Tăng cường vai trò kinh tế của Nhà nước là nhân tố quan trọng để hình thành và hoàn thiện cơ chế quản lý kinh tế mới tại nước ta hiện nay

“Tư tưởng chủ đạo của kế hoạch và các chính sách kinh tế là giải phóng mọi năng lực sản xuất hiện có, khai thác mọi khả năng tiềm tàng của đất nước và sử dụng có hiệu quả sự giúp đỡ quốc tế để phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất đi đôi với xây dựng và củng cố quan hệ sản xuất XHCN”. Đó chính là lời khẳng định của Đảng tại Đại Hội VI (1986) về việc đổi mới cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường. Từ sau Đại Hội VI đến nay nước ta phát triển nền kinh tế hị trường (KTTT) được 16 năm và đã đạt được nhiều thành tựu, tốc độ tăng trưởng nền kinh tế hàng năm khá cao, năm 1990: 5.1%; 1991: 5.9%;1999: 4.8%; 2000: 6.8% và rất cao vào những năm 1994: 8.84%; 1995: 9.54%; 1996: 9.34%. Các thành tựu của nền kinh tế còn được đánh giá qua sự phát triển toàn diện của xã hội: Việt Nam được coi là đất nước hòa bình và ổn định về chính trị, xã hội; Hà Nội được bầu là thành phố hòa bình, nhiều hội nghị quốc tế quan trọng đã được tổ chức ở Việt Nam, tất cả điều đó nói lên sự tin tưởng của bạn bè thế giới đối với đất nước ta. Tuy nhiên nền kinh tế cũng phải đối mặt với những vấn đề nóng bỏng như lạm phát, thất nghiệp, cạnh tranh không lành mạnh, v.v .Nhà nước ta chủ trương phát triển nền KTTT theo định hướng XHCN đây là một khó khăn rất lớn bởi nền kinh tế chúng ta mới là “ định hướng XHCN, đang trong thời kì quá độ còn quá non trẻ, do đó việc giải quyết các mâu thuẫn thị trường rất khó khăn. Đâu sẽ là giải pháp cho nền kinh tế nước ta? Lúc này chúng ta mới nhắc đến vai trò của Nhà nước như là nhân tố trung tâm trong việc duy trì ổn định của KTTT thông qua các chính sách kinh tế vĩ mô. Trong nền KTTT chúng ta phải làm gì để Nhà nước thực hiện tốt vai trò của mình? Chính vì vậy tôi chọn đề tài: “Tăng cường vai trò kinh tế của Nhà nước là nhân tố quan trọng để hình thành và hoàn thiện cơ chế quản lý kinh tế mới ở nước ta hiện nay” làm đề tài của mình.

doc36 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 1815 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tăng cường vai trò kinh tế của Nhà nước là nhân tố quan trọng để hình thành và hoàn thiện cơ chế quản lý kinh tế mới tại nước ta hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu “Tư tưởng chủ đạo của kế hoạch và các chính sách kinh tế là giải phóng mọi năng lực sản xuất hiện có, khai thác mọi khả năng tiềm tàng của đất nước và sử dụng có hiệu quả sự giúp đỡ quốc tế để phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất đi đôi với xây dựng và củng cố quan hệ sản xuất XHCN”. Đó chính là lời khẳng định của Đảng tại Đại Hội VI (1986) về việc đổi mới cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường. Từ sau Đại Hội VI đến nay nước ta phát triển nền kinh tế hị trường (KTTT) được 16 năm và đã đạt được nhiều thành tựu, tốc độ tăng trưởng nền kinh tế hàng năm khá cao, năm 1990: 5.1%; 1991: 5.9%;1999: 4.8%; 2000: 6.8% và rất cao vào những năm 1994: 8.84%; 1995: 9.54%; 1996: 9.34%. Các thành tựu của nền kinh tế còn được đánh giá qua sự phát triển toàn diện của xã hội: Việt Nam được coi là đất nước hòa bình và ổn định về