Công nghệ thông tin (CNTT) đang phát triển với tốc độ như vũ bão, các nhà khoa học đã khẳng định: chưa có một ngành nghề và công nghệ nào lại phát triển nhanh chóng, sâu rộng và có nhiều ứng dụng như CNTT. Sự ra đời của Internet đã mở ra một kỉ nguyên mới - kỉ nguyên thông tin. Nhiều chuyên gia đã dự đoán: trong thập kỉ tới Internet đa phương tiện, truyền thông băng rộng CD - Rom, DVD sẽ mang đến những biến đổi có tính cách mạng trên quy mô toàn cầu trong nhiều lĩnh vực.
Trên thế giới việc ứng dụng CNTT vào giáo dục đã trở thành mối ưu tiên hàng đầu của nhiều Quốc gia. Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong giáo dục và đào tạo ở tất cả các cấp học, bậc học, ngành học theo hướng sử dụng CNTT như một công cụ hỗ trợ đắc lực nhất cho đổi mới phương pháp học tập ở tất cả các môn học. Sự bùng nổ tri thức cùng với các vấn đề giao lưu hội nhập quốc tế khiến mỗi chúng ta phải biết tận dụng những thành tựu của khoa học – công nghệ, đặc biệt là sự ra đời của mạng máy tính toàn cầu (Internet) giúp chúng ta biết sự lựa chọn các phương pháp học tập phù hợp.
Xã hội học tập – đó là mục tiêu của các nền giáo dục trên thế giới. Thành tựu nổi bật nhất của CNTT trong giáo dục và đào tạo hiện nay chính là dạy học thông qua các trương trình chạy trên nền Website. Nó cung cấp một kho tàng kiến thức khổng lồ của nhân loại và tạo cơ hội học tập cho nhiều người có trình độ khác nhau, tạo ra sự bình đẳng, dân chủ trong học tập. Các chuyên gia giáo dục đều cho rằng, khi đưa CNTT vào nhà trường sẽ tạo ra một cuộc cách mạng trong giáo dục dẫn đến những thay đổi trong cả nội dung và phương pháp dạy và học.
Việt Nam đang phấn đấu tiến đến xây dựng một Nền kinh tế tri thức đòi hỏi phương pháp dạy học phải phát huy được tích cực và chủ động đối với người học để đào tạo ra những người lao động có khả năng sáng tạo, thích ứng nhanh.
Nghị quyết hội nghị lần thứ IV Ban chấp hành Trung Ương Đảng Cộng Sản Việt Nam (Khoá VII, năm 1993) đã chỉ rõ: Về phương pháp giáo dục phải khuyến khích tự học, phải áp dụng những phương pháp giáo dục hiện đại để bồi dưỡng cho HS năng lực tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề.
Nghị quyết hội nghị lần thứ II Ban chấp hành Trung Ương Đảng Cộng Sản Việt Nam (Khoá VIII, năm 1997) tiếp tục khẳng định “phải đổi mới phương pháp đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học, bảo đảm điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho HS”.
Luật Giáo dục (1998), Điều 24.2 đã nêu: Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác của HS, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho HS.
Các ứng dụng của CNTT đặc biệt là Internet - Website học tập góp phần rèn luyện khả năng tự học. Đây đã thực sự trở thành cầu nối giữa GV và nhà trường, giữa GV và HS, giữa gia đình và nhà trường, giữa GV và GV, giữa HS và HS. Công tác quản lý giáo dục cũng thay đổi, các tài liệu tham khảo, các giáo án, sáng kiến kinh nghiệm, các bài tập tham khảo, các đề thi, các hình thức luyện thi ĐH liên tục được đưa lên mạng để GV và HS có thể tham khảo, nghiên cứu ở mọi lúc, mọi nơi. Tuy vậy các Website dành cho HS tra cứu, học tập vẫn còn là rất ít và chưa quan tâm nhiều đến vấn đề tự học của HS. Chính vì vậy việc thiết kế các trang Web toán học giúp việc tự học cho HS là hết sức cần thiết. Trong phạm vi rất hạn hẹp của luận văn này chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài.
“Thiết kế trang Web số tay toán học hỗ trợ học tập cho học sinh lớp 10”.
