Việt Nam là nước sản xuất nông nghiệp, với điều kiện khí hậu nhiệt đới nóng
và ẩm thuận lợi cho sự phát triển của cây trồng nông nghiệp, nhưng cũng rất thuận
lợi cho sự phát sinh, phát triển của sâu bệnh, cỏ dại gây hại mùa màng. Do vậy việc
sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) để phòng trừ sâu hại, dịch bệnh bảo vệ mùa
màng, giữ vững an ninh lương thực quốc gia vẫn là một biện pháp quan trọng và
chủ yếu. Cùng với phân bón hóa học, thuốc BVTV là yếu tố rất quan trọng để bảo
đảm an ninh lương thực quốc gia. Các hóa chất thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu
đã được sử dụng rộng rãi ở nước ta từ đầu những năm 1960 để tiêu diệt sâu bọ, côn
trùng gây bệnh, bảo vệ mùa màng. Từ đó đến nay, thuốc BVTV vẫn gắn liền với
tiến bộ sản xuất công nghiệp, quy mô, số lượng, chủng loại ngày càng tăng. Đã có
hơn 100 loại thuốc được đăng ký sử dụng ở nước ta. Ngoài mặt tích cực của thuốc
BVTV là tiêu diệt các sinh vật gây hại cây trồng , bảo vệ sản xuất, thuốc trừ sâu
còn gây nhiều hậu quả nghiêm trọng như phá vỡ quần thể sinh vật trên đồng ruộng,
tiêu diệt sâu bọ có ích (thiên địch), tiêu diệt tôm cá, xua đuổi chim chóc, phần tồn
dư của thuốc bảo vệ thực vật trên các sản phẩm nông nghiệp, rơi xuống nước bề
mặt, ngấm vào đất, di chuyển vào nước ngầm, phát tán theo gió gây ô nhiễm môi
trường, ảnh hưởng tới súc khỏe con người. Vì vậy, việc đưa ra các công cụ quản lý
ảnh hưởng của thuốc trừ sâu trong môi trường là điều rất cần thiết.
Em lựa chọn để tài "Tác động của thuốc bảo vệ thực vật đối với môi trường
và ngành nông nghiệp" cho kỳ thực tập tốt nghiệp năm học 2013.
32 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 18296 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tác động của thuốc bảo vệ thực vật đối với môi trường và ngành nông nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
P
ag
e1
PHẦN MỘT : MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Việt Nam là nước sản xuất nông nghiệp, với điều kiện khí hậu nhiệt đới nóng
và ẩm thuận lợi cho sự phát triển của cây trồng nông nghiệp, nhưng cũng rất thuận
lợi cho sự phát sinh, phát triển của sâu bệnh, cỏ dại gây hại mùa màng. Do vậy việc
sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) để phòng trừ sâu hại, dịch bệnh bảo vệ mùa
màng, giữ vững an ninh lương thực quốc gia vẫn là một biện pháp quan trọng và
chủ yếu. Cùng với phân bón hóa học, thuốc BVTV là yếu tố rất quan trọng để bảo
đảm an ninh lương thực quốc gia. Các hóa chất thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu
đã được sử dụng rộng rãi ở nước ta từ đầu những năm 1960 để tiêu diệt sâu bọ, côn
trùng gây bệnh, bảo vệ mùa màng. Từ đó đến nay, thuốc BVTV vẫn gắn liền với
tiến bộ sản xuất công nghiệp, quy mô, số lượng, chủng loại ngày càng tăng. Đã có
hơn 100 loại thuốc được đăng ký sử dụng ở nước ta. Ngoài mặt tích cực của thuốc
BVTV là tiêu diệt các sinh vật gây hại cây trồng , bảo vệ sản xuất, thuốc trừ sâu
còn gây nhiều hậu quả nghiêm trọng như phá vỡ quần thể sinh vật trên đồng ruộng,
tiêu diệt sâu bọ có ích (thiên địch), tiêu diệt tôm cá, xua đuổi chim chóc, phần tồn
dư của thuốc bảo vệ thực vật trên các sản phẩm nông nghiệp, rơi xuống nước bề
mặt, ngấm vào đất, di chuyển vào nước ngầm, phát tán theo gió gây ô nhiễm môi
trường, ảnh hưởng tới súc khỏe con người. Vì vậy, việc đưa ra các công cụ quản lý
ảnh hưởng của thuốc trừ sâu trong môi trường là điều rất cần thiết.
