Tôn giáo đang là một trong những vấn đề quan trọng mà từ trước đến nay, Đảng và Nhà nước ta luôn luôn dành một sự quan tâm đặc biệt.
Nước ta với đặc điểm là một nước có nhiều dân tộc sinh sống, chính vì đặc điểm này, vấn đề tôn giáo cũng trở nên phức tạp và nhạy cảm hơn. Hơn nữa, vấn đề tôn giáo lại mang tính quốc tế. Bởi vậy mà đòi hỏi Đảng và Nhà nước phải thực hiện vấn đề một cách khéo léo.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã rất coi trọng vấn đề tôn giáo. Người đã coi đoàn kết tôn giáo là một trong những vấn đề quan trọng nằm trong chiến lược đại đoàn kết dân tộc. Người đã từng nói: "Toàn thể đồng bào ta, không chia Lương giáo, đoàn kết chặt chẽ, quyết lòng kháng chiến để giữ gìn non sông, Tổ quốc, và cũng để giữ gìn tín ngưỡng tự do" [1, tr. 216].
Trong thời đại ngày nay, việc chủ nghĩa đế quốc đang đẩy nhanh, đẩy mạnh "Diễn biến hòa bình" thì việc quan tâm, giải quyết vấn đề tôn giáo trở nên vô cùng cần thiết. Để đánh đổ chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu, trước đây, trong âm mưu của mình, chủ nghĩa đế quốc đã sử dụng rất hiệu quả vũ khí tôn giáo để chia rẽ các nước xã hội chủ nghĩa rồi tiến đến làm sụp đổ cả hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu. Chính vì vậy, để giữ vững chủ nghĩa xã hội, chúng ta không được lơ là mất cảnh giác đối với thủ đoạn này của chủ nghĩa đế quốc.
Ngày nay, xung đột sắc tộc và xung đột tôn giáo đang là những điểm nóng của thế giới hiện đại. Nhiều quốc gia đã lâm vào khủng hoảng chính trị- xã hội triền miên dẫn đến không thể phát triển được đất nước mà vẫn chưa thể thoát khỏi tình trạng đó vì đã không làm tốt công tác tôn giáo. Đó là bài học để Đảng và Nhà nước ta quan tâm và làm thật tốt công tác tôn giáo.
36 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 11123 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tài liệu tôn giáo, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tôn giáo đang là một trong những vấn đề quan trọng mà từ trước đến nay, Đảng và Nhà nước ta luôn luôn dành một sự quan tâm đặc biệt.
Nước ta với đặc điểm là một nước có nhiều dân tộc sinh sống, chính vì đặc điểm này, vấn đề tôn giáo cũng trở nên phức tạp và nhạy cảm hơn. Hơn nữa, vấn đề tôn giáo lại mang tính quốc tế. Bởi vậy mà đòi hỏi Đảng và Nhà nước phải thực hiện vấn đề một cách khéo léo.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã rất coi trọng vấn đề tôn giáo. Người đã coi đoàn kết tôn giáo là một trong những vấn đề quan trọng nằm trong chiến lược đại đoàn kết dân tộc. Người đã từng nói: "Toàn thể đồng bào ta, không chia Lương giáo, đoàn kết chặt chẽ, quyết lòng kháng chiến để giữ gìn non sông, Tổ quốc, và cũng để giữ gìn tín ngưỡng tự do" [1, tr. 216].
Trong thời đại ngày nay, việc chủ nghĩa đế quốc đang đẩy nhanh, đẩy mạnh "Diễn biến hòa bình" thì việc quan tâm, giải quyết vấn đề tôn giáo trở nên vô cùng cần thiết. Để đánh đổ chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu, trước đây, trong âm mưu của mình, chủ nghĩa đế quốc đã sử dụng rất hiệu quả vũ khí tôn giáo để chia rẽ các nước xã hội chủ nghĩa rồi tiến đến làm sụp đổ cả hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu. Chính vì vậy, để giữ vững chủ nghĩa xã hội, chúng ta không được lơ là mất cảnh giác đối với thủ đoạn này của chủ nghĩa đế quốc.
