Trong dòng chảy chung của lịch sử tư tưởng văn hóa nhân loại, con người đã trải qua các hình thái kinh tế xã hội khác nhau, nối tiếp nhau từ thấp đến cao với những đặc trưng riêng, văn hóa, tư tưởng riêng. Con người với bộ não tiến hóa rất cao cho phép thực hiện các suy luận trừu tượng, ngôn ngữ và xem xét nội tâm đã dần nhận biết thế giới xung quanh, giao tiếp và góp phần tạo nên những truyền thống, nghi thức, quy tắc đạo đức, giá trị, chuẩn mực xã hội, và cả luật pháp. Triết học với vai trò là hệ thống tri thức lý luận chung nhất của con người về thế giới, về vị trí vai trò của con người trong thế giới đó đã trở thành công cụ đắc lực trong quá trình nhận biết và chế ngự thiên nhiên và sự nghiệp giải phóng con người của những lực lượng xã hội tiến bộ. Nghiên cứu những vấn đề cơ bản của triết học giúp con người xây dựng được phương pháp biện chứng trong nhận thức và cải tạo thế giới. Với từng thời kỳ, từng điều kiện tự nhiên, văn hóa xã hội khác nhau mà các trường phái, quan điểm, tư tưởng triết học lại có những đặc điểm riêng, phương pháp nghiên cứu riêng xoay quanh các vấn đề cơ bản của triết học như mối quan hệ giữa vật chất và ý thức, cái nào có trước, cái nào có sau, cái nào quyết định cái nào, con người có khả năng nhận thức thế giới không?.
Không nằm ngoài mục đích nhận biết và chế ngự thiên nhiên và sự nghiệp giải phóng con người của những lực lượng xã hội tiến bộ nói trên, với những đặc điểm riêng biệt, các trào lưu triết học phương Tây hiện đại cũng có sự hình thành và phát triển nhất định tương ứng với điều kiện khách quan từng giai đoạn khác nhau, gắn với lợi ích của một giai cấp nhất định. Triết học phương Tây hiện đại ra đời trên cơ sở kế thừa có chọn lọc triết học phương Tây cận đại và triết học cổ điển bao gồm triết học chủ nghĩa Marx và triết học phương Tây hiện đại phi Marx. Với sự sáng tạo ra chủ nghĩa duy vật biến chứng, tiếp tục giải quyết mối quan hệ giữa tư duy với tồn tại trên lập trường duy vật triệt để và nghiên cứu các quy luật chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy, triết học Marx đã trở thành một trong những trường phái triết học có tính logic và đóng vai trò to lớn trong đời sống xã hội thế giới hiện nay.
21 trang |
Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 1252 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thảo luận: Lịch sử triết học Tây Âu phi Macxit hiện đại và đại diện chủ nghĩa hiện sinh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
Trong dòng chảy chung của lịch sử tư tưởng văn hóa nhân loại, con người đã trải qua các hình thái kinh tế xã hội khác nhau, nối tiếp nhau từ thấp đến cao với những đặc trưng riêng, văn hóa, tư tưởng riêng. Con người với bộ não tiến hóa rất cao cho phép thực hiện các suy luận trừu tượng, ngôn ngữ và xem xét nội tâm đã dần nhận biết thế giới xung quanh, giao tiếp và góp phần tạo nên những truyền thống, nghi thức, quy tắc đạo đức, giá trị, chuẩn mực xã hội, và cả luật pháp... Triết học với vai trò là hệ thống tri thức lý luận chung nhất của con người về thế giới, về vị trí vai trò của con người trong thế giới đó đã trở thành công cụ đắc lực trong quá trình nhận biết và chế ngự thiên nhiên và sự nghiệp giải phóng con người của những lực lượng xã hội tiến bộ. Nghiên cứu những vấn đề cơ bản của triết học giúp con người xây dựng được phương pháp biện chứng trong nhận thức và cải tạo thế giới. Với từng thời kỳ, từng điều kiện tự nhiên, văn hóa xã hội khác nhau mà các trường phái, quan điểm, tư tưởng triết học lại có những đặc điểm riêng, phương pháp nghiên cứu riêng xoay quanh các vấn đề cơ bản của triết học như mối quan hệ giữa vật chất và ý thức, cái nào có trước, cái nào có sau, cái nào quyết định cái nào, con người có khả năng nhận thức thế giới không?...
