Đất nước ta đang bước vào thời kỳ đổi mới, toàn đảng toàn dân ta đang ra sức thực hiện sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước làm cho đời sống nhân dân ngày càng được nâng lên về mọi mặt . Các ngành công nghiệp, Nông nghiệp, Dịch vụ.của các địa phương không ngừng phát triển về mọi mặt . Do đó, nhu cầu sử dụng điện năng ngày càng tăng nhanh .
Thực trạng các lưới điện địa phương ở nước ta hiện nay phần lớn là cũ nát, chắp vá thiếu đồng bộ. Vì vậy, trong quá trình hoạt động gây ra nhiều lãng phí về kinh tế và khó khăn trong công tác vận hành .Do đó, việc quy hoạch, thiết kế cung cấp điện cho địa phương là một nhu cầu cấp thiết phục vụ cho sự phát triển xã hội hiện nay . Với việc quy hoạch và thiết kế lưới điện địa phương một cách hoàn chỉnh, hợp lý sẽ giúp cho địa phương sử dụng điện hợp lý, thuận tiện cho việc quy hoạch lưới điện của trung ương .
Đồ án thiết kế tốt nghiệp này bao gồm 2 phần :
Phần I : Thiết kế lưới điện trung áp cho thị xã Bắc Giang - tỉnh Bắc Giang .
Phần II: Thiết kế đường dây tải điện trên không 35KV và 1 trạm biến áp phụ tải cung cấp điện cho 1 cụm dân cư .
Trong đồ án này , do thời gian và điều kiện có hạn cùng với khả năng của người thực hiện còn nhiều hạn chế nên việc thiết kế lưới điện trung áp chỉ dừng lại ở việc xác định đến tâm phụ tải điện ở các xã.
Mặc dù đã hết sức cố gắng nhưng do vẫn còn nhiều hạn chế về thời gian và kiến
111 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2254 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thiết kế lưới điện trung áp cho thị xã Bắc Giang - Tỉnh Bắc Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu
Đất nước ta đang bước vào thời kỳ đổi mới, toàn đảng toàn dân ta đang ra sức thực hiện sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước làm cho đời sống nhân dân ngày càng được nâng lên về mọi mặt . Các ngành công nghiệp, Nông nghiệp, Dịch vụ...của các địa phương không ngừng phát triển về mọi mặt . Do đó, nhu cầu sử dụng điện năng ngày càng tăng nhanh .
Thực trạng các lưới điện địa phương ở nước ta hiện nay phần lớn là cũ nát, chắp vá thiếu đồng bộ. Vì vậy, trong quá trình hoạt động gây ra nhiều lãng phí về kinh tế và khó khăn trong công tác vận hành .Do đó, việc quy hoạch, thiết kế cung cấp điện cho địa phương là một nhu cầu cấp thiết phục vụ cho sự phát triển xã hội hiện nay . Với việc quy hoạch và thiết kế lưới điện địa phương một cách hoàn chỉnh, hợp lý sẽ giúp cho địa phương sử dụng điện hợp lý, thuận tiện cho việc quy hoạch lưới điện của trung ương .
Đồ án thiết kế tốt nghiệp này bao gồm 2 phần :
Phần I : Thiết kế lưới điện trung áp cho thị xã Bắc Giang - tỉnh Bắc Giang .
Phần II: Thiết kế đường dây tải điện trên không 35KV và 1 trạm biến áp phụ tải cung cấp điện cho 1 cụm dân cư .
Trong đồ án này , do thời gian và điều kiện có hạn cùng với khả năng của người thực hiện còn nhiều hạn chế nên việc thiết kế lưới điện trung áp chỉ dừng lại ở việc xác định đến tâm phụ tải điện ở các xã.
Mặc dù đã hết sức cố gắng nhưng do vẫn còn nhiều hạn chế về thời gian và kiến
Phần I
Thiết kế lưới điện trung áp cho thị xã Bắc Giang tỉnh Bắc Giang
Chương I
Giới thiệu chung về Thị xã Bắc Giang
I.Đặc điểm tự nhiên của Thị xã Bắc Giang .