Ngày nay, xung đột sắc tộc và xung đột tôn giáo đang là những điểm nóng của thế giới hiện đại. Nhiều quốc gia đã lâm vào khủng hoảng chính trị- xã hội triền miên dẫn đến không thể phát triển được đất nước mà vẫn chưa thể thoát khỏi tình trạng đó vì đã không làm tốt công tác tôn giáo. Đó là bài học để Đảng và Nhà nước ta quan tâm và làm thật tốt công tác tôn giáo.
Là một sinh viên chuyên ngành Lịch sử Đảng, việc tìm hiểu công tác tôn giáo của Đảng trong thời kỳ đổi mới (1990- 2007) có ý nghĩa lớn về mặt lý luận và nhất là về mặt thực tiễn. Em hy vọng sau tiểu luận này, em sẽ nâng cao hiểu biết của mình hơn về các chính sách, chủ trương của Đảng nói chung và các chính sách, chủ trương của Đảng về vấn đề tôn giáo nói riêng. Đồng thời nhận ra rõ hơn chân tướng của chủ nghĩa đế quốc và những âm mưu thâm độc của chúng để đề phòng.
2. Cơ sở lý luận, tài liệu và phương pháp nghiên cứu
2.1. Cơ sở lý luận
Dựa trên quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác- Lênin.
2.2. Nguồn tư liệu
Trong quá trình triển khai đề tài, tiểu luận khai thác tư liệu ở các nguồn: Lênin: Tác phẩm Mác- Ăngghen- Chủ nghĩa Mác, Nxb Sự thật- Hà Nội, 1958; Hồ Chí Minh toàn tập (2000), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội; Văn kiện Đảng toàn tập (2002), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội; Hiến pháp Việt Nam (năm 1946, 1959, 1980 và 1992) (1995), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
Tiểu luận thuộc chuyên ngành lịch sử nên sinh viên sử dụng phương pháp lịch sử, phương pháp logic và sự kết hợp của hai phương pháp đó. Ngoài ra còn sử dụng phương pháp phân tích- tổng hợp, cụ thể- khái quát, thống kê, so sánh, đối chiếu để làm rõ nội dung đề tài.
3. Mục đích, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu của tiểu luận
Với phạm vi tìm hiểu công tác tôn giáo của Đảng trong giai đoạn 1990- 2007, tiểu luận có nhiệm vụ tìm hiểu những chủ trương, chính sách về tôn giáo của Đảng trong giai đoạn này. Đồng thời có những nhận xét, đánh giá những chủ trương, chính sách đó đối với thực tiễn cách mạng Việt Nam.
Góp phần khẳng định tính đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta trong việc đưa ra những chủ trương, chính sách về tôn giáo và thực thi những chủ trương, chính sách đó. Đồng thời giúp sinh viên nâng cao hiểu biết của mình hơn về các chính sách, chủ trương của Đảng nói chung và các chính sách, chủ trương của Đảng về vấn đề tôn giáo nói riêng và nhận ra rõ hơn chân tướng của chủ nghĩa đế quốc và những âm mưu thâm độc của chúng để đề phòng.
4. Kết cấu của tiểu luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo, tiểu luận gồm 2 chương, 6 tiết.
Chương 1
NGUỒN GỐC- TÍNH CHẤT- CHỨC NĂNG CỦA TÔN GIÁO
1.1. NGUỒN GỐC
Trong buổi bình minh của nhân loại, con người tiến hành sản xuất chủ yếu là hái lượm những sản vật sẵn có trong tự nhiên. Tự nhiên đã đưa đến cho họ những tai họa ngẫu nhiên, bất ngờ và đe dọa cuộc sống của họ hàng ngày hàng giờ. Lúc này con người chưa đủ điều kiện để giải thích và chế ngự tự nhiên. Ngược lại cuộc sống luôn đòi hỏi con người phải vượt qua khó khăn do tự nhiên gây ra. Trong điều kiện đó, con người đã tìm đến tôn giáo, niềm tin tôn giáo là động lực thúc đẩy con người vượt qua khó khăn và hướng tới một cuộc sống mới.
