Thạch cao và quy trình sản xuất thạch cao

Khi nhào trộn thạch cao với nước để tạo ra vữa phải nhào trộn với một lượng nước thích hợp nhằm đảm bảo hai yêu cầu vừa dễ thi công vừa đạt được cường độ chịu lực cao. Lượng nước đó đảm bảo cho hồ thạch cao có độ đặc tiêu chuẩn và được biểu thị bằng tỷ lệ % nước so với khối lượng của thạch cao: N/X = 0,5 – 0,7 Lượng nước tiêu chuẩn của thạch cao được xác định như sau : Dùng dụng cụ Xuttard gồm một ống làm bằng đồng, đường kính trong bằng 5,0 cm; cao 10 cm và một tấm kính vuông có cạnh bằng 20 cm. Trên tấm kính hoặc trên miếng giấy dán dưới tấm kính vẽ một loạt các vòng tròn đồng tâm có đường kính dưới 14cm, các vòng tròn cách nhau 1cm, các vòng tròn to hơn vẽ cách nhau 2cm. Cân 300g thạch cao trộn với 50 - 70% nước, cho thạch cao vào nước và trộn nhanh (trong 30 giây) từ dưới lên trên cho đến khi hỗn hợp đồng đều rồi để yên trong một phút. Sau đó trộn mạnh 2 cái rồi đổ nhanh hồ thạch cao vào ống trụ đặt trên tấm kính nằm ngang, dùng dao gạt bằng mặt thạch cao ngang mép hình trụ. Tất cả các động tác này làm không quá 30 giây, rút ống trụ lên theo phương thẳng đứng, khi đó hồ thạch cao chảy xuống tấm kính thành hình nón cụt. Nếu đường kính đáy nón cụt bằng 12cm thì hồ đã đạt độ đặc tiêu chuẩn, lượng nước đã nhào trộn gọi là lượng nước tiêu chuẩn. Nếu đường kính đáy nón cụt lớn hơn hoặc nhỏ hơn 12 cm, phải trộn hồ thạch cao khác với lượng nước ít hơn hoặc nhiều hơn và tiếp tục thí nghiệm như trên để tìm được lượng nước tính bằng % so với khối lượng của thạch cao ứng với hồ có độ đặc tiêu chuẩn.

doc10 trang | Chia sẻ: superlens | Lượt xem: 13208 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thạch cao và quy trình sản xuất thạch cao, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục THẠCH CAO VÀ QUY TRÌNH SẢN XUẤT THẠCH CAO A.GIỚI THIỆU VỀ THẠCH CAO I.Khái niệm về thạch cao và phân loại thạch cao Thạch cao xây dựng là một chất kết dính cứng rắn được trong không khí, chế tạo bằng cách nung thạch cao hai phân tử nước (CaSO4.2H2O) ở nhiệt độ 140-1700C đến khi biến thành thạch cao nửa phân tử nước (CaSO4.0,5H2O) rồi nghiền thành bột nhỏ. Cũng có thể nghiền thạch cao hai nước trước rồi mới nung thành thạch cao nửa nước. Trong một số sơ đồ công nghệ việc nghiền và nung được tiến hành cùng trong một thiết bị: 2CaSO4.2H2O ------->2CaSO4.0,5H2O + 1,5H2O  (ở 140-1700C)  Khi nung thạch cao xây dựng được tạo thành theo phản ứng :  Nếu nhiệt độ nung cao 600 - 7000C thì đá thạch cao hai nước biến thành thạch cao cứng CaSO4, loại này có tốc độ cứng rắn chậm hơn so với thạch cao xây dựng Hình 1 Đá thạch cao II.Các tính chất của thạch cao 1.Độ mịn Thạch cao nung xong được nghiền thành bột mịn, thạch cao càng mịn thì quá trình thủy hóa càng nhanh, cứng rắn càng sớm và cường độ càng cao. Độ mịn của thạch cao phải đạt chỉ tiêu lượng sót trên sàng 918 lỗ/cm2 đối với thạch cao loại I không lớn hơn 25% đối với loại II không lớn hơn  35%. Hình 2 : Độ mịn thạch cao 2.Khối lượng riêng Khối lượng riêng      : ρ = 2600 - 2700 kg/m3.  