Xuất khẩu dịch vụ có vai trò quan trọng trong khả năng cạnh tranh và phát triển của Việt Nam. Cho đến nay, Cục Xúc tiến Thương mại đã tập trung vào xúc tiến xuất khẩu sản phẩm là hàng hoá hữu hình. Bên cạnh đó, do đây là một lĩnh vực mà ban đầu chỉ là sự thúc đẩy một "lời hứa thực hiện" nên xuất khẩu dịch vụ đòi hỏi một phương pháp tiếp cận hoàn toàn khác. Vì vậy mà một nghiên cứu đã được tiến hành nhằm chứng minh tiềm năng của Việt Nam về xuất khẩu dịch vụ thông qua nghiên cứu được thực hiện với các công ty nước ngoài ở Việt Nam. Những công ty nước ngoài này hiểu rõ về quy mô và chất lượng của dịch vụ Việt Nam cũng như những tiêu chuẩn trong cạnh tranh quốc tế.
Nghiên cứu thực địa tiến hành với sự tham gia của 102 nhà lãnh đạo của các tổ chức nước ngoài đang hoạt động ở Việt Nam. Những người này được yêu cầu đưa ra những nhận xét về dịch vụ Việt Nam và khả năng cạnh tranh của ngành này. Nghiên cứu này đã khẳng định lại những phát hiện/kết quả từ một dự án trước đó "Những giải pháp và Khuyến nghị về một Chiến lược Phát triển tổng thể cho ngành Dịch vụ ở Việt Nam" là các công ty dịch vụ Việt Nam đã xuất khẩu rất nhiều loại hình dịch vụ, đặc biệt thông qua Phương thức 2 (Mode 2) cho các công ty nước ngoài ở Việt Nam. Nghiên cứu cũng đã đưa ra những phân tích về điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức để có sơ sở cân nhắc thêm trong quá trình thiết kế chiến lược xuất khẩu dịch vụ quốc gia, đó là:
a)Điểm mạnh: giá cả cạnh tranh được xem như một điểm mạnh đầu tiên và cũng là điểm mạnh nhất cuả các nhà cung cấp dịch vụ Việt Nam, đặc biệt là các công ty tư nhân trong nước. Điểm mạnh tiếp theo chính là sự linh hoạt và tính thích ứng của các nhà cung cấp dịch vụ Việt Nam.
b)Điểm yếu: Thiếu hệ thống quản lý chất lượng đạt chất lượng tốt là điểm yếu nghiêm trọng nhất của các công ty dịch vụ Việt Nam, bao gồm cả việc đáp ứng về mặt thời gian và sự sẵn sàng của dịch vụ. Những điểm yếu tiếp theo là thiếu những nhà cung cấp dịch vụ có năng lực cao, kỹ năng tiếp thị còn yếu kém, các chính sách và quy định trong nước chưa cởi mở, và chưa đủ nguồn nhân lực có kỹ năng phù hợp cho sự phát triển các ngành dịch vụ có tính cạnh tranh cao.
c)Cơ hội: Việt Nam được xem như là một đối tác đầy hứa hẹn với rất nhiều cơ hội cho xuất khẩu dịch vụ từ những nhu cầu lớn của các công ty nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam (Phương thức 2) cũng như tiềm năng đầy khả quan về xuất khẩu dịch vụ thông qua phương thức 1, 3 và 4 sang các nước láng giềng và một số thị trường trọng điểm khác do môi trường ngày càng cạnh tranh và cởi mở ở Việt Nam.
d)Nguy cơ và Thách thức: Sự cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường quốc tế, khu vực và trong nước là thách thức lớn nhất đối với các doanh nghiệp và ngành công nghiệp dịch vụ còn non trẻ của Việt Nam.
Do đó, để đảm bảo cho một chiến lược xuất khẩu dịch vụ quốc gia thành công, trước tiên cần tập trung vào khắc phục những điểm yếu chính của các công ty dịch vụ Việt Nam, tiếp đó là xác định ra những dịch vụ có khả năng cạnh tranh nhất và đề ra những biện pháp và chính sách phù hợp để phát triển xuất khẩu các dịch vụ đó.
