Thế giới nghệ thuật trong kịch shakuntala của kalidasa

Trong một thời gian dài, khi nghiên cứu về loại hình kịch, người ta thường nghĩ đến kịch Phương Tây (cả về lí luận và tác phẩm) và thường xem đó là thước đo để đánh giá một số nền kịch khác. Thế nhưng trong tiến trình lịch sử văn học, kịch Ấn Độ đã chứng minh tính độc lập với những đặc trưng rất riêng biệt của mình. Đồng thời kịch Ấn Độ cũng rất gần gũi với kịch truyền thống Phương Đông. Là một loại hình nghệ thuật, nhưng không như ở các nước khác, kịch cổ điển Ấn Độ không chỉ đơn thuần là để giải trí mà còn thể hiện rõ tinh thần Ấn Độ, mang những đặc điểm về tôn giáo, tư duy, triết lý sống của người Ấn Độ. Kịch cổ điển cũng đã góp phần rất lớn vào bản sắc văn hóa Ấn, một nền văn hóa thiên về chiều sâu của bản chất và đậm màu sắc tâm linh.

pdf74 trang | Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 4604 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thế giới nghệ thuật trong kịch shakuntala của kalidasa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH __________________ Huỳnh Hoa Hồng Tú THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT TRONG KỊCH SHAKUNTALA CỦA KALIDASA Chuyên ngành : Văn học nước ngoài Mã số : 60 22 30 LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC Người hướng dẫn khoa học PGS.TS. Phan Thu Hiền Thành phố Hồ Chí Minh – 2008 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Trong một thời gian dài, khi nghiên cứu về loại hình kịch, người ta thường nghĩ đến kịch Phương Tây (cả về lí luận và tác phẩm) và thường xem đó là thước đo để đánh giá một số nền kịch khác. Thế nhưng trong tiến trình lịch sử văn học, kịch Ấn Độ đã chứng minh tính độc lập với những đặc trưng rất riêng biệt của mình. Đồng thời kịch Ấn Độ cũng rất gần gũi với kịch truyền thống Phương Đông. Là một loại hình nghệ thuật, nhưng không như ở các nước khác, kịch cổ điển Ấn Độ không chỉ đơn thuần là để giải trí mà còn thể hiện rõ tinh thần Ấn Độ, mang những đặc điểm về tôn giáo, tư duy, triết lý sống của người Ấn Độ. Kịch cổ điển cũng đã góp phần rất lớn vào bản sắc văn hóa Ấn, một nền văn hóa thiên về chiều sâu của bản chất và đậm màu sắc tâm linh. Tác gia ưu tú nhất của kịch cổ điển Ấn Độ là Kalidasa, người được mệnh danh là “Chúa thơ”, là “Shakespeare của Ấn Độ”. Tác phẩm của ông không nhiều và mặc dù ra đời cách đây hàng chục thế kỉ, nhưng những trải nghiệm về cuộc sống và tình yêu trong các tác phẩm của ông, cho đến nay, vẫn luôn mới mẻ và độc đáo. Shakuntala là một trong những vở kịch đặc sắc nhất của Kalidasa. Tinh thần nhân đạo cao cả, cùng với những trang miêu tả thiên nhiên, miêu tả nội tâm nhân vật sâu sắc, vở kịch đã làm say mê người đọc biết bao đời nay. Shakuntala được xem là một trong những kiệt tác mẫu mực của lí luận kịch cổ điển Ấn Độ, là “kì công thứ nhất” (tập Gitanjali (Thơ Dâng) của Rabindranat Tagore được xem là kì công thứ hai) của văn học Ấn Độ, là tác phẩm mà khi đọc xong Geothe, đại thi hào