Khối lượng thể tích  : ρv = 800 - 1000 kg/m3. 3.Lượng nước tiêu chuẩn Khi nhào trộn thạch cao với nước để tạo ra vữa phải nhào trộn với một lượng nước thích hợp nhằm đảm bảo hai yêu cầu vừa dễ thi công vừa đạt được cường độ chịu lực cao. Lượng nước đó đảm bảo cho hồ thạch cao có độ đặc tiêu chuẩn và được biểu thị bằng tỷ lệ % nước so với khối lượng của thạch cao: N/X = 0,5 – 0,7 Lượng nước tiêu chuẩn của thạch cao được xác định như sau :  Dùng dụng cụ Xuttard gồm một ống làm bằng đồng, đường kính trong bằng 5,0 cm; cao 10 cm và một tấm kính vuông có cạnh bằng 20 cm. Trên tấm kính hoặc trên miếng giấy dán dưới tấm kính vẽ một loạt các vòng tròn đồng tâm có đường kính dưới 14cm, các vòng tròn cách nhau 1cm, các vòng tròn to hơn vẽ cách nhau 2cm.  Cân 300g thạch cao trộn với 50 - 70% nước, cho thạch cao vào nước và trộn nhanh (trong 30 giây) từ dưới lên trên cho đến khi hỗn hợp đồng đều rồi để yên  trong một phút. Sau đó trộn mạnh 2 cái rồi đổ nhanh hồ thạch cao vào ống trụ đặt trên tấm kính nằm ngang, dùng dao gạt bằng mặt thạch cao ngang mép hình trụ. Tất cả các động tác này làm không quá 30 giây, rút ống trụ lên theo phương thẳng đứng, khi đó hồ thạch cao chảy xuống tấm kính thành hình nón cụt. Nếu đường kính đáy nón cụt bằng 12cm thì hồ đã đạt độ đặc tiêu chuẩn, lượng nước đã nhào trộn gọi là lượng nước tiêu chuẩn. Nếu đường kính đáy nón cụt lớn hơn hoặc nhỏ hơn 12 cm, phải trộn hồ thạch cao khác với lượng nước ít hơn hoặc nhiều hơn và tiếp tục thí nghiệm như trên để tìm được lượng nước tính bằng % so với khối lượng của thạch cao ứng với hồ có độ đặc tiêu chuẩn.  Hình 3 : Tiêu chuẩn lượng nước trong thạch cao 4.Thời gian đông kết Sau khi trộn thạch cao với nước hồ thạch cao dần dần đông đặc lại . Thời gian từ khi bắt đầu nhào trộn thạch cao với nước cho tới khi hồ thạch cao mất dẻo và bắt đầu có khả năng chịu lực gọi là thời gian đông kết. Thời gian đông kết của thạch cao bao gồm hai giai đoạn: Thời gian bắt đầu đông kết: Là khoảng thời gian từ khi bắt đầu nhào trộn thạch cao với nước đến  khi hồ mất tính  dẻo. Ứng với lúc kim vika có đường kính 1,1mm lần đầu tiên cắm sâu cách tấm kính ≤0,5 mm.  Thời gian kết thúc đông kết : Là khoảng thời gian từ khi bắt đầu nhào trộn thạch cao với nước đến khi hồ có cường độ nhất định, ứng với lúc kim vika có đường kính 1,1 mm lần đầu tiên cắm sâu vào hồ ≤0,5 mm. *Ý nghĩa của thời gian đông kết của hồ thạch cao  Sau khi đã bắt đầu đông kết hồ, vữa và bê tông thạch cao không được đổ vào khuôn hoặc dùng để trát bề mặt, đặc biệt sau khi thạch cao đã kết thúc đông kết, vì khi đó các thao tác của quá trình thi công sẽ phá vỡ cấu trúc mới được hình thành của hồ thạch cao làm cho cường độ chịu lực giảm đi nhiều. Chính vì vậy phải thi công vữa và bê tông thạch cao trong khoảng thời gian từ lúc trộn đến lúc bắt đầu đông kết.  