Dựa trên nghiên cứu với các công ty nước ngoài ở Việt Nam, các dịch vụ sau được đề xuất để tập trung ưu tiên phát triển trong chiến lược xuất khẩu dịch vụ quốc gia: dịch vụ phần mềm và máy tính, dịch vụ pháp lý, dịch vụ tư vấn, dịch vụ công trình, dịch vụ kiến trúc, dịch vụ vận chuyển hàng hoá và các dịch vụ về nghiên cứu và phát triển. Những dịch vụ này đều được các công ty nước ngoài hiện đang hoạt động tại Việt Nam đánh giá cao về khả năng cạnh tranh về các mặt giá cả, chất lượng và tính linh hoạt. Bên cạnh đó, những dịch vụ này cũng đáp ứng đựơc những điều kiện cơ bản của một ngành dịch vụ trọng điểm như có một hiệp hội ngành hoạt động có hiệu quả, liên kết hỗ trợ kỹ thuật tốt, sẵn sàng về nguồn nhân lực và có nhu cầu lớn trên thị trường khu vực và nội địa.
Để khắc phục những điểm yếu của các công ty dịch vụ Việt Nam, điểm ưu tiên đầu tiên cần thực hiện là khắc phục những vấn đề về quản lý chất lượng. Những biện pháp quan trọng nhất cần thực hiện là đào tạo về chất lượng dịch vụ, cung cấp những chứng nhận và giấy phép chuyên môn, áp dụng những bộ quy tắc ứng xử chuyên ngành, có được những chứng nhận quốc tế và đưa ra những giải thưởng và các hình thức khuyến khích cho những doanh nghiệp dịch vụ hoạt động có hiệu quả nhất. Nâng cao khả năng về tiếp thị dịch vụ, khả năng tiếng Anh trong kinh doanh và đầu tư phát triển nguồn nhân lực thông qua các chương trình đào tạo nghề nghiệp liên tục cũng là những vấn đề rất cần thiết.
Chiến lược xuất khẩu dịch vụ quốc gia của Việt Nam sẽ cần phải có bốn giai đoạn: Giai đoạn 1 là giai đoạn của các hoạt động chuẩn bị bao gồm xác định các phương pháp thực hiện, tập hợp các hiệp hội ngành dịch vụ và cả những nhà cung cấp dịch vụ của Việt Nam - những người mà thậm chí chưa hiểu rõ là mình đã và đang thực hiện xuất khẩu dịch vụ của mình- tham gia vào hoạt động. Giai đoạn 2 là giai đoạn xây dựng năng lực với sự tham gia của chính phủ, hiệp hội, các giảng viên và các nhà cung cấp dịch vụ thông qua hoạt động đào tạo, các tài liệu hỗ trợ cho quá trình chuẩn bị, và khắc phục những hạn chế về chính sách và quy định. Giai đoạn 3 tập trung vào các chiến lược chung nhằm nâng cao nhận thức và thương hiệu Việt Nam với vị trí là nơi cung cấp dịch vụ xuất sắc. Giai đoạn 4 là giai đoạn tạo dựng những sáng kiến cụ thể cho từng ngành, giai đoạn này được định hướng thông qua sự phối hợp hoạt động giữa VIETRADE và các hiệp hội ngành dịch vụ. Trong khi sự cạnh tranh quốc tế về dịch vụ rất khốc liệt thì sự linh hoạt, khả năng thích ứng và nỗ lực của các nhà cung cấp dịch vụ Việt Nam sẽ trở nên vô cùng mạnh mẽ khi những rào cản và những mặt yếu kém được khắc phục, khi đó tiềm năng phát triển xuất khẩu dịch vụ có giá trị gia tăng cao sẽ rất khả quan.
