Tác động tương hỗ giữa du lịch - giao thông và ảnh hưởng của nó tới sự phát triển kinh tế vùng ở Tây Bắc

Du lịch – ngành công nghiệp không khói đang là ngành kinh tế được trú trọng ở tất các nước trên thế giới và ở Việt Nam – một đất nước có tiềm năng du lịch lớn, ngành kinh tế phát triển với tốc độ chậm so với thế giới thì ngành du lịch càng được đầu tư phát triển hơn. Du lịch phát triển kéo các ngành khách phát triển theo đặc biệt là ngành giao thông vận tải. Hai ngành này có mối quan hệ mật thiết, chúng có thể cùng giúp đỡ nhau phát triển hoạc kìm hãm sự phát triển của nhau. Mục tiêu phấn đấu trong lâu dài là đưa đất nước ta thành một nước phát triển, hoàn thành chỉ tiêu công nghiệp hóa – hiện đạ hóa đất nước. Muốn làm được điều đó trước hết phải phát triển kinh tế những vùng miền còn gặp nhiều khó khăn như vùng núi Tây Bắc, vùng Tây Nguyên hay các vùng sinh sống của đồng bào dân tộc thiểu số…. Vùng núi Tây Bắc là nơi sinh sống của rất nhiều dân tộc khác nhau, điều kiện thiên nhiên nơi đây rất khó để phát triển kinh tế, từ lâu Tây Bắc đã biệt lập hẳn với thế giới bên ngoài do có địa hình hiểm trở gây khó khăn cho việc đi lại và giao lưu với các vùng kinh tế khác. Mặt khác, nơi đây có rất nhiều tiềm năng để phát triển du lịch. Muốn du lịch phát triển thuận tiện cần có những dự án đầu tư phát triển giao thông nơi đây. Chính vì vậy mà em đã chọn đề tài: “Tác động tương hỗ giữa du lịch – giao thông và ảnh hưởng của nó tới sự phát triển kinh tế vùng ở Tây Bắc”. Thông qua đề tài này, em muốn tìm hiểu thêm về kinh tế Tây Bắc – những khó khăn mà nơi đây gặp phải khi phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo- và tìm ra phương hướng phát triển kinh tế ở Tây Bắc cho hợp lý với điều kiện của vùng. Du lịch, giao thông và kinh tế vùng có tác động mạnh mẽ đến nhau, du lịch kéo theo sự phát triển của giao thông và kinh tế vùng nhưng một trong hai yếu tố này cũng có sức ảnh hưởng lớn đến du lịch, chúng có thể thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của du lịch. Chung quy lại, mục tiêu cuối cùng là phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo tại khu Tây Bắc. Cần có sự phối hợp nhịp nhàng giữa du lịch và giao thông để đưa kinh tế vùng phát triển.

doc34 trang | Chia sẻ: ducpro | Lượt xem: 7336 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tác động tương hỗ giữa du lịch - giao thông và ảnh hưởng của nó tới sự phát triển kinh tế vùng ở Tây Bắc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu. Du lịch – ngành công nghiệp không khói đang là ngành kinh tế được trú trọng ở tất các nước trên thế giới và ở Việt Nam – một đất nước có tiềm năng du lịch lớn, ngành kinh tế phát triển với tốc độ chậm so với thế giới thì ngành du lịch càng được đầu tư phát triển hơn. Du lịch phát triển kéo các ngành khách phát triển theo đặc biệt là ngành giao thông vận tải. Hai ngành này có mối quan hệ mật thiết, chúng có thể cùng giúp đỡ nhau phát triển hoạc kìm hãm sự phát triển của nhau. Mục tiêu phấn đấu trong lâu dài là đưa đất nước ta thành một nước phát triển, hoàn thành chỉ tiêu công nghiệp hóa – hiện đạ hóa đất nước. Muốn làm được điều đó trước hết phải phát triển kinh tế những vùng miền còn gặp nhiều khó khăn như vùng núi Tây Bắc, vùng Tây Nguyên hay các