Các loại thạch cao có thời gian đông kết khác nhau. Nếu đông kết sớm quá thì việc thi công phải  hết sức khẩn trương, có khi thi công không kịp nhưng cường độ lúc đầu cao và ngược lại. Với ý nghĩa như trên nên thời gian đông kết của hồ thạch cao được quy định: Thời gian bắt đầu đông kết 6 phút. Thời gian kết thúc đông kết ≤30 phút. Để có chế độ thi công hợp lý và đảm bảo chất lượng công trình thời gian đông kết của  thạch cao cần phải được xác định cụ thể bằng cách sau :  Hình 4 : Dụng cụ xát định thời gian đông kết *Dụng cụ  thử: Là  máy cắm kim vika (hình  4-1) gồm bộ phận chính là thanh chạy có gắn kim chỉ thị di chuyển theo phương thẳng đứng bên cạnh thước khắc độ từ 0 đến 40 mm gắn trên giá. Ở đầu dưới thanh chạy gắn một cái kim thép đường  kính 1,1mm, chiều dài 50 mm, khối lượng của thanh và kim bằng 120 g. Ngoài ra còn có một khâu hình côn làm bằng nhựa ebonit hoặc bằng đồng thau cao 40mm, đường kính trên 65mm, đường kính dưới 75mm và một tấm kín vuông có kích thước 10 x 10 mm.  *Cách xác định: Thời gian bắt đầu đông kết và thời gian kết thúc đông kết được xác định như sau: Đổ một lượng nước tương ứng với độ đặc tiêu chuẩn của hồ thạch cao vào một chậu bằng kim loại hoặc bằng sứ; Sau đó đổ vào chậu 200g thạch cao, bắt đầu tính thời gian rồi trộn đều bằng tay. Phải đổ từ từ trong 30 giây cho hồ thạch cao vào khâu của máy đặt trên tấm kính, cắt hồ thừa bằng dao và miết bằng mặt. Sau đó đặt khâu dưới kim của máy cho đầu kim xuống sát mặt hồ, mở ốc hãm thanh chạy và kim tự do rơi xuống cắm vào hồ thạch cao. Cứ 30 giây cho kim rơi một lần, cắm ở các vị trí khác nhau, trước khi cho kim rơi phải lau sạch kim. Dùng đồng hồ theo dõi thời gian trong suốt quá trình trộn và thả kim rơi.  Thời gian bắt đầu đông kết là khoảng thời gian từ lúc bắt đầu trộn thạch cao với nước cho đến khi lần đầu tiên kim cắm cách tấm kính đáy   ≤0,5 mm.  Thời gian kết thúc đông  kết là khoảng thời gian từ lúc bắt đầu trộn thạch cao với nước cho đến khi lần đầu tiên kim cắm sâu vào hồ thạch cao ≤0,5 mm.  Có thể dùng chất làm tăng nhanh hoặc làm chậm đông kết, pha vào hồ thạch cao với liều lượng bằng 0,5 - 2% khối lượng thạch cao để thay đổi thời gian đông kết của thạch cao. Chất làm chậm đông kết là vôi và chất làm nhanh đông kết là natri sunfat (Na2SO4).  5.Cường độ chịu lực Khi sử dụng trong công trình, đá thạch cao có thể chịu nén hoặc chịu kéo v.v... Tuy nhiên cường độ chịu nén vẫn là chủ yếu và nó đặc trưng cho cường độ của thạch cao, cường độ nén là một chỉ tiêu để đánh giá phẩm chất của thạch cao. Do đó quy định cường độ nén sau 1,5 giờ đối với thạch cao loại 1 không nhỏ hơn 45 kG/cm2 và đối với thạch cao loại 2 không nhỏ hơn 35kG/cm2.  