Em lựa chọn để tài "Tác động của thuốc bảo vệ thực vật đối với môi trường
và ngành nông nghiệp" cho kỳ thực tập tốt nghiệp năm học 2013.
1.2. Mục đích, yêu cầu
1.2.1. Mục đích
Việc thực hiện nghiên cứu đề tài nhằm củng cố kiến thức đã học, trang bị cho
bản thân những kiến thức thực tiễn cần thiết của chuyên ngành Quản lý môi trường,
đồng thời định hướng công tác trong tương lai.
1.2.2. Yêu cầu
Đề tài tìm hiểu, đánh giá vấn đề thuốc bảo vệ thực vật và các tác động của nó
đối với môi trường và ngành nông nghiệp như thế nào, và các biện pháp khắc phục
P
ag
e2
trong việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hiện nay ở Việt Nam và cụ thể là tỉnh
Nghệ An.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu về vấn đề thuốc bảo vệ thực vật và các vấn đề đối với môi
trường, các loại sâu hại, các loại thuốc phòng trừ và những tác động của nó đối với
môi trường, ngành nông nghiệp.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Với đề tài này thì việc tiến hành đuợc dựa trên nhiều phương pháp như
Phương pháp thống kê nhằm thống kê sơ lược các số liệu về cấu trúc, đặc
điểm của từng chất.
Phương pháp lôgic học để trình bày các vấn đề một cách mạch lạc và khoa
học.
Một số phương pháp khác
1.5. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài đuợc tiến hành trong khoảng thời gian từ 18/02/2013 đến 13/04/2013 tại
Trung tâm Môi trường và phát triển Nông thông – Đại học Vinh.
Phạm vi nghên cứu là các loại sâu hại cây trồng và các loại thuốc bảo vệ thực
vật hiện nay đồng thời nêu lên những tác động của việc sữ dụng thuốc bảo vệ thực
vật đến môi trường.
Do hạn chế về thời gian nghiên cứu, cũng như hạn chế về kiến thức và kỹ
năng thực tế, nên đề tài mới chỉ thực hiện nghiên cứu chi tiết được một vài vấn đề
mà chưa thể bao quát hoàn toàn, cũng như phân tích được tất cả các vấn đề liên
quan.
P
ag
e3
PHẦN HAI: NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận
1.1. Ảnh hưởng của sâu bệnh đối với cây trồng
Sâu hại ảnh hưởng xấu tới năng suất cũng như phẩm chất của cây trồng, thiệt
hại do các sâu bệnh gây ra đối với cây trồng trên đồng ruộng có thể làm giảm 20%
đến 25% năng suất, có khi đến 50%. Khi sâu bệnh phát triển thành dịch, tác hại của
sâu bệnh là rất lớn, gây nên hậu quả nghiêm trọng.
1.2. Đặc điểm cây trồng nông nghiệp và sâu bệnh gây hại
1.2.1. Đặc điểm chung của cây trồng nông nghiệp
Cây trông nông nghiệp là các loại cây trồng phổ biến, đa dạng, phong phú về
chủng loại, cung cấp cho thị trường các loại lương thực và các nguyên liệu cho công
nghiệp chế biến thực phẩm và là đối tượng xuất khẩu thu nhiều ngoại tệ cho nền
kinh tế.
Cây trồng nông nghiệp cũng là đối tượng dễ bị tác động của các loại sâu bệnh,
dịch hại, ảnh hưởng nghiêm trọng tới năng suất – phẩm chất. Khi bị sâu bệnh gây
hại, nếu không được điều trị kịp thời năng suất và phẩm chất sẽ giảm mạnh, có thể
bị mất mùa.
Cây trồng nông nghiệp là đối tượng canh tác nhiều vụ trong năm, thời gian
sinh trưởng, phát triển ngắn, có thể trồng xen canh thêm các loại hoa màu và các
cây công nghiệp ngắn ngày khác.
