Tài liệu ôn thi kế toán kiểm toán - Tin học

MỤC LỤC Phần I. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN1 1.1. Khái niệm về hệ điều hành1 1.2. Máy tính và Nguyên lý hoạt động của máy tính1 1.2.1. Khái niệm về máy tính1 1.2.2. Các thành phần cơ bản của máy tính:1 1.3. Khái niệm về chương trình ứng dụng3 Phần II. HỆ ĐIỀU HÀNH WINDOWS XP VÀ CÁC TIỆN ÍCH CƠ BẢN4 2.1. Khái niệm về Hệ điều hành Windows XP4 2.2. Các thao tác cơ bản trong Windows XP4 2.2.1. Khởi động Windows XP4 2.2.2. Các biểu tượng trên màn hình4 2.2.3. Cửa sổ chương trình:5 2.2.4. Quản lý chương trình và dữ liệu bằng Windows Explorer6 2.2.5. Quản lý đĩa với My Computer11 2.2.6. Quản lý máy tính với Control Panel13 Phần III. MẠNG MÁY TÍNH và INTERNET17 3.1. Mạng máy tính17 3.1.1. Khái niệm17 3.1.2. Tác dụng của việc nối mạng17 3.2. Mạng Internet17 3.2.1. Khái niệm:17 3.2.2. Lợi ích khi khai thác Internet18 3.2.3. Các dịch vụ thông tin trên Internet18 3.2.4. Cách tìm kiếm thông tin trên Internet:21 3.2.5. Một số thao tác khác22 Phần IV. SOẠN THẢO VĂN BẢN VỚI MICROSOFT WORD23 4.1. Giới thiệu23 4.2. Giao diện của Word23 4.3. Nhập và điều chỉnh văn bản24 4.3.1. Nguyên tắc gõ văn bản:24 4.3.2. Dịch chuyển con trỏ bàn phím25 4.3.3. Đánh dấu một khối văn bản25 4.3.4. Sửa và xoá26 4.3.5. Chuyển chữ hoa, chữ thường26 4.3.6. Chèn các ký tự đặc biệt26 4.3.7. Chèn các công thức toán học27 4.3.8. Tìm kiếm và thay thế28 4.3.9. Chức năng tự sửa lỗi Autocorrect29 4.3.10. Chức năng nhập văn bản tự động Autotext29 4.4. Định dạng văn bản30 4.4.1 .Định dạng ký tự30 4.4.2. Định dạng đoạn văn bản:32 4.4.3. Bullets và Numbering35 4.4.4. Định dạng mẫu Style36 4.4.5. Thiết lập Tab Stop38 4.5. Các thao tác với với bảng (Table)39 4.5.1. Tạo bảng:39 4.5.2. Sắp xếp và đánh số cho các ô42 4.5.3. Các chức năng đặc biệt43 4.6. Thiết lập trang in46 4.6.1. Đặt lề:46 4.6.2. Chọn hướng in47 4.6.3. Dàn trang47 4.6.4. Chọn kích thước giấy in48 4.6.5. Thiết lập Header và Footer:49 4.7. In ấn51 4.7.1. Xem một tài liệu trước khi in (print Preview)51 4.7.2. Thực hiện in51 4.8. Một số chức năng nâng cao53 4.8.1. Chèn dữ liệu từ một file khác:53 4.8.2. Template53 4.8.3. Trộn văn bản (Mail Merge)55 4.8.4. Tạo Danh sách57 4.8.5. Tạo và in phong bì, nhãn dán58 4.8.6. Chèn ghi chú, chú thích59 4.8.7. So sánh hoặc trộn tài liệu61 4.8.8. Tạo mục lục:61 4.8.9. Vẽ biểu đồ62 4.8.10. Bảo mật văn bản:63 4.8.11. Tự động phục hồi tài liệu:64 4.8.12. Chèn ảnh và tạo Auto Shape64 a. Chèn ảnh64 b. Tạo một AutoShape65 Phần V. MicroSoft EXCEL XP69 5.1. Làm việc với bảng tính69 5.1.1. Cửa sổ bảng tính69 5.1.2. Tạo một cửa sổ bảng tính mới69 5.1.3.Thêm mới, xóa, bật và đặt tên cho bảng tính69 a. Thêm mới một bảng tính69 b. Xóa một bảng tính69 c. Bật và đặt tên cho bảng tính69 5.1.4. Một số tính chất của bảng tính70 5.1.5. Lưu và đặt tên cho cửa sổ bảng tính70 5.2 Soạn thảo trong bảng tính70 5.2.1. Chọn ô trong bảng tính70 a. Chọn một Cell70 b. Chọn một khối các Cell70 c. Chọn các khối không liền nhau :71 5.2.2. Các bước cơ bản trong soạn thảo71 a. Bắt đầu soạn thảo cho Cell đầu tiên71 b.Nhập dữ liệu vào từ bàn phím71 c. Chỉnh sửa nội dung của Cell71 d. Xóa nội dung trong Cell71 e. Thay đổi nội dung Cell71 5.2.3. Sao chép và di chuyển dữ liệu72 a. Sao chép dữ liệu72 c. Điền nội dung:73 d. Thay đổi trật tự các vùng73 5.2.4. Chèn ký tự đặc biệt vào bảng tính74 5.3. Kiểu dữ liệu trong Excel75 5.3.1. Kiểu chuỗi75 