Thị xã Bắc Giang nằm ở phía nam của tỉnh Bắc Giang
Phía bắc giáp huyện Tân Yên
Phía đông giáp huyện Lạng Giang
Phía nam giáp huyện Yên Dũng
Phía tây giáp huyện Việt Yên
Nằm ở trung tâm và là tỉnh lị của Tỉnh Bắc Giang .Vì vậy, Thị xã Bắc Giang là nơi có vị trí thuận lợi để giao lưu phát triển kinh tế, là đầu mối giao thông quan trọng và là trung tâm Kinh tế, Chính trị, Văn hoá ...của cả tỉnh.
Vị trí địa lý .
Thị xã Bắc Giang nằm liền kề với vùng kinh tế trọng điểm phía bắc, cách Thủ đô Hà Nội 51 Km về phía bắc, cách của khẩu quốc tế Hữu Nghị Quan 100Km về phía nam; nơi có vị trí địa lý thuận lợi để giao lưu phát triển kinh tế .
Từ Thị xã Bắc Giang có thể dễ dàng giao lưu buôn bán hàng hoá tới toàn tỉnh cũng như tới các vùng trong của đất nước với hệ thống đường tỉnh lộ và quốc lộ đang ngày một phát triển và hoàn thiện.
+ Đường bộ: Từ Thị xã Bắc Giang có thể đi đến các vùng của đất nước theo các tuyến tỉnh lộ một cách nhanh chóng và thuận tiện .
+ Đường sắt : Với 3 tuyến đường sắt quan trọng , từ Bắc Giang có thể về thủ đô Hà Nội, lên Lạng Sơn, sang Thái Nguyên và khu công nghiệp mở Quảng Ninh
+ Đường sông : Trên địa bàn Thị xã Bắc Giang có con sông Thương chảy qua tạo nên một tuyến giao thông đường sông quan trọng giúp cho Thị xã Bắc Giang có thể giao lưu hàng hoá tới nhiều vung, miền của tổ quốc .
Địa hình .
Thị xã Bắc Giang có địa hình tương đối đơn giản và bằng phẳng, chủ yếu là khu dân cư, đô thị và đồng bằng . Diện tích núi, rừng không đáng kể .Trên địa bàn Thị xã Bắc Giang không có nhiều Ao, Hồ, Sông, Ngòi. Vì vậy, đất đai không bị chia cắt nhiều . Đây là một điều kiện tốt cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển giao thông đô thị trên toàn thị xã .
Đât đai .
Diện tích đất tự nhiên toàn Thị xã : 3222 ha , chiếm 0,84% diện tích toàn tỉnh .
Trong đó :
Diện tích gieo trồng cây lương thực có hạt : 2167 ha.
Diện tích gieo trồng cây lấy bột, củ : 232 ha.
Diện tích gieo trông cây công nghiệp : 161 ha.
Diện tích rừng khoanh nuôi : 94,6 ha .
Còn lại là khu dân cư và khu công nghiệp .
II. Đặc điểm kinh tế xã hội của Thị xã Bắc Giang
Diện tích : 3222 ha .
Dân số (2001) : 95000 người .
Mật độ dân số (2001) : 2950,3 người /Km2.
Các phường : Phường Lê Lợi, Phường Trần Phú, Phường Hoàng Văn Thụ, Phường Mỹ Độ, Phường Trần Nguyên Hãn, Phường Ngô Quyền, Phường Thọ Xương.
Các xã : Đa Mai, Song Mai, Dĩnh Kế , Xương Giang
Dân tộc : Chủ yếu là dân tộc kinh còn các dân tộc khác chiếm tỷ lệ không đáng kể .
Tổng thu ngân sách năm 2001 đạt 48319 Triệu đồng .
Tổng chi ngân sách năm 2001 đạt 16906 Triệu đồng .
Thị xã Bắc Giang là nơi có nguôn lao động dồi dào và không ngừng tăng lên cùng quá trình đô thị hoá. Lao động của Thị xã phần lớn là lao động đã qua đào tạo. Tuy nhiên, hiện nay trên địa bàn Thị xã vẫn còn một số khá lớn bộ phận lao động không có việc làm do sự phát triển kinh tế xã hội cùng với các cơ sở sản xuất, chế biến, dịch vụ... tăng trưởng chưa kịp với tốc độ tăng của lao động . Hiện tại trên địa bàn thị xã đã có nhiều cơ sở đào tạo nghề trong đó có trường công nhân dạy nghề số 2 của tổng công ty Hoá chất Việt Nam với quy mô lớn có thể đáp ứng yêu cầu đa dạng về đào tạo nghề của nhiều nganh, nhiều doanh nghiệp .
Một số thành tựu đã đạt được trong năm qua và định hướng phát triển cho tương lai của Thị xã Bắc Giang .
Nông nghiệp .
Trong năm 2001 toàn thị xã đã đạt sản lượng cây lương thực có hạt là 8668 tấn . Trong đó, sản lượng Lúa là 8665 tấn, sản lượng Ngô là 3 tấn. Sản lượng cây lương thực có hạt bình quân theo đầu người là 91,2 Kg/người .
Sản lượng cây lấy bột, củ là 1392 tấn .
Sản lượng cây công nghiệp 287 tấn. Trong đó, sản lượng Lạc là 170 tấn, sản lượng Đậu Tương là 117 tấn.
Chăn nuôi .
Theo số liệu thống kê năm 2001 thì toàn Thị xã có 335 con Trâu, 1072 con Bò, 21373 con Lợn, l22 nghìn con gia cầm các loại.
Sản lượng thịt hơi xuất chuồng 2283 tấn.
Số lượng và sản lượng gia súc và gia cầm đã đáp ứng được một phần nhu cầu tiêu dùng của Thị xã. Tuy nhiên, hiện nay ngành chăn nuôi của thị xã vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu và chưa phát triển tương xứng với tiềm năng của Thị xã.
Sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp.
Trên địa bàn thị xã đã và đang mọc lên rất nhiều cơ sở công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp. Các cở sở này hoạt động chủ yếu trong các ngành : sản xuất phân bón, chế biến Nông-Lâm sản, Vật liệu xây dựng, Hoá chất, hàng tiêu dùng, khai thác khoáng sản, thủ công mỹ nghệ, may mặc, dầy da,... Ngoài nhà máy hoá chất phân đạm Hà Bắc có quy mô lớn thì trên địa bàn Thị xã vẫn bao gồm chủ yếu là các cơ sở công nghiệp-Tiểu thủ công nghiệp vừa và nhỏ.
Theo thống kê năm 2001 ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp của Thị xã Bắc Giang đạt một số chỉ tiêu như sau :
Số cơ sở sản xuất công nghiệp đạt 1265 cơ sở tăng 14,2%so với năm 2000
Giá trị sản xuất công nghiệp theo giá thực tế đạt 83797 triệu đồng
Giá trị sản xuất công nghiệp theo giá so sánh năm 1994 đạt 62479 triệu đồng.
Sản phẩm chủ yếu của ngành công nghiệp :
. Quần áo may sẵn : 199 nghìn chiếc .
. Gạch : 16 triệu viên.
Kết cấu hạ tầng dịch vụ của Thị xã .
Với sự nỗ lực của toàn thể nhân dân cùng toàn thể các cấp các ngành trong thị xã. Đến nay, cơ sở vật chất của Thị xã Bắc Giang đã có những bước biến chuyển tích cực, tạo ra bộ mặt khang trang, tạo môi trường trong xạch, văn minh đô thị cho toàn Thị xã. Điều này đã tạo điều kiện để Thị xã Bắc Giang có thể đẩy mạnh các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ đáp ứng nhu cầu của nhân dân trong Thị xã đồng thời giao lưu kinh tế với các vùng trong tỉnh và với cả nước . Cụ thể : Toàn bộ các xã, Phường trong thị xã đã có điện, tất cả các xã, phường đã có đường ô tô đến trung tâm, 10/11 xã, phường có trường tiểu học, 9/11 xã, phường có trường trung học cơ sở và 11/11 xã, phường có trạm y tế .
Thương mại, dịch vụ và du lịch.
Thị xã Bắc Giang là nơi có vị trí địa lý thuận lợi cho phát triển thương mại, là trung tâm kinh tế của tỉnh Bắc Giang, nằm trong vùng chuyển tiếp giữa đồng bằng châu thổ sông Hồng và vùng núi phía bắc, nên có điều kiện giao lưu phát triển thương mại, dịch vụ.