Không nằm ngoài mục đích nhận biết và chế ngự thiên nhiên và sự nghiệp giải phóng con người của những lực lượng xã hội tiến bộ nói trên, với những đặc điểm riêng biệt, các trào lưu triết học phương Tây hiện đại cũng có sự hình thành và phát triển nhất định tương ứng với điều kiện khách quan từng giai đoạn khác nhau, gắn với lợi ích của một giai cấp nhất định. Triết học phương Tây hiện đại ra đời trên cơ sở kế thừa có chọn lọc triết học phương Tây cận đại và triết học cổ điển bao gồm triết học chủ nghĩa Marx và triết học phương Tây hiện đại phi Marx. Với sự sáng tạo ra chủ nghĩa duy vật biến chứng, tiếp tục giải quyết mối quan hệ giữa tư duy với tồn tại trên lập trường duy vật triệt để và nghiên cứu các quy luật chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy, triết học Marx đã trở thành một trong những trường phái triết học có tính logic và đóng vai trò to lớn trong đời sống xã hội thế giới hiện nay. Tuy nhiên sẽ là rất thiếu sót nếu chỉ tập trung vào nghiên cứu triết học Marx mà quên đi vai trò và sự ra đời, tồn tại song hành của các trào lưu triết học phương Tây hiện đại phi Marx đặc biệt là Chủ nghĩa hiện sinh – một trong những trào lưu có ảnh hưởng rất lớn tới con người trong bối cảnh xã hội phát triển và có nhiều bất ổn, áp lực như ngày nay.
Bài thảo luận “Lịch sử triết học Tây Âu phi Macxit hiện đại và đại diện chủ nghĩa hiện sinh” được nhóm 5 lớp cao học K18.01.NHB tiến hành để hiểu sâu sắc Triết học phương Tây hiện đại đặc biệt là chủ nghĩa hiện sinh, từ đó có cơ sở để lý giải và đối xử toàn diện, sâu sắc đối với triết học Mark đã nghiên cứu ở bậc đại học và làm giàu và phát triển tư duy triết học, tư duy trừu tượng khoa học của người học.
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, bài thảo luận gồm hai phần chính cụ thể :
- Phần thứ nhất: Khái lược về lịch sử triết học Tây Âu phi Mark hiện đại phương Tây
- Phần thứ hai: Những vấn đề cơ bản của chủ nghĩa hiện sinh và liên hệ thực tiễn ngày nay.
PHẦN I: KHÁI LƯỢC LỊCH SỬ TRIẾT HỌC TÂY ÂU PHI MARK HIỆN ĐẠI PHƯƠNG TÂY
1. Tình hình kinh tế, chính trị, xã hội cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX
Từ nửa sau thế kỷ XIX, chủ nghĩa tư bản Phương Tây chuyển nhanh từ giai đoạn tự do cạnh tranh sang giai đoạn độc quyền (Đế quốc chủ nghĩa)
Khoa học kỹ thuật phát triển làm thay đổi hiểu biết của con người về thế giới và tạo cơ sở cho cách mạng công nghiệp, một sự chuyển đối căn bản của các nền kinh tế thế giới. Việc sử dụng những hình thức sản xuất mới như các nhà máy, sản xuất hàng loạt, và cơ giới hoá để sản xuất ra nhiều loại sản phẩm với tốc độ nhanh hơn và tốn ít nhân công hơn. Kinh tế phát triển kèm với đó là ô nhiễm công nghiệp và những tổn hại đối với môi trường thiên nhên.