chính trị, xã hội; Hà Nội được bầu là thành phố hòa bình, nhiều hội nghị quốc tế quan trọng đã được tổ chức ở Việt Nam,… tất cả điều đó nói lên sự tin tưởng của bạn bè thế giới đối với đất nước ta. Tuy nhiên nền kinh tế cũng phải đối mặt với những vấn đề nóng bỏng như lạm phát, thất nghiệp, cạnh tranh không lành mạnh, v.v….Nhà nước ta chủ trương phát triển nền KTTT theo định hướng XHCN đây là một khó khăn rất lớn bởi nền kinh tế chúng ta mới là “ định hướng XHCN, đang trong thời kì quá độ còn quá non trẻ, do đó việc giải quyết các mâu thuẫn thị trường rất khó khăn. Đâu sẽ là giải pháp cho nền kinh tế nước ta? Lúc này chúng ta mới nhắc đến vai trò của Nhà nước như là nhân tố trung tâm trong việc duy trì ổn định của KTTT thông qua các chính sách kinh tế vĩ mô. Trong nền KTTT chúng ta phải làm gì để Nhà nước thực hiện tốt vai trò của mình? Chính vì vậy tôi chọn đề tài: “Tăng cường vai trò kinh tế của Nhà nước là nhân tố quan trọng để hình thành và hoàn thiện cơ chế quản lý kinh tế mới ở nước ta hiện nay” làm đề tài của mình. I. Lý luận chung về vai trò kinh tế của Nhà nước. 1. Sự cần thiết khách quan về vai trò kinh tế của Nhà nước nói chung. 1.1. Lịch sử ra đời vai trò kinh tế của Nhà nước qua các thời đại lịch sử: Nhà nước là công cụ của giai cấp thống trị được sử dụng để duy trì trật tự xã hội sao cho phù hợp với lợi ích của chính giai cấp thống trị. Trong lịch sử từ khi xuất hiện kiểu Nhà nước đầu tiên đến nay không có Nhà nước nào hoàn toàn tách rời các quá trình kinh tế bởi Nhà nước nào cũng dựa trên cơ sở kinh tế nhất định. Thật ra lịch sử đã chứng minh chức năng kinh tế của Nhà nước được phôi thai ngay từ buổi ban đầu, khi Nhà nước chỉ vừa xuất hiện. ở các thời kì khác nhau, ở các chế độ khác nhau, do tính chất Nhà nước khác nhau nên vai trò và chức năng kinh tế của Nhà nước có biểu hiện khác nhau. Trong thời đại chiếm hữu nô lệ. Nhà nước chủ nô đã trực tiếp dùng quyền lực của mình can thiệp vào việc phân phối của cải được sản xuất ra. Trong thời đại của Nhà nước chủ nô, của cải được sản xuất ra bởi những người nô lệ dưới sự chỉ huy điều khiển quá trình sản xuất của giai cấp chủ nô, nhưng khối lượng của cải ấy không được phân phối mà bị giai cấp chủ nô chiếm đoạt bằng bạo lực, các thủ đoạn bạo lực phi kinh tế ở đây được sử dụng làm công cụ chiếm đoạt, cưỡng bức kinh tế. Trong thời đại phong kiến Nhà nước phong kiến không chỉ can thiệp vào việc phân phối của cải mà còn đứng ra tập hợp lực lượng nhân dân xây dựng kết cấu hạ tầng cho sản xuất nông nghiệp, khuyến khích quan lại đi mở mang các vùng đất mới để ra các chính sách ruộng đất thích hợp với từng thời kì. Nhìn chung các hoạt động này diễn ra một cách tự phát. Tuy nhiên chức năng quản lý kinh tế được các Nhà nước phong kiến phương Đông nhận thức sớm hơn so với các Nhà nước phong kiến phương Tây. Phương thức sản xuất phong kiến tan rã, chủ nghĩa tư bản (CNTB) ra đời, tư tưởng kinh tế đầu tiên của giai cấp tư sản xuất hiện trong giai đoạn này là chủ nghĩa trọng thương. Tư tưởng xuất phát của chủ nghĩa trọng thương cho rằng: Tiền là nội dung căn bản của của cải, là tài sản thật sự của một quốc gia. Do đó mục tiêu chủ yếu của các chính sách kinh tế của mỗi nước là tăng gia khối lượng tiền tệ và Nhà nước có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy hoạt động ngoại thương để ngày càng tạo ra nhiều của cải cho xã hội. Chủ nghĩa trọng thương đã trở thành lỗi thời và bắt đầu tan rã ngay từ đầu thế kỉ XVII, trước hết là ở Anh. Những sự kiện kinh tế - xã hội, khoa học ở cuối thế kỉ XVII như cách mạng tư sản Anh đã chứng tỏ thời kì tích lũy ban đầu của chủ nghĩa tư bản đã kết thúc và thời kì sản xuất tư bản chủ nghĩa (TBCN) bắt đầu. Tính chất phiến diện của học thuyết trọng thương trở nên quá rõ ràng đòi hỏi phải có lý luận mới để đáp ứng với sự vận động và phát triển của sản xuất TBCN. Trên cơ sở đó, chính trị kinh tế học cổ điển Anh ra đời, tiêu biểu cho trường phái này là nhà kinh tế chính trị cổ diển Anh Adamsmith (1723 - 1790) với thuyết “ bàn tay vô hình” và nguyên lý “ Nhà nước không can thiệp” vào hoạt động của nền kinh tế. Tuy nhiên đầu những năm 30 của thế kỉ XX, khủng hoảng kinh tế rổ ra thường xuyên, đặc biệt là khủng hoảng 1929 – 1933 đã chứng tỏ rằng “ bàn tay vô hình” không thể đảm bảo điều kiện ổn định cho kinh tế thị trường phát triển. Từ đó nhiều trường phái kinh tế chính trị tư sản lần lượt xuất hiện, tiêu biểu là các trường phái kinh tế chính trị mới, trường phái Keynes, chủ nghĩa tự do mới v.v… trong đó tiêu biểu là trường phái keynes – John Menard Keynes (1884 - 1946) đã đưa ra thuyết “ Nhà nước điều tiết nền kinh tế thị trường” hay còn gọi là “ Bàn tay hữu hình”. Theo thuyết này để hạn chế khủng hoảng thất nghiệp, đảm bảo cho sự cân bằng kinh tế thì phải có sự can thiệp của Nhà nước vào kinh tế cả ở tầm vĩ mô và vi mô. Song những chấn động lớn vẫn diễn ra và ngày càng trầm trọng. Điều này làm tăng làn sóng phê phán lý thuyết của Keynes và làm xuất hiện tư tưởng phối hợp “bàn tay vô hình” với Nhà nước để điều chỉnh nền KTTT. Nổi bật là quan điểm “kinh tế hỗn hợp” của Paul Samuelson (1915), một nhà kinh tế người Mỹ. Theo đó, cơ chế thị trường xác định giá cả và sản lượng, trong khi đó chính phủ điều tiết thị trường bằng các chương trình thuế và luật lệ, cả chính phủ và thị trường đều có vai trò quan trọng thiết yếu. Chính vì vậy vai trò quản lý kinh tế của Nhà nước ngày càng được xác lập và nâng cao. Qua những điều trên ta nhận thấy rằng cho dù có nhiều thuyết khác nhau nhưng không ai phủ nhận được vai trò kinh tế của Nhà nước trong việc ổn định và phát triển nền KTTT. 1.2. Tính tất yếu khách quan trong việc xuất hiện vai trò kinh tế của Nhà nước: Nhà nước là một tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị, một bộ máy chuyên làm nhiệm vụ cưỡng chế và thực hiện các chức năng quản lý đặc biệt nhằm duy trì trật tự xã hội, thực hiện những mục đích của giai cấp thống trị và bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị đó trong xã hội. Tuy nhiên Nhà nước còn là lực lượng quản lý toàn bộ xã hội, đảm bảo cho toàn xã hội phát triển. Nhà nước có vai trò về kinh tế, chính trị, đời sống xã hội; và vai trò kinh tế là một trong những vai trò quan trọng của Nhà nước. Cùng với sự phát triển của khoa học kĩ thuật hiện đại, nhiều loại công cụ lao động tiên tiến đã được sử dụng trong các lĩnh vực sản xuất công nghiệp, nông nghiệp,… đã ngày càng tạo ra được khối lượng sản phẩm lớn. Trên thị trường xuất