Giai đoạn đầu, tôn giáo hoàn toàn sơ khai, chưa có tổ chức và giáo lý. Họ thờ những vị thần đại diện cho sức mạnh của tự nhiên (sấm, sét, mưa, gió…).Những sức mạnh của tự nhiên được nhân cách hóa và được con người thờ phụng, cầu nguyện những sức mạnh siêu nhiên đó đem lại hạnh phúc cho họ. Ngày nay các công trình nghiên cứu lịch sử tôn giáo cho thấy một số vùng vẫn còn tồn tại một số hình thức tôn giáo cổ xưa. "Tôtem" của người da đỏ ở châu Mỹ là một trong những hình thức tôn giáo cổ xưa còn được giữ lại đến ngày nay.
Từ khi xã hội phân chia giai cấp, nhân loại chuyển sang giai đoạn lịch sử mới. Bên cạnh sự tiến bộ về công cú sản xuất và năng suất lao động, xã hội có giai cấp đưa đến cho nhân dân lao động sự áp bức, bóc lột của giai cấp thống trị. Ngoài tai họa của tự nhiên, những tai họa do giai cấp bóc lột mang lại cũng khiến cho nhân dân không thể lường trước. Áp bức bóc lột của giai cấp thống trị đã đưa con người đến tận cùng của đau khổ và mất hết niềm tin vào cuộc sống, chính lúc đó, tôn giáo xuất hiện, tôn giáo nhanh chóng đem lại cho họ niềm tin vào cuộc sống, niềm tin hư ảo, hy vọng vào cuộc sống ở thế giới bên kia.
Sự ra đời của Kitô giáo gắn với xã hội phân chia giai cấp. Thời kỳ chiếm hữu nô lệ, đế chế La Mã hùng mạnh đã xâm lược và thống trị một vùng rộng lớn từ châu Âu xuống châu Phi. Chính sách thống trị tàn bạo của chế độ nô lệ làm cho nhân dân lao động ở những khu vực bị đế quốc La Mã cai trị phải chịu đựng một cuộc sống vô cùng đau khổ. Trước sự đày đoạ của đế quốc La Mã, đã có những cuộc khởi nghĩa của nô lệ chống lại ách áp bức. Tuy nhiên những cuộc khởi nghĩa này đều thất bại, bị dìm trong biển máu. Con người hoàn toàn bất lực trước sức mạnh tàn bạo của đế chế La Mã, Trong điều kiện xã hội đó, Kitô giáo đã ra đời. Kitô giáo ra đời đã đáp ứng đúng nguyện vọng của nhân dân lao động, nó trở thành nguồn động viên tinh thần, là hạnh phúc hư ảo của nhân dân, giúp con người tin vào cuộc sống, cam chịu cuộc sống cùng cực để chờ đợi cuộc sống trên thiên đàng.
Đến giai đoạn chủ nghĩa tư bản, tôn giáo lại càng có điều kiện phát triển. Với phương thức sản xuất của chủ nghĩa tư bản, giai cấp tư sản đã bóc lột tận xương tủy giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Chủ nghĩa tư bản "là thế lực bất cứ lúc nào trong đời sống của người vô sản và người tiểu chủ, cũng đe dọa đem lại cho họ sự phá sản đột ngột, bất ngờ, ngẫu nhiên, làm cho họ phải diệt vong, biến họ thành người ăn xin, kẻ bần cùng, người mãi dâm, và dồn họ vào cảnh chết đói, đó chính là gốc rễ sâu xa của tôn giáo hiện đại" [2, tr. 287]. Ngay từ khi chủ nghĩa tư bản ra đời, chúng đã biết kết hợp thế quyền với thần quyền, biến tôn giáo và các tổ chức tôn giáo thành công cụ của áp bức, bóc lột. Giai cấp tư sản đã không tiếc tiền đầu tư vào việc truyền đạo và xây dựng các thế lực tôn giáo hùng mạnh, nhằm phục vụ lợi ích cho giai cấp thống trị.
Trong từng giai đoạn phát triển của loài người, nhận thức của con người cũng được phát triển theo, nhưng chỉ đến một giai đoạn nào đó, con người có nhận thức tối thiểu, thì họ mới sáng tạo ra tôn giáo. Nhưng nhận thức của con người là hữu hạn so với tự nhiên, nên chính sự hữu hạn của nhận thức đã dẫn con người nhận thức và giải thích tự nhiên bằng tín ngưỡng, tôn giáo. Lý do là vì họ chưa đủ điều kiện khám phá bản chất các quy luật tự nhiên và xã hội.
