Để đánh giá tác động của tự do hoá thương mại (TDHTM) và hội nhập tới ngành hàng mía đường Việt Nam, Mô hình mô phỏng chính sách "MOVISUT" (Model of Vietnam Sugar Trade) được áp dụng. MOVISUT nhằm tạo một khung phân tích tác động của TDHTM và Hội nhập kinh tế quốc tế tới ngành hàng mía đường. Các thông số của mô hình được ước tính bằng phương pháp hồi qui thống kê dựa trên số liệu lịch sử có sẵn, hoặc kế thừa từ các công trình nghiên cứu liên quan. Mục tiêu của MOVISUT là lượng hoá ảnh hưởng của các chính sách thương mại dưới tác động của các cú sốc bên ngoài đến một số biến quan trọng liên quan đến ngành mía đường trong nước, như diện tích, năng suất, sản lượng mía, giá cả, tiêu dùng và xuất nhập khẩu đường. Dưới đây là phần mô tả khái quát cấu trúc của mô hình.
Các kịch bản mô phỏng đều áp dụng cho giai đoạn từ 2005 đến 2020. Qui mô dân số và mức thu nhập (GDP bình quân đầu người) là những nhân tố quan trọng quyết định đến cầu của mặt hàng đường trong tương lai. Trong mô hình, dân số và GDP (như đã nói ở trên) được giả định có tốc độ tăng trưởng hàng năm tương ứng là 1,2% và 6%. Những tiến bộ về năng suất cây trồng và điều kiện khí hậu thời tiết, đặc biệt là lượng mưa hàng năm, là những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến khả năng cung của ngành hàng mía đường và được dùng như như các biến ngoại sinh. Trong mô hình, năng suất mía đường được giả định tăng hàng năm 1%. Lượng mưa cho các năm trong giai đoạn 2005-2020 được tính dựa trên phân bổ xác xuất ngẫu nhiên của 20 năm gần đây. Khối lượng đường chế biến công nghiệp được giới hạn bởi công suất của các nhà máy phân theo 3 nhóm qui mô: Qui mô lớn (>= 2000 TMN), Qui mô trung bình (1001-2000 TMN) và Qui mô nhỏ (=< 1000 TMN). Mô hình giả định nếu chi phí khả biến tính trên 1 đơn vị sản phẩm chế biến (tương ứng với từng nhóm nhà máy) cao hơn mức giá thị trường tính bình quân của 3 năm trước liền kề, thì các nhà máy chỉ có thể sử dụng không quá 60% công suất thiết kế.
6 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2362 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tác động của tự do hoá thương mại tới ngành mía đường Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TÁC ĐỘNG CỦA TỰ DO HOÁ THƯƠNG MẠI TỚI NGÀNH MÍA ĐƯỜNG VIỆT NAM
Trần Công Thắng - 2004
Để đánh giá tác động của tự do hoá thương mại (TDHTM) và hội nhập tới ngành hàng mía đường Việt Nam, Mô hình mô phỏng chính sách "MOVISUT" (Model of Vietnam Sugar Trade) được áp dụng. MOVISUT nhằm tạo một khung phân tích tác động của TDHTM và Hội nhập kinh tế quốc tế tới ngành hàng mía đường. Các thông số của mô hình được ước tính bằng phương pháp hồi qui thống kê dựa trên số liệu lịch sử có sẵn, hoặc kế thừa từ các công trình nghiên cứu liên quan. Mục tiêu của MOVISUT là lượng hoá ảnh hưởng của các chính sách thương mại dưới tác động của các cú sốc bên ngoài đến một số biến quan trọng liên quan đến ngành mía đường trong nước, như diện tích, năng suất, sản lượng mía, giá cả, tiêu dùng và xuất nhập khẩu đường. Dưới đây là phần mô tả khái quát cấu trúc của mô hình.