5.3.2. Kiểu số học75 5.3.3. Kiểu ngày tháng, thời gian75 a. Chọn cách thể hiện ngày tháng75 b. Chọn cách thể hiện giờ76 c. Một số dạng thể hiện76 5.3.4. Kiểu dữ liệu Formula76 5.3.5. Mảng trong Excel76 5.4. Tính toán trong bảng tính77 5.4.1. Các phép toán đối với từng loại dữ liệu77 a. Với dữ liệu chuỗi77 b. Với dữ liệu số học77 5.4.2. Công thức trong Excel78 5.4.3 Địa chỉ ô79 a. Địa chỉ tương đối79 b. Địa chỉ tuyệt đối79 c. Địa chỉ hỗn hợp79 5.4.4. Gắn tên cho ô hay khối ô80 5.5. Định dạng bảng tính80 5.5.1. Thao tác với cột80 a. Điều chỉnh bằng chuột80 b. Điều chỉnh bằng lệnh80 c. Tự động điều chỉnh chiều rộng cột80 d. Chèn, xoá cột81 5.5.2. Thao tác với dòng82 a. Điều chỉnh chiều cao dòng bằng tay82 b. Tự động điều chỉnh chiều rộng cột82 c. Thêm, xoá dòng.82 5.5.3.Làm ẩn các dòng và các cột84 a. Làm ẩn các dòng84 b. Làm ẩn các cột.84 5.5.4. Hiển thị các dòng và cột bị ẩn84 a. Hiển thị các dòng84 b. Hiển thị các cột84 5.5.5. Tạo khung cho bảng tính84 5.5.6. Tô màu nền cho bảng tính85 5.5.7. Chia cửa sổ86 a. Chia cửa sổ86 b. Bỏ đường chia86 c. Tạo chế độ Freeze87 d. Bỏ chế độ Freeze87 5.6. Quản lý cửa sổ bảng tính87 5.6.1. Giấu cửa sổ bảng tính87 a. Giấu cửa sổ bảng tính87 b. Dấu bảng tính88 5.6.2. Sao chép hoặc di chuyển bảng tính88 5.7. Làm việc với dữ liệu88 5.7.1. Định dạng Font chữ88 5.7.2. Điều chỉnh Font90 5.7.3. Định dạng các loại dữ liệu90 5.7.4. Sử dụng Tab Alignment93 5.7.5. Tìm kiếm và thay thế dữ liệu95 a. Di chuyển nhanh đến một ô hay vùng95 b. Tìm kiếm dữ liệu.96 c. Tìm và thay thế dữ liệu97 5.7.6. Sao chép định dạng văn bản98 5.7.7. Tạo chú thích98 5.7.8. Công cụ Formatting99 5.8. Bảo mật và che giấu dữ liệu99 5.8.1. Chọn tính năng bảo mật và che giấu dữ liệu99 5.8.2. Thiết lập và bỏ chế độ bảo mật100 a. Tạo chế độ bảo mật100 b. Bỏ chế độ bảo mật101 5.9. Một số tiện ích khác của chương trình101 5.9.1. Kiểm tra lỗi chính tả101 5.9.2. Sử dụng tính năng Autocorrect Options102 5.10. Cơ sở dữ liệu (CSDL)103 5.10.1. Khái niệm103 5.10.2. Thao tác với các bản ghi103 5.10.3. Sắp xếp các bản ghi104 5.10.4. Lọc các bản ghi105 a. Lọc tự động bằng AutoFilter:106 b. Lọc cao cấp bằng Advanced Filter107 5.10.5. Sử dụng chức năng Sobtotals để tính tổng109 a. Tạo tổng chính và tổng con:109 b. Xóa tổng chính và tổng con110 5.10.6. Tính năng Pivot Table và PivotChart Report111 a. Tạo Pivot Table111 b. Chỉnh sửa Pivot Table113 5.11. Các hàm thông dụng trong Excel113 5.11.1. Một số khái niệm cơ bản về hàm113 5.11.2.Các nhóm hàm trong Excel.113 5.11.3. Cấu trúc chung của hàm114 5.11.4. Thay đổi dấu phân cách giữa các đối số114 5.11.5. Bật hộp thoại chứa các hàm trong Excel115 5.11.6. Hiển thị tất cả các công thức trong bảng tính117 a.Hiện các công thức được sử dụng trong bảng tinh.117 b.Hiển thị các đường chỉ dẫn117 c.Bỏ các đường dẫn117 5.11.7. Những thông báo lỗi thường gặp trong Excel117 5.11.8 Các hàm trong Excel117 a. Nhóm hàm tài chính117 b. Nhóm hàm ngày tháng123 c. Nhóm hàm về toán học125 d. Nhóm hàm thống kê126 e. Nhóm hàm tìm kiếm và tham chiếu127 f. Nhóm hàm cơ sở dữ liệu129 g. Nhóm hàm xử lý chuỗi130 h. Nhóm hàm điều kiện132 5.11.9. Làm việc với biểu đồ133 a. Tạo biểu đồ bằng lệnh133 b. Tạo nhanh biểu đồ bằng phím F11137 c. Định dạng biểu đồ138 d. Điều chỉnh kích thước các thành phần138 e. Định dạng tiêu đề của biểu đồ138 f. Định dạng dữ liệu trên các trục139 g. Định dạng dữ liệu trên các cột của biểu thức140 h. Định dạng