Trong nền kinh tế tri thức sự ra đời công nghệ thông tin thúc đẩy sự dân chủ hoá : Vì thông tin đến với mọi ngưới , mọi người đều dễ dàng truy cập các thông tin cần thiết , do đó đặt ra vấn đề là phải dân chủ hoá các hoạt động và tổ chức điều hành trong xã hội. Người dân nào cũng có thể được thông tin kịp thời về các quyết định của nhà nước , cơ quan nhà nước tổ chức có liên quan đến họ , họ có thể ý kiến ngay nếu không thấy phù hợp. Không thể bưng bít thông tin được. Do đó phải tạo ra một không khí dân chủ , cách làm việc dân chủ , khi chuẩn bị các quyết định các chính sách cơ quan nhà nước rất dễ dàng đưa ra lấy ý kiến nhân dân , việc tập hợp ý kiến , nguyện vọng của nhân dân thật là đơn gian thuận tiện. nguyên tắc "dân biết , dân bàn cách tổ chức quản lí cũng sẽ thay đổi nhiều , Trong thời đại thông tin , mô hình, dân làm , dân kiểm tra '' sẽ được thực hiện đầy đủ nhất , cho nên công nghệ thông tin thúc đẩy sự phát triển dân chủ. Chỉ huy tập trung , có đẳng cấp là không phù hợp nữa mà phải theo mô hình phi đẳng cấp , phi tập trung. Đó là mô hình tổ chức dân chủ , nó linh hoạt trong điều hành , dễ thích nghi với đổi mới , khơi dậy sự năng động sáng tạo của mọi người. 3: Xã hội thông tin là một xã hội học tập , giáo dục rất phát triển. Mọi người đều học tập thường xuyên , học ở trường và học trên mạng , để không ngừng trau dồi kĩ năng , phát triển trí sáng tạo. Mọi người thường xuyên đựơc bổ túc , cập nhật kiến thức chủ động theo kịp sự đổi mới. Mạng thông tin có ý nghĩa quan trọng trong việc học tập suốt đời. Không học tập thường xuyên thì không phát triển được kinh tế tri thức. 4: nền Kinh Tế Tri Thức là sự thách thức về văn hoá : Trong nền kinh tế tri thức - xã hội thông tin , văn hoá có điều kiện phát triển nhanh và văn hoá là động lực thúc đăy sự phát triển kinh tế xã hội. Do thông tin , tri thức bùng nổ , trình độ nền văn hoá nâng cao , nội dung và hình thức các hoạt động văn hoá đa dạng , nhu cầu thưởng thức văn hoá của người đân lên cao nhờ các phương tiện truyền thông tức thời , nhất là internet , một sáng tác ra đời tức thời lan truyền đến khắp mọi nơi trên thế giới , giao lưu văn hoá hết sức thuận tiện tạo điều kiện cho các nền văn hoá có thể tiếp thu các tinh hoa của nhân loại để phát triển nền văn hoá của mình. Nhưng mặt khác các nền văn hoá đứng trước những ruỉ ro rất lớn : Bị pha tạp , dễ mất bản sắc , dễ bị các sản phẩm văn hoá độc hại tấn công phá hoại mà không có cách gì ngăn chặn được , nền văn hoá bị pha tạp , không còn là chính mình nữa thì sẽ rất dễ suy thoái , tiêu tan. Nhiệm vụ gĩư gìn bản sắc văn hoá mỗi dân tộc là rất nặng nề. Cái chính là phải giáo dục truyền thống phát huy các giá trị truyền thống , xây dựng và phát triển nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Chương II : phần thực tiễn : Nắm bắt cơ hội để áp dụng Tri Thức cho sự phát triển xã hội : Trước hết để áp dụng tri thức cho sự phát triển xã hội ta phải tìm hiểu những yếu tố thúc đẩy sự phát triển kinh tế tri thức ? Hiện nay các nền kinh tế phát triển nhất gần như đã hội đủ những đặc trưng cơ bản của nền kinh tế tri thức. Mổ xẻ các nền kinh tế ấy và xem xét cả quá trình phát triển của nó có thể thấy rằng : Các nền kinh tế ấy tăng trưởng bền vững chủ yếu là nhờ đã đi theo bốn hướng sau : thứ nhất đổi mới công nghệ phát triển sự sáng tạo nhờ có hệ thống đổi mới quốc gia ( tức là hệ thống tổ chức và cơ chế thúc đẩy sự tạo ra tri thức và ứng dụng tri thức , ứng dụng và phát triển công nghệ ) , thứ hai là phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao , thích nghi với sự phát triển , thứ ba cơ sở hạ tầng hoạt động một cách hữu hiệu đặc biệt là cơ sở hạ tầng về công nghệ thông tin và truỳên thông , thứ tư là môi trường kinh doanh nhằm vào khuyến khích và thúc đẩy sự đổi mới. Về hệ thống đổi mới công nghệ quốc gia : quá trình đổi mới liên quan ngày càng nhiều đến mức độ gắn kết khu vực nghiên cứu khoa học - công nghệ với khu vực kinh doanh. Cần xây dựng và phát triển hệ thống đổi mới quốc gia , mô hình đổi mới đang chuyển từ mô hình mạng ( đan xen ) không còn theo trình tự : Nghiên cứu khoa học - thử nghiệm công nghệ - sản xuất kinh doanh - tiêu thụ sản phẩm. Hiện nay toàn cầu hoá đang làm cho hệ thống đổi mới của cấc quốc gia ngày càng phụ thuộc vào nhau nhiều hơn , do đó cần tăng cường hợp tác quốc tế nhất là trong nghiên cứu cơ bản lựa chọn và truyền bá tri thức và công nghệ , phát triển hệ thống sáng tạo. Cần tham khảo kinh nghiệm của các nước để tăng cường hệ thống đổi mới. Dùng mạng thông tin để tăng cường quan hệ giữa các cơ quan và doanh nghiệp trong nước và ngoài nước. Phát triển nguồn nhân lực : Trong quá trình chuỷên sang nền kinh tế tri thức , một yêu cầu lớn nhất đặt ra là phải xây dựng một đội ngũ công nhân có tri thức sâu về nghề nghiệp và có đầu óc sáng tạo. Để có được điều đó trước hết cần đổi mới toàn diện và sâu sắc về hệ thống giáo dục , đổi mới cả nội dung chương trình lẫn phương pháp giáo dục. Nền giáo dục phải gắn chặt hơn với sự phát triển kinh tế xã hội tạo điều kiện cho mọi người học tập , học tập suốt đời , phát triển kĩ năng liên tục. Trong đổi mới giáo dục cần tập trung chú ý vào viêc rèn luyện phương pháp giải quyết vấn đề ,phương pháp tự đào tạo , đầu óc sáng tạo , chú trọng chương trình giáo dục công nghệ thông tin , phát triển giáo dục điện tử. Về công nghệ thông tin và truyền thông : Trong thời đại thông tin , năng lực cạnh tranh của một công ty hay một quốc gia tuỳ thuộc trước hết vào mức độ phát triển và sử dụng công nghệ thông tin truyền thông của họ. Cần sử dụng rộng rãi công nghệ thông tin trong mọi hoạt động kinh tế xã hội để thúc đẩy đổi mới và hiện đại hoá các ngành kinh tế , nâng cao năng lực cạnh tranh phát triển mạnh công nghiệp và dịch vụ công nghệ thông tin quốc gia thông suốt , thuận lợi , giá rẻ , tin cậy , phát triển các mạng chính phủ điện tử , thương mại điện tử , y tế điện tử. . . tăng cường hợp tác các nước trong việc lập các thống kê về công nghệ thông tin. Về môi trường kinh doanh : Cần đổi mới thể chế , chính sách tạo bầu không khí dân chủ khuyến khích mạnh mẽ các khả năng sáng tạo , giải phóng mọi lực lượng sản xuất. Thúc đẩy sự cạnh tranh , tạo điều kiện thuận lợi cho việc thành lập các