1.2.2. Sâu bệnh gây hại
Sâu bệnh gây hại nông nghiệp rất đa dạng về chủng loại từ những loài có tính
chuyên hóa cao chỉ gây hại trên một loài hay một nhóm loài rau như: sâu xanh đục
quả, sâu tơ, sâu xanh sọc trắng tới các loài có khả năng gây hại trên nhiều loài khác
nhau như sâu khoang…
Tác hại của sâu bệnh: phá hoại các loại cây nông nghiệp, rau màu như ăn lá,
đục quả, đục thân, hút nhưa cây làm giảm năng suất, phẩm chất của rau, ảnh hưởng
tới giá trị kinh tế…
Sâu hại bao gồm rất nhiều loài với nhiều phương thức gây hại khác nhau như:
ăn lá, đục thân, đục trái, ăn rễ.. Khi bị sâu hại thì cây trồng bị hư hại, mất phẩm
chất, năng suất, không có hiệu quả kinh tế, nhiều khi bị mất trắng.
P
ag
e4
Các sâu hại chia làm 2 loại:
Sâu có tính chuyên hóa cao, chỉ gây hại trên một loại rau hay một nhóm cây
trồng cùng họ như sâu tơ, sâu đục thân...
Sâu không có tính chuyên hóa: gây hại trên nhiều đối tượng như sâu khoang.
Sâu tơ Sâu xám
Sâu xanh da láng Sâu khoang
Sâu xanh sọc trắng Sâu đục quả đậu
Hình 1: Một số loài Sâu hại Nông nghiệp
P
ag
e5
Bệnh đạo ôn Bệnh phấn trắng bầu bí
Bệnh rụng lá Bệnh thối gốc
Bệnh xoăn lá Bệnh phấn trắng
Hình 2: Một số Bệnh hại Nông nghiệp
P
ag
e6
Có 4 yếu tố tác động đến phát sinh và phát triển của sâu hại
1. Nguồn gốc của sâu hại: mỗi loại cây trồng nông nghiệp có những loại sâu
bệnh gây hại đặc trưng. Sâu bệnh gây hại có thể có nguồn gốc từ:
Từ bản thân chính giống cây trồng: các hạt giống có thể đã mang sẵn mầm
bệnh do được thu hoạch từ vụ trước để lại, hoặc do việc sinh sản vô tính bằng
cánh giâm, chiết..từ cây có sẵn sâu bệnh gây hại.
Từ nguồn phát tán bên ngoài: do lây lan từ các loại cây trồng khác, do sâu
hại chủ động đến gây hại, do các tàn dư thực vật của vụ thu hoạch trước để lại,
cũng có thể là do các mầm bệnh, trứng của sâu hại trong đất trồng.
2. Điều kiện khí hậu, đất đai: sâu hại nông nghiệp chủ yếu là những loại côn
trùng biến nhiệt, đời sống của chúng liên quan mật thiết với các điều kiện môi
trường. Điều kiện khí hậu nhiệt đới của Việt Nam với nhiệt độ và độ ẩm cao rất
thích hợp cho sâu hại phát triển.
3. Giống cây trồng: khả năng chống chịu của cây trồng cũng ảnh hưởng tới sự
gây hại của sâu bệnh. Những cây trồng có sức chống chịu tốt, có các gen kháng
bệnh sẽ thích nghi được với nhiều điều kiện, và sẽ đạt năng suất cao.
4. Chế độ chăm sóc: phân bón, nước tưới không hợp lý làm cây phát triển yếu,
sức chống chịu kém, sâu hại dễ tấn công và phát triển.
2. Nội dung
2.1. Các phương pháp phòng trừ sâu hại
2.1.1. Phương pháp cơ giới, vật lý
Là phương pháp diệt trừ sâu hại dựa trên cơ sở khoa học của một số đặc tính
sinh học, sử dụng các dụng cụ, các tính chất vật lý như nhiệt, ánh sáng, tia tử ngoại
để loại trừ sâu hại cây trồng. Có rất có một số phương pháp sau.
1. Cày xới đất, phơi nắng đất để loại bỏ các trứng, nhộng của sâu, mặt phản
chiếu ánh sáng sẽ có tác dụng xua đuổi một số loại côn trùng như bọ trĩ, bọ
nhảy.
2. Xử lý giống bằng nhiệt loại trừ sâu hại: ngâm giống trong nước nóng 450C
đến 500C trong thời gian 20 – 30 phút, hoặc sử dụng các tia bức xạ để tiêu diệt
mầm bệnh.