vùng sinh sống của đồng bào dân tộc thiểu số…. Vùng núi Tây Bắc là nơi sinh sống của rất nhiều dân tộc khác nhau, điều kiện thiên nhiên nơi đây rất khó để phát triển kinh tế, từ lâu Tây Bắc đã biệt lập hẳn với thế giới bên ngoài do có địa hình hiểm trở gây khó khăn cho việc đi lại và giao lưu với các vùng kinh tế khác. Mặt khác, nơi đây có rất nhiều tiềm năng để phát triển du lịch. Muốn du lịch phát triển thuận tiện cần có những dự án đầu tư phát triển giao thông nơi đây. Chính vì vậy mà em đã chọn đề tài: “Tác động tương hỗ giữa du lịch – giao thông và ảnh hưởng của nó tới sự phát triển kinh tế vùng ở Tây Bắc”. Thông qua đề tài này, em muốn tìm hiểu thêm về kinh tế Tây Bắc – những khó khăn mà nơi đây gặp phải khi phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo- và tìm ra phương hướng phát triển kinh tế ở Tây Bắc cho hợp lý với điều kiện của vùng. Du lịch, giao thông và kinh tế vùng có tác động mạnh mẽ đến nhau, du lịch kéo theo sự phát triển của giao thông và kinh tế vùng nhưng một trong hai yếu tố này cũng có sức ảnh hưởng lớn đến du lịch, chúng có thể thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của du lịch. Chung quy lại, mục tiêu cuối cùng là phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo tại khu Tây Bắc. Cần có sự phối hợp nhịp nhàng giữa du lịch và giao thông để đưa kinh tế vùng phát triển. Em xin chân thành cảm ơn thày Phạm Trương Hoàng đã giúp đỡ em hoàn thành đề án môn học. Do kiến thức còn hạn chế nên bài viết của em còn nhiều sai sót, kính mong nhận được sự góp ý, nhận xét của thày để bài làm của em hoàn thành tốt hơn. Em xin chân thành cảm ơn. Chương 1. Tổng quan về mối quan hệ tương tác giữa du lịch và giao thông vận tải, vai trò của chúng tới phát triển kinh tế vùng. 1.1. Mối quan hệ tương tác giữa du lịch và giao thông vận tải. Không có hoạt động nào tồn tại mà không tác động hay chịu ảnh hưởng của các hoạt động khác, các ngành khác nhau luôn có nhãng tác động qua lại lẫn nhau cùng giúp đỡ nhau phát triển, thành công của ngành này tạo động lực cho ngành khác đi lên và bên cạnh đó những khó khăn hạn chế của ngành này cũng có thể kìm hãm sự phát triển của ngành khác. Mối quan hệ tương tác đó là không thể tránh khỏi, tác động tiêu cực và tích cực cùng tồn tại song hành với nhau. Tuy nhiên, tùy từng ngành cụ thể mà có những tác động đó mạnh hay yếu, chịu ảnh hưởng ít hay nhiều từ các ngành khác. Du lịch đang là ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước ta, những nơi có tiềm năng du lịch đang tập trung mọi nguồn lực để phát triển ngành công nghiệp không khói này, đặc biệt là các khu vực miền núi – nơi hoạt động kinh tế khó phát triển, thiên nhiên ưu đãi cho nhiều tiềm năng du lịch lớn. Để khai thác có hiệu quả những tiềm năng đó, có sự đóng góp không nhỏ của người dân địa phương, các cơ sở vật chất hạ tầng cũng được nâng cấp cho phù hợp đặc biệt là vấn đề giao thông tại điểm du lịch. Du lịch và giao thông từ lâu đã có mối quan hệ khăng khít, tác động hai chiều đến nhau. Mối quan hệ đó xuất phát từ đặc điểm của hai ngành có những nét tương đồng, phụ thuộc lẫn nhau, cái nọ giúp cái kia cùng phát triển. Tại những nơi hoạt động du lịch phát triển thì hệ thống giao thông nơi đây cũng được trú trọng đầu tư hơn, những nơi có hệ thống