Thế kỷ XX: chứng kiến sự giảm sút mức độ thống trị thế giới của giới tư sản Châu Âu
Chiến tranh thế giới thứ nhất (6/1914-11/1918): Đây là cuộc chiến tranh có chiến trường chính bao trùm khắp châu Âuvà ảnh hưởng ra toàn thế giới, lôi kéo tất cả các cường quốc châu Âu và Bắc Mỹ vào vòng chiến với số người chết trên 19 triệu người với sức tàn phá và ảnh hưởng về vật chất tinh thần cho nhân loại rất sâu sắc và lâu dài à Tất cả những Đế quốc quân chủ đều sụp đổ trong cuộc chiến tranh này. Sau chiến tranh, châu Âu lâm vào tình trạng khủng hoàng và những cao trào dân tộc chủ nghĩa trỗi dậy ở các nước bại trận
Chiến tranh thế giới thứ hai (đầu 1939 – 1945): Hầu hết mọi lục địa trênthế giới đều bị ảnh hưởng của cuộc chiến này, ngoại trừ châu Nam Cực và Nam Mỹ. Cuộc chiến kết thúc tại châu Âu khi Đức đầu hàng vào ngày 8 tháng 5 năm 1945 (Châu Á: khi Nhật đầu hàng ngày 2/9/1945). Chiến tranh thế giới thứ hai là một cuộc chiến tranh toàn diện, kể cả dân thường không ở mặt trận cũng bị đánh bom hàng loạt. Khoảng 70 triệu người đã bị chết do cuộc chiến này (thống kê vẫn tiếp tục nghiên cứu). 60% người chết là thường dân, chết vì bệnh dịch, nạn đói, nạn diệt chủng, bom đạn và do thiếu lương thực và không có dịch vụ cần thiết cộng thêm việc phá hoại nhà cửa và các phương tiện cho dân trong chiến tranh
Sau cuộc chiến, châu Âu bị chia ra làm hai phái: một phía chịu ảnh hưởng phương Tây do Hoa Kỳ đứng đầu, còn phía kia chịu ảnh hưởng của Liên Xô. Đức bị các lực lượng từ Mỹ, Anh, Liên Xô và Pháp chiếm đóng, trong khi Áo bị chia cắt từ Đức và cũng bị chiếm đóng một cách tương tự.
Ảnh hưởng thế giới lâu dài: Hầu hết các quốc gia đã theo phía này hay phía kia trong chiến tranh. Một số quốc gia theo cả hai phía vào các thời điểm khác nhau. Mọi lục địa có người ở, trừ Nam Mỹ, đều có trận chiến. Ngay cả các nước trung lập cũng bị ảnh hưởng sâu sắc trong chiến tranh và sau chiến tranh.
Giữa thế kỷ XX, các cuộc cách mạng khoa học-kỹ thuật đạt được nhiều kết quả nghiên cứu mới, Thuyết tương đối rộng và hẹp (1905, 1915), tìm ra điện tử tia phóng xạ, Học thuyết về Gien, Vật lý lượng tử v.v. làm đảo lộn nhiều tri thức trước đó. Việc ứng dụng kết quả của khoa học đã làm cho loài người chế tạo được nhiều dạng công cụ lao động mới, đưa năng suất lao động lên cao chưa từng thấy, đồng thời, loài người cũng chế tạo ra những vũ khí giết người hàng loạt (bom nguyên tử, tên lửa mang đầu đạn hạt nhân, vũ khí sinh, hoá học v.v.) với lượng chất nổ trong tay, con người có thể phá huỷ được nhiều lần Trái Đất. Cuộc chạy đua vũ trang, sự phá huỷ môi trường sống luôn đặt loài người trước những thảm hoạ khủng khiếp và khó lường.
2. Khái quát về sự phát triển của triết học phương tây hiện đại và xu thế phát triển
2.1 Các giai đoạn phát triển
• Giai đoạn thứ nhất: từ giữa thế kỷ XIX (triết học cổ điển Đức kết thúc, triết học Mác hình thành) đến đầu những năm 70 của thế kỷ XIX (công xã Paris)
• Giai đoạn thứ hai: từ những năm 70 của thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX (chiến tranh thế giới thứ nhất và Cách mạng tháng Mười Nga)
• Giai đoạn thứ ba: từ Đại chiến thế giới thứ nhất và Cách mạng tháng Mười Nga đến những năm 50 của thế kỷ XX
• Giai đoạn thứ tư: từ những năm 50 của thế kỷ XX đến nay:
2.2. Xu thế phát triển
Triết học phương tây hiện đại thể hiện ở ba xu thế phát triển:
Một là, trào lưu triết học duy lý khoa học mà đại diện là chủ nghĩa thực chứng, sau đó là chủ nghĩa thực chứng mới là một thứ chủ nghĩa duy khoa học nổi bật nhất. Chủ nghĩa hậu thực chứng đã thay thế với các trường phái như chủ nghĩa duy lý mới, chủ nghĩa duy lý phê phán, đặc biệt là triết học phân tích Mỹ.
