Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường diễn biến phức tạp và cạnh tranh ngay càng gay gắt, đặc biệt khi Việt Nam đã là thành viên của Tổ chức Thương Mại Thế giới (WTO). Các công ty đang bị cuốn hút vào vòng xoáy cạnh tranh khốc liệt trong tất cả các lĩnh vực để tồn tại và phát triển. Lạm phát là một trong những vấn đề của kinh tế học vĩ mô. Nó đã trở thành mối quan tâm lớn của các nhà chính trị và công lý. Lạm phát đã được đề cập rất nhiều trong các công trình nghiên cứu của các nhà kinh tế.
Để triển khai thực hiện thắng lợi nghị quyết Đại hội lần thứ IX của Đảng cần phải động viên mọi nguồn lực tạo nên sức mạnh tổng hợp nhằm đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Tăng trưởng bền vững và ổn định lạm phát ở mức thấp đó là những mục tiêu hàng đầu của điều tiết vĩ mô ở tất cả các nước. Không có gì đáng ngạc nhiên khi câu hỏi có sự tồn tại và bản chất của mối quan hệ giữa lạm phát và phát triển kinh tế đã được các nhà kinh tế hoạch định chính sách đặc biệt quan tâm và trở thành trung tâm của nhiều cuộc tranh luận về chính sách.
Chính vì những tác hại to lớn do lạm phát gây ra cho nền kinh tế mà việc nghiên cứu lạm phát là một vấn đề cần thiết và cấp bách đối với nền kinh tế, đặc biệt là nền kinh tế thị trường con non nớt như nền kinh tế nước ta. Chúng ta cần phải tìm hiểu xem lạm phát là gì? Do đâu mà có lạm phát? Tại sao người ta quan tâm đến lạm phát?
Bài viết này sẽ điểm lại một cách có hệ thống các lý thuyết, các bằng chứng thực nghiệm về lạm phát và mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế cũng như đưa ra một số gợi ý về hướng điều tiết vĩ mô của Việt Nam trong thời gian tới.
Hy vọng những tìm hiểu của nhóm về đề tài sẽ chia sẻ được phần nào kiến thức với các bạn để chúng ta cùng nhau phát triển Việt Nam xứng tầm quốc tế trong thời gian không xa.
46 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 7502 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tài chính tiên tệ - Vấn đề lạm phát ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian tìm tòi tài liệu trong thư viện trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh, phòng Đa phương tiện, các phương tiện thông tin đại chúng, sự hướng dẫn của Thầy Đặng Công Triết giảng viên bộ môn Tài chính - Tiền tệ, chúng em đã hoàn thành xong đề tài tiểu luận: “Lạm phát”. Bài tiểu luận này, thực sự là dấu ấn quan trọng trong quá trình học tập của mỗi thành viên trong nhóm. Mỗi thành viên đều phải vượt qua những hạn chế của bản thân về thời gian, phương tiện đi lại, thi giữa kì, kiến thức để cùng nhau hoàn thành bài tiểu luận với một chất lượng tốt nhất. Chúng em xin chân thành gửi lời cảm ơn tới:
Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM đã tạo môi trường thuận lợi cho việc học tập và nghiên cứu làm tiểu luận.
Khoa TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG đã trang bị cho chúng em những kiến thức về bộ môn Tài chính - Tiền tệ.
Thầy Đặng Công Triết giảng viên bộ môn Tài chính - Tiền tệ đã nhiệt tình giúp đỡ và hướng dẫn chúng em tận tình cách làm bài tiểu luận.
Thư viện trường đã cung cấp những tài liệu cần thiết, bổ ích, là nơi chúng em thảo luận và học tập.
Một lần nữa chúng em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ quý báu mà chúng em đã nhận được trong suốt thời gian qua.