Để đánh giá cường độ nén của thạch cao người ta đúc 3 mẫu hình lập phương cạnh 7,07 cm và đem nén sau 1,5 giờ bảo dưỡng. Cách tiến hành như sau :  Trộn thạch cao với một lượng nước tương ứng với độ đặc tiêu chuẩn của hồ thạch cao cho tới khi đồng nhất sau đó đổ ngay vào các khuôn. Sau khi đổ đầy khuôn miết phẳng mặt, sau 1 giờ tính từ lúc bắt đầu trộn thạch cao với nước thì tháo mẫu ra khỏi khuôn, sau 1,5 giờ đem thí nghiệm nén các mẫu.  Giới hạn cường độ chịu nén của thạch cao bằng trị số trung bình cộng của các kết quả thí nghiệm trên 3 mẫu.  III.Các yêu cầu kĩ thuật Đá thạch cao Thái Lan Độ tinh khiết (CaSO4, 2H2O): tối thiểu 95% Độ ẩm: tối đa 3% Hàm lượng nước tinh khiết: ≥19% Hàm lượng SO3: ≥44% Cở hạt: 0-25mm, 25-50mm Tạp chất: 2% max Hình dạng cự c nhỏ: dăm Màu sắc: trắng sáng, trắng ngã vàng Kích thước : <2mm Đá thạch cao Lào Thạch cao cục Hàm lượng: CaSO4.2H2O>95% Hàm lượng: SO3 >43% Khối lượng riêng: 2,31-2,33g/cm3 Màu sắc: trắng xám, vàng nhạt Kích thước: 150-300mm Hàm lượng CaSO4: 92,4% Độ mịn (phần còn lại trên sàng 0.8mm): 4.8% Cường độ chịu nén gãy: 3,8Mpa Cường độ chịu nén: 6,87 Mpa Thời gian đông kết: Thời gian bắt đầu đông kết: 1 phút 30’’ đến 2 phút Thời gian kết thúc đông kết: 16 phút 30’’ đến 17 phút IV.Công dụng và sự phổ biến của thạch cao trong xây dựngns 1.Độ phổ biến Thạch cao có thể được sử dụng làm tường, làm trần. Do đó, để phù hợp cho từng mục đích và sử dụng đúng cách cần  với  hiểu, phân loại được chúng sẽ mang lại hiệu quả cao cho ngôi nhà của bạn. Tấm thạch cao là một trong những vật liệu phổ biến dùng để làm trần hoặc tường nội thất trong xây dựng gia dụng và thương mại. Vật liệu này ngày càng được sử dụng nhiều hơn trong xây dựng dân dụng và công nghiệp do có đặc tính thi công nhanh gọn, cách âm, cách nhiệt,  tính thẩm mỹ cao, không độc hại, không cháy. 2.Công dụng Thạch  cao là chất kết dính chỉ rắn và giữ được độ bền trong không khí, nhưng có độ bóng, mịn, đẹp do đó được dùng để chế tạo vữa trát ở nơi khô ráo, làm mô hình hay vữa trang trí Thạch cao còn có khả năng chống cháy và cách nhiệt rất tốt, không hấp thu độ nóng và tỉ lệ dẫn nhiệt thấp hơn các loại vật liệu khác như bê-tông, gạch, kính Vì vậy tấm thạch cao có thể ngăn cản sức nóng và giảm đi năng lượng tiêu thụ cho hệ thống máy điều hòa. Vì có đặc tính cách nhiệt nên tấm thạch cao được sử dụng rộng rãi cho trần và tường nội thất để ngăn ngừa hỏa hoạn. Hơn nữa, nó cũng rất thường được dùng như là phần bọc ngoài của các cấu trúc cao tầng nhằm ngăn ngừa thiệt hại trong trường hợp có cháy. Tấm thạch cao có khả năng chịu đựng được lửa trong hơn 3 giờ đồng hồ. Một chức năng khác nữa là cách âm. Tấm thạch cao có khả năng làm giảm đi âm thanh từ khoảng giữa 35-60dB. Đây chính là lý do vì sao các rạp hát, nhà máy thường chọn tấm thạch cao cho hệ thống cách âm. B.QUY TRÌNH SẢN XUẤT TẤM THẠCH CAO VÀ GIÁ THÀNH I.Quy trình sản xuất 1.Thạch cao chống cháy 1.1 Vật liệu Được làm bằng bột thạch cao trộn lẫn với sợi thủy tinh và phụ Micro Silica để tạo đặc tính chống cháy. Giấy bao thạch cao được thiết kế để cách nhiệt từ 1-3 h. 1.2 Tỉ lệ trộn Tùy nhu cầu sử dụng ma có tỉ lệ trộn khác nhau, và phụ khác là do mỗi công ti có kĩ thuật riêng. Nhưng chủ yếu trong thành phần vẫn là thạch cao, sợi thủy tinh và Micro Silica.