Các kịch bản mô phỏng đều áp dụng cho giai đoạn từ 2005 đến 2020. Qui mô dân số và mức thu nhập (GDP bình quân đầu người) là những nhân tố quan trọng quyết định đến cầu của mặt hàng đường trong tương lai. Trong mô hình, dân số và GDP (như đã nói ở trên) được giả định có tốc độ tăng trưởng hàng năm tương ứng là 1,2% và 6%. Những tiến bộ về năng suất cây trồng và điều kiện khí hậu thời tiết, đặc biệt là lượng mưa hàng năm, là những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến khả năng cung của ngành hàng mía đường và được dùng như như các biến ngoại sinh. Trong mô hình, năng suất mía đường được giả định tăng hàng năm 1%. Lượng mưa cho các năm trong giai đoạn 2005-2020 được tính dựa trên phân bổ xác xuất ngẫu nhiên của 20 năm gần đây. Khối lượng đường chế biến công nghiệp được giới hạn bởi công suất của các nhà máy phân theo 3 nhóm qui mô: Qui mô lớn (>= 2000 TMN), Qui mô trung bình (1001-2000 TMN) và Qui mô nhỏ (=< 1000 TMN). Mô hình giả định nếu chi phí khả biến tính trên 1 đơn vị sản phẩm chế biến (tương ứng với từng nhóm nhà máy) cao hơn mức giá thị trường tính bình quân của 3 năm trước liền kề, thì các nhà máy chỉ có thể sử dụng không quá 60% công suất thiết kế.
Kịch bản 0: Không có tự do hoá thương mại đối với ngành mía đường.
Giả định trong tương lai Việt Nam vẫn duy trì các chính sách bảo hộ sản xuất trong nước đối với ngành hàng mía đường, không tham gia các cam kết quốc tế về mở của thị trường đường nội địa và áp dụng các rào cản thương mại bằng thuế quan và phi thuế quan ở mức cao nhằm khống chế nhập khẩu đường ở mức xấp xỉ bằng 0, giống như hiện nay. Như vậy trong kịch bản 0, lượng cung, cầu và giá cả thị trường đường nội địa sẽ chủ yếu do quan hệ cung cầu trong nước quyết định. Kịch bản 0 được sử dụng như một đối chứng để so sánh với các kịch bản thực hiện TDHTM và hội nhập quốc tế.
Biểu 3.1. Kết quả mô hình theo Kịch bản 0
Tổng cung 1000 đ
Tổng cầu
1000 đ
Giá bán buôn đ/kg
% cung so cầu
Năm 2005
1296
1296
4820
100.0
Năm 2010
1450
1450
5649
100.0
Năm 2020
1836
1836
7764
100.0
% Biến đổi hàng năm
2.3
2.3
3.2
% 2020 so với 2005
41.7
41.7
61.1
Trong kịch bản 0, do không thực hiện các cam kết về TDHTM và mở cửa thị trường cho đường nhập khẩu, nên sản xuất mía đường của Việt Nam năm 2020 sẽ tăng gấp 1,5 lần so với mức hiện tại và người tiêu dùng do không có đường nhập khẩu giá rẻ, buộc phải chấp nhận giá cao hơn khoảng 1,7 lần. Tuy nhiên với mức giá trong nước cao do không có cạnh tranh quốc tế, tất cả các nhà máy chế biến đường trong nước cả qui mô lớn lẫn qui mô vừa và nhỏ đều có lãi cao.