các cột của biểu đồ141 i. Định dạng bảng chú thích143 j. Định dạng các đường gióng trong biểu đồ143 k. Định dạng nền ngoài của biểu đồ144 l. Định dạng nền trong của biểu đồ145 m. Bỏ bớt hay thêm dữ liệu biểu đồ146 n. Thêm một số chi tiết vào biểu đồ147 o. Xoá biểu đồ147 5.11.10. Làm việc với hình ảnh147 5.12. In ấn trong Excel151 5.12.1. Thiết lập trang in151 a. Định dạng trang giấy để in151 b. Căn lề giấy cho trang in152 c. In các tiêu đề đầu và cuối trang153 d. Chọn bảng tính trước khi in155 5.12.2. In bảng tính155 a. In bảng tính ra giấy155 b. Thiết lập các thông số cho máy in157 Phần VI. CÂU HỎI, BÀI TẬP VẬN DỤNG159

doc181 trang | Chia sẻ: dansaran | Lượt xem: 1978 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tài liệu ôn thi kế toán kiểm toán - Tin học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyªn ®Ò 7 Tin häc PHẦN I - CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN 1.1. Khái niệm về hệ điều hành Hệ điều hành là phần mềm quan trọng nhất cho máy tính điện tử có nhiệm vụ điều khiển mọi hoạt động cơ sở của máy tính, giúp phần mềm của người sử dụng có thể chạy được trên máy tính. Các hệ điều hành thông dụng hiện nay: MS-DOS, Windows, Unix, Linux, OS/2, Macintosh… 1.2. Máy tính và Nguyên lý hoạt động của máy tính 1.2.1. Khái niệm về máy tính Máy tính là công cụ dùng lưu trữ và xử lý thông tin. Mọi quá trình xử lý thông tin bằng máy tính được thực hiện theo chu trình sau: Các thông tin xử lý trên máy tính đều được mã hoá ở dạng số nhị phân, với 2 ký hiệu 0 và 1. Mỗi vị trí lưu trữ một số nhị phân được tính là 1 BIT (Binary Digit), đây là đơn vị đo thông tin nhỏ nhất. Ngoài ra, còn có các đơn vị đo khác: 1 Byte = 8 bits 1 KB (KiloByte) = 1024 Bytes 1 MB (MegaByte) = 1.024 KB 1 GB (GigaByte) = 1.024 MB 1 TB(TeraByte) = 1.024 GB 1 PB (PetaTyte) = 1.024 TB Để trao đổi thông tin giữa người và các thiết bị trong máy, người ta xây dựng bảng mã nhị phân để biểu diễn các chữ cái, các chữ số, các câu lệnh… Bảng mã ASCII (American Standard Code for Information Interchange) được chọn làm bảng mã chuẩn. Trong đó, mỗi ký tự được mã hoá bởi một số nhị phân 8 BIT. Tổng số ký hiệu trong bảng mã ASCII là 256 ký tự. 1.2.2. Các thành phần cơ bản của máy tính: Bao gồm: Phần cứng và phần mềm Phần cứng (Hardware): Toàn bộ trang thiết bị máy móc, thực hiện các chức năng xử lý thông tin. Một máy tính điện tử có sơ đồ cấu tạo đại cương như sau:  Trong đó: Bộ xử lý trung tâm (CPU: Central Processing Unit): Bộ xử lý trung tâm (CPU) là đầu não của máy tính, ở đó diễn ra việc xử lý thông tin và điều khiển toàn bộ mọi hoạt động của máy tính. Bộ nhớ: (Memory) a) Bộ nhớ trong (Internal Memory): Có 2 loại bộ nhớ trong phổ biến + Bộ nhớ chỉ đọc (ROM: Read Only Memory): Là bộ nhớ chứa các chương trình và dữ liệu của nhà sản xuất máy tính. + Bộ nhớ truy xuất ngẫu nhiên (RAM: Random Access Memory): Là bộ nhớ chứa các chương trình và dữ liệu của người sử dụng khi máy đang hoạt động. Máy tính xử lý thông tin trực tiếp từ bộ nhớ RAM. Thông tin có thể đọc ra hoặc ghi vào và sẽ bị xoá sạch khi tắt máy. Kích thước bộ nhớ RAM hiện nay đã lên đến đơn vị GB. b) Bộ nhớ ngoài (External Memory): * Đặc điểm: + Thông tin lưu trữ trong bộ nhớ ngoài không bị mất khi máy ngừng làm việc hoặc có sự cố. Chính vì vậy, người sử dụng dùng bộ nhớ ngoài để lưu trữ thông tin có tính lâu dài. + Để xử lý thông tin từ bộ nhớ ngoài thì sau khi người sử dụng thao