Đức, đã thốt lên: Nếu muốn có một tiếng ôm ấp được hoa mùa xuân và quả mùa thu. Một tiếng làm đắm say, nuôi dưỡng và thỏa mãn được tâm hồn. Nếu muốn có một tiếng bao gồm được cả trời đất. Thì tôi gọi Shakuntala Tiếng đó nói lên tất cả. Với ý nghĩa đó, việc nghiên cứu Kalidasa và tác phẩm của ông là một việc làm cần thiết trong quá trình tìm hiểu và giảng dạy văn học Ấn Độ trong nhà trường, giúp chúng ta có sự hiểu biết toàn diện hơn về văn học sử Ấn Độ. Hơn nữa, kịch cổ điển Ấn Độ có mối quan hệ mật thiết với kịch truyền thống Phương Đông, tìm hiểu kịch cổ điển Ấn Độ sẽ có cái nhìn toàn diện hơn về kịch Phương Đông nói riêng, kịch thế giới nói chung. Việc nghiên cứu vở kịch Shakuntala theo hướng loại hình, tiếp cận tác phẩm từ góc độ thi pháp và đặt tác phẩm trong tương quan so sánh với đặc điểm kịch của một số dân tộc khác để thấy rõ những đặc trưng nghệ thuật của kịch cổ điển Ấn Độ. Hơn nữa, những tài liệu nghiên cứu về Kalidasa và tác phẩm của ông ở nước ta còn rất ít, chưa có sự quan tâm thích đáng. 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu tác phẩm từ góc độ thi pháp học trên cơ sở lí luận kịch cổ điển Ấn Độ để nắm được những đặc trưng cơ bản về nội dung và nghệ thuật của vở kịch. Bằng những đối chiếu, so sánh cụ thể giữa các tác phẩm kịch, từ đó thấy được những điểm khác biệt cơ bản giữa hai nền kịch Đông - Tây, đồng thời cũng thấy rõ một số đặc trưng của kịch truyền thống Phương Đông. 3. Lịch sử vấn đề Cho đến nay, việc nghiên cứu vở kịch Shakuntala và một số tác phẩm của Kalidasa, ở nước ta, thực sự rất ít, phần nhiều là những giới thiệu ngắn trong một số bài viết, bài nghiên cứu. Chưa có công trình nào đi vào nghiên cứu cụ thể về nội dung và những đặc trưng nghệ thuật của tác phẩm. Dưới đây, chúng tôi tổng hợp một số ý kiến của các nhà nghiên cứu về văn hóa, văn học Ấn Độ và các nhà nghiên cứu về Kalidasa. 3.1. Ở Việt Nam 3.1.1. Những công trình nghiên cứu văn hóa, văn học Ấn Độ Năm 1982, trong cuốn Từ điển tác gia văn học và sân khấu nước ngoài (Hữu Ngọc chủ biên, Nxb Văn hóa), chúng ta được biết đến Kalidasa là “nhà thơ Ấn Độ lớn nhất của văn học tiếng Sanskrit”. Vở kịch Shakuntala được các tác giả giới thiệu khá sơ lược: Nội dung sáng tác mang tính nhân đạo sâu sắc, ca ngợi cuộc sống trần thế, tình cảm được miêu tả một cách tế nhị. Khác các tác phẩm Sanskrit ở chỗ văn phong trong sáng, không mang tính chất hoa mĩ giả tạo, không miêu tả nhân vật và tình cảm dài lê thê và quá tô đậm [22, tr.325]. Trong Truyện cổ dân gian Ấn Độ, Nxb Khoa học xã hội, 1982 (Sau này được tác giả in trong cuốn Văn hóa Ấn Độ, Nxb Tp.Hồ Chí Minh, năm 2000), Nguyễn Tấn Đắc viết lời giới thiệu, ông đã có một vài so sánh giữa truyền thuyết “Shakuntala” với vở kịch Shakuntala. Với cách tiếp cận vấn đề từ cái nhìn truyền thống, tác giả chú ý đến dấu ấn phong kiến im đậm trong vở kịch “Lễ giáo Ấn Độ đối với người đàn bà cũng là thứ tam tòng khắc nghiệt: nhỏ nghe cha, cưới nghe chồng, góa nghe