P
ag
e7
3. Sử dụng các loại bẫy như bẫy đèn thu hút bướm, rầy nâu, bọ xít; các loại
bẫy màu xanh, vàng thu hút các loài bọ trưởng thành, tránh các loại ruồi đục
quả, đục thân. Hay sử dụng các loại bẫy có mùi chua ngọt ( bẫy chua ngọt) thu
hút các loài sâu như sâu khoang, sâu tơ, sâu sám….
4. Vệ sinh đồng ruộng, đốt bỏ các tàn dư thực vật như rơm rạ; với các cây ăn
quả, công nghiệp cần đốn tỉa cành, loại bỏ cành già, xấu.
5. Dùng tay loại bỏ các ổ trứng, nhộng và sâu phá hoại; dùng vợt, lưới bắt
các loại sâu.
Biện pháp này tuy rất đơn giản, dễ làm, không gây ảnh hưởng tới cây trồng
nhưng lại mất thời gian và công sức. Và chỉ thực hiện ở quy mô nhỏ như hộ gia
đình với lượng sâu hại ít, thấp, hầu như không đáng kể. Khi số lượng sâu hại nhiều
tạo thành dịch cần sử dụng biện pháp hóa học.
2.1.2. Phương pháp hóa học
Là biện pháp có sử dụng các hóa chất tổng hợp hóa học vào trong diệt trừ sâu
hại. Trong đó chủ yếu là sử dụng các thuốc trừ sâu hóa học.
Trước tiên là xử lý hạt giống với các hóa chất nhằm loại bỏ mầm bệnh, trứng
sâu, các vi sinh vật, nấm. Nguyên tắc của phương pháp này là làm cho thuốc bao
quanh hạt, cây trồng. Các thuốc thông dụng thường dùng là những thuốc có gốc
thủy ngân như: Ceresan, Falisan rất độc cho người và gia súc và thuốc không có
thủy ngân như: Arasan, Spegon, Captan ít độc cho người và gia súc. Ngoài ra còn
có dung dịch thuốc tím, Formaldehyde,...
Các phương pháp dùng hóa chất xử lý hạt giống thường sử dụng:
Ngâm hạt trong dung dịch Formaldehyde được pha loãng ở nồng độ 1/300,
giữ ướt hạt trong 1 giờ, sau đó hong khô hạt.
Xử lý hạt bằng thuốc tím 1% trong 10 phút, sau đó rửa hạt và hong khô hạt
Xử lý khô bằng Thiram hay Captan từ 3- 5g thuốc cho 1kg hạt.
Bơm, phun thuốc trên các đối tượng cây trồng.
Tùy thuộc vào loại cây trồng, loại sâu hại và mức độ gây hại mà ta sử dụng
các loại thuốc trừ sâu khác nhau. Đa số những thuốc trừ sâu sử dụng là những chất
hữu cơ tổng hợp như: thuốc trừ sâu lân hữu cơ, thuốc trừ sâu Pyrethroid (thuốc trừ
sâu tổng hợp), thuốc điều hoà sinh trưởng côn trùng, (như Atabron, Nomolt…),
P
ag
e8
thuốc trừ sâu Cacbamat, và các hợp chất hữu cơ khác (Padan, Trebon, Confidor,
Regent,…). Các thuốc trừ sâu tiêu diệt sâu hại bằng cách: tác động vào hệ thần
kinh, hệ hô hấp, hệ tiêu hóa hay ngăn cản sự lột da của sâu non, ấu trùng.
Khi sử dụng thuốc hóa học trừ sâu cần phải thực hiện đúng quy tắc 4 đúng
sau: đúng thuốc, đúng nồng độ và liều lượng, đúng lúc và đúng cách.
Việc sử dụng thuốc trừ sâu có nhiều ưu điểm là tiêu diệt dic̣h haị nhanh chóng
và triệt để, hiêụ quả thể hiêṇ rõ ràng ; có thể phun rải trên diện rộng , nhất là đối với
các dụng cụ phun hi ện đại như máy phun động cơ , bình phun áp lực. Tuy nhiên,
việc sử dụng thuốc trừ sâu hóa học cũng đem lại nhiều nhược điểm khó lường và
chưa được kiểm soát chặt chẽ ở các vùng sản xuất nông nghiệp.