hiện nhiều doanh nghiệp cùng sản xuất một loại sản phẩm vì thế đã xuất hiện sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp. Vì vậy cần sự điều tiết của xã hội đối với sản xuất nhằm hạn chế sự cạnh tranh không lành mạnh Mặc dù nền KTTT có những ưu điểm to lớn không thể phủ nhận được nhưng nó cũng nảy sinh nhiều nhược điểm, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất và đời sống xã hội: Sản xuất mù quáng gây ra khủng hoảng (thừa, thiếu): Các nhà sản xuất vì mục tiêu lợi nhuận đã sản xuất ra khối lượng sản phẩm lớn, vượt quá nhu cầu của thị trường; trong khi đó khả năng mua sắm của dân cư có hạn, dần dần dẫn đến sự khủng hoảng trên thị trường hàng hóa – dịch vụ. Các doanh nghiệp trong cơ chế thị trường hoạt động không thể tránh khỏi sự cạnh tranh không lành mạnh, đã làm phá sản nhiều doanh nghiệp. Các doanh nghiệp có thể dùng nhiều thủ đoạn, thế lực để gây khó khăn cho nhau nhằm hạn chế nhau. Các doanh nghiệp phá sản sẽ dẫn theo tỷ lệ thất nghiệp tăng nhanh, khiến cho đời sống người lao động gặp nhiều khó khăn, tệ nạn xã hội phát triển nhanh. Cũng vì mục tiêu lợi nhuận nên một số ngành phát triển được nhiều doanh nghiệp trú trọng đầu tư. Các ngành có lợi nhuận thấp hơn rất ít được trú trọng đầu tư. Chính hiện tượng này đã dẫn đến việc đầu tư không cân đối giữa các ngành, nền kinh tế phát triển lệch lạc. Mặt khác cũng tạo ra sự phát triển không cân đối giữa các vùng trên một lãnh thổ. Có những vùng dân cư tập trung đông do có nền kinh tế phát triển, nhưng có những vùng dân cư tập trung quá thưa thớt cũng gây khó khăn cho việc phát triển kinh tế. Với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, người lao động có thu nhập ngày càng tăng. Tuy nhiên sự tăng lên này không đều giữa các bộ phận dân cư đã dẫn đến sự phân hóa thu nhập ngày càng sâu sắc. Đây là một khuyết tật to lớn của nền KTTT. Bộ phận người giàu vẫn có thu nhập ngày càng cao; còn bộ phận người nghèo, người lao động có thu nhập đã cao hơn so với trước đây nhưng nhìn chung thì vẫn còn thấp. Sự phân hóa thu nhập đi liền với sự phân hóa giàu nghèo. Trong xã hội xuất hiện hai bộ phận đối lập với nhau về lợi ích là người giàu và người nghèo. Các doanh nghiệp trong quá trinhg sản xuất đã cố ý, hoặc không cố ý gây ảnh hưởng đến môi trường sinh thái. Sự ô nhiễm môi trường đất, nước không khí, tiếng ồn,… ngày càng gia tăng nhanh. Hiện tượng phá rừng bừa bãi, khai thác tài nguyên không hợp lý đã đến mức báo động. Nhiều doanh nghiệp không chú ý đầu tư cho hệ thống sản xuất nhằm hạn chế sự thải chất độc ra ngoài môi trường, cũng một phần do sự đầu tư này khá tốn kém. Trong nền KTTT, do mục tiêu trên hết là lợi nhuận, là tiền vì vậy con người có thể dùng nhiều thủ đoạn để kiếm được lời lãi, mà không để ý gì đến hậu quả mà công việc của mình đã gây ra cho môi trường. Do đó đã làm cho quan hệ của con người dễ bị bóp méo, và thường bị chi phối bởi dục vọng thấp hèn nhằm hạn chế đối phương và trục lợi cá nhân. Chính vì vậy mà các tệ nạn xã hội, việc thanh toán lẫn nhau,… ngày càng gia tăng trong xã hội. Chính vì những ưu, nhược điểm này mà cần có sự quản lý của Nhà nước nhằm cân bằng lại thị trường và xã hội, với mục đích là ngày càng làm cho nền kinh tế phát triên cân đối bền