Thay mặt nhóm, Nhóm trưởng:
Lê Thị Hoài
MỤC LỤC
PHẦN I: LỜI MỞ ĐẦU
LỜI MỞ ĐẦU 4
PHẦN II: NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ LẠM PHÁT 5
1.1. Khái niệm, phân loại lạm phát 5
1.2. Nguyên nhân gây ra lạm phát 9
1.3. Đo lường lạm phát 11
CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM 22
2.1. Lạm phát ở Việt Nam năm 1986 22
2.2. Diễn biến lạm phát từ 1990-2001 23
2.3. Lạm phát năm 2004 -2007 24
2.4. Lạm phát từ 2008 tới nay 25
CHƯƠNG 3: HẬU QUẢ, BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC LẠM PHÁT 28
3.1 Hậu quả 28
3.1.1. Tích cực 28
3.1.2. Tiêu cực 29
3.2 Biện pháp khắc phục 33
KẾT LUẬN 38
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 39
PHỤ LỤC 40
PHẦN I: LỜI MỞ ĐẦU
LỜI MỞ ĐẦU
Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường diễn biến phức tạp và cạnh tranh ngay càng gay gắt, đặc biệt khi Việt Nam đã là thành viên của Tổ chức Thương Mại Thế giới (WTO). Các công ty đang bị cuốn hút vào vòng xoáy cạnh tranh khốc liệt trong tất cả các lĩnh vực để tồn tại và phát triển. Lạm phát là một trong những vấn đề của kinh tế học vĩ mô. Nó đã trở thành mối quan tâm lớn của các nhà chính trị và công lý. Lạm phát đã được đề cập rất nhiều trong các công trình nghiên cứu của các nhà kinh tế.
Để triển khai thực hiện thắng lợi nghị quyết Đại hội lần thứ IX của Đảng cần phải động viên mọi nguồn lực tạo nên sức mạnh tổng hợp nhằm đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Tăng trưởng bền vững và ổn định lạm phát ở mức thấp đó là những mục tiêu hàng đầu của điều tiết vĩ mô ở tất cả các nước. Không có gì đáng ngạc nhiên khi câu hỏi có sự tồn tại và bản chất của mối quan hệ giữa lạm phát và phát triển kinh tế đã được các nhà kinh tế hoạch định chính sách đặc biệt quan tâm và trở thành trung tâm của nhiều cuộc tranh luận về chính sách.
Chính vì những tác hại to lớn do lạm phát gây ra cho nền kinh tế mà việc nghiên cứu lạm phát là một vấn đề cần thiết và cấp bách đối với nền kinh tế, đặc biệt là nền kinh tế thị trường con non nớt như nền kinh tế nước ta. Chúng ta cần phải tìm hiểu xem lạm phát là gì? Do đâu mà có lạm phát? Tại sao người ta quan tâm đến lạm phát?
Bài viết này sẽ điểm lại một cách có hệ thống các lý thuyết, các bằng chứng thực nghiệm về lạm phát và mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế cũng như đưa ra một số gợi ý về hướng điều tiết vĩ mô của Việt Nam trong thời gian tới.
Hy vọng những tìm hiểu của nhóm về đề tài sẽ chia sẻ được phần nào kiến thức với các bạn để chúng ta cùng nhau phát triển Việt Nam xứng tầm quốc tế trong thời gian không xa.
PHẦN II: NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ LẠM PHÁT
1.1. Khái niệm, phân loại lạm phát.
1.1.1 Khái niệm lạm phát và các khái niệm liên quan.
Có rất nhiều quan điểm khác nhau nhìn nhận và định nghĩa lạm phát
Theo Mác: “ Lạm phát là hiện tượng tiền giấy tràn ngập các kênh lưu thông tiền tệ, vượt quá các nhu cầu của kinh tế thực tế làm cho tiền tệ bị mất giá và phân phối lại thu nhập quốc dân”.
Lại có quan điểm cho rằng lạm phát là sự mất cân đối nghiêm trọng giữa tiền và hàng trong nền kinh tế, điều này đã đẩy giá cả hàng hóa lên cao ở mọi lúc mọi nơi.
Tuy nhiên, Milton Friedman đã phát hiện ra những đặc trưng cơ bản của lạm phát đó là: Sự thừa tiền do cung tiền tệ tăng lên quá mức, sự tăng giá cả đồng bộ và liên tục theo sự mất giá của tiền giấy, sự phân phối lại giá cả, sự bất ổn về kinh tế xã hội.
Và từ đó đưa ra một khái niệm về lạm phát được nhiều người chấp nhận:
“Lạm phát là hiện tượng cung tiền tệ tăng lên kéo dài làm cho mức giá cả chung tăng nhanh và kéo dài trong một thời gian dài.”