con” [68, tr.8]. Nguyễn Thừa Hỷ trong cuốn Ấn Độ qua các thời đại, Nxb Giáo dục 1986, khi nhắc đến những thành tựu rực rỡ của triều đại Chanđra Gupta II (thế kỉ IV), thời đại hoàng kim của văn hóa nghệ thuật Ấn Độ, đã giới thiệu Kalidasa là một trong “chín viên ngọc quý”, là “chiếc mũ miện” của làng thơ, là “Nhà thơ vĩ đại của nhân dân Ấn Độ đồng thời là danh nhân thế giới” [49, tr.46]. Vở kịch Shakuntala được biết đến với: Nội dung trữ tình, tinh thần nhân đạo, nghệ thuật điêu luyện và ngôn ngữ trong sáng của vở kịch đã chinh phục được hàng triệu người đọc trong nhiều thế kỉ [49, tr.47]. Sau đó, trong công trình Tìm hiểu văn hoá Ấn Độ, Nxb Giáo dục 1986, Nguyễn Thừa Hỷ đã nhấn mạnh những đóng góp của Kalidasa đối với nền văn hóa Ấn Độ nói chung, với kịch Ấn Độ nói riêng. Kalidasa là một nhà thơ lớn của nền văn học Ấn Độ cổ đại, đỉnh cao của thơ ca trữ tình và sân khấu truyền thống Ấn Độ, đồng thời là một nhà thơ lớn của thế giới [50, tr.152]. Tác giả đã giới thiệu một số đặc trưng kịch cổ điển Ấn Độ như đề tài, chủ đề, nhân vật, tính cách điệu Và vở kịch Shakuntala, theo ông: “xứng đáng là một trong những vở kịch cổ điển được đánh giá cao nhất trong gia tài văn hóa nhân loại” [50, tr.157]. Trong cuộc du quan Ấn Độ cùng Nhật Chiêu trong tác phẩm Câu chuyện văn chương Phương Đông, dừng chân ở đất nước Ấn Độ huyền bí, Kalidasa là một điểm sáng trong vườn văn học Ấn. Ông hiện lên với bức chân dung một nhà thơ: Kalidasa thường ca hát về những hoan lạc của tình yêu và vẻ đẹp thiên nhiên. Dù chọn đề tài từ những câu chuyện tôn giáo xa xưa nhưng Kalidasa biết rót vào đấy những mật ngọt trần gian [53, tr.146]. Theo tác giả, vở kịch Shakuntala “Thể hiện cảm thức yêu đương, từ tình yêu nhục thể đến tâm linh với những biến chuyển tình cảm từ xao xuyến, nhớ nhung, buồn bã tủi nhụcđến hòa hợp vẹn toàn” [53, tr.152]. Tác giả cũng rất chú ý đến sự thể hiện không gian và thời gian trong vở kịch. Theo ông, Không gian có sự gắn kết chặt chẽ với nhân vật và tinh thần của vở kịch, và thời gian, bên cạnh thời gian tuyến tính là thời gian vòng tròn. Nguyễn Đức Đàn trong công trình Tư tưởng triết học và đời sống văn hóa văn học Ấn Độ, Nxb Văn học, khi giới thiệu nền văn hóa Sanskrit đã nhấn mạnh “Tên tuổi lớn nhất của nền văn hóa Sanskrit và có thể là của toàn bộ nền văn hóa Ấn Độ là Kalidasa” [41, tr.384] và “tác phẩm loại nhất của Kalidasa và cũng là của toàn bộ nền sân khấu Ấn Độ là vở Shakuntala ” [41, tr.427]. Tác giả cũng đã có những nhận xét về vở kịch Shakuntala. Trên những nền tảng đặc biệt Ấn Độ, tác giả đã sáng tác được một tác phẩm tuyệt tác. Những tình cảm tế nhị, cái đẹp của quang cảnh thiên nhiên, sự kế tiếp các cảnh hoặc xúc động, hoặc vui vẻ, tất cả những cái đó đã tạo nên tính cách của vở kịch với một văn phong trang nhã, vốn là đặc điểm của bậc thầy [41, tr.428]. Trong những công trình nghiên cứu văn học Ấn Độ sau này, lí luận về kịch Ấn Độ đã được các nhà nghiên cứu quan tâm hơn. Trong