Thị xã Bắc Giang có lợi thế về giao thông với mạng lưới đường bộ và đường thuỷ nối với các trung tâm kinh tế trọng điểm trong và ngoài nước như : Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Lạng Sơn và Trung Quốc nên rất thuận lợi cho việc hình thành một trung tâm thương mại.
Hiện nay, số người kinh doanh thương nghiệp dịch vụ cá thể là : 3656 người .
Trong lĩnh vực du lịch, Thị xã Bắc Giang cũng là nơi có nhiều tiềm năng, là trung tâm văn hoá của tỉnh, hàng năm Thị xã đón nhân rất nhiều khách từ trong nước và quốc tế. Chính quyền và nhân dân đang cố gắng hết mình để đưa ngành du lịch phát triển bằng cách xây dựng nhiều khu vui chơi giải trí, tổ chức các lễ hội lớn . Tiêu biểu như lễ hội Xương Giang hàng năm đã thu hút được rất nhiều du khách tới thị xã. Thị xã Bắc Giang đang có kế hoạch xây dựng 2 khu công viên vui chơi giải trí với diện tích hàng chục ha.
Lĩnh vực văn hoá - xã hội .
Thị xã đã chỉ đạo hoàn thành nhiệm vụ tổ chức tốt các hoạt động tuyên truyền : văn hoá, văn nghệ, thể dục, thể thao phục vụ nhân dân với nhiều hình thức diễn ra sôi nổi từ thị xã tới các xã, phường, cụm dân cư.
Mạng lưới ngành học tiếp tục ổn định và tăng trưởng ở tất cả các cấp học, ngành học.
Cấp mẫu giáo tính đến thời điểm 31/12/2001 :
+ Số trường mẫu giáo : 14 trường.
+ Số học sinh : 2836 học sinh .
Cấp giáo dục phổ thông :
+ Số lớp học : 551 lớp.
+ Số phòng học : 327 phòng .
+ Số học sinh : 25528 học sinh.
Mạng lưới y tế và chăm sóc sức khoẻ cộng đồng không ngừnh được hoàn thiện cả về số lượng và chất lượng khám chữa bệnh.
Số cơ sở khám chữa bệnh : 12 cơ sở .
Số giường bệnh : 73 giường.
Cán bộ ngành y :
+ Bác sỹ và trình độ cao hơn : 11 người .
+ Y sỹ : 16 người.
+ Y tá : 11 người.
Cán bộ ngành dược :
+ Dược sỹ cao cấp : 2 người
+ Dược sỹ trung cấp : 1 người
Định hướng phát triển cho tương lai .
Trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Thị xã Bắc Giang trong thời gian tới, căn cứ vào kế hoạch phát triển kinh tế của tỉnh. Thị xã Bắc Giang đã đề ra phương hướng phát triển kinh tế trong thời gian tới . Cụ thể :
ưu tiên đầu tư phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ. Phát triển các ngành công nghiệp phục vụ cho nhu cầu thiết yếu của thị xã và tỉnh. Đặc biệt các ngành : Hoá chất, công nghiệp chế biến nông sản, chế biến thức ăn và gia súc, may mặc, dày da, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng...
Tăng cường phát triển du lịch và dịch vụ, tận dụng tối đa các ưu thế của thị xã về vị trí địa lý, địa hình, khí hậu...
Tập chung đầu tư phát triển một số cơ sở hạ tầng kinh tế trọng điểm về giao thông và đô thị. Đẩy mạnh phát triển kinh tế, xây dựng và nâng cấp đồng bộ kết cấu hạ tầng đô thị của thị xã để năm 2005 đưa thị xã Bắc Giang lên thành phố loại III
III. Tình hình cung cấp điện hiện tại và xu hướng tăng trưởng trong tương lai của thị xã Bắc Giang.
Hiện nay Thị xã Bắc Giang đang sử dụng mạng lưới trung áp đã được thiết kế từ thập kỉ 80 của thế kỷ trước. Vì vậy, phần lớn lưới điện là cũ nát, không đủ độ tin cậy cung cấp điện, tổn thất điện áp và tổn thất điện năng lớn. Phần lớn điên năng tiêu thụ của thị xã được lấy điện từ cấp điện áp 35KV, một phần nhỏ được lấy từ lưới 22 KV. Một số đường dây cung cấp điện quá dài dẫn đến xác suất xảy ra sự cố lớn.