vững, và làm cho xã hội ngày càng ổn định. 2. Sự hình thành cơ chế quản lý Kinh tế mới ở Việt Nam: 2.1. Cơ chế quản lý Kinh tế trước năm 1980: Sau khi miền Bắc được hoàn tờn giải phóng (1954) Nhà nước bắt tay bào khôi phục và xây dựng nền khinh tế miền Bắc đi lên con đường XHCN. Dựa vào kinh nghiệm của các nước XHCN đi trước, đất nước ta đã bắt đầu xây dựng mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung dựa trên hình thức sở hữu công cộng về tư liệu sản xuất (TLSX). Vấn đề chủ yếu của cơ chế quản lý Kinh tế giai đoạn này là: Kế hoạch hóa được coi là cơ chế quản lý với kế hoạch là công cụ số một, có tính chất pháp lệnh bắt buộc trực tiếp hoặc gián tiếp đối với tất cả các ngành, các cấp, các tổ chức kinh tế xã hội, các đơn vị kinh tế và công dân. Luật pháp về kinh tế (mới có rất ít) và các công cụ quản lý khác đều được xếp sau công cụ kế hoạch. Nhà nước quản lý trực tiếp bằng các chỉ tiêu kế hoạch mang tính chất pháp lệnh, quy định tỉ mỉ và chặt chẽ: Sản xuất cái gì, sản xuất bao nhiêu, phân phối như thế nào,…Doanh nghiệp Nhà nước chỉ có nhiệm vụ chấp hành các mệnh lệnh sắp xếp đó. Mọi sự thay đổi trong kế hoạch và tổ chức thực hiện đều phải báo cáo lên cơ quan có trách nhiệm và khi được chấp nhận mới được triển khai. Nhà nước thực hiện chế độ bao cấp với mọi đơn vị cấp dưới và các doanh nghiệp Nhà nước. Đầu vào của doanh nghiệp do Nhà nước cấp phát hoàn toàn, do vậy toàn bộ sản phẩm làm ra đều phải giao nộp lại cho Nhà nước để Nhà nước phân phối . Từ quan điểm lịch sử mà xét thì cơ chế kế hoạch hóa đã góp phần đắc lực trong việc động viên nhân tài, vật lực phục vụ cho các nhiệm vụ sản xuất và chiến đấu phù hợp với đặc điểm tình hình lịch sử của đất nước ta trong hoàn cảnh chiến tranh và sau chiến tranh đất nước còn nhiều khó khăn. Nhà nước quản lý được tập trung thống nhất và giải quyết được những nhu cầu công cộng của xã hội và an ninh. Hạn chế được sự phân hóa giàu nghèo và bất công xã hội, tập trung nguồn lực để giải quyết được những cân đối lớn của nền Kinh tế Quốc dân. Tuy vậy sau năm 1975, khi đất nước đã hoàn toàn giải phóng thống nhất, khi tình hình trong nước cũng như tình hình thế giới đã có nhiều biến đổi. Chúng ta đã không kịp thời thay đổi cơ chế quản lý cho phù hợp, trái lại vẫn vẫn tiếp tục duy trì cơ chế cũ ở miền Bắc và áp dụng nguyên xi vào miền Nam. Vì vậy nhiều hậu quả với những tác hại khôn lường đã xảy ra: Động lực của người lao động và cán bộ quản lý bị triệt tiêu, do Chủ nghĩa bình quân trong phân phối nên người lao động không năng động, sáng tạo, không nhiệt tình làm việc, không quan tâm tới tiết kiệm vật tư, nguyên liệu,… cho nên năng suất lao động ngày càng giảm và chi phí trên một đơn vị ngày càng tăng. Hiệu quả kinh tế thấp. Do chỉ sản xuất theo kế hoạch mà kế hoạch lại không thể bao quát toàn bộ mọi nhu cầu của nền kinh tế và xã hội. Vì thế cho nên sản xuất không phù hợp với tiêu dùng (có cái thì thừa, lại có thứ thì thiếu), đã gây ra lãng phí rất lớn. Do không có cạnh tranh cần thiết nên kỹ thuật, công nghệ chậm được đổi mới. Các doanh nghiệp làm ăn tốt không được tạo điều kiện phát triển mạnh, còn các doanh nghiệp làm ăn kém không bị đào thải kịp thời. Bao bì đóng gói sản phẩm không được đổi mới mẫu mã, vì