( Bí mật công nghệ của mỗi công ty) 1.3 Quy trình sản xuất Khoáng thạch cao được đổ vào băng chuyền, những mẩu lớn sẽ được đập vở trong quá trình vận chuyển trên băng chuyền. Sau đó,khoáng thạch cao được đổ vào một lò sấy xoay tròn , chỉ trong 8 phút lò sấy này có thể loại bỏ từ 5-10% độ ẩm và làm cho bột khoáng trắng dần. Khâu tiếp theo là hấp thạch cao.Khoáng thạch cao được nung chín ở nhiệt độ 1500C cho đến khi lượng hơi ẩm trong khoáng thạch cao bốc hơi lên hết. Sau khi nung xong,khoáng thạch cao được cho qua cối xay để xay những cục khoáng chất lớn và sàn thu được bột đá mịn như bột mì.lúc này khoáng chất được gọi là chất giả cẩm thạch. Trong khoảng thời gian đó,trong một bình chứa lớn, người ta khuấy đều nước với một số hoá chất-khoáng vật dưới dạng bột và một loại xà phòng dùng trong công nghiệp.Bột này sẽ cho ta một hổn hợp loãng và xà phòng sẽ tạo ra những bọt khí lam cho hổn hợp nhẹ hơn. Tại một chổ khát,người ta trộn chất giả cẩm thạch nhầm tăng tốc độ phản ứng cua thạch cao. Hai hổn hợp trên được trộn đều lẫn nhau,hỗn hợp này trông giống như một xút đặc màu trắng. Tiếp theo chúng ta sẽ làm ra những tấm thạch cao : một loại bánh sanwich được làm từ bột nhuyễn , còn vỏ bánh mì là 2 lớp giấy dày,trong khi dãy giấy dày được trải ra,một bánh răng phải sẽ phải vạch những đường kẻ sọc dài cách mép giấy khoảng 3cm.Một cổ máy trải đều hỗn hợp bột nhuyễn và được trộn đều ở giữa 2 mặt giấy như phương pháp làm bánh sanwich. Khâu tiếp theo sẽ là khâu gấp mép giấy.Người ta sẽ gấp mép giấy theo những đường sọc đã kẻ trên: mép dưới được gấp lên trên và mép trên được gấp xuống dưới.Mép giấy sẽ được gián ở mép trên nhầm giữ cho bột thạch cao nhuyễn ở trong lòng giấy.Những thanh dọc thẳng sẽ ép cho những mép giấy được thẳng. Những tấn thạch cao lớn sau khi tạo hình xong được cắt thành những tấm nhỏ hơn.Để thạch cao không bị vỡ người ta vận chuyển các tấm thạch cao trên băng chuyền và nhờ vào máy lật để tránh thạch cao bị va chạm mạnh và đưa đi sấy khô.Tấm ước sẽ được sắp xếp theo hệ thống điều khiển đã được lập trình.Với trợ lực của trục lăn,băng chuyền và máy lật chúng sẽ được sấy khô nhanh chống. Phải cần đến 40 phút để nung nóng những lên tới 3000C và để chúng nguội trở lại vậy là chúng ta thu được những tấm thạch cao thành phẩm để bán ra thị trường. 