Với thực trạng lưới điện như trên mặc dù hàng năm thị xã đã phải bỏ ra một số tiền không nhỏ để đầu tư cải tạo lưới. Nhưng, vì lưới quá cũ nát và việc đầu tư không đồng bộ nên việc cải tạo mang lại hiệu quả không cao. Lưới điện Thị xã Bắc Giang đang cần được đầu tư đồng bộ, tổng thể.
Vì vậy, em nhận đề tài đồ án tốt nghiệp với nhiện vụ đề ra là :" Thiết kế lưới điện cho thị xã Bắc Giang" nhằm mục đích cung cấp điện tốt hơn, đảm bảo độ tin cậy cung cấp điện cũng như đảm bảo chất lượng điện áp, đảm bảo kinh tế - kỹ thuật và giảm tổn thất điện năng trên toàn lưới .
Trong tình hình chung hiện nay của cả nước , nền kinh tế ngày càng phát triển mạnh , thị xã Bắc Giang cũng ngày càng phát triển mạnh theo xu hướng chung của cả nước :
Các cơ sở sản xuất ngày càng mở rộng , công nghiệp , nông nghiệp , dịch vụ và du lịch ngày càng được đầu tư nhiều . Do đó số lượng phụ tải điện ngày càng nhiều và yêu cầu chất lượng ngày càng cao .
Toàn thị xã đang ra sức đổi mới cơ cấu kinh tế , chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi , mở rộng khai thác các nguồn lợi sẵn có do đó thu nhập của người dân không ngừng tăng lên, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện cùng với đó là nhu cầu dùng điện cũng ngày càng cao .
Vì vậy đã đến lúc cần thiết kế và xây dựng lại lưới điện thị xã Bắc Giang một cách đồng bộ để đáp ứng tốt các nhu cầu đó .
Chương 2
xác định phụ tải tính toán của
lưới điện thiết kế
Phụ tải tính toán là phụ tải không có thực mà ta cần phải tìm để làm cơ sở cho việc tính toán , thiết kế, lựa chọn thiết bị cho hệ thống cung cấp điện .
Có 2 loại Phụ tải tính toán :
Phụ tải tính toán theo điều kiện phát nóng : là phụ tải giả thiết lâu dài tương đương với phụ tải thực tế biên thiên về lượng toả nhiệt lớn nhất .
Pmax³ Ptt ³ Pqp³ Ptb
Trong đó :
Ptb - phụ tải trung bình trong thời gian t
Pqp - phụ tải quân phương
Pmax - Phụ tải cực đại
Ptt - phụ tải tính toán
Phụ tải tính toán theo điều kiện tổn thất : là phụ tải cực đại xuất hiện trong thời gian ngắn từ 1-2(s) nó gây ra tổn thất điện áp lớn nhất trong mạng và các điều kiện làm việc nặng nề nhất cho mạng điện .
Việc xác định đúng Phụ tải tính toán là một trong những điều kiện quan trọng trong thiết kế . Vì nếu Phụ tải tính toán được xác định nhỏ hơn phụ tải thực tế thì sẽ làm giảm tuổi thọ của các thiết bị điện , có khả năng dẫn đến sự cố cháy, nổ... ngược lại nếu phụ tải tính toán xác định lớn hơn phụ tải thực tế thì các thiết bị được chọn sẽ dư thừa công suất dẫn đến lãng phí , ứ đọng vốn đầu tư .. cũng vì vậy đã có nhiều công trình nghiên cứu và phương pháp xác định Phụ tải tính toán . Song cho đến nay vẫn chưa có một phương pháp nào thật hoàn thiện .Những phương pháp nào cho kêt quả đủ tin cậy thì lại quá phức tạp , khối lượng tính toán và những thông tin ban đầu đòi hỏi quá lớn và ngược lại . Có thể đưa ra một số phương pháp thường được sử dụng nhiều hơn cả khi thiết kế , quy hoạch mạng điện :
I, Các phương pháp xác định Phụ tải tính toán .