Các Kịch bản về TDHTM từ 1 đến 4 được giả định thực hiện các biện pháp tháo gỡ các rào cản thương mại và lộ trình cắt giảm thuế đối với mặt hàng mía đường cụ thể như sau: thuế nhập khẩu đường giảm dần từ mức 50% trong năm 2002 xuống còn 20% vào năm 2005 và sẽ bằng 0% kể từ năm 2010 trở đi. Bốn kịch bản trong điều kiện thực hiện hội nhập và TDHTM sẽ chỉ khác nhau ở các giả định về biến động giá quốc tế và tỉ giá hối đoái theo các hướng tăng hoặc giảm khác nhau. Ảnh hưởng của các kiểu biến động giá quốc tế tới thị trường đường nội địa sẽ được mô phỏng và lượng hoá, nhằm tạo cơ sở cho việc đề ra các giải pháp, chính sách phát triển ngành trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
Kịch bản 1: Giả định trong giai đoạn 2005-2020 giá thế giới giảm trong khi tỉ giá hối đoái (TGHĐ) của Việt Nam sẽ tăng
Giá quốc tế (giá CIF) giả định sẽ giảm bình quân 1,25 % năm (tức giảm 17,2 % cho cả giai doạn 2005-2020) và TGHĐ tăng 1% năm (tức tăng 16.1 %), do vậy giá quốc tế tính bằng tiền Việt Nam năm 2020 so với 2005 chỉ giảm xấp xỉ 4 %. Dưới tác động của giảm giá quốc tế, cầu trong nước năm 2020 so với 2005 sẽ tăng khoảng 1,5 lần, trong khi cung trong nước chỉ tăng khoảng 13 % và đáp ứng khoảng 44 % tổng tiêu dùng đường. Do cầu về đường trong nước vẫn liên tục tăng dưới tác động của tăng dân số và tăng thu nhập, nên giá bán buôn trong nước trong cả giai đoạn 2005-2020 chỉ giảm gần 10 % và vẫn đạt trên 4000 đ/kg. Với mức giá này thì phần lớn các nhà máy vẫn có khả năng có lãi. Như vậy, TGHĐ biến động ngược với xu thế giảm giá quốc tế sẽ làm yếu đi đáng kể tác động bất lợi tới ngành mía đường Việt Nam.
Biểu 3.2. Kết quả mô hình theo Kịch bản 1
Tổng cung, 1000 tấn
Tổng cầu, 1000 tấn
Giá bán buôn, đ/kg
Nhập khẩu,
1000 tấn
Phúc lợi XH, Tỉ đ
% So với KB0
Cung
Cầu
Giá BB
Năm 2005
1289
1342
4723
53
2.6
-0.6
3.5
-2.0
Năm 2010
1322
1888
4367
566
363
-8.8
30.2
-22.7
Năm 2020
1452
3340
4267
1888
3300
-20.9
81.9
-45.0
% Biến đổi hàng năm
0.8
6.3
-0.7
% 2020 so với 2005
12.7
148.9
-9.6
Kịch bản 2: Giả định trong giai đoạn 2005-2020 giá thế giới giảm đồng thời tỉ giá hối đoái (TGHĐ) của Việt Nam giữ không thay đổi
Năm 2020 so với 2002, giá quốc tế giảm 17,2 % (giảm 1,25% năm) và TGHĐ giữ ổn định, do vậy giá quốc tế tính bằng tiền Việt Nam cũng giảm 17,2 %.
Biểu 3.3. Kết quả mô hình theo Kịch bản 2
Tổng cung, 1000 tấn
Tổng cầu, 1000 tấn
Giá bán buôn, đ/kg
Nhập khẩu,
1000 tấn
Phúc lợi XH, Tỉ đ
% So với KB0
Cung
Cầu
Giá BB
Năm 2005
1289
1342
4723
53
2.6
-0.6
3.5
-2.0
Năm 2010
1287
2031
4064
744
589
-11.3
40.0
-28.1
Năm 2020
1347
4051
3489
2705
5781
-26.7
120.6
-55.1
% Biến đổi hàng năm
0.3
7.6
-2.0
% 2020 so với 2005
4.5
201.9
-26.1
Như vậy, cú sốc giảm giá quốc tế trong kịch bản 2 do không bị cản bởi TGHĐ sẽ giữ nguyên cường độ tác động tới thị trường nội địa, khiến giá đường nội địa rớt khá nhanh, xuống tới mức 3500 đ/kg. Giá giảm mạnh sẽ làm cầu trong nước năm 2020 tăng gấp 2 lần so với năm 2005. Song với mức giá xuống thấp như vậy thì chỉ các doanh nghiệp qui mô lớn mới còn khả năng sản xuất có lãi, các doanh nghiệp còn lại sẽ bi thua lỗ. Đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ, mức giá 3500 đ/kg sẽ không bù đắp nổi chi phí khả biến và rơi vào tình thế buộc phải đóng cửa. Nếu điều này thực sự xảy ra thì trên 26 vạn công nhân nhà máy và lao động nông nghiệp (chiếm khoảng 23% trong tổng số trên 1,1 triệu lao động của toàn ngành) sẽ phải chuyển đổi việc làm.