Dê ̃gây đôc̣ haị đối với người sử dụng thuốc , gia súc và làm ô nhiễm môi
trường.
Để laị dư lươṇg trong nông sản, gây ngô ̣đôc̣ cho người tiêu dùng .
Giết haị nhiều thiên đic̣h , gây mất cân bằng hê ̣sinh thái . Có thể làm phát
sinh những đối tươṇg dic̣h haị quan troṇg mới (dùng thuốc trừ sâu nhiều làm
nhêṇ đỏ phát triển maṇh).
Dê ̃làm nảy sinh tính chống thuốc của sâu haị và gây hiêṇ tươṇg tái phát dic̣h
sâu haị (sâu tơ, sâu haị rau ăn lá).
2.1.3. Phương pháp canh tác
Biện pháp canh tác là những hoạt động của con người tác động tới cây trồng
nông nghiệp từ khi gieo trồng tới thu hoạch. Các biên pháp canh tác đều tác động
tới sự phát triển sinh trưởng của cây trồng, đồng thời cũng ảnh hưởng tới sự phát
triển của sâu hại. Thông thường, khi sử dụng các biện pháp thâm canh cao như:
giống lai, bón nhiều đạm, tăng vụ, tăng mật độ cây trồng… đều tạo điều kiện thuận
lợi cho sâu hại phát triển có khi thành dịch. Việc sử dụng các biện pháp canh tác
nhằm mục đích tạo điều kiện thuận lợi cho cây trồng phát triển, tăng khả năng
chống chịu, bảo vệ thiên địch và không thuận lợi cho sâu hại phát triển.
Các biện pháp canh tác có ưu điểm là dễ thực hiện, chi phí thấp, dễ phối hợp
với các biện pháp khác, không ảnh hưởng tới các biện pháp khác. Tuy nhiên, biện
pháp canh tác chủ yếu phòng là chính.
Kỹ thuật làm đất
P
ag
e9
Do đất là nơi sống và tồn tại của nhiều loài sâu hại. Nhiều loài sâu hóa nhộng
trong đất như: sâu tơ, sâu khoang, sâu xám…Kỹ thuật làm đất sẽ ít nhiều tiêu diệt
trực tiếp hay gián tiếp sâu hại cây nông nghiệp thông qua quá trình cầy lật đất, phơi
đất, xử lý đất bằng thuốc hóa học hay chế phẩm sinh học sẽ tiêu diệt trứng, sâu non,
nhộng và các mầm bệnh.
Luân canh cây trồng
Nếu chỉ trồng một loại cây trồng trên một diện tích trong thời gian dài sẽ làm
đất thiếu chất dinh dưỡng, tăng sự phát triển của sâu hại chuyên tính nhờ nguồn
thức ăn dồi dào. Vì vậy, để ngăn chặn và tiêu diệt sâu hại ta tiến hành luân canh hợp
lý các loài cây trồng với nhau theo chu kỳ trên một diện tích đất. Các mô hình luân
canh thường sử dụng là: luân canh lúa nước và các cây rau họ cải, ngô; luân cây
rau- ngô- đỗ; khoai tây bới các cây khác…
Xen canh cây trồng
Xen canh là trồng đồng thời nhiều loại cây trên cùng một diện tích đất trong
một vụ. Trồng xen canh sẽ hạn chế được các loại sâu gây hại chuyên tính chỉ ăn một
loại thức ăn, đồng thời tận dụng lợi thế của tự nhiên: ánh sáng, nhiệt độ, phân bón,
đất, dinh dưỡng như trồng xen với cây họ đậu. Ngoài ra, còn làm phong phú khu hệ
vi sinh vật có lợi, các thiên địch tốt. Các mô hình xen canh có hiệu quả như: ngô –
đậu, bông – mía ...
Ngoài ra, để cây trồng phát triển tốt, cho năng suất cao nhất và tránh được sự
tấn công của sâu hại, bảo vệ và phát triển khu hệ sinh vật có lợi như các vi sinh vật,
các thiên địch ta có thể phối hợp nhiều kỹ thuật canh tác như:
Gieo trồng đúng thời vụ: phù hợp với mỗi loài cây trồng, lúa gieo trồng
đúng vụ sẽ tránh rầy nâu hại, rau vụ đông xuân trồng muộn thường bị sâu hại
nhiều hơn.
