Đến với văn chương của Kawabata và gặp gỡ gương mặt ẩn giấu nhiều điều thú vị -truyện ngắn trong lòng bàn tay – “tác phẩm của chân không” thể hiện hết sức độc đáo, tinh tế và
ẩn chứa tâm hồn Nhật Bản ở những khía cạnh thế giới của những chiếc gương soi, thời gian của
những khoảnh khắc, không gian “vỏ ốc”, thế giới nhân vật và cái kết lửng. Một phát hiện khá lí thú
là sự gặp gỡ giữa Kawabata và Hemingway trong nguyên lí sáng tạo. Nói cách khác, truyện ngắn
trong lòng bàn tay cũng chính là một tảng băng trôi, một phẩn nổi, bảy phần chìm, chứa đựng sức
công phá mạnh mẽ
5 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3074 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thi pháp chân không trong "truyện ngắn trong lòng bàn tay" của Kawabata Yasunari, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010
158
THI PHÁP CHÂN KHÔNG TRONG “TRUYỆN NGẮN
TRONG LÒNG BÀN TAY” CỦA KAWABATA YASUNARI
VACUUM PROSODY USED IN “PALM-OF THE HAND STORIES”,
A WORK OF KAWABATA YASUNARI’S
SVTH: Trương Thị Hồng Cúc
Lớp 06CVH1, Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm
GVHD: ThS. Nguyễn Phương Khánh
Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm
TÓM TẮT
Đến với văn chương của Kawabata và gặp gỡ gương mặt ẩn giấu nhiều điều thú vị -
truyện ngắn trong lòng bàn tay – “tác phẩm của chân không” thể hiện hết sức độc đáo, tinh tế và
ẩn chứa tâm hồn Nhật Bản ở những khía cạnh thế giới của những chiếc gương soi, thời gian của
những khoảnh khắc, không gian “vỏ ốc”, thế giới nhân vật và cái kết lửng. Một phát hiện khá lí thú
là sự gặp gỡ giữa Kawabata và Hemingway trong nguyên lí sáng tạo. Nói cách khác, truyện ngắn
trong lòng bàn tay cũng chính là một tảng băng trôi, một phẩn nổi, bảy phần chìm, chứa đựng sức
công phá mạnh mẽ…
ABSTRACT
Reading Kawabata’s proses, especially Palm-of-the-Hand Stories – “a masterpiece of
understatement”, which is originally and subtly presented with the essence of the Japanese mind,
in five aspects the world of mirrors, the time of moments, “Sea shell” spaces, the world of
characters and the open endings. Another interesting finding is the similarities in the theory of
creation between Kawabata and Hemingway. In other words, Palm-of-the-Hand Stories is a floating
iceberg, with only one-eighth of it being above water, and hence holding enormous power…
1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài
Nhắc đến khuôn mặt văn chương Nhật, không thể không nói đến Kawabata
Yasunari và truyện ngắn trong lòng bàn tay. Cuộc hành hương vào thế giới truyện ngắn
trong lòng bàn tay của văn hào Kawabata là thêm một lần nữa tìm về với những nét truyền
thống cội rễ trong nền văn chương Phù Tang, về đất và người xứ sở Mặt trời mọc. Chính
bởi vậy, người viết chọn đề tài: “Thi pháp chân không trong truyện ngắn trong lòng bàn
tay của Kawabata Yasunari” để nghiên cứu với hi vọng đi vào sâu hơn thế giới Phù Tang
bằng chiếc gương văn chương.
1.2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Kawabata sinh ra từ xứ sở Mặt trời mọc, là nhà văn đồng thời là sứ giả - bằng ngòi
bút văn chương của mình ông đã kết nối những con người, những mảnh hồn, những nghĩ
suy…khiến cho văn học trở nên gần gụi, được yêu thích và khám phá một cách mãnh liệt.