48 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2077 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thiết kế chiến lược xuất khẩu dịch vụ Quốc Gia, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THIẾT KẾ CHIẾN LƯỢC XUẤT KHẨU DỊCH VỤ QUỐC GIA
Dự án VIE/61/94
(Xúc tiến Thương mại và Phát triển Xuất khẩu)
Báo cáo cuối cùng
Người thực hiện:
Bà Phạm Chi Lan
Hà Nội, Việt Nam
Tiến sĩ Dorothy I. Riddle, CMC
Vancouver, Canada
Ngày 31 tháng 10 năm 2005
Nội dung
Tóm tắt 3
1. Bối cảnh của thương mại dịch vụ của Việt Nam 5
2. Cơ sở cho Chiến lược xuất khẩu dịch vụ quốc gia Việt Nam 8
3. Các yếu tố tác động đến khả năng cạnh tranh của dịch vụ Việt Nam 12
3.1 Tóm tắt về những phát hiện của nghiên cứu 12
3.2 Phân tích SWOT 13
3.3 Khắc phục những vấn đề về quản lý chất lượng 18
3.4 Nâng cao khả năng tiếp thị dịch vụ, tiếng Anh thương mại
và các kỹ năng khác 19
3.5 Lựa chọn dịch vụ mục tiêu cho chiến lược xuất khẩu 21
4. Các giai đoạn của Chiến lược xuất khẩu dịch vụ quốc gia 25
4.1 Giai đoạn 1: Chuẩn bị. 25
4.2 Giai doạn 2: Xây dựng năng lực 26
4.3 Giai đoạn 2b: Chuẩn bị các tài liệu bổ trợ 28
4.4 Giai đoạn 2c. Khắc phục những cản trở về chính sách và quy định 29
4.5 Giai đoạn 3a: Thúc đẩy năng lực xuất khẩu dịch vụ của Việt Nam. 31
4.6 Giai đoạn 3b: Xúc tiến các dịch vụ của Việt Nam. 32
4.7 Giai đoạn 4: Những sáng kiến chuyên ngành 33
5. Kết luận và các bước tiếp theo 35
Các phụ lục:
A. Bản câu hỏi trong nghiên cứu và phản hồi 36
B. Các bảng dữ liệu 41
C. Danh mục công việc cho Cục xúc tiến thương mại (Vietrade) và các hiệp hội 43
Các bảng:
1. Tỉ lệ tăng trưởng trung bình hàng năm của ngành dịch vụ Việt Nam,
giai đoạn 1986-2003. 5
2. Tỉ lệ phần trăm và tỉ lệ tăng trưởng của xuất khẩu Việt Nam
giai đoạn 1997-2003. 5
3. Tỉ lệ phần trăm và tỉ lệ tăng trưởng của nhập khẩu Việt Nam
giai đoạn 1997-2003............................................................................................................. 6
4. Cân bằng cán cân thương mại của Việt Nam, giai đoạn 1997-2003. 6
5. Những dịch vụ mục tiêu được đề xuất trong Chiến lược xuất khẩu dịch vụ quốc gia. 23
TÓM TẮT
Xuất khẩu dịch vụ có vai trò quan trọng trong khả năng cạnh tranh và phát triển của Việt Nam. Cho đến nay, Cục Xúc tiến Thương mại đã tập trung vào xúc tiến xuất khẩu sản phẩm là hàng hoá hữu hình. Bên cạnh đó, do đây là một lĩnh vực mà ban đầu chỉ là sự thúc đẩy một "lời hứa thực hiện" nên xuất khẩu dịch vụ đòi hỏi một phương pháp tiếp cận hoàn toàn khác. Vì vậy mà một nghiên cứu đã được tiến hành nhằm chứng minh tiềm năng của Việt Nam về xuất khẩu dịch vụ thông qua nghiên cứu được thực hiện với các công ty nước ngoài ở Việt Nam. Những công ty nước ngoài này hiểu rõ về quy mô và chất lượng của dịch vụ Việt Nam cũng như những tiêu chuẩn trong cạnh tranh quốc tế.
Nghiên cứu thực địa tiến hành với sự tham gia của 102 nhà lãnh đạo của các tổ chức nước ngoài đang hoạt động ở Việt Nam. Những người này được yêu cầu đưa ra những nhận xét về dịch vụ Việt Nam và khả năng cạnh tranh của ngành này. Nghiên cứu này đã khẳng định lại những phát hiện/kết quả từ một dự án trước đó "Những giải pháp và Khuyến nghị về một Chiến lược Phát triển tổng thể cho ngành Dịch vụ ở Việt Nam" là các công ty dịch vụ Việt Nam đã xuất khẩu rất nhiều loại hình dịch vụ, đặc biệt thông qua Phương thức 2 (Mode 2) cho các công ty nước ngoài ở Việt Nam. Nghiên cứu cũng đã đưa ra những phân tích về điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức để có sơ sở cân nhắc thêm trong quá trình thiết kế chiến lược xuất khẩu dịch vụ quốc gia, đó là:
Điểm mạnh: giá cả cạnh tranh được xem như một điểm mạnh đầu tiên và cũng là điểm mạnh nhất cuả các nhà cung cấp dịch vụ Việt Nam, đặc biệt là các công ty tư nhân trong nước. Điểm mạnh tiếp theo chính là sự linh hoạt và tính thích ứng của các nhà cung cấp dịch vụ Việt Nam.
Điểm yếu: Thiếu hệ thống quản lý chất lượng đạt chất lượng tốt là điểm yếu nghiêm trọng nhất của các công ty dịch vụ Việt Nam, bao gồm cả việc đáp ứng về mặt thời gian và sự sẵn sàng của dịch vụ. Những điểm yếu tiếp theo là thiếu những nhà cung cấp dịch vụ có năng lực cao, kỹ năng tiếp thị còn yếu kém, các chính sách và quy định trong nước chưa cởi mở, và chưa đủ nguồn nhân lực có kỹ năng phù hợp cho sự phát triển các ngành dịch vụ có tính cạnh tranh cao.
Cơ hội: Việt Nam được xem như là một đối tác đầy hứa hẹn với rất nhiều cơ hội cho xuất khẩu dịch vụ từ những nhu cầu lớn của các công ty nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam (Phương thức 2) cũng như tiềm năng đầy khả quan về xuất khẩu dịch vụ thông qua phương thức 1, 3 và 4 sang các nước láng giềng và một số thị trường trọng điểm khác do môi trường ngày càng cạnh tranh và cởi mở ở Việt Nam.
Nguy cơ và Thách thức: Sự cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường quốc tế, khu vực và trong nước là thách thức lớn nhất đối với các doanh nghiệp và ngành công nghiệp dịch vụ còn non trẻ của Việt Nam.
Do đó, để đảm bảo cho một chiến lược xuất khẩu dịch vụ quốc gia thành công, trước tiên cần tập trung vào khắc phục những điểm yếu chính của các công ty dịch vụ Việt Nam, tiếp đó là xác định ra những dịch vụ có khả năng cạnh tranh nhất và đề ra những biện pháp và chính sách phù hợp để phát triển xuất khẩu các dịch vụ đó.
Dựa trên nghiên cứu với các công ty nước ngoài ở Việt Nam, các dịch vụ sau được đề xuất để tập trung ưu tiên phát triển trong chiến lược xuất khẩu dịch vụ quốc gia: dịch vụ phần mềm và máy tính, dịch vụ pháp lý, dịch vụ tư vấn, dịch vụ công trình, dịch vụ kiến trúc, dịch vụ vận chuyển hàng hoá và các dịch vụ về nghiên cứu và phát triển. Những dịch vụ này đều được các công ty nước ngoài hiện đang hoạt động tại Việt Nam đánh giá cao về khả năng cạnh tranh về các mặt giá cả, chất lượng và tính linh hoạt. Bên cạnh đó, những dịch vụ này cũng đáp ứng đựơc những điều kiện cơ bản của một ngành dịch vụ trọng điểm như có một hiệp hội ngành hoạt động có hiệu quả, liên kết hỗ trợ kỹ thuật tốt, sẵn sàng về nguồn nhân lực và có nhu cầu lớn trên thị trường khu vực và nội địa.
Để khắc phục những điểm yếu của các công ty dịch vụ Việt Nam, điểm ưu tiên đầu tiên cần thực hiện là khắc phục những vấn đề về quản lý chất lượng. Những biện pháp quan trọng nhất cần thực hiện là đào tạo về chất lượng dịch vụ, cung cấp những chứng nhận và giấy phép chuyên môn, áp dụng những bộ quy tắc ứng xử chuyên ngành, có được những chứng nhận quốc tế và đưa ra những giải thưởng và các hình thức khuyến khích cho những doanh nghiệp dịch vụ hoạt động có hiệu quả nhất. Nâng cao khả năng về tiếp thị dịch vụ, khả năng tiếng Anh trong kinh doanh và đầu tư phát triển nguồn nhân lực thông qua các chương trình đào tạo nghề nghiệp liên tục cũng là những vấn đề rất cần thiết.