Mật độ gieo trồng thích hợp: tùy theo giống, thời vụ, các điều kiện khác,
nếu lúa gieo trồng với mật độ dày dễ bị rầy nâu hại, các loài sâu khác.
Bón phân, tưới nước đủ, hợp lý: giúp cây trồng phát triển tốt, có tính
chống chịu cao, loại bỏ các yếu tố thuận lợi cho sâu hại phát triển.
P
ag
e1
0
Sử dụng giống ngắn ngày: quay vòng nhanh, nâng cao sản lượng, tránh
vòng đời gây hại của sâu như sâu non, sâu trưởng thành, sâu chỉ gây hại lớn
khi có đủ số lượng.
Trồng cây bẫy: các loài cây thu hút sâu hại để tiêu diệt. Cây bẫy có thể là
cây khác trồng xen canh hoặc chính cây trồng đó nhưng chín sớm hơn hay
trồng sớm hơn ở một diện tích nhỏ. Như trường hợp cây hướng dương trồng
dọc ruộng lạc thu hút các loài sâu xám, sâu khoang…
Vệ sinh đồng ruộng: thu dọn tàn dư thực vật, rơm rạ, cỏ dại làm mất nơi
cư trú của nhiều sâu hại, côn trùng hại, trứng và sâu non.
Do chỉ có tác dụng phòng trừ và các yếu tố thời tiết, ngoại cảnh luôn thay đổi
nên các biện pháp này cần thực hiện ở trên diện rộng, đồng bộ và có sự tư vấn,
hướng dẫn của cán bộ khoa học nông nghiệp
2.1.4. Phương pháp sinh học
Sử dụng giống kháng sâu hại
Trong cùng một điều kiện gieo trồng, mỗi loài cây trồng có mức độ nhiễm sâu
hại khác nhau và mỗi loài sâu sẽ có mức độ tấn công khác nhau trên mỗi loại cây
trồng khác nhau, có điều này là do cây trồng có đặc tính kháng sâu hại. Tính kháng
sâu bệnh là đặc tính của giống cây trồng có khả năng chống lại sự tấn công của một
loài sâu hại nào đó hoặc làm giảm tác hại của sâu hại gây ra. Tính kháng này không
phải là bất biến mà nó có thể hay đổi tùy vào điều kiện gieo trồng, thời tiết và các
yếu tố ngoại cảnh. Sử dụng giống kháng sẽ giảm chi phí, có hiệu quả kinh tế cao,
bảo vệ thiên địch, môi trường và giảm việc sử dụng chất hóa học. Tuy nhiên, việc
tạo ra một giống kháng cần nhiều thời gian mà chỉ kháng cho một vài loài, rất dễ tạo
ra loài sâu chống được tính kháng đó nếu trồng rộng rãi. Cộng với năng suất không
cao lắm. Ở nước ta hiện nay việc sử dung các giống kháng chỉ tập trung ở cây lúa,
bông và cà chua; các loại rau màu chưa hề được phát triển.
Ngoài việc nâng cao tính kháng tự nhiên của giống còn sử dụng các giống biến
đổi gen. Các giống biến đổi gen là những giống chứa các đoạn gen có khả năng tạo
ra các hợp chất kháng lại sự tấn công của sâu hại. Với các giống về đậu tương,
thuốc lá, cà chua, ngô là các cây trồng chuyển gen nhiều nhất với gen Bt kháng sâu.
P
ag
e1
1
Các loại rau như đậu đũa, khoai tây, bắp cải, xu hào.. cũng đã được chuyển gen Bt
kháng sâu. Với các gen kháng sâu khác từ nấm hay virut vẫn đang được nghiên cứu.
Sử dụng thiên địch và các hợp chất sinh học
Sử dụng thiên địch: Một biện pháp đã có từ lâu và nay đang được phát triển
rộng rãi.
Thiên địch là các loài sinh vật không gây hại cho cây trồng mà còn có tác
dụng chống lại các loài gây hại cây trồng.