1.4 Sản phẩm và yêu cầu kĩ thuật Cách nhiệt cách âm: - Hệ số cách nhiệt (R) từ 0,06 – 0,1m² K/W (Phụ thuộc vào độ dày) - Hệ số đối lưu nhiệt thấp (U) từ 10 – 16,7 K/W (Phụ thuộc vào độ dày) Độ dày của tấm: dày 1/4" (6,35mm) ; 5/16" (7,94mm) ; 3/8" (9,53m)m ; 1/2" (12,70mm) ; 5/8" (15,88mm) ; 3/4" (19,05mm) ; 1" (25,40mm) Kích thước của tấm: Rộng 2' (609,6mm) ; 4' (1219,2mm) ; 4-1/2' (1371,6mm) Dài 2' (609,6mm) ; 4' (1219,2mm) ; 8' (2438,4mm) ; 9' (2743,2mm) ; 10' (3048mm) ; 12' (3657,6mm) ; 14' (4267,2mm) Các tiêu chuẩn của tấm: - ASTM C1396 - BS EN 520 (BS 1230) - BS 1230 phần 1 - BS 476 phần 4 & 6 - BS 476 phần 7/ASTME 84 - BS 476 phần 22 & 23 / ASTME 119 - ISO 9001 - ISO 140001 1.5 Ứng dụng Dùng để lắp đặt tại các khu vực có yêu cầu ngăn cháy như: lối thoát hiểm, nhà kho, nhà hát... Dùng để bao phủ bên ngoài cấu trúc khung thép nhằn ngăn chặn sự biến dạng của cấu trúc này trong trường hợp hỏa hoạn. Tấm thạch cao chống cháy có khả năng chống cháy lên đến 2 tiếng tùy theo chiều dày cũng như số lớp tấm lắp đặt cho vách. Loại tấm chống cháy thường được sử dụng cho khu vực thoát hiểm và phòng lưu trữ dữ liệu, thông tin. 2.Thạch cao chịu ẩm, 2.1 Vật liệu Thạch cao được tăng cường phụ gia chống nước và lớp giấy ngoài đặc biệt có khả năng kháng ẩm.Có thêm chức năng chống ẩm, được làm từ loại giấy đặc biệt trộn với sáp, lõi bên trong là hỗn hợp thạch cao có silicon làm giảm sự hấp thụ hơi ẩm của thạch cao. 2.2 Tỉ lệ trộn Tùy nhu cầu sử dụng ma có tỉ lệ trộn khác nhau, và phụ khác là do mỗi công ti có kĩ thuật riêng. Nhưng chủ yếu trong thành phần vẫn là thạch cao, sáp, silicon.( Bí mật công nghệ của mỗi công ty) 2.3 Quy trình sản xuất Khoáng thạch cao được đổ vào băng chuyền, những mẩu lớn sẽ được đập vở trong quá trình vận chuyển trên băng chuyền. Sau đó,khoáng thạch cao được đổ vào một lò sấy xoay tròn , chỉ trong 8 phút lò sấy này có thể loại bỏ từ 5-10% độ ẩm và làm cho bột khoáng trắng dần. Khâu tiếp theo là hấp thạch cao.Khoáng thạch cao được nung chín ở nhiệt độ 1500C cho đến khi lượng hơi ẩm trong khoáng thạch cao bốc hơi lên hết. Sau khi nung xong,khoáng thạch cao được cho qua cối xay để xay những cục khoáng chất lớn và sàn thu được bột đá mịn như bột mì.lúc này khoáng chất được gọi là chất giả cẩm thạch. Trong khoảng thời gian đó,trong một bình chứa lớn, người ta khuấy đều nước với một số hoá chất-khoáng vật dưới dạng bột và một loại xà phòng dùng trong công nghiệp.Bột này sẽ cho ta một hổn hợp loãng và xà phòng sẽ tạo ra những bọt khí lam cho hổn hợp nhẹ hơn. Tại một chổ khát,người ta trộn chất giả cẩm thạch nhầm tăng tốc độ phản ứng cua thạch cao. Hai hổn hợp trên được trộn đều lẫn nhau,hỗn hợp này trông giống như một xút đặc màu trắng. Tiếp theo chúng ta sẽ làm ra những tấm thạch cao : một loại bánh sanwich được làm từ bột nhuyễn , còn vỏ bánh mì là 2 lớp giấy dày,trong khi dãy giấy dày được trải ra,một bánh răng phải sẽ phải vạch những đường kẻ sọc dài cách mép giấy khoảng 3cm.Một cổ máy trải đều hỗn hợp bột nhuyễn và được trộn đều ở giữa 2 mặt giấy như phương pháp làm bánh sanwich. Khâu tiếp theo sẽ là khâu gấp mép giấy.Người ta sẽ gấp mép giấy theo những đường sọc đã kẻ trên: mép dưới được gấp lên trên và mép trên được gấp xuống dưới.Mép giấy sẽ được gián ở mép trên nhầm giữ cho bột thạch cao nhuyễn ở trong lòng giấy.Những thanh dọc thẳng sẽ ép cho những mép giấy được thẳng. Những tấn thạch cao lớn sau khi tạo hình xong được cắt thành những tấm nhỏ hơn.