Tình cảm của con người cũng đóng góp to lớn cho việc ra đời của tôn giáo. Đặc biệt là tình cảm tiêu cực (sợ hãi, đau khổ, tuyệt vọng, cô đơn…) cũng tạo ra những khả năng thuận lợi cho sự xuất hiện ý niệm tôn giáo, tín ngưỡng tôn giáo. Việc hình thành các quan niệm tôn giáo xảy ra phần lớn do ảnh hưởng của sự cố gắng nhân cách hóa thế giới xung quanh, biến các hiện tượng tự nhiên giống như hành động của con người, biết suy nghĩ, giúp đỡ và trừng phạt.
Nguồn gốc nhận thức và tâm lý của tôn giáo là những tiền đề, là những khả năng và điều kiện để hình thành ý thức tôn giáo. Tôn giáo không thể xuất hiện được nếu không có những tiền đề và khả năng đó. Tuy nhiên, nguồn gốc nhận thức và tâm lý của tôn giáo chỉ trở thành hiện thực khi có những điều kiện xã hội nhất định. Như vậy, nhân tố xã hội đóng vai trò quyết định cho việc xuất hiện tôn giáo. Khi nghiên cứu và giải quyết vấn đề tôn giáo trong giai đoạn hiện nay, chúng ta cần phải hiểu được điều đó.
1.2. NHỮNG TÍNH CHẤT CƠ BẢN CỦA TÔN GIÁO
1.2.1. Tính lịch sử
Khi nghiên cứu lịch sử ra đời của tôn giáo, chúng ta đã thấy, tôn giáo ra đời trong điều kiện xã hội nhất định. Hay nói cách khác, lúc đCut tôn giáo chưa có sẵn trong xã hội loài người. Trong quá trình xã hội (lao động, sản xuất, chiến tranh…) tôn giáo được con người tạo ra để thỏa mãn những nhu cầu cấp thiết của xã hội lúc đó. Quá trình phát triển của xã hội loài người, song song với nó là sự phát triển của tôn giáo. Tôn giáo ra đời ở điều kiện xã hội, nhận thức và tâm lý của con người cho phép, đến khi điều kiện xã hội, nhận thức và tâm lý con người không cần đến nó, tôn giáo sẽ dần mất đi.
1.2.2. Tính quần chúng
Lúc đầu, tôn giáo ra đời đáp ứng nguyện vọng của quần chúng lao động, nó đem lại cho họ niềm hy vọng (mặc dù là hư ảo) vào con đường giải phóng khỏi sự đe dọa của tự nhiên và ách áp bức, bóc lột của giai cấp thống trị. Tôn giáo đem đến cho họ niềm tin vào cuộc sống, và trở thành cuộc sống tinh thần không thể thiếu được. Vì lẽ đó, tôn giáo phát triển nhanh chóng, rộng khắp và ăn sâu vào tình cảm của quần chúng lao động. Nó trở thành nguồn sống, nếp sống và lẽ sống của con người. Nó góp phần hình thành nhân cách, thế giới quan duy tâm của con người. Nó trở thành chân lý của đạo đức xã hội và tôn giáo từng bước là một bộ phận tác động đến việc hình thành nền văn hóa của dân tộc.
Trên thế giới hiện nay, tôn giáo vẫn ảnh hưởng sâu sắc đến đông đảo quần chúng lao động. Đạo Thiên chúa, Đạo Hồi, Đạo Phật… vẫn phát triển và trở thành đức tin không thể thiếu được trong một bộ phận đông đảo quần chúng. Ở nước ta, Đảng và Nhà nước rất quan tâm đến chính sách tự do tín ngưỡng. Đảng cũng giáo dục và đào tạo cán bộ trên cơ sở lập trường Mác-xít và thế giới quan duy vật, nhất là thế hệ trẻ, được giáo dục và đào tạo trong nhà trường hết sức chu đáo. Tuy vậy, ảnh hưởng của tôn giáo không những không giảm đi mà đến nay nó có chiều hướng phát triển thêm.