Hai là, trào lưu triết học nhân bản phi lý tính. Đây chính là sự phản ứng chống lại chủ nghĩa duy lý, chống lại sự thống trị kỹ thuật của chủ nghĩa thực chứng duy khoa học. Vì vậy, nó là một thứ chủ nghĩa phi duy lý nhằm khẳng định những bản sắc của con người. Xu hướng này bao gồm chủ nghĩa Freud, triết học đời sống, nhân học triết học, chú giải học, hiện tượng học, chủ nghĩa thực dụng, chủ nghĩa hiện sinh, chủ nghĩa cấu trúc
Ba là, trào lưu triết học tôn giáo với chủ nghĩa Tômat mới được thay thế bằng chủ nghĩa Teihard.
Như vậy có thể thấy từ giữa thế kỷ XIX đến nay, triết học phương Tây hiện đại đã phát triển rất phong phú và đa dạng theo từng thời kỳ. Từ dần xa rời truyền thống duy vật và biện chứng của triết học Anh, Pháp, Đức vào thời kỳ đầu, triết học phương Tây hiện đại đã chuyển hướng sang chủ nghĩa duy tâm và phép siêu hình, nhưng sau đó không ngừng phân hóa thành nhiều trường phái và xoay quanh hai trào lưu chủ yếu, đó là chủ nghĩa duy khoa học và chủ nghĩa nhân bản phi duy lý.
3. Đặc trưng chủ yếu của Triết học phương Tây hiện đại
Cùng với tiến trình của lịch sử, triết học phương Tây hiện đại đã có những diễn biến phức tạp của sự phân hóa và sự thích hợp với thời đại. Từ đó nó biểu hiện một số đặc trưng nổi bật sau:
- Triết học phương Tây hiện đại có ý đồ vượt lên trên sự đối lập của chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm. Đều nhằm phủ nhận vấn đề cơ bản của triết học. Triết học Phương Tây hiện đại chỉ coi những vấn đề lô gíc học, kết cấu ngôn ngữ, quan hệ ngôn ngữ và tư duy mới là những vấn đề trung tâm của triết học và tuyên bố chống cả chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm. Tuy vậy, tính chất duy tâm của triết học phương Tây hiện đại lại thể hiện rõ trong triết học lịch sử, phủ định tính quy luật khách quan của sự phát triển xã hội.
- Triết học phương Tây hiện đại giải thích sai lệch hoặc chống lại phép biện chứng của chủ nghĩa Mác. Triết học phương Tây hiện đại ngoài mácxít giải thích sai lệnh hoặc chống lại phép biện chứng, nó chỉ thừa nhận biến đổi về lượng mà không thừa nhận biến đổi về chất, hoặc tuyệt đối hoá quá trình vận động, phủ nhận sự đứng im tương đối, làm cho phép biên chứng mang màu sắc thần bí.
- Với tư cách là hình thái ý thức tư sản ở giai đoạn xã hội tư sản lâm vào khủng hoảng sâu sắc, triết học phương Tây hiện đại đã không còn mang một hình thức lý luận thống nhất và hoàn chỉnh. Phá vỡ sự thống nhất giữa bản thể luận, nhận thức luận và lô gíc học. Với tư cách là hình thái ý thức tư sản ở giai đoạn xã hội tư sản lâm vào khủng hoảng sâu sắc, triết học phương Tây hiện đại đã không còn mang một hình thức lý luận thống nhất và hoàn chỉnh. Nó phá vỡ sự thống nhất của bản thể luận, nhận thức luận và lôgíc học, đề cao khoa học để hạ thấp triết học, quy triết học là sự tổng hợp của các khoa học cụ thể hoặc sự phân tích về phương pháp mà thực chất là nhằm thủ tiêu triết học.
- Là hình thái ý thức của giai cấp tư sản nhưng khuynh hướng chính trị của các trường phái lại có sự khác biệt nhất định. Đặt ra được nhưng không giải quyết đúng một số vấn đề cấp bách hiện nay của nhân loại. Triết học phương Tây tư sản hiện đại xuất hiện với tư cách là hình thái ý thức của giai cấp tư sản, nhưng khuynh hướng chính trị của các trường có sự khác biệt nhau. Biện hộ cho chủ nghĩa tư bản, bộc lộ trạng thái hoang mang của tầng lớp trung gian đối với sự khủng hoảng của xã hội tư sản v.v.
