Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là một hình thức đầu tư dài hạn đóng vai trò
quan trọng trong quá trình tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy xuất khẩu, tạo công ăn việc
làm của các quốc gia trong đó có các nước đang phát triển. Kể từ khi xuất hiện lần
đầu tiên trên thế giới vào khoảng thế kỷ thứ 19 đến nay, hoạt động đầu tư nước ngoài
đã có những biến đổi sâu sắc. Xu hướng chung là ngày càng tăng lên về số lượng, quy
mô, hình thức, thị trường, lĩnh vực đầu tư và sự tập trung ngày càng nhiều của các công
ty xuyên quốc gia(MNE). Các MNE kiểm soát gần 90% vốn FDI trên thế giới, điều này
phản ánh xu thế tham gia tích cực hơn của các nước vào quá trình toàn cầu hoá, liên kết
và hợp tác quốc tế. Vì vậy, thông qua dòng vốn FDI, các quốc gia đang phát triển nói
chung và khu vực Châu Á nói riêng nhanh chóng đạt được nhiều thành tựu đáng kể và
trở thành một trong những vùng kinh tế năng động, đầy hứa hẹn trên bản đồ thế giới.
Riêng tại Việt Nam trong hơn hai thập kỷ qua, FDI giữ vai trò then chốt trong trong sự
nghiệp thúc đẩy công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước.
Tuy nhiên, sau khủng hoảng năm 2008, nền kinh tế vẫn chưa kịp phục hồi dẫn
đến dòng vốn FDI toàn cầu sụt giảm đáng kể. Theo báo cáo về đầu tư xuất bản ngày
24/1/2013 của Cơ quan Liên Hợp Quốc về đầu tư và thương mại(UNCTAD) cho biết
năm 2012 thế giới ghi nhận con số 1.300 tỷ USD vốn FDI được luân chuyển toàn cầu,
đã giảm so với con số 1.600 tỷ của năm 2011. Và tình hình năm 2013 cũng không mấy
khả quan, vẫn quay quanh ngưỡng của năm trước đã tạo nên một ―cuộc đua‖ FDI ngày
càng trở nên khắc nghiệt. Những vấn đề này đặt ra câu hỏi làm thế nào để thu hút FDI
và ― sử dụng vốn ngoại‖ một cách hiệu quả ở các nước đang phát triển?
95 trang |
Chia sẻ: superlens | Lượt xem: 2167 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tác động của thế chế chính thức và thể chế phi chính thức lên dòng vốn FDI tại Việt Nam và các nước khu vực Châu Á, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Lý do chọn đề tài
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là một hình thức đầu tư dài hạn đóng vai trò
quan trọng trong quá trình tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy xuất khẩu, tạo công ăn việc
làm của các quốc gia trong đó có các nước đang phát triển. Kể từ khi xuất hiện lần
đầu tiên trên thế giới vào khoảng thế kỷ thứ 19 đến nay, hoạt động đầu tư nước ngoài
đã có những biến đổi sâu sắc. Xu hướng chung là ngày càng tăng lên về số lượng, quy
mô, hình thức, thị trường, lĩnh vực đầu tư và sự tập trung ngày càng nhiều của các công
ty xuyên quốc gia(MNE). Các MNE kiểm soát gần 90% vốn FDI trên thế giới, điều này
phản ánh xu thế tham gia tích cực hơn của các nước vào quá trình toàn cầu hoá, liên kết
và hợp tác quốc tế. Vì vậy, thông qua dòng vốn FDI, các quốc gia đang phát triển nói
chung và khu vực Châu Á nói riêng nhanh chóng đạt được nhiều thành tựu đáng kể và
trở thành một trong những vùng kinh tế năng động, đầy hứa hẹn trên bản đồ thế giới.
Riêng tại Việt Nam trong hơn hai thập kỷ qua, FDI giữ vai trò then chốt trong trong sự
nghiệp thúc đẩy công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước.
Tuy nhiên, sau khủng hoảng năm 2008, nền kinh tế vẫn chưa kịp phục hồi dẫn
đến dòng vốn FDI toàn cầu sụt giảm đáng kể. Theo báo cáo về đầu tư xuất bản ngày
24/1/2013 của Cơ quan Liên Hợp Quốc về đầu tư và thương mại(UNCTAD) cho biết
năm 2012 thế giới ghi nhận con số 1.300 tỷ USD vốn FDI được luân chuyển toàn cầu,
đã giảm so với con số 1.600 tỷ của năm 2011. Và tình hình năm 2013 cũng không mấy
khả quan, vẫn quay quanh ngưỡng của năm trước đã tạo nên một ―cuộc đua‖ FDI ngày
càng trở nên khắc nghiệt. Những vấn đề này đặt ra câu hỏi làm thế nào để thu hút FDI
và ― sử dụng vốn ngoại‖ một cách hiệu quả ở các nước đang phát triển?