Bởi thế, Kawabata Yasunari và những đứa con tinh thần của ông luôn có sức hút mạnh mẽ
không chỉ với độc giả, với người yêu văn mà còn đối với cả giới phê bình văn học uy tín.
* Về Kawabata Yasunari và “Truyện ngắn trong lòng bàn tay”
Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010
159
Nhà nghiên cứu Nhật Chiêu là một trong số những người dành rất nhiều tâm huyết,
tình yêu và bút lực cho văn học xứ sở Phù Tang, đặc biệt cho văn hào Kawabata. Nhật Chiêu
từng nhận định: “Thực chất của thẩm mĩ chiếc gương soi là hồn thơ khao khát vươn tới điều
chưa biết trong Kawabata đã vận dụng thần tình mĩ cảm phương Đông, mĩ cảm Nhật Bản và
cả mĩ cảm hiện đại, phản ánh tất cả trong một giọt sương sáng tạo đầy bản lĩnh”[30, tr.92].
GS.Lưu Đức Trung là một trong số những nhà nghiên cứu có công lớn trong giới
thiệu văn học Nhật, đặc biệt về văn hào Kawabata đến độc giả Việt. Theo ông, phong cách
nghệ thuật của Kawabata được thể hiện ở “cái chất trữ tình sâu lắng, nỗi buồn êm dịu đó
phải chăng Kawabata đã kế thừa được từ trong dòng văn học “nữ tính” trong thời đại
Heian (794 – 1192), từ tác phẩm Genji Monogatari của Murasaki Sibiku (978 – 1044) đầy
chất bi cảm”[43, tr.47].
Trong chuyên luận “Văn hóa Nhật Bản và Yasunari Kawabata”, TS.Đào Thị Thu
Hằng khẳng định “vẻ đẹp, sự độc đáo trong nghệ thuật kể chuyện của Kawabata” và
“những đóng góp to lớn từ cách kể của Kawabata đối với kĩ thuật tự sự của văn chương
nhân loại, đặc biệt là cách kể hiện đại của thế kỉ XX”[8, tr.7].
Có một số ít bài nghiên cứu dành riêng về truyện ngắn trong lòng bàn tay, đã bước
đầu mở vào cánh cửa khó khăn nhưng thú vị của Kawabata Yasunari.
Peter Metevelis trong bài viết “Dịch những truyện “trong lòng bàn tay” của
Kawabata” (dịch giả Đinh Quang Trung) bằng những dẫn chứng sinh động, ông khẳng
định: “Những truyện trong lòng bàn tay khá phong phú về hình ảnh, tính cách, sự tinh tế,
vẻ đẹp, tính hài hước và vẻ duyên dáng” và nhấn mạnh một số điểm vừa nêu dễ dàng bị
phá vỡ bởi “bản dịch lỏng lẻo”[27, tr.166].
Trần Thu Hằng với truyện ngắn trong lòng bàn tay – cái nhìn thẩm mỹ trong suốt
khẳng định: “Truyện ngắn trong lòng bàn tay vừa chứa đựng hồn thơ ông, vừa thể hiện tài
năng của ông một cách tập trung và cô đúc”[47].
Cũng trên góc độ thi pháp học, nhưng “Đặc điểm thi pháp truyện trong lòng bàn tay
của Yasunari Kawabata” được Hoàng Long nhìn theo phương diện hình ảnh trung tâm là
“người lữ khách như kẻ hành hương thân phận, kiếm tìm cái đẹp và hình ảnh người nữ là
hiện thân cho cái đẹp mà người lữ khách muôn đời theo dấu”[1, tr.1079].
Tóm lại, có thể thấy tình hình nghiên cứu về Kawabata Yasunari ở Việt Nam như
một bức tranh tương đối nhiều màu sắc với những mảng sáng tối, đậm nhạt khác nhau.