Chiến lược xuất khẩu dịch vụ quốc gia của Việt Nam sẽ cần phải có bốn giai đoạn: Giai đoạn 1 là giai đoạn của các hoạt động chuẩn bị bao gồm xác định các phương pháp thực hiện, tập hợp các hiệp hội ngành dịch vụ và cả những nhà cung cấp dịch vụ của Việt Nam - những người mà thậm chí chưa hiểu rõ là mình đã và đang thực hiện xuất khẩu dịch vụ của mình- tham gia vào hoạt động. Giai đoạn 2 là giai đoạn xây dựng năng lực với sự tham gia của chính phủ, hiệp hội, các giảng viên và các nhà cung cấp dịch vụ thông qua hoạt động đào tạo, các tài liệu hỗ trợ cho quá trình chuẩn bị, và khắc phục những hạn chế về chính sách và quy định. Giai đoạn 3 tập trung vào các chiến lược chung nhằm nâng cao nhận thức và thương hiệu Việt Nam với vị trí là nơi cung cấp dịch vụ xuất sắc. Giai đoạn 4 là giai đoạn tạo dựng những sáng kiến cụ thể cho từng ngành, giai đoạn này được định hướng thông qua sự phối hợp hoạt động giữa VIETRADE và các hiệp hội ngành dịch vụ. Trong khi sự cạnh tranh quốc tế về dịch vụ rất khốc liệt thì sự linh hoạt, khả năng thích ứng và nỗ lực của các nhà cung cấp dịch vụ Việt Nam sẽ trở nên vô cùng mạnh mẽ khi những rào cản và những mặt yếu kém được khắc phục, khi đó tiềm năng phát triển xuất khẩu dịch vụ có giá trị gia tăng cao sẽ rất khả quan.
1. Bối cảnh của thương mại dịch vụ Việt Nam
Từ khi Việt Nam thực hiện chương trình Đổi mới vào năm 1986, đất nước đã đạt được những bước tiến mạnh mẽ về tăng trưởng kinh tế với tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm tính theo đầu người là 5,9%. Bên cạnh đó, chính sách mở cửa đã tạo đà cho sự tăng trưởng mạnh mẽ về ngoại thương, tuy nhiên, Việt Nam vẫn xuất khẩu chủ yếu là những hàng hoá có giá trị gia tăng thấp. Mặc dù ngoại thương đang gia tăng, nhưng bình quân GDP theo đầu người trong năm 2003 vẫn ở mức thấp nhất trong APEC là 480 USD/người.
Nhìn chung, giữa những năm 1986 và 1996, tỉ lệ tăng trưởng của dịch vụ đạt mức bình quân cao hơn so với tăng trưởng kinh tế (xem Bảng 1). Trong suốt thời kỳ này, cơ chế thị trường đã được thực hiện và đã xoá bỏ dần sự trợ cấp từ Nhà nước. Tuy nhiên, từ năm 1996, sự tăng trưởng của dịch vụ đã giảm sút so với tỉ lệ tăng trưởng của kinh tế. Điều này trái ngược với sự tăng trưởng của ngành dịch vụ toàn cầu, vì trong thời kỳ này tăng trưởng của dịch vụ toàn cầu vẫn cao hơn so với tốc độ tăng trưởng GDP.
Bảng 1: Tỉ lệ tăng trưởng trung bình hàng năm của ngành dịch vụ Việt Nam, giai đoạn
1986-2003.
Thời kỳ
Tăng trưỏng GDP
Tăng trưởng của ngành dịch vụ
1986-1990
4,4%
5,7%
1990-1995
8,2%
8,6%
1995-2000
7,0%
5,7%
2000-2003
7,1%
6,4%
Nguồn: Số liệu từ Tổng cục Thống kê (GSO), Niên giám số liệu (nhiều năm)
Về thương mại quốc tế, Việt Nam đã thể hiện sức tăng trưởng trong xuất khẩu dịch vụ (xem Bảng 2). Tuy nhiên, sức tăng trưởng đó không bắt kịp được với sức tăng trưởng trong thương mại hàng hoá. Năm 2003, tỉ lệ xuất khẩu dịch vụ của Việt Nam trong tổng kim ngạch xuất khẩu ở dưới với mức trung bình toàn cầu (20,3%) và thậm chí thấp hơn cả so với mức trung bình của các nền kinh tế trong thời kỳ chuyển đổi và đang phát triển (15,6%). Đáng tiếc là phần được gọi là "những dịch vụ khác" mà không được định rõ về khối lượng lại chiếm gần một phần tư trong xuất khẩu. Việt Nam đã có những cam kết song phương và cam kết khu vực về tự do tiếp cận thị trường đối với thương mại dịch vụ, nhưng điều quan trọng là phải quan tâm tới việc đảm bảo cho Việt Nam có thể duy trì sức cạnh tranh trong xuất khẩu dịch vụ.
Bảng 2: Cơ cấu xuất khẩu và tỉ lệ tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn
1997-2003.