Phương pháp xác định Phụ tải tính toán theo công xuất trung bình và hệ số cực đại
Phương pháp này thường dùng cho các mạng điện phân xưởng khi đã biết đầy đủ các số liệu
ta có : Ptt= km.Ptb = km..ksd.
Trong đó :
Ptt-Công suất tính toán
Pđmi-Công suất định mức của phụ tải thứ i
n-Số thiết bị trong nhóm
ksd-Hệ số sử dụng công suất
km-Hệ số cực đại công suất tác dụng
km=f(nhq,ksd)
nhq-Số thiết bị dùng điện hiệu quả
Số thiết bị dùng điện hiệu quả nhq là số thiết bị có cùng công suất , cùng chế độ làm việc gây ra một hiệu quả phát nhiệt (Hoặc mức độ huỷ hoại cách điện ) đúng bằng các phụ tải thực tế ( có công suất và chế độ làm việc có thể khác nhau) gây ra trong quá trình làm việc , nhq được xác định bằng các biểu thức sau :
trong đó
Pđmi - Công suất định mức của thiết bị thứ i trong nhóm
N - Số thiết bị trong nhóm
Khi n lớn thì việc xác định nhq theo công thức trên khá phức tạp nên khi đó ta có thể xác định nhq theo phương pháp gần đúng với sai số tính toán nằm trong khoảng Ê ±10%
Trường hợp và ksd ³ 0,4 thì nhq= n
Chú ý : nếu trong nhóm có n1 thiết bị mà tổng công suất của chúng không lớn hơn 5% tổng công suất của cả nhóm thì nhq= n - n1 .
Trong đó :
Pđmmax- công suất định mức của thiết bị có công suất lớn nhất trong nhóm
Pđmmin- công suất định mức của thiết bị có công suất nhỏ nhất trong nhóm
Trường hợp và ksd ³ 0,2 thì nhqsẽ được xác định theo biểu thức :
Khi không áp dụng được các trường hợp trên, việc xác định nhqphải được tiến hành theo trình tự :
Trước hết ta tính và
Trong đó :
n- Số thiết bị trong nhóm
n1- Số thiết bị có công suất không nhỏ hơn một nửa công suất của thiết bị có công suất lớn nhất
P1,P- Tổng công xuất của n1 và của n thiết bị.
Sau khi tính được n* và P* tra theo sổ tay kỹ thuật ta được nhq* = f(n*,P*). Từ đó, tính nhq theo công thức nhq= nhq* . n
Khi xác định Phụ tải tính toán theo phương pháp số thiết bị dùng điện hiệu quả nhq, trong một số trường hợp cụ thế có thế dùng các công thức gần đúng sau :
Nếu n Ê 3 và nhq < 4 thì Phụ tải tính toán được tính theo công thức :
nếu thiết bị làm việc ở chế độ ngắn hạn lặp lại thì
Nếu n > 3 và nhq < 4 thì Phụ tải tính toán được tính theo công thức :
Trong đó : kti là hệ số phụ tải của thiết bị thứ i. Nếu không có số liệu chính xác thì hệ số phụ tải có thể lấy gần đúng như sau :
kti = 0,9 đối với thiết bị làm việc ở chế độ dài hạn.
kti = 0,75 đối với thiết bị làm việc ở chế độ ngắn hạn lặp lại.
Nếu n > 300 và Ksd ³ 0,5 Phụ tải tính toán được tính theo công thức :
Đối với thiết bị có đồ thị phụ tải bằng phẳng ( các máy bơm, quạt nén khí ..) Phụ tải tính toán có thể lấy bằng phụ tải trung bình :
Nếu trong mạng điện có thiết bị 1 pha thì cần phải phân phối đều cho ba pha của mạng, trước khi xác định nhq phải quy đổi công suất của phụ tải một pha về phụ tải 3 pha tương đương:
Nếu thiết bị 1 pha đấu vào điện áp pha thì Ppđ= 3.Ppha max.
Nếu thiết bị 1 pha đấu vào điện áp dây thì Ppđ= .Ppha max.
Nếu trong nhóm có thiết bị tiêu thụ điện làm việc ở chế độ ngắn hạn lặp lại thì phải quy đổi về chế độ dài hạn trước khi xác định nhq theo công thức :
.