doanh nghiệp và đầu tư. Đổi mới hệ thống pháp luật nhất là pháp luật về sở hữu trí tuệ , đẩy nhanh cải cách hành chính , đẩy lùi bệnh quan liêu tệ tham nhũng , thúc đẩy mạnh mẽ chính phủ điện tử và thương mại điện tử , hợp tác với các nước trong khu vực , phát triển mạng máy tính giữa các chính phủ. Các nước hiện nay đi vào nền kinh tế tri thức với những trình độ rất khác nhau , khoảng cách giữa các nước rất lớn , mỗi nước lại có những điều kiện đặc thù của mình , chính sách của nước này không hẳn áp dụng thành công cho nước khác. Tuy vậy mỗi nước đều có thể tìm cho mình những kinh nghiệm rất quí báu từ các nước khác ở các giai đoạn phát triển khác nhau. Kinh nghiệm chung nhất vẫn là phải duy trì bốn phương hướng nêu trên. C: Kết Luận Sau khi đã tìm hiểu và suy xét mọi góc cạnh về nền Kinh Tế Tri Thức , chúng ta thấy rằng : Việc vận dụng tri thức để cải tạo thế giới vật chất , áp dụng vào kinh tế , nhằm thoả mãn mục đích của con người là ngày càng vươn tới những điều tốt đẹp , hoàn mĩ , khiến ta không thể phủ nhận vai trò , ý nghĩa thật to lớn của nền Kinh Tế Tri thức đối với sự phát triển xã hội. Qua những phân tích và hiểu biết của em về một nền Kinh Tế Tri Thức , em thực sự hiểu rằng : Trong xã hội thì tri thức chính là một cây bút vẽ đường cho sự phát triển xã hội , nó chính là bước ngoặt rất quan trọng cuả lực lượng sản xuất , có tác động sâu sắc đến đời sống xã hội. Bài tiểu luận cuả em vận dụng quan điểm Duy Vật Biện Chứng để tìm hiểu vai trò của Kinh Tế Tri Thức đối với sự phát triển xã hội. Em đã bắt đầu từ những bước tìm hiểu căn bản , trước hết là nhìn nhận khái quát về Kinh Tế Tri Thức và tác động của Kinh Tế Tri Thức đến các mặt của xã hội , sau đó em đặt vấn đề nước ta phải nắm bắt cơ hội để áp dụng Kinh Tế Tri Thức cho sự phát triển xã hôị. Chúng ta cần phải hiểu và vận dụng một cách tốt nhất Kinh Tế Tri Thức đối với sự phát triển xã hội , trên thực tế thì ở bất cứ đâu , bất cứ khi nào không thể có những hiểu biết , những cách giải quyết đúng đắn ngay được , nên phải tuỳ theo tình hình thực tế , và tuỳ với từng quốc gia mà chọn giải pháp phù hợp. D : Mục lục A: Lời mở đầu : B: Nội dung : Chương I : Phần lí luận : I) Tìm hiểu về Kinh Tế Tri Thức 1, Kinh tế tri thức là gì ? 2, Kinh tế tri thức là bước ngoặt sự phát triển xã hội : II) Tác động của kinh tế tri thức đối với đời sống xã hội 1, Sản xuất công nghệ trở thành loại hình sản xuất quan trọng nhất tiên tiến nhất. 2, Đời sống dân chủ 3, Xã hội học tập 4, Văn hoá Chương II : Phần thực tiễn : Nắm bắt cơ hội để áp dụng nền kinh tế tri thức cho sự phát triển xã hội 1, Hệ thống đổi mới quốc gia 2, Phát triển nguồn nhân lực 3, Phát triển công nghệ thông tin và truyền thông 4, Mở rộng môi trường kinh doanh C : Kết Luận : D : Danh mục tài liệu tham khảo : Kinh tế tri thức - những khái niệm , vấn đề cơ bản ( NXB Thanh Niên 2001) Kinh tế tri thức - xu thế mới của xã hội thế kỉ XXI ( NXB Chính trị quốc gia) Kinh tế tri thức và vấn đề đổi mơí giáo dục ( NXB Thế Giơí 2001) Kinh tế học internet , từ thương mại điện tử đến chính phủ điện tử ( NXB trẻ 2001
Luận văn liên quan