Quan hệ giữa khoa học kỹ thuật và con người. Sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật có ý nghĩa gì đối với đời sống của con người? Chủ nghĩa ta bản có tiền đồ hay không? nhân loại rốt cuộc sẽ ra sao? Đã phát hiện đúng một số nhược điểm của chủ nghĩa kỹ trị và triết học duy lý, đã vạch ra những mâu thuẫn, khủng hoảng, nhất là hiện tượng tha hoá của xã hội phương Tây hiện đại, nhưng các nhà triết học phương Tây bị hạn chế ở lập trường duy tâm không tổng kết và khái quát đúng quy luật phát triển của khoa học.
Như vậy triết học phương Tây hiện đại phản ánh được một số vấn đề mới của thời đại hiện nay, đã có những tìm tòi và đạt được nhiều thành quả nhận thức nhất định, song do hạn chế về lập trường giai cấp nên không đưa ra được câu trả lời khoa học cho các vấn đề đó, càng không thể chỉ ra phương hướng phát triển của nhân loại.
PHẦN II: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA HIỆN SINH VÀ LIÊN HỆ THỰC TẾ HIỆN NAY
1. Trào lưu triết học nhân bản phi lý tính
Như đã trình bày phía trên, từ đầu thế kỷ XX, nhất là sau chiến tranh thế giới thứ hai, triết học phương Tây hiện đại không ngừng phân hóa thành nhiều trường phái, nhưng xoay quanh hai trào lưu chủ yếu, đó là chủ nghĩa duy khoa học và chủ nghĩa nhân bản phi duy lý. Ở thời kỳ chủ nghĩa tư bản đi lên, chủ nghĩa duy lý và chủ nghĩa nhân đạo đã từng là hai vũ khí tư tưởng của giai cấp tư sản chống lại chế độ phong kiến và thần học và chủ nghĩa kinh viện. Lúc đó, giai cấp tư sản tôn sùng lý tính, đề cao khoa học và chủ nghĩa nhân đạo để dùng chúng chống lại tôn giáo và chế độ chuyên chế phong kiến. Trong cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản nhằm xác lập và phát triển chủ nghĩa tư bản, thì chủ nghĩa duy lý và chủ nghĩa nhân đạo thống nhất với nhau và đã có vai trò lịch sử tiến bộ. Sau khi giành được chính quyền, giai cấp tư sản buộc phải đối phó với những lực lượng xã hội mới và các mâu thuẫn xã hội mới ngày càng bộc lộ gay gắt. Họ không còn nhu cầu chống lại thần học, tôn giáo như trước đây. Nhưng để phát triển sức sản xuất, củng cố sự thống trị của bản thân họ, giai cấp tư sản cần phát triển khoa học kỹ thuật. Vì vậy, giai cấp này tìm cách điều hoà mâu thuẫn giữa khoa học và tôn giáo. Dưới chế độ tư bản, tiến bộ của khoa học kỹ thuật đã thúc đẩy sản xuất phát triển mạnh mẽ nhưng vẫn không đưa lại “tự do, bình đẳng, bác ái”. Trái lại, nó còn dẫn đến các cuộc khủng hoảng xã hội, khủng hoảng tinh thần, khủng hoảng sinh thái ngày càng sâu sắc, đẩy con người vào tình trạng tha hoá toàn diện ngày càng nặng nề hơn.