vậy chất lượng sản phẩm, mẫu mã ngày càng kém giá thành lại ngày càng cao. Do hạch toán mang nặng tính hình thức dẫn đến tình trạng lỗ lãi không rõ ràng. Tất cả những điều này làm cho hiệu quả kinh tế chung ngày càng giảm sút rõ ràng. Hàng hóa trên thị trường thiếu hụt trầm trọng do việc phân phối định lượng theo tem phiếu. Giá cả hàng hóa được quy định thấp một cách giả tạo và sự chia cắt thị trường theo kiểu “cát cứ” địa phương. Nền kinh tế rơi vào khủng hoảng, sản xuất đình đốn, giá cả leo thang dẫn đến lạm phát, đời sống nhân dân khó khăn. Tốc độ gia tăng vốn cho sản xuất giảm sút (do viện trợ từ các nước ngoài trong thời kỳ chiến tranh nay không còn nữa), không theo kịp tốc độ giảm sút năng suất lao động đã làm cho lạm phát lên đến 700%, khiến giá cả tăng vọt gấp hàng chục lần bình thường, đời sống của người lao động càng khó khăn hơn. Chính tình hình trên đã gây áp lực rất mạnh mẽ từ dưới lên trên nhằm đưa nền kinh tế thoát khỏi khủng hoảng , từng bước ổn định và nâng cao đời sống nhân dân. 2.2. Cơ chế thị trường: Khi nói tới cơ chế thị trường là nói tới bộ máy tự điều tiết quá trình sản xuất và lưu thông sản xuất và lưu thông hàng hóa, điều tiết sự vận động của nền kinh tế thị trường. Cơ chế thị trường là một khái niệm rộng, dựa trên Kinh tế chính trị Mac–Lênin thì “cơ chế thị trường là tổng thể các nhân tố, quan hệ, môi trường, động lực và quy luật phân phối sự vận đông của thị trường” ( Kinh tế Chính trị học, NXB Sự Thật, Hà Nội 1993, trang 65), “Cơ chế thị trường là một hình thức tổ chức kinh tế, trong đó cá nhân người dùng và các doanh nghiệp tác động qua lại lẫn nhau trên thị trường để xác định vấn đề trung tâm của tổ chức kinh tế là: Sản xuất cái gì ? Sản xuất như thế nào ? Và sản xuất cho ai ?”. Cũng có thể khái quát cơ chế thị trường là “bộ máy” kinh tế điều tiết toàn bộ sự vận động của kinh tế thị trường, điều tiết quá trình sản xuất và lưu thông hàng hóa thông qua sự tác động của các quy luật kinh tế của nền kinh tế thị trường. Đặc biệt là quy luật giá trị – quy luật kinh tế căn bản của sản xuất và lưu thông hàng hóa. Cơ chế thị trường không phải là một sự hỗn độn mà là một trật tự kinh tế, là bộ máy tinh vi phối hợp một cách không có ý thức hoạt động của người tiêu dùng và người sản xuất thông qua hệ thống giá cả thị trường. Cơ chế thị trường bao gồm các nhân tố cơ bản là “cung”, “cầu” và “giá cả thị trường”. Cầu là nhu cầu của xã hội về hàng hóa được biểu hiện trên thị trường ở một mức giá nhất định, nó bị giới hạn bởi khả năng thanh toán của dân cư. Hay cụ thể hơn cầu là lượng một mặt hàng mà người mua muốn mua ở một mức giá nhất định. Khi giá cả càng cao thì lượng hàng hóa mà người mua muốn mua càng ít và ngược lại giá cả càng thấp thì lượng hàng hóa mà người mua muốn mua càng nhiều. Cung là lượng hàng hóa có trên thị trường và có thể đưa đến thị trường ở một mức giá nhất định. Nói một cách cụ thể hơn, cung là lượng một mặt hàng mà người bán muốn bán ở một mức giá nhất định. Trong điều kiện các yếu tố ảnh hưởng đến cung một loại hàng hóa không thay đổi, nếu giá cả hàng hóa càng cao thì người sản xuất càng cung cấp cho thị trường một lượng hàng hóa nhiều và ngược lại. Giữa các nhân tố của cơ chế thị trường có mối quan hệ mật