120 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2527 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thiết kế trang web sổ tay toán học hỗ trợ học tập cho học sinh lớp 10, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM THÁI NGUYÊN
{
ĐỖ XUÂN HÙNG
THIẾT KẾ TRANG WEB SỐ TAY TOÁN HỌC HỖ TRỢ HỌC TẬP CHO HỌC SINH LỚP 10
Hƣớng dẫn khoa học
PGS – TS: ĐÀO THÁI LAI
Thái Nguyên – 2008
CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
Viết tắt
Viết đầy đủ
CNTT
Công nghệ thông tin
THPT
Trung học phổ thông
GV
Giáo viên
HS
Học sinh
SGK
Sách giáo khoa
SBT
Sách bài tập
SGV
Sách giáo viên
ĐH
Đại học
MỤC LỤC
Nội dung Trang
MỞ ĐẦU 6
Chƣơng I: Cơ sở lý luận và thực tiễn 11
1.1. Cơ sở lý luận 11
1.1.1. Vài nét về lịch sử phát triển của đề tài 11
1.1.2. Internet – Web 13
1.1.3. Một số quan niệm về tự học 15
1.1.4. Một số hình thức tự học 15
1.1.5. Chu trình tự học của học sinh 16
1.1.6. Vai trò, ý nghĩa của việc tự học 16
1.1.7. Sự cần thiết rèn luyện phương pháp tự học cho học 17
sinh trung học
1.1.8. Sổ tay toán học 17
1.1.9. Tự học với phương tiện là trang Web sổ tay toán học 18
1.2. Cơ sở thực tiễn 19
1.2.1. Mục tiêu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông 19
1.2.2. Chương trình toán học trong nhà trường THPT 19
1.2.3. Chuẩn kiến thức, kĩ năng Toán trường THPT 19
1.2.4. Điều kiện thực tế của nhà trường THPT 19
1.3. Giới thiệu khái quát về quá trình khảo sát 20
1.3.1. Mục đích khảo sát 20
1.3.2. Đối tượng khảo sát 20
1.3.3. Nội dung khảo sát 20
1.3.4. Các phương pháp khảo sát 20
1.4.
Kết quả khảo sát
21
1.4.1.
Thực trạng việc ứng dụng CNTT hỗ trợ quá trình học
tập của học sinh lớp 10 THPT
21
1.4.2.
Thực trạng việc ứng dụng CNTT trong dạy học của
giáo viên lớp 10 THPT
21
1.5.
Kết luận chương I
22
Chƣơng II: Trang Web sổ tay toán học hỗ trợ học tập cho
học sinh lớp 10 THPT
23
2.1.
Cơ sở thiết kế nội dung trang web sổ tay toán học hỗ
trợ học tập cho học sinh lớp 10 THPT
23
2.1.1.
Chuẩn kiến thức, kĩ năng toán học 10 THPT là một
căn cứ để xây dựng trang web.
23
2.1.2.
Các nguyên tắc cơ bản khi thiết kế trang web sổ tay
toán học
42
2.1.3.
Các công cụ xây dựng website
43
2.2.
Thiết kế trang web sổ tay toán học hỗ trợ học tập cho
học sinh lớp 10 THPT
55
2.2.1.
Xác định bài toán
55
2.2.2.
Đặc tả website
62
2.2.3.
Thiết kế các Modul của website
70
2.2.4.
Hướng dẫn sử dụng trang web sổ tay toán học
82
2.2.5.
Tổ chức dạy học có sử dụng website
82
2.3.
Kết luận chương II
104
Chƣơng III: Thực nghiệm sƣ phạm
105
3.1.
Khái quát chung
105
3.1.1.
Mục đích thực nghiệm
105
3.1.2.
Đối tượng thực nghiệm
105
3.1.3.
Nội dung thực nghiệm
105
3.1.4.
Tổ chức thực nghiệm
105
3.1.5.
Phương pháp đánh giá
106
3.2.
Kết quả thực nghiệm
106
3.2.1.
Đánh giá kết quả trước thực nghiệm
106
3.2.2.
Đánh giá kết quả sau thực nghiệm
107
3.3.
Kết luận chương III
108
KẾT LUẬN
109
1. Lý do chọn đề tài
MỞ ĐẦU
Công nghệ thông tin (CNTT) đang phát triển với tốc độ như vũ bão, các nhà khoa học đã khẳng định: chưa có một ngành nghề và công nghệ nào lại phát triển nhanh chóng, sâu rộng và có nhiều ứng dụng như CNTT. Sự ra đời của Internet đã mở ra một kỉ nguyên mới - kỉ nguyên thông tin. Nhiều chuyên gia đã dự đoán: trong thập kỉ tới Internet đa phương tiện, truyền thông băng rộng CD - Rom, DVD sẽ mang đến những biến đổi có tính cách mạng trên quy mô toàn cầu trong nhiều lĩnh vực.
Trên thế giới việc ứng dụng CNTT vào giáo dục đã trở thành mối ưu tiên hàng đầu của nhiều Quốc gia. Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong giáo dục và đào tạo ở tất cả các cấp học, bậc học, ngành học theo hướng sử dụng CNTT như một công cụ hỗ trợ đắc lực nhất cho đổi mới phương pháp học tập ở tất cả các môn học. Sự bùng nổ tri thức cùng với các vấn đề giao lưu hội nhập quốc tế khiến mỗi chúng ta phải biết tận dụng những thành tựu của khoa học – công nghệ, đặc biệt là sự ra đời của mạng máy tính toàn cầu (Internet) giúp chúng ta biết sự lựa chọn các phương pháp học tập phù hợp.