tạp chí Văn hóa nghệ thuật số 8 năm 1997, bài viết “Khái niệm Rasa trong nghệ thuật sân khấu Ấn Độ” của Ngô Văn Doanh đã trình bày sơ lược vài nét về nghệ thuật sân khấu Ấn Độ. Về khái niệm Rasa, theo ông: Quan điểm về Rasa hay lí thuyết về các cảm xúc thơ mộng, các khoái cảm và xúc cảm thẩm mĩ nổi bật lên như một tư tưởng mang tính lí thuyết chung [39, tr.85]. Những xúc cảm chính và những xúc cảm thoáng qua cũng được tác giả nhắc đến. Từ những xúc cảm này, người Ấn Độ đã xây dựng lên lí thuyết về những mối quan hệ xúc cảm “giữa diễn viên và người xem, giữa các cảnh trên sân khấu và tác giả”. Năm 2003, trong cuốn Văn học so sánh, nghiên cứu và dịch thuật có bài viết “Lí luận kịch trong Poetics của Aristotle và Natyasatra của Bharata” của Phan Thu Hiền. Việc so sánh lí luận hai nền kịch Đông và Tây, tác giả đã giải quyết một số vấn đề cơ bản của kịch một cách thấu đáo. Ở công trình này, lí luận kịch cổ điển Ấn Độ cũng được tác giả trình bày cặn kẽ, giúp người đọc thấy được tính độc lập cũng như tính truyền thống của kịch cổ điển Ấn Độ so với kịch Hi Lạp. Tiếp đó, trong công trình Thi pháp học cổ điển Ấn Độ Nxb Khoa học xã hội - 2006, Phan Thu Hiền đã đặt lí luận kịch cổ điển Ấn Độ trong hệ thống thi pháp học cổ điển Ấn Độ. Ba loại hình: kịch, thơ cổ điển, văn chương sùng tín tương ứng với ba đặc trưng cơ bản là: Rasa, Alankara, Dhvani. Cách làm này đã thực sự mang lại cái nhìn toàn diện hơn đối với thi pháp học cổ điển Ấn Độ nói chung và lí luận về kịch cổ điển Ấn Độ nói riêng. Đặc biệt trong chương II “Những nguyên lí cơ bản của thi pháp học cổ điển Ấn Độ”, tác giả đã đặt Natyasastra (Lí luận sân khấu) của Bharata trong quan hệ so sánh với Poetics (Thi pháp học) của Aristotle, và mẫu phân tích là hai vở Shakuntala của Kalidasa và vở Medea của Euripide. Điều này đã làm sáng tỏ điểm tương đồng và khác biệt giữa kịch Ấn Độ và kịch Hi Lạp. Đặc biệt ở phần cuối sách, tác giả đã trích dịch năm chương trong cuốn Natyasastra (Lí luận sân khấu) của Bharata, giúp cho việc tìm hiểu kịch cổ điển Ấn Độ nói riêng, văn học Ấn Độ nói chung ngày càng thuận lợi hơn. Các nhà nghiên cứu đã cho ta thấy được vị trí của Kalidasa và những đóng góp của ông đối với văn hóa Ấn Độ nói chung và kịch cổ điển Ấn Độ nói riêng. Và vở kịch Shakuntala, với tài năng sáng tạo độc đáo của Kalidasa, xứng đáng là một trong những kiệt tác của sân khấu thế giới. 1.3.2. Những công trình nghiên cứu về Kalidasa Nghiên cứu về Kalidasa có lẽ phải nhắc đến Cao Huy Đỉnh, người có công đầu tiên giới thiệu vở kịch Shakuntala đến độc giả Việt Nam. Trong tạp chí Nghiên cứu văn học số 6 - 1960, với bài viết “Nhà thơ Caliđaxa và vở kịch bất hủ Sơcuntơla” tác giả đã phác thảo vài nét tiêu biểu về vở kịch và nhà thơ Kalidasa, người mà ông cho rằng: Thơ và kịch của ông tràn đầy tình yêu, sức sống và ánh sáng. Tác phẩm của ông đã ảnh hưởng lớn đến đời sống tinh thần của người Ấn từ xưa tới nay. Tên tuổi của ông không những là niềm tự hào của nhân