Kịch bản 3: Giả định trong giai đoạn 2005-2020 giá thế giới tăng và tỉ giá hối đoái (TGHĐ) của Việt Nam giữ ổn định
Năm 2020 so với 2002, giá quốc tế tăng 20,5% (tức tăng 1,25% năm) và TGHĐ giữ ổn định, do vậy giá quốc tế tính bằng tiền Việt Nam cũng sẽ tăng 20,5%.
Biểu 3.4. Kết quả mô hình theo Kịch bản 3
Tổng cung, 1000 tấn
Tổng cầu, 1000 tấn
Giá bán buôn, đ/kg
Nhập khẩu,
1000 tấn
Phúc lợi XH, Tỉ đ
% So với KB0
Cung
Cầu
Giá BB
Năm 2005
1289
1342
4723
53
2.6
-0.6
3.5
-2.0
Năm 2010
1377
1691
4875
314
122
-5.1
16.6
-13.7
Năm 2020
1599
2594
5470
994
1141
-12.9
41.2
-29.6
% Biến đổi hàng năm
1.4
4.5
1.0
% 2020 so với 2005
24.1
93.3
15.8
Trong kịch bản 3, giá đường quốc tế tăng sẽ làm giảm bớt nhu cầu nhập khẩu đường, giá bán đường trong nước năm 2020 có thể sẽ tăng thêm gần 16% so với năm 2005 và đạt gần 5500 đ/kg. Lượng cung trong nước sẽ tăng hơn và mức nhập khẩu cũng thấp hơn đáng kể.Với mức giá này các nhà máy qui mô trung bình và nhỏ cũng có thể sản xuất có lãi. Tuy nhiên người tiêu dùng trong nước phải chịu mức giá cao hơn so với trường hợp giá thế giới giảm.
Kịch bản 4: Giả định trong giai đoạn 2005-2020 giá thế giới tăng đồng thời tỉ giá hối đoái (TGHĐ) của Việt Nam cũng tăng theo.
Năm 2020 so với 2005, giá quốc tế giả định tăng 20,5% (tức tăng 1,25% năm) và TGHĐ tăng 16,1 % (tăng 1% năm), do vậy giá quốc tế tính bằng tiền Việt Nam trong cả giai đoạn sẽ tăng khoảng 40%.
Biểu 3.5. Kết quả mô hình theo Kịch bản 4
Tổng cung, 1000 tấn
Tổng cầu, 1000 tấn
Giá bán buôn, đ/kg
Nhập khẩu,
1000 tấn
Phúc lợi XH, Tỉ đ
% So với KB0
Cung
Cầu
Giá BB
Năm 2005
1289
1342
4723
53
2.6
-0.57
3.526
-2.0
Năm 2010
1416
1574
5246
158
32
-2.4
8.499
-7.1
Năm 2020
1699
2201
6463
503
327
-7.51
19.88
-16.8
% Biến đổi hàng năm
1.9
3.4
2.1
% 2020 so với 2005
31.8
64.0
36.8
Đây là trường hợp có lợi nhất đối với ngành mía đường trong nước, giá bán buôn năm 2020 so với 2005 sẽ tăng thêm gần 37% và đạt mức khá cao gần 6500 đ/kg. Các xí nghiệp chế biến đường thuộc các loại qui mô đều có thể hoạt động một cách thuận lợi. Sản xuất đường trong nước năm 2020 tăng gần 32% so với 2005, đáp ứng gần 80% tổng mức tiêu dùng đường trong nước. Trong kịch bản này mặc dù tổng phúc lợi xã hội ròng vẫn dương, nhưng người tiêu dùng bị thiệt nhiều hơn so với cả 3 kịch bản nêu trên. Tuy tổng mức cầu không tăng mạnh như ở các kịch bản khác nhưng trong năm 2020 vẫn tăng hơn mức 2005 là 64%.