Có nhiều loại thiên địch chống sâu hại rau như: các loài ăn mồi như nhện, bọ
rùa, chuồn chuồn cỏ, bọ xít, các loài ong ký sinh như ong cự, ong mắt nhỏ, các loài
vi sinh vật gây bệnh như vi khuẩn NVP, nấm kí sinh, vi khuẩn Bt…
Việc sử dụng thiên địch trong bảo vệ cây trông nông nghiệp bằng cách: Thả
thêm các loài thiên địch chống lại các loài sâu đang hại rau hoặc tạo mọi điều kiện
thuận lợi cho quần thể thiên địch trong tự nhiên phát triển tốt lấn át sâu hại.
Sử dụng hợp chất sinh học
Pheromone
Pheromone là các chất hữu cơ được tiết ra từ một cơ thể sống và gây nên trên
đối tượng tiếp nhận chúng trong cùng một loài những phản ứng đặc trưng làm thay
đổi tính cách hay sinh lý.
Hiện nay, đã nghiên cứu chi tiết và tổng hợp chế tạo ra được các pheromone
cho từng loài sâu hại để tác động ngăn chặn quá trình giao tiếp sinh sản đẻ trứng nở
ra sâu non gây hại của chúng trên đồng ruộng khi con đực vừa mới vũ hóa xuất hiện
đều được hấp dẫn vào bẫy pheromone và chết ở đó. Bởi vì pheromone có những ưu
điểm nổi bật là:
- Hoàn toàn không độc hại tới cây trồng, sản phẩm, con người, môi trường và
các thiên địch có ích.
- Có chuyên tính chọn lọc rất cao, có hiệu lực hấp dẫn rất cao, thời gian bảo
tồn hiệu lực kéo dài.
- Liều lượng sử dụng cực nhỏ (1 microlit/1 mồi bẫy) nhưng diện tích có hiệu
lực hấp dẫn con đực khá rộng (khoảng 100 m2).
P
ag
e1
2
- Không làm cho sâu phát triển tính kháng thuốc, và người nông dân dễ áp
dụng, dễ theo dõi được sâu hại phát sinh trên ruộng vì sau khi đặt mồi bẫy một ngày
đêm thì trưởng thành sâu hại đã vào bẫy và bị chết.
- Hạn chế việc sử dụng các thuốc trừ sâu, giảm chi phí, hiệu quả cao
Các bẫy pheromone được sử dụng là các bẫy làm từ chai lọ hay các sản phẩm
có sẵn trên thị trường. Việc sử dụng các bẫy pheromone cần tiến hành sớm ngay khi
gieo trồng. Việc sử dụng bẫy chỉ hạn chế một phần bướm, con trùng có cánh hại,
đồng thời có thể dự báo mức độ sâu hại, giai đoạn phát triển của sâu cung cấp thông
tin giúp người trồng có biện pháp thích hợp.
Thuốc trừ sâu sinh học
Do các loại hóa chất BVTV truyền thống gây ô nhiễm môi trường và ảnh
hưởng tới sức khỏe con người nên trong những năm gần đây nhiều nước trên thế
giới, trong đó có nước ta, đang chuyển dần sang nghiên cứu, sản xuất và sử dụng
các loại thuốc trừ sâu sinh học.
Dựa vào các kết quả điều tra thiên nhiên, lợi dụng các vi sinh vật có ích như các
loài ký sinh thiên địch tự nhiên và cao hơn nữa là nhân nhanh một số nguồn vi sinh
vật để sản xuất hàng loạt các chế phẩm sinh học có nguồn gốc từ nấm, côn trùng, vi
khuẩn (Bt), virus (NPV, GV), tuyến trùng, các nấm đối kháng, các xạ khuẩn nhằm
dần dần thay thế các loại thuốc BVTV có nguồn gốc hóa học trong chương trình
quản lý dịch hại tổng hợp IPM, trong các chương trình hợp tác với nước ngoài, cho
đến nay Viện BVTV phối hợp với nhiều đơn vị trong và ngoài ngành tiến hành
nghiên cứu, sản xuất và đưa ra ứng dụng thành công một số công nghệ SX thuốc trừ
sâu sinh học như:
- Công nghệ sản xuất và sử dụng thuốc trừ sâu vi sinh vật trên cơ sở tạo bào tử
mang tính độc tố Endotoxin của vi khuẩn Bacillus thuringiensis trừ sâu tơ, sâu xanh,
sâu đo, sâu khoang hại rau và các cây ho