tác chọn thông cần xử lý, máy tính sẽ đưa thông tin đó vào bộ nhớ RAM rồi mới xử lý. + Kích thước của bộ nhớ ngoài liên tục được các nhà sản xuất nghiên cứu, nâng cấp, mở rộng khả năng lưu trữ. * Một số thiết bị nhớ ngoài đang được sử dụng phổ biến: + Đĩa mềm (Floppy Disk - FD): Có kích thước 3 1/2 inches với dung lượng 1.44MB là sử dụng thông dụng nhất. Để đọc ghi dữ liệu trên đĩa, máy tính cần có ổ đĩa mềm có kích thước tương ứng. Đĩa mềm có ưu điểm là gọn nhẹ, thuận tiện trong quá trình trao đổi thông tin giữa các máy tính nhưng do đĩa mềm bị chế về dung lượng, tuổi thọ của đĩa cũng thấp, đòi hỏi môi trường bảo quản cao... nên người sử dụng đã chuyển sang dùng thiết bị nhớ khác thay thế đĩa mềm trong thời điểm hiện nay. + Đĩa cứng (Hard Disk - HD): Đĩa cứng thường gồm nhiều đĩa bằng hợp kim được xếp thành tầng trong một hộp kín. Dung lượng lưu trữ thông tin trên đĩa cứng trong thời điểm hiện nay đã cho phép lên đến hàng trăm GB. Tốc độ trao đổi thông tin giữa đĩa cứng và CPU nhanh hơn gấp nhiều lần so với đĩa mềm. + Đĩa CD-ROM (Compact Disk Read Only Memory): Được ghi thông tin lên bằng cách dùng tia laser. Khả năng lưu trữ thông tin rất lớn thường đĩa có kích thước 4.72 inches có dung lượng khoảng 540MB, 600MB, 650MB, 700 MB... Muốn ghi thông tin lên đĩa CD-ROM phải có ổ đĩa chuyên dụng, có tính năng ghi. Các ổ đĩa CD-ROM thông thường chỉ có tính năng đọc. Không có tính năng thay đổi thông tin trên đĩa CD-ROM. + Đĩa USB Flash: Được kết nối với máy tính qua cổng USB. Máy tính sẽ tự nhận dạng như một thiết bị lưu trữ ngoài. USB Flash sau khi xuất hiện trên thị trường đã dần thay thế cho đĩa mềm. Nó được coi như là một ổ cứng di động, có khả năng lưu trữ thông tin với dung lượng lên đến hàng chục GB. Tuy nhiên tốc độ kết nối không được nhanh như ổ cứng. + ... c) Thiết bị nhập (Input devices) + Bàn phím (Keyboard): Là thiết bị nhập thông tin vào máy tính. Đây là thiết bị nhập được sử dụng thông dụng nhất đối với mỗi máy tính. + Chuột (Mouse): Điều khiển con trỏ chuột trên màn hình để chọn một đối tượng hay một chức năng đã trình bày trên màn hình. Chuột thường có 2 hoặc 3 phím bấm. + Máy quét hình (Scanner): Là thiết bị đưa dữ liệu hoặc hình ảnh vào máy tính. + ... d) Thiết bị xuất (Output devices): + Màn hình (Display/Monitor): Có 2 chế độ làm việc: văn bản (Text) và đồ hoạ (Graph). Ở chế độ văn bản, màn hình thường có 80 cột và 25 hàng không thể hiển thị hình ảnh như trong chế độ đồ hoạ. + Máy in (Printer): Dùng để xuất thông tin ra giấy. Các chủng loại máy in thông dụng hiện có như máy in laser (dùng mực bột), máy in kim (dung băng mực), máy in phun (dùng mực nước), ... + MODEM (Modulator Demodulator): Là thiết bị chuyển đổi từ tín hiệu tương tự (Analogue) thành tín hiệu số (Digital) và ngược lại, dùng trao đổi thông tin giữa các máy tính thông qua 1.3. Khái niệm về chương trình ứng dụng Là các chương trình ứng dụng cụ thể vào một lĩnh vực. Phần mềm soạn thảo văn bản (Wordprocessing): Microsoft Word, EditPlus… Phần mềm quản lý dữ liệu (Database Management System): Visual Foxpro, Access, SQL Server… Phần mềm đồ hoạ: Corel Draw, PhotoShop, FreeHand , Illustrator… Phần mềm thiết kế: AutoCad cho ngành xây dựng, cơ khí, Orcad cho ngành điện tử viễn thông .. Phần mềm chế bản điện tử: PageMaker, QuarkPress… Phần mềm thiết kế trang Web: FrontPage, DreamWeaver… PHẦN II. HỆ ĐIỀU HÀNH WINDOWS XP VÀ CÁC TIỆN ÍCH CƠ BẢN 2.1. Khái