* Về “Thi pháp chân không”
Phan Nhật Chiêu, nhà nghiên cứu về văn hóa - văn học Nhật gạo cội, là người
“hiểu văn học Nhật kì lạ” đã dùng khái niệm “thi pháp chân không” trong rất nhiều công
trình, bài viết khảo cứu về văn học Nhật.
Trong bài viết “Kawabata, người cứu rỗi cái đẹp” đăng lần đầu trên tạp chí Văn, năm
1991, Nhật Chiêu đã công bố cách gọi thi pháp của Kawabata là “thi pháp chân không”: Qua
tiếng thầm thì của trái tim hoặc gương mặt người hấp hối…Kawabata để cho phần không nói
chìm sâu vào trong ta trong một thi pháp có thể gọi là “thi pháp của chân không”[4, tr159].
Với Truyện ngắn trong lòng bàn tay – cái nhìn thẩm mỹ trong suốt, Trần Thu Hằng
khẳng định: “Thi pháp chân không (chữ của Nhật Chiêu) trong các truyện ngắn trong lòng
Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010
160
bàn tay cũng trở thành đặc trưng nghệ thuật quan trọng. Những khoảnh khắc thoáng qua
mà như không trong cuộc đời, những khoảng trống chiếm trong bức tranh thủy mặc chấm
phá qua ngòi bút của Kawabata có sức ám ảnh lớn”[47].
Với những công trình mang tính gợi mở cộng hưởng với niềm yêu thích văn học
Nhật, người viết mong muốn đào sâu hơn vào thế giới Kawabata Yasunari ở chính mảng
thi pháp, mà cụ thể là “Thi pháp chân không” (chữ dùng của Nhật Chiêu) được thể hiện
qua những tác phẩm “Truyện ngắn trong lòng bàn tay” với đề tài: “Thi pháp chân không
trong truyện ngắn trong lòng bàn tay của Kawabata Yasunari” để thêm một lần khám phá
vùng đất văn chương Nhật.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
Là sự khơi gợi tầng lá phủ để góp thêm chút ánh sáng soi rọi phần hồn cốt của
Kawabata!
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài
Đối tượng nghiên cứu: Những biểu hiện của thi pháp chân không trong những tác
phẩm “Truyện ngắn trong lòng bàn tay” của Kawabata Yasunari.
Phạm vi nghiên cứu: Truyện ngắn trong lòng bàn tay in trong “Yasunari Kawabata
tuyển tập tác phẩm” (gồm 46 tác phẩm).
1.5. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, người viết đã sử dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên
cứu sau đây: thống kê – phân loại, miêu tả, phân tích – tổng hợp, đối chiếu – so sánh.
1.6. Cấu trúc đề tài nghiên cứu
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, phần tài liệu tham khảo và phần phụ lục (5 bảng
phụ lục), đề tài gồm 3 chương:
Chương 1: Kawabata và “Truyện ngắn trong lòng bàn tay”
Chương 2: Truyện ngắn trong lòng bàn tay – “tác phẩm của chân không”
Chương 3: Truyện ngắn trong lòng bàn tay – gương mặt đẹp trong dòng chảy văn
chương
2. Nội dung
2.1. Chương 1: Kawabata và “Truyện ngắn trong lòng bàn tay”
2.1.1. Kawabata – người nghệ sĩ và những khoảnh khắc thi ca
Ngược dòng thời gian trở về với vùng đất Nhật, tại Osaka, năm 1899 một con
người đã được sinh ra với định mệnh cô đơn, với nỗi đau thương tràn lấp nhưng đã để lại
cho đời những bản tình ca về cái đẹp ngân lên trong những trang văn thấm đẫm buồn
thương và tinh tế, nhạy cảm và mong manh. Ông là người nghệ sĩ mang tâm hồn Nhật Bản
– Kawabata Yasunari.