Một số khái niệm liên quan:
Giảm phát: Là hiện tượng mức giá chung của các loại hàng hóa và dịch vụ giảm xuống trong một thời gian nhất định.
Ví dụ: vào cuối năm 2008,ở VN đã xảy ra tình trạng giảm phát. Chỉ số lạm phát ngày càng có xu hướng giảm dần, tháng 8 là 1,56%; đến tháng 9 chỉ còn 0,18%; tháng 10 giá cả bắt đầu có xu hướng giảm (âm 0,19%); sang tháng 11, chỉ số giá cả giảm với mức độ sâu hơn (âm 0,76%) và tháng 12/2008 - tháng cuối cùng năm 2008, chỉ số giá cả vẫn tiếp tục giảm.
Giảm lạm phát: Là hiện tượng xảy ra khi tỉ lệ lạm phát của năm được xét thấp hơn tỉ lệ lạm phát của năm trước.
Thiểu phát: Là hiện tượng xảy ra khi tỉ lệ lạm phát thực tế nhỏ hơn tỉ lệ lạm phát dự kiến làm sản lượng thực nhỏ hơn sản lượng dự kiến.
Ví dụ: Một số tình huống thiểu phát ở VN như trong năm ăm 2008 đánh dấu một năm lạm phát cao, song chỉ đến đầu quý 3, do các biện pháp kiềm chế lạm phát quá mức, bắt đầu có nỗi lo thiểu phát và "Nhiều người lo ngại Việt Nam cũng đối mặt với nguy cơ tương tự, nhất là khi chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 10 giảm 0,19%. Đây là lần đầu tiên sau một năm rưỡi trở lại đây, CPI ở mức âm.
1.1.2. Phân loại lạm phát:
Có hai căn cứ: Theo khả năng dự đoán và theo tỷ lệ lạm phát.
1.1.2.1. Theo khả năng dự đoán:
Lạm phát dự đoán được:
Là lạm phát diễn ra đúng như dự kiến. Mọi người đã tính trước sự tăng giá đều đặn của nó (ví dụ tăng 1% một tháng)
Tác động:
Lạm phát này không gây thiệt hại lớn cho nền kinh tế vì dân chúng sẽ làm giảm thiệt hại bằng hai cách:
Thứ nhất: hạch toán thêm tỉ lệ lạm phát (trượt giá) vào những chỉ tiêu có liên quan.
Thứ hai: nếu lạm phát dự đoán xảy ra với tỉ lệ lạm phát cao, người dân sẽ tránh giữ tiền mà thay vào đó là vàng và ngoại tệ mạnh.
Ảnh hưởng không tốt của lạm phát dự đoán:
Tạo chi phí cơ hội của việc giữ tiền.
Kích thích gia tăng khối tiền trong việc giao dịch.
Lạm phát ngoài dự đoán:
Là phần ti lệ lạm phát luôn vượt ra ngoài khả năng dự đoán của con người, con người luôn bị bất ngờ bởi tốc độ của nó. Khi đó:
TLLP thực = TLLP dự đoán + TLLP ngoài dự đoán
Lạm phát ngoài dự đoán gây ra sự phân phối lại của cải trong dân chúng ( giữa người đi vay và người cho vay, giữa người trả lương và người hưởng lương…)
1.1.2.2. Theo tỷ lệ lạm phát:
Lạm phát vừa phải:
Khái niệm: Là lạm phát một con số, có tỉ lệ lạm phát dưới 10% một năm.
Được đặc trưng bởi giá cả tăng chậm và có thể dự đoán trước được. Đối với các nước đang phát triển lạm phát dừng ở mức 1 con số coi là lạm phát vừa phải.
Tác động:
Đó là mức lạm phát mà bình thường nền kinh tế trải qua và ít gây tác động tiêu cực đến nền kinh tế. Trong bối cảnh đó mọi người vẫn sẵn sàng giữ tiền để thực hiện giao dịch và ký các hợp đồng dài hạn tính theo đồng nội tệ và họ tinh rằng giá và chi phí của hàng hoá mà họ mua và bán sẽ ko đi chệch quá xa.
Lạm phát phi mã :
Khái niệm: Lạm phát trong phạm vi 2, 3 con số 1 năm.