Nguồn xuất khẩu
Cơ cấu xuất khẩu (phần trăm trên tổng kim ngạch XK)
Tăng trưởng bình quân hàng năm (%)
1997
2000
2003
1997-00
2000-03
Hàng hoá
78,0
84,2
86,6
17,3
11,8
Dịch vụ:
22,0
15,8
13,4
2,2
5,0
Các dịch vụ khác
Tài chính/Bảo hiểm
Viễn thông
Khác
18,5
0,1
0,8
17,7
13,4
2,7
0,7
9,9
10,5
0,8
0,7
9,0
2,5
289,0
10,5
-5,8
2,2
-26,0
10,5
7,1
Du lịch
0,3
0,3
0,6
26,0
32,6
Vận tải
3,0
1,9
2,2
-1,9
16,6
Dịch vụ của Chính phủ
0,2
0,1
0,1
-1,5
5,7
Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Nhập khẩu dịch vụ đã tăng lên về mọi mặt, đặc biệt nhập khẩu dịch vụ viễn thông và tỉ lệ gia tăng trong nhập khẩu cao hơn nhiều so với tỉ lệ tăng trưởng xuất khẩu (xem Bảng 3). Trong khi khả năng cạnh tranh của dịch vụ Việt Nam tăng lên, thâm hụt thương mại dịch vụ do tỉ lệ nhập khẩu cao cũng tiếp tục tăng lên.
Bảng 3: Cơ cấu nhập khẩu và tỉ lệ tăng trưởng nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn
1997-2003.
Nguồn nhập khẩu
Cơ cấu nhập khẩu (% trên tổng kim ngạch NK)
Tăng trưởng bình quân hàng năm (%)
1997
2000
2003
1997-00
2000-03
Hàng hoá
76,6
81,2
84,9
10,9
17,3
Dịch vụ:
23,4
18,8
15,1
1,1
7,6
Các dịch vụ khác
Tài chính/bảo hiểm
Viễn thông
Khác
20,9
0,2
0,0
20,7
10,2
3,5
0,0
6,7
6,7
1,2
0,1
6,4
-36,6
212,1
38,7
-25,6
0,4
-23,3
14,5
9,3
Du lịch
0,1
0,1
0,2
20,0
46,7
Vận tải
2,3
8,3
8,2
67,6
14,7
Dịch vụ của chính phủ
0,1
0,1
0,1
9,5
-1,6
Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Thâm hụt trong thương mại dịch vụ đã tăng lên về cơ bản là do sự gia tăng thâm hụt trong dịch vụ vận tải (xem Bảng 4). Đội tàu của Việt Nam đã khá cũ (lâu năm) và những hàng hoá xuất nhập khẩu ngày càng tăng hiện nay phần lớn đều do các tàu nước ngoài chuyên chở. Hiện cũng có sự thâm hụt ở mức vừa phải trong dịch vụ tài chính, tuy nhiên những thiếu hụt này đang có xu hướng được hạn chế hơn. Với mục tiêu phù hợp, Việt Nam hoàn toàn có khả năng bù đắp phần nhập khẩu về vận vận tải thông qua sự tăng trưởng nhanh hơn của phần xuất khẩu "các dịch vụ khác".
Bảng 4: Cán cân thương mại của Việt Nam, giai đoạn 1997-2003 (triệu USD).
Các sản phẩm
Cán cân thương mại
Thay đổi bình quân hàng năm
1997
2000
2003
1997-00
2000-03
Hàng hoá
-1.357
376
-2.528
+577,7
-968,0
Dịch vụ:
-619
-550
-1.040
+23,0
-163,3
Các dịch vụ khác
Tài chính/bảo hiểm
Viễn thông
Khác
-686
-12
86
-760
525
-137
112
550
656
-83
150
589
+403,7
-41,7
+8,7
+436,7
+43,7
+18,0
+12,7
+13,0
Du lịch
19
41
80
+7,3
+13,0
Vận tải
41
-1.117
-1.661
-386,0
-181,3
Dịch vụ cuả chính phủ
7
1
6
-2.0
+1.7
Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Một trong những nhận thức sai lệch rất phổ biến là Việt Nam hiện không phải là một nước xuất khẩu dịch vụ có hiệu quả. Trên thực tế, nhiều doanh nghiệp dịch vụ tư nhân đã phải xuất khẩu để tồn tại bởi thị trường trong nước vẫn do các doanh nghiệp nhà nước chi phối. Bảng B1 liệt kê những loại hình dịch vụ đã được xuất khẩu từ Việt Nam, tổng số là 69 loại. Xin lưu ý rằng thực ra mỗi "loại hình" gồm nhiều dịch vụ cụ thể - ví dụ như "dịch vụ tư vấn" gồm tư vấn về quản lý, tư vấn về thị trường, tư vấn về thương mại quốc tế…