niệm về Hệ điều hành Windows XP Windows XP là tập hợp các chương trình điều khiển máy tính thực hiện các chức năng chính như: Điều khiển phần cứng của máy tính. Ví dụ, nó nhận thông tin nhập từ bàn phím và gởi thông tin xuất ra màn hình hoặc máy in. Làm nền cho các chương trình ứng dụng khác chạy. Ví dụ như các chương trình xử lý văn bản, hình ảnh, âm thanh… Quản lý việc lưu trữ thông tin trên các ổ đĩa. Cung cấp khả năng kết nối và trao đổi thông tin giữa các máy tính. ... Windows XP có giao diện đồ hoạ (GUI – Graphics User Interface). Nó dùng các phần tử đồ hoạ như biểu tượng (Icon), thực đơn (Menu) và hộp thoại (Dialog) chứa các lệnh cần thực hiện. 2.2. Các thao tác cơ bản trong Windows XP 2.2.1. Khởi động Windows XP  Thông thường, bạn chỉ cần bật công tắc nguồn (Power) của máy tính, Windows XP sẽ tự động được khởi động. Tuỳ thuộc vào cách cài đặt, có thể bạn phải gõ mật mã (Password) để vào màn hình làm việc (gọi là DeskTop) của Windows XP. 2.2.2. Các biểu tượng trên màn hình Khi Windows XP đã được khởi động, hai thành phần cơ bản mà người sử dụng nhìn thấy trên màn hình là các biểu tượng và thanh tác vụ: 1. Các biểu tượng (Icons) liên kết đến các chương trình thường sử dụng. 2. Thanh tác vụ (Taskbar) chứa: Nút Start dùng mở menu Start để khởi động các chương trình. Nút các chương trình đang chạy: Dùng chuyển đổi qua lại giữa các chương trình. Khay hệ thống: chứa biểu tượng của các chương trình đang chạy trong bộ nhớ và hiển thị giờ của hệ thống. Bạn có thể dùng chuột để tác động đến những đối tượng này.  2.2.3. Cửa sổ chương trình:  Mỗi chương trình khi chạy trong Windows XP sẽ được biểu diễn trong một cửa sổ. Cửa sổ này là phần giao tiếp giữa người sử dụng và chương trình. Cửa sổ bao gồm các thành phần sau: Thanh tiêu đề: Chứa biểu tượng của menu điều khiển kích thước cửa sổ; tên chương trình; các nút thu nhỏ, phục hồi kích thước cửa sổ, nút đóng cửa sổ. Thanh menu (Menu bar): Chứa các chức năng của chương trình. Thanh công cụ (Tools bar): chứa các chức năng được biểu diễn dưới dạng biểu tượng. Thanh trạng thái (Status bar): Hiển thị mô tả về đối tượng đang trỏ chọn hoặc thông tin trạng thái đang làm việc. Thanh cuộn dọc và ngang: chỉ hiển thị khi nội dung không hiện đầy đủ trong cửa sổ. Chúng cho phép cuộn màn hình để xem nội dung nằm ngoài đường biên của cửa sổ. 2.2.4. Quản lý chương trình và dữ liệu bằng Windows Explorer Các chương trình và dữ liệu của bạn được lưu thành các tập tin (Files) trên các thiết bị như: Ổ đĩa cứng; đĩa mềm; đĩa Zip; đĩa CD ghi được (Rewriteable); ổ đĩa mạng... Trong phần này, bạn sẽ học cách dùng Windows Explorer để quản lý tập tin a) Mở Windows Explorer Kích phải chuột trên nút Start và kích chuột vào mục Explorer để mở Windows Explorer. b) Khung trái chứa tên các ổ đĩa và các thư mục Windows XP dùng các ký tự (A:), (B:) cho các ổ đĩa mềm; các ký tự (C:), (D:) … để đặt tên cho các loại ổ đĩa lưu trữ khác. Mỗi ổ đĩa trên máy tính đều có một thư mục (Folder) chính được gọi là thư mục gốc chứa các tập tin trên đĩa. Nhưng để dễ dàng cho việc quản lý các tập tin, bạn có thể tạo thêm các thư mục con khác, lồng nhau, chứa các tập tin theo từng thể loại Một thư mục có thể rỗng hoặc có thể chứa các tập tin và các thư mục con. c) Khung phải hiển thị nội dung của mục được chọn trên khung trái  Kích chuột chọn ổ đĩa bên khung trái để hiện nội dung của thư mục gốc bên khung phải. Kích chuột vào tên