Tác động:
Nhìn chung lạm phát phi mã được duy trì trong thời gian dài sẽ gây ra những biến dạng kinh tế nghiêm trọng. trong bối cảnh đó đồng tiền bị mất giá rất nhanh, cho nên mọi người chỉ giữ lượng tiền tối thiểu vừa đủ cho các giao dịch ngắn ngày.
Mọi người có xu hướng tích trữ hàng hoá, mua bất đọng sản và chuyển sang sử dụng vàng hoặc các ngoại tệ mạnh để làm phương tiện thanh toán cho các giao dich có giá trị lớn và tích luỹ của cải.
Việt Nam và hầu hết cá nước chuyển đổi từ cơ chế kế hoạch hoá tạp trung sang nền kinh tế thị trường đều phải đối mặt với lạm phát phi mã trong những năm đầu thực hiện cải cách.
Siêu lạm phát :
Khái niệm: Tỷ lệ lạm phát rất lớn, từ 4 con số trở lên (khoảng 1000% trở lên trong một năm).
Một số điều kiện cơ bản gây ra siêu lạm phát:
Thứ nhất, các biện pháp này chỉ xuất hiện trong các hệ thống sử dụng tiền pháp định.
Thứ hai, nhiều cuộc siêu lạm phát đã có xu hướng xuất hiện trong thời gian sau chiến tranh, nội chiến, hoặc cách mạng, do sự căng thẳng về ngân sách chính phủ. Vào những năm 1980, các cú sốc bên ngoài và cuộc khủng hoảng nợ của thế giới thứ ba đã đóng vai trò quan trọng trong việc gây ra siêu lạm phát ở 1 số nước Mỹ la-tinh.
Tác động:
Đặc điểm chung của mọi cuộc siêu lạm phát là sự gia tăng quá mức trong cung tiền, điều này thường bắt nguồn từ sự cần thiết phải cài trợ cho thâm hụt ngân sách quá lớn.
Hơn nữa một khi lạm phát cao đã bắt đầu, tình hình thâm hụt ngân sách có thể trở nên không thể kiểm soát được: lạm phát cao dẫn đến giảm mạnh nguồn thu từ thuế tính theo phần trăm so với GDP mà điều này đến lượt nó làm tưng thâm hụt ngân sách và dẫn đến lạm phát cao hơn.
Dựa trên các bằng chứng lịch sử, dường như là thâm hụt ngân sách kéo dài được tài trợ phát hành tiền trong khoảng từ 10- 12 % của GDP sẽ gây ra lạm phát.
Lịch sử lạm phát cũng chỉ ra rằng, lạm phát ở các nước đang phát triển thường diễn ra dài và vì thế hậu quả của nó trầm trọng và phức tạp hơn. Chính vì thế nhiều nhà kinh tế học kết hợp 3 loại lạm phát trên và thời gian diễn ra của nó để chia lạm phát ở các nước này thành 3 loại:
Lạm phát kinh niên thường kéo dài trên 3 năm với tỉ lệ lạm phát đến 50% một năm.
Lạm phát nghiêm trọng thường kéo dài trên 3 năm với tỉ lệ lạm phát trên 50% một năm.
Siêu lạm phát kéo dài trên 1 năm với tỉ lệ lạm phát trên 200% một năm.
1.2. Nguyên nhân gây ra lạm phát:
Có thể tóm tắt các yếu tố tác động đến lạm phát xuất phát từ 3 nguyên nhân chính: cung tiền tăng quá mức, giá hàng hóa thế giới tăng cao đột ngột, và sức cầu về hàng hóa trong nước tăng trong khi sản xuất chưa đáp ứng kịp.
Có nhiều ý kiến đồng thuận cho rằng cung tiền được xem là nguyên nhân chính gây ra lạm phát ở Việt Nam. Từ năm 2000 đến năm 2009, tín dụng trong nền kinh tế tăng hơn 10 lần, cung tiền M2 tăng hơn 7 lần, trong khi đó GDP thực tế chỉ tăng hơn 1 lần. Điều này tất yếu dẫn đến đồng tiền bị mất giá. Thực tế chúng ta dễ nhận thấy là lạm phát ở Việt Nam cao hơn rất nhiều so với các quốc gia khác trong cùng thời kỳ, mặc dù cùng chịu chung cú sốc tăng giá của hàng hóa thế giới.