Để trả lời cho câu hỏi này, hàng loạt các bài nghiên cứu ra đời và không ít bài
nghiên cứu trong số đó như một cuộn băng tua chậm giúp ta có cái nhìn ban đầu về tác
động của các nhân tố lên dòng vốn FDI. Như nghiên cứu của Garibaldi và cộng
sự(2002) tại 26 nền kinh tế chuyển đổi Đông Âu cho ra kết quả hồi quy FDI được giải
thích tốt bởi các nhân tố cơ bản của nền kinh tế như sự ổn định của kinh tế vĩ mô, mức
độ cải cách nền kinh tế, tự do hoá thương mai, tình trạng quan liêu của chính phủ mà
tiêu biểu là vấn nạn tham nhũng ở các nước nhận đầu tư. Hay nghiên cứu của Pravakar
2
Sahoo (2006) tại các nước Nam Á trong giai đoạn 1975- 2003, bao gồm Ấn Độ,
Pakistan, Bangladesh, Srilanka nhân thấy các nhân tố như quy mô thị trường, tỷ lệ tăng
trưởng lực lượng lao động, chỉ số cơ sở hạ tầng và mức độ mở cửa thương mại có tác
động lên FDI.
Tuy nhiên, nhìn chung những bài nghiên cứu hầu như tập trung vào đi sâu phân
tích những vấn đề cụ thể, rất riêng về một khía cạnh nào đó, chưa cung cấp một bức
tranh toàn diện về mối quan hệ giữa những thể chế phi chính thức của các quốc gia, đó
là những thể chế phản ánh quan điểm của người dân với các quy tắc và chuẩn mực đã
được hệ thống hoá tạo thành những thể chế chính thức như kinh tế, chính trị Thứ hai,
có rất ít các nghiên cứu diễn ra trên một loạt các thể chế chính thức và phi chính thức
cũng như cung cấp các kết quả bao quát về những thể chế khác nhau thì tác động khác
nhau đến dòng vốn FDI đổ vào như thế nào hay nói cách khác, loại hình thể chế nào thu
hút hoặc không thu hút FDI? Nhận thấy được điều này cộng với nhu cầu thu hút vốn
FDI từ các quốc gia phát triển như Việt Nam, đã thôi thúc chúng tôi quyết định thực
hiện nghiên cứu: ―Tác động của thế chế chính thức và thể chế phi chính thức lên dòng
vốn FDI tại Việt Nam và các nước khu vực Châu Á‖. Trên cơ sở các kết quả nghiên
cứu chúng tôi hy vọng sẽ cung cấp thêm cho các học giả về vai trò của các thể chế khác
nhau lên FDI, động lực hình thành chúng một cách riêng biệt cũng như đề xuất các gợi
ý chính sách cho các nhà điều hành với mục tiêu phát triển nền kinh tế các quốc gia,
khu vực và đặc biệt là Việt Nam.
Mục tiêu nghiên cứu
Bài nghiên cứu đề xuất một kết cấu và thiết lập các công cụ để tạo điều kiện cho
các nghiên cứu thực nghiệm và lý thuyết xa hơn nữa trên những thể chế chính thức
thông qua cung cấp tư liệu về tác động của thể chế kinh tế, thể chế chính trị, thể chế
điều tiết trong việc thu hút các chiến lược đầu tư từ các công ty đa quốc gia vào các
quốc gia, đặc biệt là khu vực Châu Á. Trên cơ sở đó, nghiên cứu hướng đến trả lời 2
câu hỏi:
1. Thể chế phi chính thức có mối tương quan như thế nào với các thể chế chính
thức của các quốc gia đó?
3
2. Xác định tác động của các thể chế chính thức khác nhau đến sự hấp dẫn của một
quốc gia đối với những nhà quản trị các công ty đa quốc gia và thu hút dòng vốn
FDI đổ vào như thế nào?