giao thông hoàn chỉnh càng tạo điều kiện giúp cho du lịch diễn ra thuận lợi hơn. Muốn du lịch phát triển bền vững cần có sự tham gia đóng góp của người dân địa phương, cần có những biện pháp tác động tới hệ thống giao thông, cơ sở hạ tầng tại điểm du lịch… Quan trọng hơn cả vẫn là phải cải tạo, nâng cấp và hoàn thiện hệ thống giao thông giúp cho việc đi lại được thuận tiện hơn. Mối quan hệ hai mặt giữa du lịch và giao thông luôn được thể hiện rõ nét tại các địa bàn du lịch: - Quan hệ tích cực: tại các địa bàn du lịch phát triển, hệ thống giao thông, cơ sở hạ tầng luôn được đầu tư phát triển để có thể khai thác tốt tiềm năng du lịch vùng. Mạng lười giao thông nơi đây vô cùng quan trọng đối với du lịch, giao thông tốt làm rút ngắn khoảng cách về thời gian vận chuyển đi lại, tạo sự an toàn cho khách trong suốt cuộc hành trình, để lại ấn tượng tốt đẹp cho du khách ngay từ những tiếp cận đầu tiên. Đối với mỗi loại hình du lịch khác nhau thì sự đóng góp của giao thông phát triển ở những khía cạnh khác nhau. Cần đảm bảo phát triển hệ thống giao thông đường bộ để thuận tiện cho việc đi lại, hay để phục vụ cho các hoạt động như du lịch địa hình, đua xe kết hợp với du lịch tham quan; hay cần phải phát triển giao thông đường thủy để phục vụ các hoạt động du lịch gắn với song nước như đua thuyền, lướt ván…; hệ thống đường hàng không được đầu tư để đón khách quốc tế tới các khu du lịch…. Nói chung, du lịch phát triển tạo đà cho ngành giao thông phát triển theo, đường xá được tu sửa lại, xây dựng nhiều tuyến đường mới không chỉ có các tuyến đường quốc lộ mà ngay cả những tuyến đường vào tận các bản làng cũng được làm mới. - Quan hệ tiêu cực: tại nơi du lịch phát triển nhưng giao thông trì trệ hay tại nơi giao thông phát triển nhưng hoạt động du lịch nơi đây chưa được khai thác nhiều cũng không đem lại hiệu quả kinh tế cao. Một ngành không phát triển thì nó sẽ kìm hãm sự phát triển của ngành kia. Du lịch có tiềm năng nhưng giao thông đi lại rất khó khăn, đường xá tại điểm du lịch còn gồ ghề cũng hạn chế lượng khách du lịch, tiềm năng du lịch đó khi không được khai thác nó sẽ bị thui chột, lãng phí nguồn tài nguyên. Mặt khác, giao thông phát triển nhưng hoạt động du lịch nơi đó diễn ra dè dặt thể hiện sự không biết cách khai thác các điều kiện tự nhiên của địa phương, làm giảm tác dụng của các tuyến đường này. Có thể nói giao thông và du lịch luôn có những tác động khăng khít hai chiều, cùng giúp đỡ lẫn nhau để phát triển. Đây là mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau, vai trò và tầm quan trọng của cả hai yếu tố này là ngang bằng nhau, không thể nói trong hai yếu tố đó yếu tố nào quan trọng hơn. Chính quyền địa phương tại các nơi có tiềm năng du lịch cần quan tâm đồng thời tới cả hai vấn đề này mới có thể làm cho hoạt động du lịch diễn ra thuận lợi được. 1.2. Ảnh hưởng đi kèm của phát triển du lịch và giao thông tới phát triển kinh tế vùng. Du lịch và giao thông có tác động mạnh mẽ tới kinh tế vùng, nó giúp cho kinh tế vùng phát triển một cách nhanh chóng nếu vùng đó biết kết hợp hợp lý hai vấn đề trên. Tuy nhiên, nếu không biết khai thác, phát triển hợp lý thì chúng cũng có thể kìm hãm sự phát triển của kinh tế vùng. 1.2.1. Ảnh hưởng của du lịch tới phát triển kinh tế