Tại sao Việt Nam cần một mức tăng trưởng cung tiền cao như vậy? Nguyên nhân là do tỷ lệ đầu tư/GDP trong nền kinh tế Việt Nam khá cao, nhưng lại không tạo ra được một tốc độ tăng trưởng kinh tế tương ứng.
Hàng năm, đầu tư trong nền kinh tế đều quanh mức 40% GDP. Tỷ lệ đầu tư lớn này đòi hỏi một mức tăng trưởng tín dụng và cung tiền cao để phục vụ nhu cầu đầu tư. Trong khi đó, tăng trưởng GDP chỉ quanh mức 7%, thậm chí năm 2008 và 2009 chỉ lần lươt đạt mức 6.19% và 5.32%. Điều này cho thấy chất lượng tăng trưởng, đầu tư và phát triển ở Việt Nam vẫn cần được tiếp tục cải thiện. Đây là nguyên nhân sâu xa khiến cho lạm phát luôn ở trong tình trạng chực chờ, ảnh hưởng đến sự ổn định kinh tế vĩ mô.
Ngoài nguyên nhân tiền tệ kể trên, chúng ta xem xét những nguyên nhân còn lại xuất phát từ phía cầu và phía cung hàng hóa (lạm phát chi phí đẩy (cost push) và cầu kéo (demand pull). Đây là những nguyên nhân trực tiếp và dễ thấy nhất.
Nguyên nhân khách quan: như thiên tai, động đất, sóng thần là những nguyên nhân bất khả kháng hoặc nguyên nhân nền kinh tế bị tàn phá sau chiến tranh, tình hình biến động của thị trường nguyên liệu, vàng, ngoại tệ trên thế giới.
Cụ thể:
Lạm phát do cầu kéo – Demand pull inflation: Nguyên nhân này xảy ra khi tổng cầu trong nền kinh tế cao hơn tổng cung trong cùng thời điểm đó. Trường hợp này xuất hiện có thể là do tổng cầu tăng nhưng tổng cung không đổi, hoặc tổng cung cũng tăng nhưng tăng không bằng tổng cầu.
Tổng cầu trong nền kinh tế bao gồm chi tiêu của hộ gia đình - C, chi tiêu của chính phủ - G, Đầu tư trong nền kinh tế - I, Nhu cầu hàng hóa cho xuất khẩu - X, lượng hàng hóa nhập khẩu - M, hàng hóa nhập khẩu làm phong phú thêm hàng hóa trong nước làm giảm căng thẳng của tổng cầu nên được biểu diễn bằng dấu âm (-) trong biểu thức cộng các yếu tố của tổng cầu.
AS0
AD1
xxa
AD0
P
P1
P2
Y* Y1 Y
Lạm phát do cầu kéo
Nếu gọi tổng cầu là AD thì: AD = C + I + G + X – M. Tổng cầu tăng có thể do một hoặc một số các yếu trong vế bên phải của biểu thức tăng lên.
Lạm phát do chi phí đẩy – Cost push inflation: Lạm phát loại này xuất hiện khi chi phí đầu vào cho sản xuất tăng hoặc năng lực sản xuất của nền kinh tế giảm sút.
Chi phí đầu vào tăng có thể do giá các nguồn nguyên liệu đầu vào cho sản xuất tăng giá, điều kiện khai thác khó khăn hơn đòi hỏi nhiều chi phí hơn; thiên tai mất mùa lụt bảo động đất làm giảm năng lực sản xuất; khủng hoảng ngành dầu mỏ do các liên minh dầu mỏ tăng giá hoặc chiến tranh vùng vịnh làm tăng giá, giá dầu tăng làm tăng chi phí trong ngành năng lượng, từ đó làm tăng chi phí đầu vào trong các ngành khác.
Các chi phí sản xuất tăng làm tăng giá thành sản phẩm và buộc doanh nghiệp tăng giá bán để bù đắp chi phí. Giá bán tăng - tạo lạm phát. Nhưng mặt khác giá bán tăng, theo quy luật cung cầu sẽ làm tổng cầu giảm xuống, các doanh nghiệp sẽ cắt giảm sản xuất sa thải nhân công. Hậu quả dẫn đến cho nền kinh tế lúc này là vừa có lạm phát lại vừa bị suy thoái.