thư mục bên khung trái để hiện nội dung của thư mục đó bên khung phải. Kích chuột vào dấu trừ để thu gọn nhánh phân cấp thư mục con. Chú ý: Dấu cộng bên cạnh cho biết ổ đĩa hay thư mục đó còn có các thư mục con. d) Thay đổi hình thức hiển thị trên khung phải  Kích chuột vào menu View và chọn một trong 5 hình thức hiển thị: Thumbnails: thường dùng để xem trước các File hình. Tiles: Hiện các tập tin và các thư mục con ở dạng biểu tượng lớn Icons: Hiện các tập tin và các thư mục con ở dạng biểu tượng nhỏ List: Hiện các tập tin và các thư mục con ở dạng liệt kê danh sách. Details: Liệt kê chi tiết các thông tin như tên (Name), kiểu (Type), kích thước lưu trữ (Size), ngày giờ tạo hay sửa (Modified). e) Sắp xếp dữ liệu  Kích chuột vào View\Arrange Icons by và chọn thứ tự sắp xếp Theo tên: Name Theo kích thước: Size Theo phần mở rộng: Type Theo Ngày tháng tạo sửa Theo thay đổi: Modified f) Quản lý thư mục và tập tin  * Tạo một thư mục: 1. Mở thư mục muốn tạo thêm thư mục con 2. Chọn menu File\New\Folder hay chọn: Make a new Folder bên khung trái. Một thư mục mới hiển thị với tên mặc định là New Folder. 3. Gõ tên thư mục mới và ấn phím Enter. * Tạo Shortcut  Shortcut là một file liên kết đến một đối tượng trên máy tính hay trên mạng. Đối tượng đó có thể là tập tin, thư mục, ổ đĩa, máy in hay máy tính khác trên mạng. Shortcut là cách nhanh nhất để khởi động một chương trình được sử dụng thường xuyên hoặc để mở tập tin, thư mục mà không cần phải tìm đến nơi lưu trữ chúng. 1. Mở thư mục chứa tập tin chương trình cần tạo Shortcut 2. Kích phải chuột vào tập tin 3. Chọn Create Shortcut : nếu tạo Shortcut ngay trong thư mục đang mở, 4. Chọn Send to\Desktop(create shortcut): nếu muốn tạo Shortcut trên nền Desktop. Chú ý: Các tập tin chương trình (Application) thường có phần mở rộng là .EXE. Những chương trình của Windows XP được lưu trữ trong thư mục Windows, những chương trình khác thường được cài đặt tại thư mục Program Files. * Đổi tên tập tin hay thư mục (Rename):  1. Mở ổ đĩa hay thư mục chứa tập tin hoặc thư mục con cần đổi tên 2. Kích chuột vào tên tập tin hay thư mục muốn đổi tên 3. Chọn menu File\ Rename hay chọn Rename this file hoặc Rename this folder bên khung trái 4. Gõ tên mới, sau đó ấn phím Enter. * Di chuyển một tập tin hay thư mục (Move):  1. Mở ổ đĩa, thư mục chứa tập tin hay thư mục con cần di chuyển. 2. Kích chuột vào tên tập tin hay thư mục muốn di chuyển. 3. Chọn menu Edit\Move To Folder… hay chọn Move this file hoặc Move this folder bên khung trái. Hộp thoại Move Items xuất hiện. 4. Trong hộp thoại này, kích chuột vào ổ đĩa, thư mục muốn chuyển đến, sau đó kích chuột vào nút Move. * Sao chép một tập tin hay thư mục (Copy):  1. Mở ổ đĩa hay thư mục chứa tập tin hay thư mục con cần sao chép 2. Kích chuột vào tên tập tin hay thư mục muốn sao chép 3. Chọn menu Edit\Copy To Folder… hay chọn Copy this file hoặc Copy this folder. Hộp thoại Copy Items xuất hiện 4. Trong hộp thoại này, kích chuột vào ổ đĩa, thư mục muốn chuyển đến, sau đó kích chuột vào nút Copy. * Xoá tập tin hay thư mục:  Khi xoá tập tin hay thư mục trong đĩa cứng, Windows XP sẽ di chuyển tập tin hay thư mục đó vào Recycle Bin. Đây là thư mục của Windows XP dùng chứa các file bị xoá. Bạn có thể mở thư mục này để phục hồi lại hoặc xoá hẳn khỏi đĩa cứng. Nếu xoá dữ liệu trên đĩa mềm hay đĩa CD ghi được thì không được chuyển vào Recycle Bin. Nếu dữ liệu nằm trên ổ đĩa mạng thì Windows XP có thể chuyển vào Recycle Bin hay xoá đi tuỳ thuộc vào sự cài đặt của người quản trị mạng. 1. Chọn tập tin hay thư mục cần xoá 2. Chọn menu File\Delete hay chọn mục Delete this file hay Delete this folder. 