Trong điều kiện lịch sử đó, trong triết học phương Tây đã diễn ra sự tách biệt và sự đối lập giữa chủ nghĩa duy lý và chủ nghĩa nhân bản. Để phát triển sản xuất, gia tăng lợi nhuận, giai cấp tư sản cần đến khoa học, nhưng lại lý giải khoa học một cách duy tâm, do đó đã hình thành trào lưu triết học duy khoa học theo lập trường duy tâm đẩy mâu thuẫn trong vấn đề con người và xã hội, giai cấp tư sản không muốn thừa nhận các quy luật khách quan của sự phát triển nên họ đề cao chủ nghĩa phi duy lý. Do đó đã hình thành trào lưu chủ nghĩa nhân bản phi duy lý. Chủ nghĩa nhân bản phi duy lý hay còn gọi là trào lưu triết học nhân bản phi lý tính chính là sự phản ứng chống lại chủ nghĩa duy lý, chống lại sự thống trị kỹ thuật của chủ nghĩa thực chứng duy khoa học. Nó là một thứ chủ nghĩa phi duy lý nhằm khẳng định những bản sắc của con người mà đại diện có thể kể đến như: chủ nghĩa Phreud, triết học đời sống, nhân học triết học, chú giải học, hiện tượng học, chủ nghĩa thực dụng, chủ nghĩa hiện sinh, chủ nghĩa cấu trúc
2. Chủ nghĩa hiện sinh và những nội dung cơ bản của chủ nghĩa hiện sinh
2.1 Bối cảnh lịch sử và nguyên nhân ra đời
* Về bối cảnh lịch sử
Chủ nghĩa hiện sinh là một trường phái triết học chủ yếu trong trào lưu chủ nghĩa nhân bản phi duy lý Triết học hiện sinh đặt lên vị trí hàng đầu tính đặc thù độc đáo của tồn tại con người. Tính độc đáo này không thể nhận thức bằng khái niệm và cũng không thể diễn đạt qua ngôn ngữ. Chủ nghĩa hiện sinh bắt nguồn từ học thuyết của Kiếckegơ và trở thành một trào lưu tư tưởng phổ biến ở Đức vào những năm 20 của thế kỷ XX. Lúc đó nước Đức thua trận trong chiến tranh thế giới thứ nhất và bị tàn phá nghiêm trọng. Triết học hiện sinh của Hâyđơgiơ phản ánh tâm trạng bi quan của xã hội Đức trước sự tàn phá đó. Trong chiến tranh thế giới II, trung tâm của chủ nghĩa hiện sinh từ nước Đức chuyển sang nước Pháp. Sau chiến tranh thế giới II, mâu thuẫn trong chủ nghĩa tư bản tiếp tục phát triển gay gắt. Các cuộc khủng hoảng nhiên liệu, khủng hoảng sinh thái cùng với đạo đức xã hội suy thoái đã làm tăng sự khủng hoảng về tâm hồn trong xã hội các nước tư bản chủ nghĩa, khiến cho tư tưởng hiện sinh lan tràn trên nước Mỹ và sang nhiều nước phương Tây khác. Chủ nghĩa hiện sinh đầu thế kỷ XX có cội nguồn sâu xa mà trực tiếp nhất là triết học phi duy lý ở thế kỷ XIX.
*Về nguyên nhân ra đời của chủ nghĩa hiện sinh
Chủ nghĩa hiện sinh ra đời từ hai nguyên nhân trực tiếp sau đây:
- Nguyên nhân thứ nhất là từ mâu thuẫn của xã hội tư bản. PTSX TBCN chạy theo lợi nhuận tối đa đã đẩy con người vào tình trạng tha hoá cùng cực, lấy đi của họ cái vị trí làm người đích thực. Những tệ nạn xã hội cùng với sự tàn phá khủng khiếp từ hai cuộc thế chiến do chủ nghĩa đế quốc gây ra đã đẩy con người vào một cuộc khủng hoảng sâu sắc trong đời sống tinh thần. Nhiều luận điểm của chủ nghĩa hiện sinh cùng với phong trào hiện sinh thể hiện sự nổi loạn trong lòng xã hội tư bản nhằm lên án nó, chống lại nó, kêu gọi con người phải tự cứu lấy mình. Nhưng dựa vào cái gì để cứu mình và cứu xã hội thì họ chưa rõ.