Qua đó, ta thấy tôn giáo có tính chất quần chúng sâu sắc và bám chặt trong đời sống tinh thần của nhân dân lao động. Trong việc giải quyết vấn đề tôn giáo, chúng ta cần hiểu rõ và quán triệt sâu sắc tính chất này của tôn giáo. Nếu không có sự quan tâm cần thiết, chúng ta sẽ dễ mắc sai lầm chủ quan duy ý chí, dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng.
1.2.3. Tính chính trị
Buổi đầu, khi ra đời tôn giáo có giá trị tích cực thực sự và đem đến cho con người niềm tin vào cuộc sống. Từ khi xã hội phân chia giai cấp, giai cấp thống trị lợi dụng tôn giáo vào mục đích chính trị, biến tôn giáo thành công cụ áp bức tinh thần đối với quần chúng lao động. Giai cấp bóc lột kết hợp chặt chẽ thần quyền với thế quyền để củng cố và duy trì địa vị thống trị của chúng.
Khi chủ nghĩa tư bản ra đời, việc sử dụng tôn giáo vào mục đích chính trị ngày càng mạnh mẽ, với những âm mưu và thủ đoạn nguy hiểm. "… chủ nghĩa tư bản bao giờ cũng coi tôn giáo và giáo hội hiện đại, tất cả các tổ chức tôn giáo, đều là những cơ quan của thế lực phản động tư sản, dùng để bảo vệ chế độ bóc lột và đầu độc giai cấp công nhân" [2, tr. 283].
Giai cấp bóc lột luôn dùng tôn giáo vào mục đích chính trị. Giải quyết vấn đề tôn giáo bao giờ cũng phải nhớ tính chính trị của nó. Nếu mất cảnh giác, chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động quốc tế cùng bọn tay sai sẽ sử dụng tôn giáo chống phá thành quả cách mạng của Đảng và nhân dân ta. Bài học ở Ba Lan là một điển hình, một bài học thất bại đau đớn, mở đCut cho sự tan vỡ của hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu. Một trong những nguyên nhân là chủ nghĩa đế quốc kết hợp chặt chẽ với tòa thánh Vaticăng dùng vũ khí tôn giáo đánh tan mắt xích yếu nhất của chủ nghĩa xã hội.
Trong công cuộc đổi mới của Đảng và Nhà nước, muốn giải quyết vấn đề tôn giáo, bắt buộc phải nghiên cứu nguồn gốc, tính chất của tôn giáo. Trên cơ sở đó, chúng ta mới tìm ra các biện pháp tốt nhất, thích hợp nhất để giải quyết vấn đề tôn giáo.
1.3. CHỨC NĂNG XÃ HỘI CỦA TÔN GIÁO
1.3.1. Chức năng đền bù hư ảo
Xã hội loài người từ khi xuất hiện đến nay, lúc nào cũng mơ có cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Nhưng trong sự phát triển, con người luôn luôn chưa vươn tới niềm mơ ước đó.
Xã hội nguyên thủy, con người luôn bị tự nhiên đe dọa, cuộc sống hoàn toàn phụ thuộc vào tự nhiên. Xã hội phân chia giai cấp, con người luôn bị giai cấp thống trị áp bức, bóc lột, cuộc sống cực khổ. Thực tế xã hội không đem lại cho họ cuộc sống hạnh phúc, ấm no. Vì vậy, họ đã tìm đến với một thế giới khác bằng niềm tin tôn giáo. Con người gửi gắm niềm tin và hi vọng vào phật, chúa thánh và hy vọng tìm được một cuộc sống hạnh phúc ở thế giới bên kia.
Con người tồn tại bằng vật chất, vật chất nuôi sống cơ thể con người. Nhưng ngoài cuộc sống vật chất, con người còn có cuộc sống tinh thần, đó là niềm tin vào cuộc sống. Khi không có niềm tin, con người sẽ không sống được. Trong điều kiện xã hội có giai cấp, khi mà áp bức bóc lột trở thành mối đe dọa thường trực đối với nhân dân lao động thì con người đã tìm đến niềm tin tôn giáo và tôn giáo trở thành niềm tin động viên cho họ vượt qua những khó khăn, đau khổ nhất của cuộc sống. Tuy chỉ là hư ảo nhưng tôn giáo có vai trò thúc đẩy con người vương lên.