Phƣơng pháp nghiên cứu
Để kiểm tra những ảnh hưởng trên và các tác động của môi trường thể chế,
chúng tôi đã thu thập và phân tích dữ liệu 10 quốc gia Châu Á: Trung Quốc, Ấn Độ,
Indonexia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Philippine, Singapore, Malaysia, Thái Lan, Việt Nam
trong 13 năm từ giai đoạn năm 2000 đến năm 2012 đã cung cấp mẫu gồm nhiều định
chế và văn hóa đa dạng, phong phú. Ngoài các nước phát triển, mẫu dữ liệu cũng bao
gồm một số nền kinh tế mới nổi Ấn độ, và Trung Quốc và một vài nước đang phát triển
nhưng chậm hơn gồm Việt Nam, Indonexia, Malaysia
Phương pháp được sử dụng là kỹ thuật phân tích nhân tố khám phá (Exploratory
Factor Analysis – EFA) để kiểm định chiều và mức độ tác động của các thể chế phi
chính thức cụ thể là văn hoá cùng với thể chế chính thức gồm thể chế điều tiết, thể chế
chính trị và thể chế kinh tế lên sự thay đổi trong dòng vốn FDI chảy vào.
Nội dung nghiên cứu
Nội dung bài nghiên cứu đóng góp vào lý thuyết thể chế bằng cách kiểm tra tác
động của các thể chế phi chính thức lên các thể chế chính thức và tác động của các thể
chế chính thức lên dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đổ vào. Cụ thể, chúng tôi tổng
hợp nhiều bài nghiên cứu trước đây, từ nhiều lĩnh vực khác nhau để xác định vai trò của
thể chế điều tiết, thể chế chính trị và thể chế kinh tế của một quốc gia. Kết quả cho thấy
những thể chế phi chính thức của quốc gia thể hiện qua hai phương diện của văn hóa là
chủ nghĩa tập thể và định hướng tương lai, đã góp phần hình thành nên các thể chế
chính thức của quốc gia đó. Lần lượt, mỗi yếu tố trong ba yếu tố của thể chế chính thức
có những tác động khác nhau tới mức độ dòng FDI chảy vào trong nước. Từ đó, hình
thành nền tảng cơ bản trong việc thu thập và xử lý dữ liệu cũng như đưa ra những lập
luận và phân tích cụ thể hơn về tác động của từng yếu tố thể chế lên dòng vốn FDI chảy
vào nội địa.
4
Đóng góp của đề tài
Bài nghiên cứu của chúng tôi là một trong những nghiên cứu đầu tiên giải thích
về mặt lý thuyết lẫn nghiên cứu thực nghiệm cách mà các thể chế phi chính thức của
một quốc gia hình thành nên nhiều thể chế chính thức của quốc gia đó. Sử dụng dữ liệu
của 10 quốc gia trong hơn 13 năm, chúng tôi thực hiện nghiên cứu này bằng cách phát
triển phương pháp đo lường mới cho ba loại hình thể chế chính thức quan trọng, mỗi
một trong số đó phục vụ một vai trò khác nhau trong xã hội. Ngoài ra chúng tôi nghiên
cứu ảnh hưởng của ba loại hình thể chế chính thức đến khả năng thu hút vốn của thị
trường trong nước đối với các khoản đầu tư từ MNEs, với bằng chứng là đầu tư trực
tiếp nước ngoài (FDI). Bằng cách điều tra các thể chế với số lượng nhiều và đa dạng,
chúng tôi có thể cung cấp cái nhìn sâu vào các loại hình và đặc điểm của các thể chế
đang thu hút hoặc ngăn cản MNE đầu tư vào một quốc gia.
Môi trường các thể chế đa chiều, phức tạp và nhiều thể chế khác nhau phụ thuộc
lẫn nhau (North, 1990; Ostrom, 2005; Scott, 1995). Do đó, chúng ta chỉ có thể hiểu
được tác dụng thực sự của những môi trường như vậy bằng cách nghiên cứu khảo sát
đồng thời nhiều thể chế. Theo đó, nghiên cứu của chúng tôi đã có những đóng góp
trước hết cho lý thuyết quản trị và sau đó cho vấn đề thu hút FDI ở các quốc gia Châu
Á nói riêng. Đầu tiên, chúng tôi tổng hợp lý thuyết và nghiên cứu các ngành lân cận để
xác định ba loại hình thể chế chính thức, mô tả vai trò của chúng trong xã hội và các
phương pháp đo lường chúng. Thứ hai, chúng tôi liên kết các thể chế phi chính thức của
các quốc gia được phản ánh trong văn hoá với ba loại hình thể chế chính thức. Thứ ba,
chúng tôi chứng minh những hệ quả mà mỗi thể chế chính thức tác động đế dòng FDI
của quốc gia. Tóm lại, các phương pháp đo lường và lý thuyết chúng tôi cung cấp có
thể cải thiện sự hiểu biết của các học giả về vai trò mà các thể chế khác nhau thực hiện,
những động lực hình thành chúng một cách riêng biệt, và những hệ lụy riêng của
chúng. Hơn nữa, công trình nghiên cứu này sẽ cung cấp nền tảng cho các nghiên cứu
trong tương lai về các chiến lược của doanh nghiệp và những tác động của chúng lên
hiệu suất kinh doanh.