vùng. Nơi đâu có hoạt động du lịch thì nơi đó kinh tế vùng phát triển nhanh chóng. Du lịch đã tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương, tăng thu nhập cho người dân và giải quyết được lượng lao động dư thừa, nhàn rỗi, tạo việc làm khi không phải trong thời gian sản xuất lương thực, thực phẩm. Công việc du lịch ở đây là những công việc đã quen thuộc với người dân bản địa như tạo ra các sản phẩm đặc trưng của quê hương mình, duy trì các làng nghề truyền thống, giới thiệu cho du khách biết về lịch sử cũng như giá trị văn hóa của quê hương mình…. Công việc này tạo niềm vui cho người dân khi đã mang những giá trị văn hóa của địa phương mình giới thiệu cho mọi người biết, đó cũng là niềm tự hào của con người nơi đây. Du lịch làm tăng thu nhập cho người dân làm cho kinh tế xã hội phát triển, tăng GDP cho xã hội, làm giảm tỷ lệ đói nghèo trong dân. Không chỉ làm cho kinh tế phát triển, tạo ra công ăn việc làm cho người dân địa phương mà hoạt động du lịch còn giúp nâng cao trình độ dân trí, những hiểu biết về du lịch và nghiệp vụ du lịch cho người dân. Để hoạt động du lịch diễn ra hiệu quả thì nhận thức của người dân về du lịch càng phải cụ thể và chuyên sâu hơn, có vậy người dân mới biết vận dụng một cách hợp lý các kiềm thức của mình vào làm du lịch. Hoạt động du lịch không chỉ đơn giản là xây dựng các khu du lịch dựa trên những gì thiên nhiên đã ban tặng, dựa trên những cái sẵn có của địa phương rồi giới thiệu cho mọi người biết về nó, không cần phải có sự quan tâm của các cấp, các ban ngành… mục tiêu của hoạt động du lịch phải là phát triển du lịch bền vững chính vì vậy yếu tố con người là một yếu tố rất quan trọng trong việc phát triển du lịch. Chính sự chuyên nghiệp trong phong cách phục vụ, cách giao tiếp thân thiện, ý thức bảo vệ môi trường của người dân địa phương đã là cho điểm du lịch đó thêm hấp dẫn hơn. Mặt khác, du lịch giúp kiện toàn hệ thống quản lý ở địa phương để quản lý tốt hoạt động du lịch tại nơi đó, đề ra những biện pháp phát triển cụ thể đối với kinh tế xã hội cũng như đối với du lịch. 1.2.2. Ảnh hưởng của giao thông tới phát triển kinh tế vùng. Giao thông là cầu nối giữa các vùng kinh tế với nhau, hệ thống giao thông có thuận lợi thì hoạt động này mới diễn ra thường xuyên được. Hệ thống giao thông phát triển làm cho kinh tế vùng phát triển đồng bộ hơn. Đường bộ giúp cho việc đi lại của người dân dễ dàng hơn, giao lưu giữa các vùng kinh tế tốt hơn. Đường thủy giúp cho việc vận chuyển hàng hóa bằng đường thủy tốt hơn, các vùng có các nhánh sông lớn chảy qua hay các vùng giáp với biển việc lưu thông hàng hóa diễn ra nhanh chóng. Hoạt động giao lưu học hỏi kinh nghiệm phát triển kinh tế giữa các vùng diễn ra đều đặn hơn… Vai trò của giao thông tới phát triển kinh tế vùng rất to lớn, các vùng miền cần đầu tư phát triển giao thông tạo điều kiện cho kinh tế phát triển thuận lợi. Giao thông không chỉ có ý nghĩa về kinh tế mà nó còn có ý nghĩa cả về mặt an ninh quốc phòng giúp ổn định xã hội. Trượng trung lại những cái đó đều góp phần đưa kinh tế phát triển, nâng cao đời sống của người dân. 1.2.3. Du lịch tác động tới kinh tế xã hội thông qua giao thông. Du lịch – giao thông – kinh tế vùng, 3 vấn đề đó luôn tác động mạnh mẽ đến nhau, mục tiêu cuối cùng của