- Nguyên nhân thứ hai là phản ứng trước việc các nước phương Tây tuỵêt đối hoá vai trò của khoa học, sùng bái kỹ thuật đã hạ thấp, bỏ rơi con người hoặc chỉ quan tâm đến mặt vật chất mà xem nhẹ mặt tâm hồn, đời sống tình cảm của họ. Triết học duy lý đã từng có vai trò tích cực nhất định trong việc làm cho các nước phương Tây đạt được những thành tựu vượt bậc trong chinh phục tự nhiên bằng khoa học, công nghệ hiện đại. Đồng thời khoa học kỹ thuật cũng bắt con người phải gánh chịu những hậu quả nặng nề về môi trường, xã hội, sinh thái, sức khoẻ. Một xã hội phương Tây giàu có về vật chất lại nghèo nàn về văn hoá, tinh thần; tăng trưởng nhanh về kinh tế lại suy thoái nhanh về văn hóa, đạo đức. Các nhà triết học hiện sinh hoàn toàn có lý khi họ kịch liệt phê phán sự tuyệt đối hoá vai trò của lý trí, của khoa học khi họ vạch rõ sự thiếu hụt tinh thần nhân đạo trong chính nền tảng của văn minh phương Tây. Nhưng họ đã mắc sai lầm khi chỉ thừa nhận vai trò của cảm giác, của xúc cảm cá nhân, tức là ngả sang phía chủ quan phi duy lý.
2.2. Các nội dung cơ bản của chủ nghĩa hiện sinh
Chủ nghĩa hiện sinh là một trường phái triết học rất phức tạp. Quan điểm của những đại biểu triết học này thường có sự khác nhau rất lớn. Ngoài sự phân biệt quốc gia như chủ nghĩa hiện sinh Đức, chủ nghĩa hiện sinh Pháp và chủ nghĩa hiện sinh của Mỹ, còn có thể phân biệt chủ nghĩa hiện sinh theo thái độ với tôn giáo như chủ nghĩa hiện sinh vô thần và chủ nghĩa hiện sinh hữu thần. Trên những vấn đề chính trị lớn, giữa những nhà triết học hiện sinh cũng có những khác biệt lớn. Nhưng tất cả những người theo chủ nghĩa hiện sinh đều coi sự hiện sinh của cá nhân là nội dung cơ bản trong triết học của mình, đều coi hiện sinh là sự cảm thụ chủ quan, sự thể nghiệm tâm lý có tính chất phi lý tính của cá nhân. Các nội dung cơ bản của chủ nghĩa hiện sinh thể hiện ở các điểm cụ thể như sau:
Về mặt bản thể luận: Chủ nghĩa hiện sinh nhấn mạnh việc nghiên cứu bản thể luận nhưng cho rằng khuyết điểm căn bản của triết học truyền thống không phải là đã nghiên cứu bản thể luận mà là phương hướng nghiên cứu không đúng, không giải thích đúng đắn đối với hiện sinh. Bởi vì hiện sinh có trước bản chất. Xactơrơ giải thích điều này như sau: Thế nào là hiện sinh có trước bản chất? Điều đó có nghĩa là con người hiện hữu trước, tự nổi lên trong thế giới, và sau đó nó mới được định nghĩa. Con người nếu như nó không định nghĩa được, đó là vì không có cái gì cả. Con người không có cái gì khác ngoài cái mà nó đang hiện ra.
Các nhà hiện sinh phân biệt hai khái niệm hữu thể và hiện hữu (hiện sinh). Hữu thể là khái niệm chỉ một cái gì đó (một vật,một người) đang tồn tại, đang có mặt nhưng chưa là một cái gì đó cụ thể cả, chưa có diện mạo, chưa có cá tính. Đó là một tồn tại chưa sống đích thực, vô hồn tức là chưa hiện hữu. Còn hiện hữu là một khái niệm chỉ một cái gì đó không những là đang có mặt (tồn tại) mà còn là đang sống đích thực với diện mạo riêng.
Do đó hiện sinh không phải là giới tự nhiên hoặc sự vật, mà là con người. Bởi vì chỉ có con người mới hiểu được sự tồn tại của bản thân và của sự vật khác. Chỉ có con người mới có hiện sinh. Hiện sinh của con người không phải là sự tồn tại lịch sử cụ thẻ của họ trong những quan hệ xã hội, mà là sự tồn tại tinh thần của nhân vị. Chỉ có xuất phát từ tinh thần tồn tại của nhân vị mới có thể lý giải ý nghĩa của toàn bộ thế giới. Do đó nhiệm vụ hàng đầu của triết học là phân tích vè mặt bản thể luận đối với hiện sinh, tức là mô tả sự tồn tại bản chất của con người trong hoạt động ý