5
Hƣớng phát triển đề tài
Bên cạnh những đóng góp thiết thực, đề tài không thể tránh khỏi những hạn chế
nhất định, đó là hạn chế khách quan trong môi trường thể chế phức tạp đa góc cạnh,
cũng như hạn chế chủ quan trong việc xây dựng mô hình. Bên cạnh đó việc ghi nhận dữ
liệu của nhóm theo phương pháp thủ công do đó sai sót trong khâu nhập liệu là điều
khó tránh khỏi. Ngoài ra, kết quả kiểm định cho thấy có rất ít mối quan hệ giữa văn hoá
với các thể chế thanh khoản thị trường, do đó cần có các kiểm định lý thuyết có ý nghĩa
hơn đối với biến này.
Một hướng nghiên cứu mới cho đề tài này chính là đi sâu phân tích, kiểm định
sự ảnh hưởng hỗn hợp của nhiều thể chế lên sự lựa chọn của nhà quản trị các MNE; đặc
biệt xem xét nguồn gốc của thể chế chính thức và phi chính thức. Thật vậy, chúng tôi
thiếu những dữ liệu để hiển thị một cách rõ ràng rằng các thể chế phi chính thức là
nguồn gốc của các thể chế chính thức, và các bài nghiên cứu trước đây đều yêu cầu để
giải quyết vấn đề này. Greif (1994) đã kiểm tra cách thức mà nền văn hóa của hai xã
hội trong thế kỷ 11 và 12 đã góp phần vào sự phát triển của các thể chế chính thức khác
nhau đến chi phối kinh tế trao đổi và thực thi quyền sở hữu. Ông cho rằng các thể chế
chính thức phát triển theo quỹ đạo đường cong mà được định hình từ văn hóa của xã
hội. Theo thời gian, những thay đổi về thể chế lại củng cố nền văn hóa. Nói cách khác,
các tiêu chuẩn và các giá trị văn hóa có thể là nền tảng cho sự phát triển của tổ chức
chính thức. Từ đó có thể đưa ra các bằng chứng bao quát về mối quan hệ tồn tại giữa
thể chế phi chính thức và thể chế chính thức cũng như giữa chúng lền dòng vốn FDI.
Kết cấu bài nghiên cứu
Bài nghiên cứu bao gồm 5 chương:
Chương 1: Giới thiệu tổng quan về đề tài
Chương 2: Tổng quan các nghiên cứu trước đây
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu
Chương 5: Kết luận
MỤC LỤC
1. GIỚI THIỆU .................................................................................................... 1
2. TỔNG QUAN LÝ THUYẾT .......................................................................... 3
2.1. Khái niệm ............................................................................................................... 3
2.1.1. Một số thể chế chính thức ............................................................................... 4
2.1.2. Một số thể chế phi chính thức ......................................................................... 5
2.1.3. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ................................................................. 6
2.2. Các nghiên cứu trên thế giới và châu Á ................................................................. 7
2.3. Mối quan hệ giữa thể chế phi chính thức và thể chế chính thức tới dòng vốn
FDI .............................................................................................................................. 11
2.3.1. Mối quan hệ giữa thể chế phi chính thức và dòng vốn FDI ......................... 11
2.3.2. Mối quan hệ giữa thể chế chính thức và dòng vốn FDI đổ vào. ................... 15
2.4. Thực trạng thu hút FDI của các nước Châu Á ..................................................... 19
2.4.1. Tình hình thu hút FDI của một số quốc gia Châu Á ..................................... 20
3. PHƢƠNG PHÁP VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU ....................................... 34
3.1. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................... 34
3.1.1. Phương pháp phân tích các nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor
Analysis) ..................................................................................................................... 34
3.1.2. Mô hình hiệu ứng ngẫu nhiên (REM) ........................................................... 39
3.2. Mô tả dữ liệu ........................................................................................................ 40
3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu ....................................................................... 40
3.2.2. Xử lý số liệu ................................................................................................... 43
4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................................ 44
4.1. Phân tích nhân tố khám phá EFA ......................................................................... 44
4.2. Mô hình hồi quy ................................................................................................... 50
5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN ............................................................ 57
5.1. Kết luận ................................................................................................................ 57
5.2. Đề xuất ý kiến ...................................................................................................... 59
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 67
Phụ lục 1. Bảng mô tả biến ...................................................................................... 1
Phụ lục 2. Bảng thống kê mô tả của các biến thể chế ........................................... 4
Phụ lục 3. Bảng kết quả hệ số tải nhân tố trƣớc khi xoay ................................... 5
Phụ lục 4. Ma trận hệ số tƣơng quan của các biến ............................................... 6
Phụ lục 5. Ma trận hệ số nhân tố ............................................................................ 7
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Nghĩa tiếng Việt Gốc tiếng Anh
FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài Foreign Direct Investment
MNE Công ty xuyên quốc gia Multinational enterprises
UNCTAD
Hội nghị LHQ về thương
mại và phát triển
United Nations Conference
on Trade and Development
EFA Phân tích nhân tố khám phá Exploratory factor analyses
REM
mô hình các ảnh hưởng
ngẫu nhiên
Random Effects Model
WTO Tổ chức thương mại thế giới World Trade Organization
IMF Quỹ tiền tệ thế giới
International Monetary
Fund
OECD
Tổ chức Hợp tác và Phát
triển Kinh tế
Organization for Economic
Cooperation and
Development
ASEAN
Hiệp hội các Quốc gia Đông
Nam Á
Association of Southeast
Asian Nations
GCC
Hội đồng Hợp tác vùng
Vịnh
Gulf Cooperation Council
WDI Chỉ báo phát triển thế giới
World Development
Indicators
IEF Chỉ số về tự do kinh tế
Index of Economic
Freedom
POLCON
Chỉ số về ràng buộc chính
trị
Political Constraint Index
PRS Dữ liệu về rủi ro chính trị Political Risk Services
MLE
Phương pháp ước lượng
hợp lý cực đại
Maximum Likelihood
Estimates
GDP Tổng sản phẩm nội địa Gross Domestic Product
CP Chính phủ
NH Ngân hàng
DANH MỤC BẢNG, BIỂU
Bảng 1. 10 công ty phi tài chính xuyên quốc gia lớn nhất từ các nước Châu Á đang phát
triển, được xếp hạng theo tài sản nước ngoài, 2004 (Triệu USD)
Bảng 2. Đông Á, Nam Á và Đông Nam Á: dòng FDI của một số nền kinh tế tiêu biểu
2008-2009 (triệu USD)
Bảng 3. Dòng FDI theo vùng, 2011-2013 (tỷ USD)
Bảng 4. Bảng mô tả các biến đại diện văn hóa
Bảng 5. Bảng mô tả các biến kiểm soát
Bảng 6. Bảng trị số Eigenvalue của các biến
Bảng 7. Bảng hệ số tải nhân tố sau khi thực hiện phép quay oblique
Bảng 8. Bảng tóm tắt kết quả phân tích nhân tố