Lạm phát do chi phí đẩy
Lạm phát ỳ của nền kinh tế:
Đây là loại lạm phát hoàn toàn được dự tính trước. Mọi người đã biết trước và tính đến khi thoả thuận về các biến tỷ lệ lạm phát cân bằng trong ngắn hạn và nó sẽ được duy trì cho đến khi có các cú sốc tác động đến nền kinh tế.
Lạm phát ỳ của nền kinh tế - Đồ thị AD-AS
Trong đồ thị AD-AS, cả đường AD, AS cùng dịch chuyển lên trên với tốc độ như nhau. Sản lượng luôn được duy trì ở mức tự nhiên, trong khi mức giá tăng với một tỷ lệ ổn định theo thời gian
1.3. Đo lường lạm phát
1.3.1. Đo lường lạm phát:
1.3.1.1. Chỉ số lạm phát:
Chỉ số giá tiêu dùng CPI:
Là chỉ số dùng để đo lường biến động mức giá trung bình của những hàng hóa và dịch vụ thông thường mà một gia đình tiêu dùng ở kỳ hiện hành so với kỳ gốc.
Mối liên hệ giữa CPI và lạm phát: CPI đo lường lạm phát được trải qua bởi người tiêu dùng trong việc chi tiêu hằng ngày của họ.
Sự gia tăng trong chỉ số CPI sẽ được nhiều người nghĩ rằng như là “tỉ lệ lạm phát”. Nó được sự dụng bởi các thương nhân bán lẻ để dự đoán giá trong tương lai, bởi các ông chủ để tính tiền lương và bởi chính phủ để xác định mức tăng cho quỹ bảo trợ xã hội.
CPI được thu thập và tính toán:
Trong đó:
Pit: giá sản phẩm i ở kì hiện hành.
Pio: giá sản phẩm i ở kì gốc.
Qio: số lượng mặt hàng i được quy định tính trong chỉ số.
Dio: tỉ trọng chi tiêu hàng hóa i chiếm trong tổng chi tiêu ở năm gốc.
Mỗi tháng, các nhà thu thập dữ liệu từ cục thống kê của Bộ Lao Động ra lệnh cho các trợ lý kinh tế ghế thăm hoặc kêu gọi hàng ngàn cửa hàng bán lẻ, cơ sở dịch vụ, các tổ chức cho thuê, phòng mạch,và toàn bộ Hoa Kỳ để thu thập thông tin giá cả của hàng ngàn đối tượng được sử dụng để theo dõi và đo lường sự thay đổi trong chỉ số CPI.
Các trợ lý sẽ lưu lại giá của khoảng 80.000 đối tượng mỗi tháng. Tám mươi ngàn đối tượng giá này diễn tả các mẫu được chọn có tính khoa học được mua bởi người tiêu dùng cho hàng hóa và dịch vụ được mua.
Trong suốt mỗi cuộc gọi hay chuyến ghé thăm, các trợ lý kinh tế thu thập giá của một hàng hóa hoặc dịch vụ nhất định, cái mà đã được xác định chính xác từ lần trước. Nếu đối tượng được chọn sẵn sàng, thì giá sẽ được lưu lại. Nếu đối tượng được chọn không sẵn sàng hoặc có sự thay đổi về số lượng hoặc chất lượng (Ví dụ: trứng được bán trong một gói 8 trứng khi lần trước đã được bán là 12) của hàng hóa hoặc dịch vụ kể từ lần thu thập lần trước, các nhà trợ lý kinh tế chọn một đối tượng mới hoặc ghi lại sự thay đổi của đối tượng hiện tại.
Các số liệu thu thập được sẽ được gởi tới văn phòng quốc gia của Cục thống kê Bộ Lao động, các chuyên gia thương phẩm sẽ xem xét chi tiết các thông tin về giá của hàng hóa và dịch vụ, các nhà phân tích sẽ kiểm tra tính chính xác và nhất quán của dữ liệu, và tạo ra những sự điều chỉnh cần thiết.
CPI ảnh hưởng đồng tiền của quốc gia: Dấu hiệu của lạm phát có nghĩa là NHTW sẽ phải tăng lãi suất. Đa số dùng công cụ đo lạm phát là chỉ số CPI. Nếu CPI tăng, thì nó sẽ cho các NHTW các dữ liệu hỗ trợ cho việc tăng lãi suất, lãi suất tăng thì đồng tiền của quốc gia tăng.