Trong điều kiện kinh tế- xã hội hiện nay ở nước ta, tuy công cuộc đổi mới đã đem đến cho người dân lao động sự cải thiện trong cuộc sống, nhưng những hiện tượng tiêu cực trong xã hội vẫn kìm hãm con người và dẫn họ đến với niềm tin hư ảo. Trong cuộc sống, họ luôn cầu nguyện có sự may mắn do thế lực siêu nhiên đem đến. Có khi họ đi tìm hạnh phúc và giàu có không phải bằng lao động sản xuất ma` bằng cầu cúng thánh, phật.
1.3.2. Chức năng thế giới quan
Đây là chức năng phản ánh hiện thực một cách hoang đường, hư ảo. Tôn giáo đã vẽ ra bức tranh thế giới hư ảo và bắt buộc những tín đồ hạn hẹp trong sự hiểu biết đó và hướng con người vào sự giải thích tự nhiên, xã hội bằng giáo lý tôn giáo.
Đạo phật răn dạy con người phải chịu đựng, cam chịu để khi chết được đến cõi niết bàn. Đạo Thiên chúa răn dạy con người nhẫn nhục, tu rèn để khi chết được lên Thiên đàng.
Tôn giáo đã khuôn hạn con người trong nhận thức tôn giáo và làm ảnh hưởng đến quan hệ giữa người với người, đến mục đích và khuynh hướng xã hội và đến cả hành vi của con người.
Những hiện tượng tự nhiên, những thiên tai được đều được tôn giáo nhân cách hóa thành thần, thánh và qua đó cũng giải thích đó là thần, thánh tạo ra. Quan điểm của tôn giáo về thế giới đã tiêm nhiễm những quan niệm và nhận thức phản khoa học và thụ động trước cuộc sống, Giai cấp thống trị lợi dụng chức năng thế giới quan của tôn giáo để thực hiện chính sách ngu dân, giáo dục nhân dân cam chịu cuộc sống ở thế gian, cam chịu áp bức bóc lột, thủ tiêu tính chiến đấu.
1.3.3. Chức năng điều chỉnh
Chức năng điều chỉnh của tôn giáo là tạo ra một hệ thống chuẩn mực và giá trị của đạo đức, luân lý. Tôn giáo chấp nhận vai trò của cái siêu nhiên như một giá trị xã hội cao nhất và xây dựng một hệ thống chuẩn mực, trước hết là bảo đảm và củng cố niềm tin vào cái siêu nhiên. Những chuẩn mực của tôn giáo không chỉ trong tiến hành giáo lễ, mà còn điều chỉnh cả hành vi xã hội của con người, thái độ đối với gia đình, cuộc sống hàng ngày.
Các lý thuyết về xã hội do các tổ chức tôn giáo truyền bá và xây dựng đã tác động đến hành vi xã hội của con người: các thuyết giáo chứa đựng cả những điều ngăn cấm với các chi tiết cụ thể để điều chỉnh đạo đức con người và thái độ của họ với xã hội, gia đình và quan hệ người với người.
Đạo Phật ở Việt Nam đã ảnh hưởng rất lớn đến đạo đức, hành vi và nếp sống của nhân dân. Câu "Ở hiền gặp lành" là câu cửa miệng của mỗi con người Việt Nam. Trong thời kỳ phong kiến, đạo đức Phật giáo đã trở thành đạo đức xã hội. "Xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử" là đạo đức của phụ nữ trong thời phong kiến. "Trung- hiếu- nghĩa" là chuẩn mực đánh giá con người. Những chuẩn mực đạo đức, luân lý này còn ảnh hưởng rất sâu sắc đối với cách đánh giá của con người Việt Nam thời nay.