dân Ấn mà còn là một bông hoa đẹp của nhân loại [5, tr.66]. Đến năm 1962, Vở kịch Shakuntala được Cao Huy Đỉnh dịch ra tiếng Việt (Nxb Văn hóa). Trong phần giới thiệu, tác giả đã khái quát sơ lược về cuộc đời Kalidasa và truyền thống văn học Ấn Độ, về tư tưởng triết lí, xã hội và quan điểm nghệ thuật của Kalidasa thể hiện trong vở kịch. Bên cạnh đó, tác giả trình bày một số đặc điểm nổi bật của kịch cổ điển Ấn Độ. Có thể nói, những đóng góp của ông có ý nghĩa rất lớn đối với việc nghiên cứu Kalidasa nói riêng, văn học Ấn Độ nói chung. Trong cuốn giáo trình Văn học Ấn Độ, Nxb Giáo dục, Lưu Đức Trung đã dành ra một chương để giới thiệu Kalidasa và vở kịch Shakuntala. Bên cạnh đó, tác giả trình bày một số đặc trưng cơ bản của kịch cổ điển Ấn Độ như nội dung, hình thức tuồng kịch, nhân vật và ngôn ngữNhững nhận định của tác giả về Kalidasa là hết sức xác đáng: Kalidasa đã biết vận dụng và phát triển cao tính hình ảnh và tính uyển chuyển của thơ ca Sanskrit và văn học dân gian đến mức độ chưa từng thấy để ca ngợi tình yêu lứa đôi, tình yêu thiên nhiên, đất nước [28, tr.101]. Ở công trình này, tác giả trình bày khá chi tiết một số vấn đề về nội dung và nghệ thuật của vở kịch Shakuntala. Bên cạnh đó, tác giả nhấn mạnh đến ngòi bút nhân đạo của Kalidasa trong việc ca ngợi tình yêu trong sáng, giá trị hiện thực và sức mạnh tố cáo của tác phẩm, đặc biệt là sức sáng tạo hiếm thấy của Kalidasa trong việc sử dụng nghệ thuật ngôn từ. Kalidasa là bậc thầy về mĩ từ pháp, là người am hiểu khá sâu sắc tiếng nói giản dị, cụ thể trong sáng và véo von của quần chúng nhân dân...sở trường đặc biệt là dùng ẩn dụ, tỉ dụ, nhân cách hóa không kém gì văn chương hiện đại; sử dụng thần thoại, phương ngôn, thành ngữ một cách sinh động; kế thừa và vận dụng chất trữ tình trong Ramayana và Mahabharata sâu sắc và tinh tế [28, tr.111]. Tạp chí Văn học số 7 - 1997, trong bài viết “Kalidasa và ảnh hưởng của ông trong văn học cổ điển Ấn Độ”, một lần nữa Nguyễn Đức Đàn khẳng định sự thể hiện tình cảm tế nhị trong vở kịch Shakuntala, cũng như quang cảnh thiên nhiên, sự xúc động, vui vẻ trong các cảnh cùng với văn phong tao nhã đã đem lại thành công cho vở kịch. Trong cuốn Văn hoá văn học từ một góc nhìn, Nxb Khoa học Xã hội - 2002, có bài viết “Vở kịch Shakuntala của Kalidasa và một vài đặc trưng của kịch cổ điển Ấn Độ” của Nguyễn Thị Trúc Bạch. Với mục đích làm rõ những đặc trưng của kịch cổ điển Ấn Độ qua vở kịch Shakuntala nên tác giả chỉ đi vào tìm hiểu một số đặc điểm như nghệ thuật tổng hợp, sự kết hợp giữa thơ và văn xuôi, sân khấu cách điệu, sân khấu của cảm xúc. 3.2. Ở nước ngoài 3.2.1. Ở Ấn Độ Trong nền văn học Ấn Độ, Kalidasa có một vị trí hết sức quan trọng. Tác phẩm của ông được xem là chuẩn mực của kịch cổ điển Ấn Độ và được học ở hầu hết các trường phổ thông, đại học, và luôn được các nhà nghiên cứu quan tâm. Đã có rất nhiều quan điểm, nhiều tranh cãi về ông nhưng Kalidasa luôn chiếm vị trí xứng đáng trong nền