2. Cơ sở của Chiến lược xuất khẩu dịch vụ quốc gia.
2.1 Xuất khẩu dịch vụ có khác biệt gì?
Thực chất, các doanh nghiệp dịch vụ sẽ tiến hành bán một "lời hứa thực hiện" (promise to perform). Trong tất cả các trường hợp, dịch vụ chỉ xuất hiện khi khách hàng đồng ý mua. Thường thì một phần hoặc tất cả dịch vụ được chi trả trước khi dịch vụ bắt đầu. Ví dụ như một người mua một tấm vé máy bay mà không hề biết rằng liệu chuyến bay có xuất phát hoặc đến nơi đúng giờ và liệu hành lý của họ có đến đúng đích hay không. Điều này cho thấy có một yếu tố rủi ro khá lớn đối với người mua, và khách hàng kiểm soát rủi ro này bằng cách hoặc thông qua những nhà cung cấp đã quen biết, hoặc tìm kiếm thông tin về khả năng thực hiện của nhà cung cấp dịch vụ mới có tiềm năng. Điều này có nghĩa là một cấu phần khá quan trọng của chiến lược xuất khẩu dịch vụ quốc gia là xây dựng lòng tin cho dịch vụ Việt Nam trên thị trường quốc tế để khách hàng nước ngoài tin tưởng và chấp nhận rủi ro khi mua dịch vụ của Việt Nam. Lòng tin có thể được xây dựng thông qua một loạt các chiến lược, bao gồm những bước dưới đây:
Quảng cáo về những thành công trong xuất khẩu dịch vụ của Việt Nam.
Nêu rõ/hiển thị các hoạt động xuất khẩu dịch vụ của Việt Nam trên các trang web về xúc tiến thương mại.
Đăng ký cho các nhà cung cấp dịch vụ Việt Nam trên các danh bạ trực tuyến.
Chứng nhận cho các nhà cung cấp dịch vụ theo tiêu chuẩn và chứng nhận được quốc tế thừa nhận
Các nhà cung cấp dịch vụ Việt Nam cần tăng cường thuyết trình tại các cuộc hội thảo quốc tế
Để phần nào quản lý được rủi ro, khách hàng tiềm năng thường thông qua sử dụng những hoạt động được giới thiệu cho họ ("ai cho bạn biết về điều đó…") để lựa chọn ra những nhà cung cấp dịch vụ mới. Điều này có nghĩa là các nhà cung cấp dịch vụ Việt Nam phải làm cho các tổ chức cần dịch vụ biết đến mình. Điều này cũng có nghĩa là thông qua công tác đào tạo, các nhà cung cấp dịch vụ Việt Nam cần được trang bị kỹ năng về tiếp thị để xây dựng mạng lưới quan hệ kinh doanh.
Một cách khác mà các khách hàng tiềm năng sử dụng để quản lý rủi ro là thông qua việc gặp gỡ với nhà cung cấp dịch vụ Việt Nam để tự mình đánh giá về khả năng của họ. Số lớn các dịch vụ không thể mang ra thị trường một cách hiệu qủa thông qua các đại lý hoặc các nhà phân phối trên thị trường như hàng hoá hữu hình. Do vậy, cần phải đào tạo kỹ năng tiếp thị cho những người đứng đầu về lĩnh vực dịch vụ, những người mà trước nay thường chỉ quan tâm đến những khía cạnh kỹ thuật của thiết kế và chuyển giao dịch vụ. Điều này cũng có nghĩa là họ cần được đào tạo về những vấn đề mang tính văn hoá để thiết lập nên quan hệ ban đầu tốt đẹp.
Trong khi các nhà xuất khẩu hàng hoá thu lời từ mạng lưới trong nước thông qua các hệ thống đại lý hoặc nhà phân phối thì những nhà cung cấp dịch vụ mới cho nước ngoài trước hết phải tạo ra mạng lưới trong nước cho chính mình. Phương thức thực hiện bao gồm cộng tác với các đối tác trong nước hoặc tham gia vào hiệp hội ngành dịch vụ trong nước. Điều quan trọng ở đây là phải củng cố và có sự tham gia tích cực của các hiệp hội ngành với vai trò là những đối tác xúc tiến thương mại dịch vụ.