3. Windows Explorer sẽ hiển thị hộp thoại xác nhận xoá. Kích chuột vào nút Yes để thực hiện; hoặc kích chuột vào No nếu không. Chú ý: Bạn có thể Kích chuột phải vào đối tượng cần xoá và chọn mục Delete Với cách xoá này bạn có thể phục hồi lại ngay bằng cách Kích chuột phải vào vùng trống bên khung phải và chọn mục Undo Delete. Để xoá vĩnh viễn tập tin hay thư mục, bạn giữ phím Shift trong khi chọn mục Delete… 2.2.5. Quản lý đĩa với My Computer  Hiển thị danh sách ổ đĩa: 1. Chọn My Computer bên khung trái. 2. Để xem dung lượng và kích thước còn trống trên đĩa: Kích chuột vào mục View\Details * Định dạng đĩa mềm  1. Đưa một đĩa mềm vào ổ đĩa A. 2. Kích phải chuột vào mục 3½ Floppy (A:) và kích chuột vào mục Format. 3. Kích chuột vào nút Start để định dạng. Nếu đĩa hiện đang chứa dữ liệu sẽ xuất hiện một hộp thoại cảnh báo dữ liệu sẽ bị xoá, kích chuột vào nút Ok để yêu cầu định dạng. 4. Khi xuất hiện thông báo định dạng hoàn tất, kích chuột vào nút Ok. 5. Kích chuột vào nút Close. * Xoá các file tạm (Temporary Files)  1. Kích phải chuột vào tên ổ cứng (Hard Disk Drive) và chọn mục Properties 2. Kích chuột vào nút Disk Cleanup 3. Kích chuột để đánh dấu chọn các loại files cần xoá hoặc bỏ dấu chọn loại file không muốn xoá. Sau đó, kích chuột vào nút OK  * Chia sẻ thư mục hoặc ổ đĩa trên mạng 1. Mở Windows Explorer, và xác định ổ đĩa hay thư mục muốn dùng chung trên mạng. 2. Kích phải chuột vào ổ đĩa hay thư mục và chọn mục Sharing and Security 3. Trên thẻ Sharing: Nếu bạn chia sẻ ổ đĩa, thì kích chuột vào mục Shared Documents bên dưới mục Local sharing and security Nếu bạn chia sẻ Folder thì đánh dấu chọn mục Share this folder on the network và nhập tên hiển thị trên mạng của Folder (nếu cần).  Chú ý: Bạn không thể chia sẻ thư mục Documents and Settings, Program Files, và các thư mục hệ thống của WINDOWS. 2.2.6. Quản lý máy tính với Control Panel Control Panel là một chương trình thiết lập lại cấu hình hệ thống, thay đổi hình thức của Windows XP nhằm thay đổi môi trường làm việc cho thích hợp với người sử dụng. a. Khởi động Control Panel Kích chuột vào nút Start và chọn mục Control Panel  b. Thay đổi cách biểu diễn Số, Tiền tệ, Ngày, Giờ, Số Để thay đổi cách biểu diễn ngày, giờ, số, tiền tệ trong các chương trình chạy trên Windows XP. Bạn cần thực hiện các bước sau: 1. Khởi động Control Panel 2. Bấm đúp vào biểu tượng Regional and Language Options trên cửa sổ Control Panel 3. Trên trang Regional Options, kích chuột vào nút Customize  4. Thay đổi dạng thức số (Numbers); Tiền tệ (Currency); Giờ (Time); Ngày (Date) trên hộp thoại Customize Regional Options, Kích chuột vào OK 5. Kích chuột vào nút OK trên hộp thoại Regional and Language Options để ghi nhận các thay đổi.  c. Thay đổi màn hình Destop: Destop mặc định rất đơn giản, bạn có thể thay đổi màu nền, hình nền hoặc các thánh phần khác theo ý thích của bạn bằng cách sử dụng tiện ích Display. + Khởi động tiện ích Display: Bấm đúp vào biểu tượng Display trên cửa sổ Control Panel. Trong tiện ích Display, ta có thể thực hiện một số tính năng sau: c1. Thay đổi kiểu dáng của cửa sổ:  1. Trong hộp thoại Display Properties, chọn trang Themes 2. Kích chuột vào mũi tên hướng xuống trong danh sách Theme, chọn một kiểu bất kỳ mà bạn muốn 3. Kích chuột vào nút Apply hoặc OK c2. Thay đổi ảnh nền của Destop  1. Trong hộp thoại Display Properties, chọn trang Destop. 