Chương 2
CÔNG TÁC TÔN GIÁO CỦA ĐẢNG TRONG THỜI GIAN 1990- 2007
2.1. NHỮNG NGUYÊN LÝ CỦA CHỦ NGHĨA MÁC- LÊ NIN VỀ VIỆC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ TÔN GIÁO
Chủ nghĩa Mác- Lênin với mục đích giải phóng nhân dân lao động khỏi sự áp bức, bóc lột của chủ nghĩa tư bản, đem lại ấm no, hạnh phúc cho nhân dân. Ngược lại, tôn giáo là công cụ áp bức tinh thần của chủ nghĩa tư bản. Chủ nghĩa tư bản đã kết hợp chặt chẽ giữa thần quyền và thế quyền để nô dịch quần chúng. Tôn giáo đưa ra con đường giải phóng con người bằng sự chịu đựng, nhẫn nhục, cam chịu cuộc sống cực khổ ở trần gian để được hưởng hạnh phúc ở thế giới bên kia sau khi chết đi. Tôn giáo làm cho con người mất dần ý thức dân tộc, xa rời giác ngộ cách mạng.
Chủ nghĩa Mác- Lênin bằng con đường cách mạng xã hội chủ nghĩa, đập tan nhà nước tư sản, xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa nhằm xây dựng cuộc sống ấm no hạnh phúc thực sự trên thế gian. Trong tiến trình cách mạng, Đảng của giai cấp công nhân muốn thực sự giải phóng nhân dân lao động, trước hết là giải phóng nhân dân khỏi áp bức giai cấp, sau đó giải phóng họ khỏi áp bức tinh thần của tôn giáo. Chỉ khi đó con người mới có được hạnh phúc thực sự. Lập trường của chủ nghĩa Mác- Lênin đối với vấn đề tôn giáo là triệt để giải phóng nhân dân lao động khỏi sự nô dịch của tôn giáo
Những nguyên tắc của chủ nghĩa Mác- Lênin về việc giải quyết vấn đề tôn giáo:
Đấu tranh giải quyết vấn đề tôn giáo phụ thuộc vào cuộc đấu tranh giai cấp.
Nguồn gốc sinh ra tôn giáo hiện đại là sự áp bức, bóc lột của giai cấp tư sản đối với giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Muốn giải quyết vấn đề tôn giáo, trước hết phải xóa bỏ áp bức, bóc lột của giai cấp tư sản. Giai cấp công nhân và nhân dân lao động chỉ có thể được giải phóng thực sự bằng cuộc đấu tranh giai cấp do công nhân lãnh đạo, đập tan nhà nước của giai cấp tư sản và thiết lập nhà nước của giai cấp công nhân, xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa, xã hội mà từng bước xóa bỏ áp bức, bóc lột, từng bước xóa bỏ nghèo đói và đi đến xã hội tự do, ấm no, hạnh phúc. Trong từng giai đoạn đó, tôn giáo sẽ dần dần mất đi cùng với sự mất đi của nguồn gốc sinh ra nó.
" Muốn xóa bỏ tôn giáo phải xóa bỏ gốc rễ xã hội của nó, đó là sự thống trị của tư sản dưới tất cả mọi hình thức của nó" [2, tr. 287].
Đấu tranh giải quyết vấn đề tôn giáo phải phục vụ nhiệm vụ chính trị của từng giai đoạn cách mạng.
Trong tiến trình cách mạng, Đảng của giai cấp công nhân phải vạch ra đường lối chiến lược và sách lược của từng giai đoạn cụ thể. Trong từng giai đoạn đó, giải quyết vấn đề phải phục vụ nhiệm vụ chính trị của từng giai đoạn đó. Nói cách khác, trong từng giai đoạn cách mạng, giải quyết vấn đề tôn giáo để thực hiện thắng lợi mục tiêu cách mạng đề ra trong giai đoạn đó.
2.2. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH TÔN GIÁO VIỆT NAM
Việt Nam là quốc gia có nhiều loại hình tín ngưỡng tôn giáo. Với vị trí địa lý nằm ở khu vực Đông Nam Á, ba mặt giáp biển, Việt Nam rất thuận lợi trong mối giao lưu với các nước trên thế giới và cũng là nơi rất dễ dàng cho việc thâm nhập các luồng văn hóa, các tôn giáo trên thế giới
Về mặt dân cư, Việt Nam là quốc gia đa dân tộc với 54 dân tộc anh em. Mỗi dân tộc, kể cả người Kinh (Việt) đều lưu giữ những hình thức tín ngưỡng, tôn giáo riêng của mình. Người Việt có các hình thức tín ngưỡng dân gian như: thờ c