Tất cả các dịch vụ không được bảo hộ về cạnh tranh thông qua các loại hình như quyền tác giả hay bằng sáng chế, mà cách tốt hơn là các doanh nghiệp dịch vụ bảo vệ thị phần của mình thông qua những hoạt động đổi mới, sáng tạo liên tục. Để thành công trên thị trường thế giới, doanh nghiệp dịch vụ Việt Nam cần phải có kỹ năng để có thể xác định được những nhu cầu chưa được đáp ứng và tiến hành thiết kế những dịch vụ để đáp ứng các nhu cầu này.
Thương mại hàng hoá thường tập trung vào những giao dịch qua biên giới (cross-border). Khi Hiệp định chung về Thương mại dịch vụ (GATS) đã được đàm phán, một hiệp định đa phương đã được ký kết trong đó dịch vụ được kinh doanh không chỉ qua biên giới mà còn thông qua ba phương thức cung cấp được bổ sung (GATS 1:2):
Phương thức 1: Qua biên giới
“từ lãnh thổ một nước thành viên sang lãnh thổ nước thành viên khác”
Ví dụ bao gồm email cho khách hàng ở nước ngoài, các bản vẽ thiết kế trên mạng mở rộng (extranets) cho khách hàng ở nước ngoài, hoặc giúp việc cho các văn phòng nước ngoài.
Phương thức 2: Tiêu thụ của khách nước ngoài
“từ lãnh thổ một nước thành viên cho khách hàng của dịch vụ thuộc bất kì nước thành viên nào khác”
Ví dụ bao gồm dịch vụ cho khách du lịch nước ngoài, sinh viên nước ngoài học ở Việt Nam, hoặc công ty dịch vụ Việt Nam cung cấp dịch vụ cho các công ty nước ngoài hoạt động ở Việt Nam.
Phương thức 3: Đại diện thương mại
“của một nhà cung cấp dịch vụ của một nước thành viên thông qua đại diện thương mại ở một nước thành viên khác”
Ví dụ văn phòng đại diện của các công ty dịch vụ ở nước ngoài, như đại diện Hàng Không Việt Nam ở một số nước.
Phương thức 4: Có mặt của thể nhân
“thuộc một nhà cung cấp dịch vụ nước thành viên, thông qua sự có mặt của một thể nhân ở lãnh thổ của bất kì nước thành viên nào khác”
Ví dụ là giảng viên, nhà thầu hay tư vấn người Việt Nam cung cấp dịch vụ cho khách hàng trực tiếp qua chuyến làm việc ở nước ngoài, hoặc cá nhân được thuê làm tạm thời ở nước ngoài.
Từ khi GATS có hiệu lực vào năm 1995, các hiệp định về thương mại dịch vụ khác đã lấy bốn phương thức cung cấp này như một loại tiêu chí cho thương mại dịch vụ. Bất kỳ chiến lược xuất khẩu dịch vụ nào cũng cần xem xét năng lực sử dụng bốn phương thức cung cấp này.
Về chiến lược, đại bộ phận những nhà cung cấp dịch vụ Việt Nam đều có quy mô nhỏ và rất nhỏ. Do đó, xuất khẩu từ cơ sở ở Việt Nam sẽ có hiệu quả tốt hơn về chi phí cho họ, so với đi ra nước ngoài hoặc thiết lập hoạt động ở nước ngoài. Cách thức xuất khẩu ít đắt đỏ nhất là Phương thức 2 – bán dịch vụ cho khách nước ngoài có mặt ở Việt Nam. Do đó, chiến lược xuất khẩu dịch vụ quốc gia sẽ cần phải tập trung trước hết vào việc làm thế nào để thúc đẩy cung cấp các dịch vụ của Việt Nam cho các nhà đầu tư nước ngoài hiện có.
2.2 Trợ giúp xuất khẩu dịch vụ có gì khác biệt.
Một trong những vấn đề thách thức lớn nhất khi làm việc với các nhà xuất khẩu dịch vụ là nhiều người trong số họ không xác định được mình chính là nhà xuất khẩu. Đó là do một quan niệm thông thường rằng "xuất khẩu" là phả