văn học Ấn và là niềm tự hào của người Ấn ở mọi thời đại. Việc tập hợp những nghiên cứu về tác phẩm Shakuntala trên chính quê hương của nó là rất khó khăn, chính vì thế, chúng tôi chỉ dựa vào một số tài liệu ít ỏi đã tìm được trong thời gian thu thập. Cố thủ tướng J.Nehru trên con đường đi tìm những giá trị văn hóa đích thực của dân tộc mình đã rất tự hào về nền kịch Sanskrit, ông khẳng định tính chất độc lập của kịch Sanskrit đối với kịch Phương Tây. Vì thế, ông rất tâm đắc với lời nhận xét của giáo sư Sylvain Levi về Kalidasa “Cái tên Kalidasa chi phối nền thơ ca Ấn Độ và thâu tóm nó một cách xuất sắc. Drama, sử thi bác học, bi ca, đến ngày nay còn đang chứng nhận sức mạnh và sự linh hoạt của thiên tài lỗi lạc đó” [38, tr.342]. Năm 1960 giáo sư Ramendra Mohan Bose xuất bản cuốn Abhijnana- Sakuntalam với hình thức song ngữ tiếng Sanskrit và tiếng Anh. Ở phần giới thiệu, tác giả đã giới thiệu vài nét về Kalidasa và kịch Ấn. Ông cho rằng: Không có nhà thơ nào trên mảnh đất này đã ca hát về hạnh phúc lứa đôi giống như cách mà Kalidasa đã làm. Trong tác phẩm của ông, tình yêu hiện lên với đủ cấp độ mà nó có thể có... [71, tr.16 ]. Thiên nhiên trong vở kịch được tác giả cảm nhận: Mỗi chi tiết nhỏ trong phong cảnh thiên nhiên luôn có ý nghĩa đặc biệt. Tất cả mọi vật ở đó, từ một chồi non mới hé, một con thú, một tảng đá, một con chim non cho đến một màu xám buồn tẻ, một âm thanh yếu ớtđều có ý nghĩa vô cùng to lớn và đó chính là sự mê hoặc trong thế giới của ông [71, tr.18]. Năm 1961, Kala.M.R xuất bản cuốn The Abhijnana Sakuntalam of Kalidasa. Tác giả giới thiệu sơ lược về hệ thống nhân vật, cấu trúc và không gian, thời gian trong vở kịch. Trong đó ông có điểm sơ qua vài nét về nhân vật Shakuntala. Với vẻ đẹp tuyệt mĩ bên ngoài cộng với một trái tim trong sáng, tinh khiết, cùng với tâm hồn khiêm tốn của một người phụ nữ, Shakutala thực sự mang một vẻ đẹp hoàn mĩ [73, tr.57]. Về không gian, tác giả chỉ chú ý đến không gian rừng núi và không gian kinh đô. Thời gian được biết đến với sự chuyển động của mùa và tác giả đặc biệt quan tâm nhiều đến số ngày, tháng diễn ra giữa các hồi. Với những đóng góp của Kalidasa, người Ấn luôn tự hào về sân khấu cổ điển Ấn Độ, khẳng định những giá trị truyền thống của kịch Sanskrit. Hiện nay, vở kịch Shakuntala là nguồn đề tài phong phú trong tất cả các lĩnh vực văn học và nghệ thuật như hội họa, điêu khắc, điện ảnh 3.2.2. Ở một số nước khác Lần đầu tiên, năm 1789 William John đã dịch vở kịch Shakuntala sang tiếng Anh và vở kịch sớm được đón nhận tại Châu Âu. Năm 1791 Geothe dịch vở kịch Shakuntala sang tiếng Đức. Sau đó vở kịch lần lược được dịch sang hầu hết các thứ tiếng trên thế giới như Nga, Pháp, Ba Lan, Đan MạchNhờ sự thể hiện hiệu quả, các bản dịch đã thu hút sự chú ý của độc giả, khán giả các nước Phương tây. Sự thuần khiết, cao thượng, chất anh hùng thấm đẫm, mang đậm dấu ấn văn hóa Ấn trong vở kịch đã phá tan những nhận thức sai lầm, những định