KẾT LUẬN TỪ MÔ HÌNH
Từ các kịch bản mô phỏng sự biến động của thị trường đường Việt Nam dưới các tác động khác nhau của TDHTM trong giai đoạn 2005-2020 có thể rút ra một số nhận xét như sau:
4 kịch bản về TDHTM (xoá bỏ các rào cản phi thuế và thực hiện lộ trình cắt giảm hàng rào thuế quan) với các giả định tăng giảm giá đường quốc tế và thay đổi TGHĐ khác nhau cho thấy ngành mía đường Việt Nam giai đoạn 2005-2020 sẽ vẫn duy trì và ổn định khối lượng sản xuất trong nước, ít nhất là bằng và hơn mức hiện tại, chủ yếu là nhờ cầu trong nước sẽ liên tục tăng do dân số tăng và mức thu nhập được cải thiện không ngừng. Nếu giá đường quốc tế tính bằng tiền Việt Nam đến năm 2020 so với 2005 tăng 40% như ở Kịch bản 4, thì sản xuất đường trong nước sẽ tăng thêm đáng kể, 32% (hay 410 nghìn tấn). Và cho dù dưới áp lực cạnh tranh mạnh của đường nhập khẩu do giá đường thế giới tính bằng đồng Việt Nam giảm 17% trong cùng giai đoạn (như giả định trong Kịch bản 2), thì lượng đường sản xuất trong nước vẫn có thể tăng thêm tới 4,5% (hay gần 60 nghìn tấn). Đối với trường hợp không có TDHTM thì sản lượng đường Việt Nam năm 2020 sẽ tăng gấp 1,5 lần so với mức hiện tại và người tiêu dùng do không có đường nhập khẩu giá rẻ, buộc phải chấp nhận mức giá cao hơn khoảng 1,7 lần.
Chính sách Tỉ giá Hối đoái có vai trò hết sức quan trọng trong việc điều tiết tác động của các cú sốc giá cả trên thị trường quốc tế, nó có thể làm hạn chế hoặc ngược lại làm trầm trọng thêm ảnh hưởng của biến động giá trên thị trường thế giới. Khi giá quốc tế giảm bình quân 1,25% năm, nếu TGHĐ tăng 1% năm thì giá QT tính bằng tiền Việt Nam chỉ giảm 0,26% năm [(100-1,25)*(100+1)-100 = -0,262%] và như vậy sau 15 năm giá QT cũng chỉ giảm gần 4% (xem Kịch bản 1). Ngược lại, khi giá quốc tế tăng bình quân 1,25% năm, nếu TGHĐ tăng 1% năm thì giá QT tính bằng tiền Việt Nam sẽ tăng 2,262% năm [(100+1,25)*(100+1)-100 = 2,262%] và sau 15 năm giá QT sẽ tăng thêm gần 40% (xem Kịch bản 4). Tuy đều giả định giá QT tăng 1,25% năm, nhưng với Kịch bản 2 TGHĐ được giữ ổn định trong khi Kịch bản 1 lại có TGHĐ tăng 1% năm. Kết quả là mức nhập khẩu đường năm 2020 trong kịch bản 2 sẽ lớn hơn Kịch bản 1 là 43%. Kết quả mô phỏng cho thấy rất rõ vai trò của TGHĐ, có thể được sử dụng như một công cụ hữu hiệu để điều tiết thị trường trong nước trong bối cảnh tham gia hội nhập quốc tế. Trên thực tế, trong quộc cạnh tranh quốc tế khốc liệt, Mỹ cũng đã sử dụng chính sách TGHĐ để chống lại EU, Nhật Bản và các đối thủ cạnh tranh khác.