2.1.2. Kawabata và “Truyện ngắn trong lòng bàn tay” – cuộc gặp gỡ đầy duyên nợ
a. Hồn thơ của một thời tuổi trẻ
“Tuổi trẻ trong đời người nhà văn thường dành cho thơ ca, còn tôi, thay vì thơ ca,
Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010
161
tôi viết những tác phẩm nhỏ gọi là truyện ngắn trong lòng bàn tay. Hồn thơ của những
ngày trẻ tuổi của tôi sống sót trong những câu chuyện ấy…” - Lời tự bạch của Kawabata
Yasunari đã nói lên nhiều điều rằng chính những tác phẩm truyện trong lòng bàn tay vừa là
nơi bộc bạch vừa là chốn nương náu tâm hồn ông…
b. “Truyện ngắn trong lòng bàn tay” của Kawabata
Truyện trong lòng bàn tay – cái tên đầy ẩn ý thú vị, với cách gọi tên đầy hình
tượng, bất giác ta hình dung hai bàn tay nhỏ xinh đang úp vào nhau để tạo ra một khoảng
không nhỏ bé nhưng dường như có khả năng dung chứa trong lòng cả thế giới vạn vật; nó
là lát cắt của khoảnh khắc, là khoảng ngưng đọng, là chiếc chìa khóa để mở cánh cửa…Có
thể nó rất xa vời, nhưng có khi chỉ cần xòe lòng bàn tay ra, bạn đã bắt gặp vô tận thế
giới…
2.2. Chương 2: Rruyện ngắn trong lòng bàn tay – “Tác phẩm của chân không”
2.2.1. Thế giới của những chiếc gương soi
Cảnh vật, con người và tình yêu hiện lên trong suốt, mờ ảo qua những chiếc gương
soi. Thế giới ấy thực mà như không thực, mọi cái Đẹp biến ảo như tan vào hư
không...Chính sự giao thoa giữa thực và ảo của hai thế giới cùng tồn tại và soi chiếu lẫn
nhau đã mở ra cả một khoảng không vô tận.
2.2.2. Thời gian của những khoảnh khắc
Khoảnh khắc là “khoảng thời gian hết sức ngắn”[21, tr.779] nhưng lại có khả năng
mở ra những rung động vô biên, náo động thăng trầm. Nhà nghệ sĩ Kawabata Yasunari tỏ
ra hết sức tài tình trong việc nắm bắt và tái hiện những khoảnh khắc độc sáng.
2.2.3. Không gian “vỏ ốc” nhưng chứa đầy sóng gió
Trong không gian của căn nhà, của giấc mơ, thậm chí ở khu nghĩa địa, những nhân
vật của Kawabata được sống với lòng mình, được bộc lộ hết những nỗi niềm riêng tây về
cuộc đời, về thân phận và tình yêu…Giống như hình ảnh giọt sương, chiếc lá, vò sò…tất
cả đều bé nhỏ nhưng chứa đựng chiều sâu của đại dương, bước đi của thời gian…Truyện
ngắn trong lòng bàn tay là một thế giới cô đúc đặc biệt, như một biển xanh tự giấu mình
trong vỏ ốc muôn màu...