các hoạt động đó là làm cho kinh tế xã hội phát triển. Sự phát triển của giao thông là điều kiện làm tiền đề thúc đẩy hai hoạt động kia phát triển, các tỉnh thành có du lịch phát triển luôn coi giao thông là vấn đề then chốt, đang cố gắng, nỗ lực đầu tư mọi nguồn lực để phát triển giao thông. Giao thông phát triển giúp cho hoạt động du lịch thuận lợi, mang lại thu nhập cho địa phương. Trước hết, chúng làm cho kinh tế phát triển đồng đều và có sự vượt trội hơn ở các vùng có giao thông và du lịch phát triển mạnh, giúp xóa đói giảm nghèo, thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển. Nâng cao trình độ dân trí, giảm tỷ lệ mù chữ trong nhân dân – một nhân tố kìm hãm sự phát triển của kinh tế. Ở các nước phát triển họ đánh giá sự phát triển của kinh tế thông qua tỷ lệ xóa mù chữ tại địa phương và đất nước đó. Người dân được chăm sóc chu đáo hơn về mọi mặt, các cơ sở y tế được xây dựng nhiều, kiến thức về sức khoẻo của người dân được nâng cao. Chương 2: Phân tích mối quan hệ giữa du lịch và giao thông vận tải ở Tây Bắc. 2.1. Giới thiệu chung về Tây Bắc. Vùng Tây Bắc là khu vực miền núi phía Tây của miền Bắc Việt Nam, có chung đường biên giới với Lào và Trung Quốc. Vùng này có khi được gọi là Tây Bắc Bắc Bộ và là một trong 3 tiểu vùng của Bắc Bộ Việt Nam ( 2 tiểu vùng kia là Vùng Đông Bắc và Vùng Đồng bằng sông Hồng). Tây Bắc bao gồm các tỉnh Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình. Vùng Tây Bắc có diện tích 37.337 km2, chiếm khoảng 11.34% diện tích cả nước. Đây là vùng dân số thuộc loại thấp nhất, sau vùng Tây Nguyên. Ở vào vị trí Tây Bắc nước ta, phía Bắc của vùng giáp với Trung Quốc có đường biên giới dài 310 km, phía Tây giáp Lào có đường biên giới dài 560 km, phía Đông giáp với vùng Đông Bắc và một phần Đồng bằng sông Hồng, còn lại phía Nam tiếp giáp với Bắc Trung Bộ. Tây Bắc có ý nghĩa quan trọng trong việc giao lưu kinh tế dọc thung lũng sông Hồng với Đồng bằng sông Hồng, với các tỉnh phía Tây Nam Trung Quốc và Thượng Lào. Bên cạnh vị trí về kinh tế, vùng còn có ý nghĩa đặc biệt về quốc phòng. 2.1.1. Địa hình. Đặc trưng nổi bật của vùng này là địa hình núi cao, hiểm trở với dãy Hoàng Liên Sơn chạy dọc theo hướng Tây Bắc – Đông Nam từ biên giới Việt Trung về đồng bằng. Đại bộ phận lãnh thổ của vùng thuộc lưu vực sông Đà. Xen kẽ giữa các núi cao là sông, suối, thung lũng hẹp, làm cho đất đai bị chia cắt mạnh mún, hiếm có những dải đất bằng rộng và liền nhau, gây ra trở ngại trong việc bố trí sản xuất, hình thành các vùng tập trung hàng hóa lớn. Việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng ( giao thông, thủy lợi, xây dựng…) rất tốn kém nhưng hiệu quả phát huy thấp, việc giao lưu kinh tế, đi lại giữa các huyện, tỉnh trong vùng và ngoài vùng gặp rất nhiều khó khăn, nhiếu khi còn gây ra hậu quả nghiêm trọng, lũ quét, sụt đất… đã diễn ra trong mấy năm gần đây ở Lai Châu, Sơn La gây thiệt hại nhiều tỷ đồng tài sản của nhà nước và nhân dân. Trải qua nhiều thời kì, Tây Bắc hầu như biệt lập với thế giới bên ngoài, là vùng đất chưa được nghiên cứu thật đầy đủ và toàn diện. 2.1.2. Dân cư. Về cơ bản Tây Bắc là không gian văn hóa của dân tộc Thái, nổi tiếng với nhiều điệu múa xòa. Thái là dân tộc có dân số lớn nhất trong vùng. Ngoài ra, còn khoảng 