Kịch bản 2 là trường hợp xấu nhất đối với ngành công nghiệp mía đường trong nước, khi giá quốc tế giảm 17% (năm 2020 so với 2005) và TGHĐ lại được giữ ổn định trong cả giai đoạn, dẫn đến giá đường trong nước năm 2020 chỉ còn khoảng 3500 đ/kg. Sản xuất đường nội địa vì thế sẽ ở mức thấp nhất so với các kịch bản khác, tuy nhiên vẫn đạt mức 1,35 triệu tấn. Mức sản xuất nội địa được duy trì trong điều kiện giá cả thị trường bất lợi, chủ yếu sẽ phải nhờ vào việc mở rộng và tăng hiệu suất của các nhà máy đường qui mô lớn. Do giá thế giới và giá nội địa giảm nên cầu trong nước sẽ tăng vọt. Ở kịch bản 2, vào năm 2020 lượng tiêu dùng đường trong nước có thể lên tới 4 triệu tấn, gấp 3,5 lần so với mức của năm 2002.
Với mức giá thị trường xuống thấp như trong kịch bản 2 thì cho dù giá thành chế biến đường của các nhà máy trong nước có thể giảm bớt được 10% và tình trạng nợ tồn đọng đã được sử lý cũng chỉ có các nhà máy đường qui mô lớn với lợi thế về hiệu quả qui mô mới có đủ khả năng duy trì được sản xuất kinh doanh không bị lỗ. Đối với các nhà máy đường qui mô trung bình mặc dù có thể bị thua lỗ khoảng 15% so với giá thành, nhưng vẫn còn khả năng bù đắp chi phí trung gian và tiếp tục duy trì sản xuất trong một thời gian để chờ giá lên. Tuy nhiên với mức rớt giá mạnh như trong kịch bản 2 thì các nhà máy qui mô nhỏ sẽ phải ngừng sản xuất do thua lỗ nặng tới mức không bù đắp nổi chi phí trung gian và hậu quả cũng khá nặng nề khiến 26 vạn lao động có nguy cơ mất việc làm tạm thời.
Trong kịch bản 3 và 4 do giá đường quốc tế tăng mạnh sẽ làm giảm bớt nhu cầu nhập khẩu đường, giá bán đường trong nước năm 2020 có thể sẽ tăng lên 5500 và 6000 đ/kg. Ở mức giá này các nhà máy qui mô trung bình và lớn đều có thể sản xuất có lãi.
Do qui mô dân số và GDP sẽ liên tục tăng mạnh, nên lượng cầu về đường trong nước giai đoạn 2005-2020 ở tất cả các kịch bản nêu trên cũng không ngừng tăng với mọi biến động giá thị trường. Ngành mía đường Việt Nam sẽ không đủ khả năng để đáp ứng hết nhu cầu cầu tiêu dùng với mức giá cạnh tranh, nên lượng đường nhập khẩu ở tất cả các kịch bản đều có xu hướng tăng mạnh. Mặc dù Kịch bản 4 giá đường thế giới (giá CIF) tính bằng tiền Việt Nam được giả định có mức tăng cao nhất, tức tăng thêm 40% năm 2020 so với 2005, thì đến 2020 Việt Nam vẫn phải nhập tới 503 nghìn tấn đường. Kịch bản 2 với giả định giá đường quốc tế (giá CIF) tính bằng tiền Việt Nam sẽ giảm xuống còn gần 3500 đ/kg trong năm 2020, cầu trong nước sẽ tăng vọt và lượng đường nhập khẩu sẽ đạt mức kỷ lục, lên đến 2,7 triệu tấn năm 2020.