kiến giữa dòng chảy đa văn hóa trong việc dịch tác phẩm. Tiếp sau đó, các nhà hát ở Đức, Pari và ở Anh lần lượt trình diễn vở kịch và được đón nhận rất nhiệt tình. Tại Pari, năm 1895, Andre Ferdinand Herold đã mô phỏng vở kịch Shakuntala thành vở ba lê L’Anneau de Sakuntala và đã nhận được sự cổ vũ rất nồng nhiệt. Đặc biệt, năm 1914, tại nhà hát Kamerny Theartre (Moscow), Alexander Tairov đã cải biên, mô phỏng vở kịch theo phái tượng trưng, làm nổi bật vở kịch bằng những bức tranh minh họa đậm chất thơ và sự khổ hạnh, chất thiền định. Điều này đã cho thấy tầm phổ biến, ảnh hưởng sâu rộng của vở kịch Shakuntala trên văn đàn thế giới. Dr Monier Williams nhận xét vở kịch “dồi dào khả năng sáng tạo và nhiệt tình, vở kịch thể hiện kiến thức uyên thâm của người tri thức và trái tim, sự thanh nhã của những cảm xúc tinh vi và sự dân dã của Kalidasa trong việc thể hiện những xung đột. Nói tóm lại, có thể gọi ông là Shakespeare của Ấn Độ” [ 73, tr.14 ]. Năm 1792 Karamzin, nhà văn Nga, đã dịch vở kịch Shakuntala (4 hồi) sang tiếng Nga. Ở phần giới thiệu, ông viết “trong vở kịch, ở đâu thiên nhiên cũng là người thầy và là niềm vui thú chủ yếu của con người”, “Đối với tôi, Kalidasa cũng vĩ đại như Homere..” [78, tr.3] Trong công trình Lịch sử văn minh Ấn Độ, với cái nhìn của một học giả Phương Tây trước một nền kịch còn khá mới mẻ, Will Durant đã có những nhận xét khá thiên lệch về kịch cổ điển Ấn Độ trong so sánh với kịch Phương Tây. Việc thần tiên xuất hiện trong kịch, ông cho rằng “chẳng qua chỉ là một cái mốt trong lịch sử” và trong kịch thì: Cú điệu không tự nhiên vì có nhiều điệp vận và nhiều chỗ “chơi chữ” quá, tâm lí nhân vật có vẻ đơn điệu, kẻ tốt thì hoàn toàn tốt, kẻ xấu thì hoàn toàn xấu; có những tình tiết không thể tin được vì dựng lên những sự trùng hợp vô lí, lại thêm cái tật các nhân vật hùng biện nhiều quá [11, tr.340]. Tuy nhiên, tác giả cũng rất tâm đắc với một số ưu điểm của kịch cổ điển Ấn Độ “tưởng tượng tự do, đa cảm, nên thơ, yêu cảnh đẹp thiên nhiên nhưng cũng tả nổi rùng rợn trước sức mạnh của tự nhiên” [11, tr.341]. Theo ông, cùng với vở Chiếc xe đất sét của Shudraka thì vở Shakuntala trước và sau nó không còn vở nào có thể so sánh được. Benjamin Walker thì đánh giá cao kĩ năng viết kịch của Kalidasa: “Shakuntala, với đề tài mượn từ Mahabharata, là một vở kịch bảy hồi giàu sáng tạo và tưởng tượng. Đó là một kiệt tác với kỹ xảo viết kịch tài tình, cách dùng từ tao nhã, ôn hòa khi diễn tả sự dịu dàng và những cảm xúc đam mê mà hầu như ít có trong các tác phẩm văn học Ấn Độ” [78, tr.3]. Theo sau đó, Shashikant Joshi cũng rất quan tâm đến cách miêu tả tâm lí nhân vật trong vở kịch Shakuntala “Kalidasa có sự hiểu biết tâm lí nhân loại sâu sắc, ông biết rõ tâm lí con người trong mọi tình huống, đặc biệt là tâm lí phụ nữ. Uyên thâm trong việc bày tỏ tình cảm qua hành động, điều này đã đưa ra một chiều kích khác trong tác phẩm của ông” [78, tr.4]. Nhìn chung, cá
Luận văn liên quan