2.2.4. Thế giới nhân vật trong “Truyện ngắn trong lòng bàn tay”
Vẻ đẹp trinh bạch, thuần khiết, những tiếng lòng khát khao cái Đẹp cứ mãi ám ảnh
trên từng trang Truyện ngắn trong lòng bàn tay. Đó là thế giới của những người lữ khách
đi tìm cái Đẹp, là những người thiếu nữ…không rõ lai lịch, không có quá khứ…
2.2.5. Vĩ thanh vang ngân sau những cái kết lửng
Kết thúc mở trong Truyện ngắn trong lòng bàn tay là lối kết thúc đầy ám ảnh, mở
ra biên độ tối đa tạo ra những khoảng trống để người đọc tự lấp đầy những khoảng trống ấy
theo cách của riêng mình…
2.3. Chương 3: Truyện ngắn trong lòng bàn tay – Gương mặt đẹp trong dòng chảy văn
chương
2.3.1. Hoài vọng vẻ đẹp truyền thống và nguyên lí mĩ học dân tộc Nhật
Niềm bi cảm từ một nghìn năm trước trong tác phẩm Genji của nữ sĩ Murasaki lại
Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010
162
được truyền xuống ngòi bút của Kawabata cộng với những vẻ đẹp truyền thống độc đáo
của dân tộc Nhật: tà áo kimono dịu dàng, với làn hương trà đạo, với bóng hình geisha…đã
theo vào những trang văn của Kawabata để làm nên một nỗi hoài vọng đầy ám ảnh…
2.3.2. “Truyện ngắn trong lòng bàn tay” hay là “Tảng băng trôi”
Trong cuộc đời có nhiều sự tình cờ, đặc biệt sự gặp gỡ tình cờ trong văn chương là
sự đồng điệu trong tâm hồn của những người nghệ sĩ. Trong nguyên lí sáng tạo của mình,
Kawabata với thi pháp chân không đã bắt gặp Hemingway với thủ pháp “tảng băng trôi”.
Kawabata Yasunari, với sự lao động khổ hạnh trên những cánh đồng chữ nghĩa để
cho ra những tác phẩm Đẹp và Buồn đậm chất Á Đông, đậm chất Thiền với bút pháp hiện
đại – thi pháp chân không để góp phần xây nên chiếc “cầu nối giữa hai bờ Đông – Tây”.
3. Kết luận
Tất cả những gì hiện hữu trong cuộc đời này đều được chiếc gương mang tên chân
không soi rọi, vĩnh chiếu và dung chứa...Bởi thế không là ngẫu nhiên họa sĩ người Hà Lan
– Van Gốc phát hiện ra một điều hết sức tinh tế: “với người Nhật, bậc hiền giả chỉ nên để
tâm vào việc suy nghĩ về từng ngọn cỏ”. Ngọn cỏ mang trong mình sự kết tinh tinh chất
của đất trời, nhìn ngắm ngọn cỏ ta sẽ nghiệm thấy nhiều điều. Cũng như thế, truyện ngắn
trong lòng bàn tay của Kawabata Yasunari phải chăng cũng là ngọn cỏ bé nhỏ giấu mình
dưới đám cây to, là giọt sương vương mình trên lá, là hạt cát giấu mình trong vỏ sò…tất cả
ẩn chứa cả một vũ trụ vô thủy vô chung…
Truyện ngắn trong lòng bàn tay với những chiếc gương soi chiếu vạn vật, con
người, tình yêu; với những khoảnh khắc độc sáng, với những cái kết lửng mơ hồ mở ra
không gian vô tận…đó là thi pháp chân không Kawabata Yasunari dùng để soi chiếu tất
cả những gì hiện hữu.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Nhật Chiêu (2003), Nhật Bản trong chiếc gương soi, Nxb Giáo dục.
[2] Nhật Chiêu (2009), Văn học Nhật Bản từ khởi thủy đến 1868, Nxb Giáo dục.
[3] Đào Thị Thu Hằng (2007), Văn hóa Nhật Bản và Yasunari Kawabata, Nxb Giáo dục.
[4] Mitsuyoshi Numano (2009), “Lịch sử và Đặc trưng của Văn học Nhật Bản – Từ
mononoaware đến kawaii”, Hội thảo văn học Nhật Bản.
[5] Tủ sách Nobel văn học (2005), Yasunari Kawabata tuyển tập tác phẩm, Nxb Lao
động.
[6] Lưu Đức Trung (1999), “Thi pháp tiểu thuyết của Yasunari Kawabata nhà văn lớn
Nhật Bản”, Tạp chí Văn học, (9/1999), tr.45- 48.
[7] V.V. Ôtrinnicốp (1996), “Những quan niệm thẩm mỹ độc đáo về nghệ thuật của người
Nhật”, Tạp chí Văn học, (5/1996), tr.60- 63.