Để thạch cao không bị vỡ người ta vận chuyển các tấm thạch cao trên băng chuyền và nhờ vào máy lật để tránh thạch cao bị va chạm mạnh và đưa đi sấy khô.Tấm ước sẽ được sắp xếp theo hệ thống điều khiển đã được lập trình.Với trợ lực của trục lăn,băng chuyền và máy lật chúng sẽ được sấy khô nhanh chống. Phải cần đến 40 phút để nung nóng những lên tới 3000C và để chúng nguội trở lại vậy là chúng ta thu được những tấm thạch cao thành phẩm để bán ra thị trường. 2.4 Sản phẩm và yêu cầu kĩ thuật Độ dày (mm) Rộng & Dài (mm) Cạnh tấm 9.5mm; 12.7mm; 15.8mm 1200 x 2400 Cạnh vát - RE Cạnh vuông - SE 1220 x 2440 2.5 Ứng dụng Các hệ thống nội thất có không gian mở hoặc trần cho những khu vực ẩm ướt, có độ ẩm cao như phòng tắm, nhà bếp,Ứng dụng cho các hệ vách dán gạch ceramic trong khu vực ẩm ướt II.Giá thành thực tế III.Cách bảo quản thạch cao Thạch cao ở dạng bột mịn do đó nếu dự trữ lâu và bảo quản không tốt thạch cao sẽ hút ẩm làm giảm cường độ chịu lực. Để chống ẩm cho thạch cao ta phải bảo quản bằng cách chứa bột thạch cao trong các bao kín có lớp cách nước và để trong kho nơi khô ráo. Thạch cao ở dạng tắm thành phẩm thì bảo quản nơi thoáng mát khi chưa sử dụng. C.ỨNG DỤNG THỰC TẾ ứng dụng làm vách ngăn trong các khu vực công cộng như chung cư, cao ốc, trường học, bệnh viện những nơi cần chịu sự va đập cao và treo được các vật nặng. Và còn các nơi khác như phòng karaoke, phòng thu âm,.... Cho những nơi cần cách âm cao. Độ chống ẩm cao và chịu được nhiệt độ cao như nhà bếp, phòng tắm, ..... Trang trí, làm phu điêu... Người ta dùng vữa thạch cao trong y tế (bó bột, khâu chế tạo chân tay giả, nha khoa), làm phấn viết, phấn trang điểm, trong mỹ nghệ kim hoàn (khuôn đúc, phôi xi mạ, độn ruột...), trong việc tạo hình, đổ khuôn, đúc tượng của ngành điêu khắc và các ngành ứng dụng khuôn mẫu (đúc nhựa, đúc đồng, làm gạch, men sứ, gốm ...), ứng dụng trong xây dựng như vách ngăn, trần, phun tạo bề mặt tường, chi tiết trang trí công trình kiến trúc (Trần, phào, chỉ, hoa văn...). Điều chế thiết bị lọc nước, chất lỏng trong gia dụng, công nghiệp. D.KẾT LUẬN Giải pháp sử dụng tấm thạch cao trong xây dựng vừa nhẹ cho nền móng, đà dầm công trình, giảm chi phí; vừa mang lại hiệu quả thiết thực như chống cháy, cách âm, cách nhiệt, giảm tiêu thụ điện năng làm mát các không gian nhà ở, phòng ốc trong các công trình dân dụng cũng như công cộng. Bên cạnh đó, khi ứng dụng tấm thạch cao còn mang lại yếu tố thẫm mỹ cao, thích nghi được mọi kiểu cách mà thiết kế kiến trúc thể hiện; chẳng hạn, uốn cong, cắt xén dễ dàng, cấu tạo được trần nổi-trần chìm, trần giật cấp và luôn tạo được bề mặt nhẵn mịn, không dợn sóng; còn có thể ốp gạch, dán giấy hay sơn thoải mái lên bề mặt trang trí. Thạch cao có tiềm năng phát triển trong xây dựng, và trong các ngành rất cao.