Trong đó : eđm là hệ số đóng điện tương đối phần trăm, cho trong lý lịch máy .
2 .Xác định phụ tải tính toán theo công thức trung bình và hệ số hình dáng của đồ thị phụ tải.
Phương pháp này cho thiết kế mạng điện từ trạm biến áp phân xưởng đến xí nghiệp, phụ tải tính toán được xác định.
Ptt = khdp.Ptb
Qtt =Ptt.tgj
Stt =
Trong đó:
khdp: Hệ số hình dáng của đồ thị phụ tải.
Ptb: Công suất trung bình của phụ tải. [KW].
.
3.Xác định phụ tải tính toán theo suất chi phí điện năng trên một đơn vị sản phẩm và tổng số lượng sản phẩm sản xuất trong một thời gian nhất định.
Phương pháp này dùng cho tính toán thiết kế cấp điện cho mạng điện xí nghiệp, dùng để tính toán cho các thiết bị điện có đồ thị tải ít biến đổi, phụ tải tính được xác định:
Ptt=
Trong đó:
w0: Suất chi phí điện năng cho một đơn vi sản phẩm, [kWh/1 đvsp].
M: Số lượng sản phẩm sản xuất ra trong thời gian khảo sát T.
Tmax: Thời gian sử dụng côgn suất lớn nhất, [h].
4. Xác định phụ tải tính toán theo suất phụ tải trên một đơn vị diện tích sản xuất.
Phương pháp này dùng để thiết kế cho các phụ tải chỉ mới ở dạng quy hoạch hay không biết chi tiết cụ từng thiết bị (thiết kế sơ bộ). Phương pháp này chỉ cho kết quả gần đúng, vì vậy nó thường được dùng trong giai đoạn thiết kế sơ bộ.Nó cũng được dùng để tính phụ tải các phân xưeởng có mật độ máy móc sản xuất phân bố tương đối đều, như phân xưởng gia công cơ khí, dệt, sản xuất ô tô, vòng bi…
Công thức tính:
Ptt= P0 . F
Trong đó:
F: Diện tích sản xuất, tức là diện tích dùng để đặt máy sản xuất [m2 ].
P0: Suất phụ tải tính toán trên một đơn vị diện tích, [W/m2], có thể tra được trong các sổ tay.
Phương pháp xác đinh Phụ tải tính toán theo phụ tải đỉnh nhọn .
Phương pháp này dùng cho mạng điện phân xưởng điện áp đến 1000V.
Phụ tải đỉnh nhọn là phụ tải cực đại trong một thời gian ngắn.
Ta có Iđn= ikđmax+ ( Itt- ksd.Idđmax)
Trong đó :
Iđn- Dòng điện cực đại.
ikđmax- Dòng điện khởi động của động cơ lớn nhất trong nhom.
Idđmax- Dòng điện tính toán phụ tải của nhóm hộ tiêu thụ.
Xác định phụ tải tính toán theo công suất đặt và hệ số nhu cầu:
Phương pháp này thường dùng để tính toán sơ bộ (sử dụng khi đã có thiết kế nhà xưởng của xí nghiệp và chưa có thiết kế chi tiết bố trí các máy móc thiết bị). Phương pháp này có ưu điểm là đơn giản, tính toán thuận tiện, tuy nhiên độ chính xác không cao.
Công thức tính:
Ptt = knc.Pđi
Qtt = Ptt . tgj
St t= Ptt / cosj
Một cách gần đúng có thể lấy Pđ=Pđm, khi đó:
Ptt= knc.Pđmi
Trong đó:
n: Số thiết bị trong nhóm.
knc: hệ số nhu cầu.
Pđi: Công suất đặt của phụ tải thứ i.
Pđi, Pđmi: Công suất đặt và công suất định mức của thiết bị thứ i.
Ptt, Ptt, Stt: Công suất tác dụng, [kW], công suất phản kháng, [kVAr] và công suất toàn phần tính toán của nhóm thiết bị , [kVA].
Nếu hệ số công suất của các thiết bị trong nhóm không giống nhau thì phải tính hệ số công suất trung bình theo công thức sau:
cosj =
Phương pháp xác định Ph