20 dân tộc khác như người Mường, H’Mông, Tày, Dao, Hà nhì…. Đây là vùng đất rộng, người thưa, mật độ dân cư thấp, lại phân bố không đồng đều, có sự chênh lệch lớn giữa các vùng cao và vùng thấp, giữa thị xã, thị trấn và các vùng xa xôi, hẻo lánh. Là vùng có nguồn lao động dồi dào nhưng cơ cấu lao động còn rất đơn giản, chủ yếu là lao động nông nghiệp. Sự phân công lao động chưa rõ rệt. Cần có kế hoạch khai thác và sử dụng hợp lí nguồn lao động của vùng trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội ở vùng này. Trình độ dân trí nhìn chung còn thấp và không đồng đều giữa các dân tộc và các tiểu vùng, dân tộc Kinh, dân tộc Thái trình độ dân trí còn khá hơn. .Số người được đào tạo là người dân tộc ít người còn quá ít, trình độ văn hóa giữa các vùng cũng khá chênh lệch, người Kinh hầu như không còn người mù chữ, số người có trình độ văn hóa cấp một, cấp hai cũng tương đối nhiều. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên vẫn ở mức cao ( 3,1 % năm). Hiện nay còn 49,6% số người trong độ tuổi lao động còn mù chữ, số người được đào tạo ở trình độ cao đẳng và đại học so với cả nước chỉ chiếm 1.7%, đang là trở ngại lớn trong quá trình đổi mới và tiếp thu khoa học, kỹ thuật, chuyển giao công nghệ vào sản xuất và phát triển kinh tế xã hội vùng. 2.1.3. Khí hậu. Khí hậu không đến mức khắc nghiệt như các vùng khác, nhưng cũng có những yếu tố khí hậu bất thuận lợi như gió nóng, mưa đá vào mùa hè, sương muối, băng đá vào mùa đông ở thung lũng, núi cao, gây ra những hiệu quả xấu cho sản xuất và đời sống. Vùng Tây Bắc có khí hậu nhiệt đới chịu ảnh hưởng của chế độ ío mùa. Do nằm sâu trong lục địa nên ảnh hưởng của mưa bão biển Đông trong mùa hè và của gió mùa Đông Bắc trong mùa đông ít hơn các nơi khác thuộc Đông Bắc và Đồng bằng Bắc Bộ. Chế độ gió mùa có sự tương phản rõ rệt. Mùa hè với gió mùa Tây Nam, kéo dài từ tháng 5 đến tháng 9, thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều. Mùa đông với gió mùa Đông Bắc, kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, có thời tiết lạnh, khô và ít mưa. Các tháng 4 và tháng 10 là những tháng giao thời giữa hai mùa. 2.1.4. Kinh tế. Điểm xuất phát của nền kinh tế thấp và đứng trước nhiều khó khăn. Tuy mấy năm gần đây nền kinh tế của các tỉnh đã có khởi sắc, xuất hiện một số điển hình làm ăn khá là nhân tố thúc đẩy quá trình phát triển của vùng, sản xuất nông lâm, công nghiệp và dịch vụ phát triển, đời sống nhân dân có sự cải thiện, an ninh quốc phòng giữ vững. Tuy nhiên kinh tế Tây Bắc vẫn phát triển chậm so với các vùng trong cả nước, đang đứng trước nhiều khó khăn gay gắt. Cơ cấu kinh tế chuyển đổi chậm, tỷ trọng nông lâm nghiệp còn lớn (59%), công nghiệp, xây dựng, dịch vụ chỉ chiếm có 27,9%. Số lượng giá trị hàng hóa xuất ra khỏi vùng còn ít, chủ yếu là xuất nguyên liệu, số lượng mặt hàng ít, sức cạnh tranh kém, sản xuất nông – lâm tuy có tiển bộ nhưng vẫn lạc hậu so với những vùng khác, phương thức canh tác nương rẫy, chọc lỗ bỏ hạt vẫn còn tồn tại trong một số các dân tộc, nên năng suất nông nghiệp thấp, chỉ bằng 40 - 50% so với mức trung bình của cả nước. Phân công lao động chưa có chuyển biến tích cực, ở các vùng nông thôn các ngành thương mại dịch vụ chưa phát triển. Nơi có cửa khẩu, việc lợi dụng phát huy còn