Chỉ số giá sản xuất( PPI):
Công thức tính: PPI =
Chỉ số giá sản xuất (PPI) đo mức giá mà các nhà sản xuất nhận được không tính đến giá bổ sung qua đại lý hoặc thuế doanh thu. Nó khác với CPI là sự trợ cấp giá, lợi nhuận và thuế có thể sinh ra một điều là giá trị nhận được bởi các nhà sản xuất là không bằng với những gì người tiêu dùng đã thanh toán.
Ở đây cũng có một sự chậm trễ điển hình giữa sự tăng trong PPI và bất kỳ sự tăng phát sinh nào bởi nó trong CPI. Rất nhiều người tin rằng điều này cho phép một dự đoán gần đúng và có khuynh hướng của lạm phát CPI "ngày mai" dựa trên lạm phát PPI ngày "hôm nay", mặc dù thành phần của các chỉ số là khác nhau; một trong những sự khác biệt quan trọng phải tính đến là các dịch vụ.
Chỉ số giá bán buôn:
Đo sự thay đổi trong giá cả các hàng hóa bán buôn (thông thường là trước khi bán có thuế) một cách có lựa chọn. Chỉ số này rất giống với PPI.
Chỉ số giá hàng hóa:
Đo sự thay đổi trong giá cả của các hàng hóa một cách có lựa chọn. Trong trường hợp bản vị vàng thì hàng hóa duy nhất được sử dụng là vàng. Khi nước Mỹ sử dụng bản vị lưỡng kim thì chỉ số này bao gồm cả vàng và bạc.
Chỉ số giá sinh hoạt (CLI):
Là sự tăng trên lý thuyết giá cả sinh hoạt của một cá nhân so với thu nhập, trong đó các chỉ số giá tiêu dùng (CPI) được giả định một cách xấp xỉ. Các nhà kinh tế học tranh luận với nhau là có hay không việc một CPI có thể cao hơn hay thấp hơn so với CLI dự tính.
Điều này được xem như là "sự thiên lệch" trong phạm vi CPI. CLI có thể được điều chỉnh bởi "sự ngang giá sức mua" để phản ánh những khác biệt trong giá cả của đất đai hay các hàng hóa khác trong khu vực (chúng dao động một cách rất lớn từ giá cả thế giới nói chung).
Chỉ số giảm phát GDP:
Khái niệm:
Trong kinh tế học, tổng sản phẩm nội địa hay GDP (viết tắt của Gross Domestic Product) là giá trị tính bằng tiền của tất cả sản phẩm và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong phạm vi lãnh thổ trong một khoảng thời gian nhất định, thường là một năm. Khi áp dụng cho phạm vi toàn quốc gia, nó còn được gọi là tổng sản phẩm quốc nội. GDP là một trong những chỉ số cơ bản để đánh giá sự phát triển kinh tế của một vùng lãnh thổ nào đó.
Công thức: D% =
Các thành phần trong GD:
GDP có thể tính là tổng của các khoản tiêu dùng, hoặc tổng của các khoản chi tiêu, hoặc tổng giá trị gia tăng của nền kinh tế. Về lý thuyết, dù theo cách tính nào cũng cho kết quả tính GDP như nhau. Nhưng trong nhiều báo cáo thống kê, lại có sự chênh lệch nhỏ giữa kết quả theo ba cách tính. Đó là vì có sai số trong thống kê. Theo cách tính GDP là tổng tiêu dùng, các nhà kinh tế học đưa ra một công thức như sau:
GDP = C + I + G + NX.
Trong đó:
C: tiêu dùng của tất cả các cá nhân (hộ gia đình) trong nền kinh tế.
I: đầu tư của các nhà kinh doanh vào cơ sở kinh doanh. Đây được coi là tiêu dùng của các nhà đầu tư. Lưu ý, đừng lẫn lộn điều này với đầu tư mang tính đầu cơ tích trữ vào thị trường chứng khoán và trái phiếu.
G: là tổng chi tiêu của chính quyền (tiêu dùng của chính quyền). Quan hệ của phần này đối với các phần còn lại của GDP được mô tả trong lý thuyết khả dụng (có thể đem đi tiêu).
NX: "xuất khẩu ròng" của nền kinh tế. Nó bằng xuất khẩu (tiêu dùng của nền kinh tế khác đối với các s