Bảng 8. Kết quả hồi quy: Tác động của văn hóa lên thể chế chính thức
Bảng 9. Kết quả hồi quy: Tác động của văn hóa và thể chế chính thức lên dòng vốn FDI
đổ vào
DANH MỤC HÌNH
Hình 1. Tỷ trọng trong GDP danh nghĩa thế giới
Hình 2. Nam Á, Đông Á, Đông Nam Á và Châu Đại Dương: Các dòng FDI vào khu vực
và tỷ trọng của chúng trong tổng nguồn vốn cố định, 1995-2005
Hình 3. Nam Á, Đông Á và Đông Nam Á: Các dòng FDI, 10 nền kinh tế hàng đầu,
2004-2005 (Tỷ USD)
Hình 3. Nhóm 5 nước có dòng FDI lớn nhất Tây Á, 2007-2008 (tỷ USD)
Hình 4. Nhóm 20 nước thu hút nhiều dòng vốn FDI nhất năm 2013 (tỷ USD)
(so với xếp hạng năm 2012)
Hình 6. Biểu đồ dốc (Scree plot)
Hình 7. Sơ đồ tóm tắt tác động của thể chế phi chính thức và thể chế chính thức lên dòng
vốn FDI đổ vào
1
1. GIỚI THIỆU
Trong nhiều thập niên gần đây, dưới làn sóng toàn cầu hoá, dòng vốn FDI đổ
vào các nước ngày càng gia tăng, tạo nên nhiều cơ hội tăng trưởng và phát triển ở các
quốc gia nhận đầu tư. Đầu tư trực tiếp nước ngoài đã có sự gia tăng nhanh chóng trên
toàn thế giới, từ mức trung bình hàng năm 142 tỷ USD trong những năm 1985 -1990
lên hơn 385 tỷ USD vào năm 1996, đến năm 2007, FDI đã đạt mức 1900 tỷ USD (
UNCTAD, 2009). Tuy nhiên, năm 2008, do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính
khiến cho dòng vốn FDI sút giảm 14% (chỉ còn 1700 tỷ USD) và 1200 tỷ USD vào
năm 2009. Cho đến năm 2010, đã đánh dấu sự gia tăng trở lại của FDI toàn cầu tăng
15% so với năm 2009, FDI tiếp tục gia tăng trong năm 2011 đạt mức 1600 tỷ USD. Tuy
nhiên, đầu tư trực tiếp nước ngoài toàn cầu giảm xuống 18% trong năm 2012, giảm từ
1600 tỷ USD xuống còn 1300 tỷ USD và năm 2013 giữ ngang mức tương đương với
năm 2012. Nguyên nhân có thể là do sự phục hồi của nền kinh tế sau khủng hoảng kéo
dài hơn dự kiến và chính sách vĩ mô bất ổn. Năm 2012 cũng là năm đầu tiên ghi nhận
các nước đang phát triển tiếp nhận nhiều vốn FDI hơn các nước phát triển. Trong đó, tại
khu vực Châu Á tuy sụt giảm khoảng 6,7% nhưng tính chung toàn khu vực thì Châu Á
chiếm 58% lượng vốn FDI vào các nước đang phát triển. Riêng tại khu vực Đông Nam
Á, thu hút FDI vào Indonesia và Philippines cũng như ở các nước có thu nhập thấp như
Campuchia, Myanmar và Việt Nam được cải thiện.
Có thể nói, sự biến động nguồn vốn FDI lên xuống theo những thời điểm khác
nhau cũng như khác biệt giữa các khu vực rõ ràng được tác động bởi nhiều yếu tố
trong đó có cả những yếu tố thể chế chính thức và phi chính thức.. Vậy những nguyên
nhân nào thu hút FDI và chúng có tác động như thế nào lên FDI của một số quốc gia
Châu Á? Đó chính là dấu hỏi lớn cần được giải đáp.
Và bài nghiên cứu hướng đến cung cấp một nền tảng lý thuyết về các thể chế phi chính
thức và chính thức tác động lên dòng vốn FDI cũng như các bằng chứng thực nghiệm
dựa vào mô hình phân tích các nhân tố khám phá EFA và mô hình các ảnh hưởng ngẫu
nhiên (REM) với bộ dữ liệu từ 10 quốc gia Châu Á (trong đó có Việt Nam) giai đoạn từ
năm 2000 – 2012. Ngoài ra chúng tôi còn đưa thêm bốn biến kiểm soát là: dân số, lao
động ngành công nghiệp, vận chuyển đường sắt và chỉ số kết nối vận tải biển vào mô
2
hình nhằm làm giảm bất cứ tác động nào có thể gây nhiễu cho các nhân tố khác hoặc
việc diễn giải kết quả của nghiên cứu.
Phần tiếp theo sẽ trình bày về một số khái niệm, tổng quan lý thuyết cũng như
bằng chứng thực nghiệm của các nghiên cứu trước đây trên thế giới và tại Việt Nam về
tác động của các nhân tố lên dòng vốn FDI. Phần 3 liên quan đến phương pháp nghiên
cứu và xử lí số liệu, áp dụng cho 10 quốc gia Châu Á. Phần 4 là nội dung và kết quả
nghiên cứu. Kết luận và đề xuất ý kiến được trình bày ở phần 5.
3
2. TỔNG QUAN LÝ THUYẾT
2.1