yếu. Các ngành tài chính, ngân hàng, bảo hiểm hoạt động yếu, du lịch tuy có tiềm năng nhưng chưa được phát huy đầy đủ. Công tác giáo dục, y tế, văn hóa, xã hội còn yếu kém… đây đang là vấn đề nổi cộm cần quan tâm. Đời sống nhân dân vùng sâu, xa, biên giới còn gặp nhiều khó khăn, phân hóa giầu nghèo rõ rệt. 2.2. Du lịch Tây Bắc. 2.2.1. Tiềm năng du lịch Tây Bắc. Tây Bắc là vùng đất có bề dày văn hóa lịch sử và nhiều dân tộc thiểu số sinh sống, là nơi ghi dấu quá trình dựng nước và giữ nước hào hùng của dân tộc. Cảnh quan hùng vĩ và hệ sinh thái phong phú là yếu tố hấp dẫn, thu hút du khách. Đây cũng là một vùng đất vừa hùng vĩ, thâm nghiêm; vừa quyến rũ, đầy tiềm ẩn giữa thiên nhiên xanh ngắt; vừa già (thuộc kỷ nguyên đại vô sinh từ 1.800 triệu năm trước) vừa trẻ (với vẹn nguyên vẻ hoang sơ). Tây Bắc từ thuở hồng hoang thiên nhiên đã để lại bao điều kỳ thú, cho đến nay con người đã khai phá, đã hiểu nhiều điều, nhưng Tây Bắc vẫn mang trong nó những bí ẩn mà khó ai có thể hiểu hết. Chính những yếu tố đó đã làm nên sức hấp dẫn của du lịch Tây Bắc, các loại hình du lịch ở đây rất phát triển, góp phần thúc đẩy kinh tế vùng phát triển. Mỗi loại hình du lịch lại có những tiềm năng và thế mạnh riêng nhưng tượng trung lại nó đã làm nên nét độc đáo của du lịch Tây Bắc. 2.2.1.1. Du lịch mạo hiểm. Một lần lên Tây Bắc du khách sẽ không thể cưỡng lại sự cuốn hút của cảnh sắc trời mây cũng như những đặc trưng văn hóa và sự hiếu khách của con người nơi đây. Không chỉ sắc màu của các tộc người với nhiều phong tục lạ, mà còn là núi non trùng điệp quấn quít mây bay. Ai đã từng qua Tây Bắc dù chỉ một lần cũng thấy choáng ngợp trước vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ còn nguyên sơ nơi đây. Những rừng cây rậm rạp hoang vu và kỳ ảo, những con suối vừa hiền hòa vừa dữ dội len lỏi giữa các khe đá, miên man qua năm tháng với khúc nhạc rừng bất tận. Dù đi theo đường nào thì đến cửa ngõ của vùng Tây Bắc hai bên đường vẫn là núi, là đồi, là rừng già bạt ngàn. Núi cao sừng sững, mạch núi kéo dài tận miền Trung. Núi cao tạo nên những con đèo dài cả chục cây số như Pha Đin, Lũng Lô, hay Ô Qui Hồ, Mộc Châu. Núi non trùng điệp, những dãy núi cao có độ dốc lớn, những đoạn cua nguy hiểm, những cánh rừng bạt ngàn …. là điều kiện thuận lợi để phát triển các loại hình du lịch mạo hiểm. Các hoạt động của du lịch mạo hiểm nơi đây rất phong phú và đa dạng bao gồm leo núi, đua xe đạp địa hình, đua mô tô, đua thuyền …. và có một loại hình hiện nay khá phát triển ở Tây Bắc đó là trekking- đây là hình thức du lịch đi bộ tại các địa điểm hiểm trở, chỉ có đường bộ. Sự hùng vĩ của thiên nhiên Tây Bắc được thể hiện rõ nét qua cảnh sắc ở Hòa Bình. Thắng cảnh đặc trưng của Hòa Bình là núi mà ấn tượng lớn nhất về Hòa Bình cũng là núi. Núi kết dài thành dãy, núi chất cao thành ngọn, núi quây cả vùng đất Hòa Bình lại thành một thung lũng lớn và chia tách nó ra thành nhiều thung lũng nhỏ xinh. Đi trong những thung lũng đó, bạn sẽ cảm nhận được trọn vẹn thế nào là vẻ đẹp nguyên sơ và khoáng đạt của núi rừng. Thiên nhiên đã ban tặng cho núi rừng Hòa Bình một hệ thống hang động độc đáo gắn liền với những pho truyền thuyết dân gian được ấp ủ tự ngàn đời. Đằng sau những vòm đá, khối nhũ huyền ảo n
Luận văn liên quan