2. Trong danh sách Background, chọn ảnh nền mà bạn thích. 3. Trong Position, Kích chuột vào mũi tên hướng xuống chọn Center, Tile hay Strech để định vị hình trên Destop. 4. Kích chuột vào nút Apply hoặc OK. Chú thích: Bạn cũng có thể chọn một ảnh nền khác trong thư mục nào đó trên ổ đĩa, bằng cách kích chuột vào nút Browse c3. Thiết lập chương trình bảo vệ màn hình  1. Trong hộp thoại Display Properties, chọn trang Screen Saver 2. Kích chuột vào mũi tên hướng xuống trong danh sách Screen saver, chọn chương trình bạn thích. Kích chuột vào Preview để xem trước Screen saver này. 3. Trong hộp Wait, định thời gian xuất hiện Screen saver. 4. Kích chuột vào nút Apply hoặc OK. c4. Điều chỉnh ngày giờ của máy tính  1. Bấm đúp vào biểu tượng Date and Time trên cửa sổ Control Panel. 2. Thay đổi ngày (Date), Giờ (Time) trong hộp thoại Date and Time Properties. 3. Kích chuột vào nút OK để ghi nhận. 4. Trỏ vào đồng hồ trong khay hệ thống để xem ngày giờ trong một hộp ToolTip. PHẦN III. MẠNG MÁY TÍNH VÀ INTERNET 3.1. Mạng máy tính 3.1.1. Khái niệm Mạng máy tính là hệ thống liên kết hai hoặc nhiều máy tính lại với nhau. Các máy tính trong mạng có thể trao đổi thông tin, chia sẻ tài nguyên cho nhau... Một mạng máy tính thông thường gồm nhiều máy tính, gọi là các máy khách, được kết nối tới một máy tính chính gọi là máy chủ. Máy chủ cung cấp cho các máy khách không gian lưu trữ, chương trình, các dịch vụ gởi nhận thư... Các máy khách có thể được kết nối đến máy chủ bằng cáp, đường điện thoại hoặc vệ tinh... Một mạng kết nối các máy tính trong một vùng địa lý nhỏ, ví dụ như trong một toà nhà hay các toà nhà trong một thành phố, được gọi là mạng cục bộ (LAN: Local Area Network). Một mạng kết nối các máy tính trong một vùng địa lý rộng, ví dụ như giữa các thành phố, được gọi là mạng diện rộng (WAN: Wide Area Network). Mạng Internet là một mạng máy tính toàn cầu. Trong đó, các máy tính kết nối với nhau thông qua tập chuẩn chung các giao thức gọi là TCP/IP (Transmission Control Protocol/Internet Protocol). Không có máy tính nào làm chủ và điều khiển tất cả. Một Intranet là một mạng cục bộ nhưng dùng giao thức TCP/IP để kết nối với các máy trong mạng. Một Intranet của một công ty có thể được kết nối với các Intranet của các công ty khác và kết nối vào Internet. 3.1.2. Tác dụng của việc nối mạng Chia sẻ các thông tin và các chương trình phần mềm, nâng cao hiệu quả và công suất. Chia sẻ sử dụng các tài nguyên phần cứng, tiết kiệm chi phí và giúp nhiều người có thể thừa hưởng những lợi ích lớn lao của phần cứng. Giúp con người làm việc chung với nhau dễ dàng hơn. ... 3.2. Mạng Internet 3.2.1. Khái niệm: Internet là một hệ thống các mạng máy tính được liên kết với nhau trên phạm vi toàn thế giới, tạo điều kiện thuận lợi cho các dịch vụ truyền thông dữ liệu, đăng nhập từ xa, truyền các tệp tin, thư tín điện tử. Internet là một phương pháp ghép nối các mạng máy tính hiện hành, được phát triển một cách rộng rãi. Từ Internet do viết tắt của cụm từ Interconnect Network, nghĩa là mạng lưới liên kết máy tính. Năm 1969, Bộ quốc phòng Mỹ cùng một số trường đại học đã nghiên cứu, thiết lập một hệ thống mạng có tên ARPANET để trao đổi
Luận văn liên quan