thiết với nhau. Giá cả thị trưòng phản ánh tương quan cung – cầu, còn các yếu tố cung, cầu đều phụ thuộc vào giá cả thị trường. Cơ chế thị trường có những ưu điểm to lớn có tác động đến toàn bộ nền kinh tế hàng hóa. Khi cơ chế thị trường phát triển thì kích thích mạnh việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, tăng năng suất lao động, nâng cao trình độ xã hội hóa sản xuất. Kinh tế thị trường lấy lợi nhuận siêu ngạch làm động lực hoạt động. Chính động lực này là nguyên nhân kích thích hoạt động của các chủ thể kinh tế, nó đòi hỏi các doanh nghiệp thường xuyên hạ thấp chi phí lao động cá biệt xuống thấp hơn chi phí lao động xã hội cần thiết. Điều này đòi hỏi phải nâng cao năng suất lao động trên cơ sở áp dụng những thành tựu mới của khoa học kỹ thuật công nghệ sản xuất. Cơ chế thị trường có tính năng động và khả năng thích nghi nhanh chóng. Sở dĩ như vậy vì trong kinh tế thị trường tồn tại một nguyên tắc: Ai đưa ra thị trường một loại hàng hóa mới và đưa ra sớm nhất sẽ thu được lợi nhuận cao nhất. Điều đó tất yếu đòi hỏi phải năng động thường xuyên. Trong nền kinh tế thị trường hàng hóa rất đa dạng, phong phú cả về mẫu mã, chất lượng, kích cỡ, giá cả,…Chất lượng hàng hóa không ngừng được nâng cao để đáp ứng ngày càng tốt hơn những nhu cầu vật chất văn hóa và sự phát triển toàn diện của mọi thành viên trong xã hội. Tuy nhiên nền kinh tế thị trường cũng tồn tại không ít các nhược điểm mà hiện nay cần khắc phục. Do chạy theo lợi nhuận tối đa nên giữa các doanh nghiệp có sự cạnh tranh không lành mạnh: Đầu cơ, buôn lậu và lối sống duy vật chất, xem thường truyền thống và các chuẩn mực đạo đức của xã hội. Trong xã hội khó tránh khỏi sự lừa gạt lẫn nhau, sự giành giật thị trường, hợp đồng của nhau để gây ra sự phá sản của các doanh nghiệp. Chính sự cạnh tranh không lành mạnh này đã dẫn đến sự bất ổn định trong nền kinh tế, dần dần dẫn đến sự bất ổn định của toàn xã hội. Vì động cơ lợi nhuận cho nên số nhu cầu công cộng rất cần cho xã hội và mọi người nhưng lợi nhuận thấp hoặc không có nên không có doanh nghiệp nào thực hiện, những yêu cầu về an ninh quốc phòng và xã hội không được giải quyết thỏa đáng. Cũng vì mục đích lợi nhuận là tối đa và duy nhất nên các doanh nghiệp đã lạm dụng tài nguyên quốc gia, tàn phá đất đai, rừng đầu nguồn, ô nhiễm không khí, đất đai. Lượng khí thải công nghiệp thải ra bầu khí quyển ngày càng nhiều đã làm cho nhiệt độ trái đất ngày càng nóng lên, gây ra lũ lụt, hạn hán ở nhiều nơi trên trái đất. Diện tích rừng ngày càng bị thu hẹp nhanh chóng khiến cho đất đai bị xói mòn, ngày càng bị xa mạc hóa. Kinh tế thị trường tạo ra sự phân hóa giai cấp do đó đã làm tăng thêm mâu thuẫn giai cấp. Tác động của kinh tế thị trường đã dẫn đến tình trạng một bộ phận người trở lên giàu có, còn một số người khác lại nghèo đi, trở thành những người làm thuê. Sự ngăn cách giàu nghèo ngày càng mở rộng, tỉ lệ người thất nghiệp ngày càng tăng. Sự đối kháng về kinh tế là cơ sở của đấu tranh giai cấp. Khủng hoảng sản xuất là căn bệnh cố hữu của các nền kinh tế thị trường phát triển. Do mức cung hàng hóa vượt quá mức cầu có thể thanh toán dẫn đến tình trạng dư thừa hàng hóa, dẫn đến khủng hoảng sản xuất “ thừa”. Các cuộc
Luận văn liên quan