Xã hội học tập – đó là mục tiêu của các nền giáo dục trên thế giới. Thành tựu nổi bật nhất của CNTT trong giáo dục và đào tạo hiện nay chính là dạy học thông qua các trương trình chạy trên nền Website. Nó cung cấp một kho tàng kiến thức khổng lồ của nhân loại và tạo cơ hội học tập cho nhiều người có trình độ khác nhau, tạo ra sự bình đẳng, dân chủ trong học tập. Các chuyên gia giáo dục đều cho rằng, khi đưa CNTT vào nhà trường sẽ tạo ra một cuộc cách mạng trong giáo dục dẫn đến những thay đổi trong cả nội dung và phương pháp dạy và
học.
Việt Nam đang phấn đấu tiến đến xây dựng một Nền kinh tế tri thức đòi hỏi phương pháp dạy học phải phát huy được tích cực và chủ động đối với người học để đào tạo ra những người lao động có khả năng sáng tạo, thích ứng nhanh.
Nghị quyết hội nghị lần thứ IV Ban chấp hành Trung Ương Đảng Cộng Sản Việt Nam (Khoá VII, năm 1993) đã chỉ rõ: Về phương pháp giáo dục phải khuyến khích tự học, phải áp dụng những phương pháp giáo dục hiện đại để bồi dưỡng cho HS năng lực tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề.
Nghị quyết hội nghị lần thứ II Ban chấp hành Trung Ương Đảng Cộng Sản Việt Nam (Khoá VIII, năm 1997) tiếp tục khẳng định “phải đổi mới phương pháp đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học, bảo đảm điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho HS”.
Luật Giáo dục (1998), Điều 24.2 đã nêu: Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác của HS, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho HS.
Các ứng dụng của CNTT đặc biệt là Internet - Website học tập góp phần rèn luyện khả năng tự học. Đây đã thực sự trở thành cầu nối giữa GV và nhà trường, giữa GV và HS, giữa gia đình và nhà trường, giữa GV và GV, giữa HS và HS. Công tác quản lý giáo dục cũng thay đổi, các tài liệu tham khảo, các giáo án, sáng kiến kinh nghiệm, các bài tập tham khảo, các đề thi, các hình thức luyện thi ĐH liên tục được đưa lên mạng để GV và HS có thể tham khảo, nghiên cứu ở mọi lúc, mọi nơi. Tuy vậy các Website dành cho HS tra cứu, học tập vẫn còn là rất ít và chưa quan tâm nhiều đến vấn đề tự học của HS. Chính vì vậy việc thiết kế các trang Web toán học giúp việc tự học cho HS là hết sức cần thiết. Trong phạm vi rất hạn hẹp của luận văn này chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài.
“Thiết kế trang Web số tay toán học hỗ trợ học tập cho học sinh lớp 10”.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở khoa học của vấn đề đổi mới phương pháp dạy học ở trường Trung học phổ thông, đặc biệt là khả năng ứng dụng thành tựu của công nghệ thông tin trong dạy học để từ đó thiết kế Website nhằm hỗ trợ quá trình học toán cho HS lớp 10 nói riêng và cho học sinh THPT nói chung.
3. Khách thể, đối tƣợng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu: Hoạt động học toán của học sinh THPT với sự hỗ trợ của CNTT.
3.2. Đối tượng nghiên cứu: Quá trình sử dụng trang web hỗ trợ hoạt động học tập môn toán của học sinh lớp 10 THPT.
4. Giả thuyết khoa học
Nếu thiết kế được và sử dụng hợp lý trang Web sổ tay toán học thì sẽ góp phần rèn cho học sinh kĩ năng tự học, tự nghiên cứu, tạo ra hứng thú học tập cho học sinh góp phần nâng cao hiệu quả học toán cho HS lớp 10 THPT.
5. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu chuẩn kiến thức toán học lớp 10 trung học phổ thông,
và cách thiết kế trang Web.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của việc thiết kế trang Web số tay toán học, các vấn đề về tự học, học tập không cần giáp mặt giáo viên, ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy bộ môn Toán học trong trường Trung học phổ thông.
Phân tích chương trình cũng như phương pháp học tập môn Toán (Toán
học lớp 10) của các trường Trung học phổ thông.
Thiết kế một trang Web đơn giản hỗ trợ học tập toán cho HS lớp 10
nhằm cung cấp kiến thức và rèn luyện một số kĩ năng cần thiết cho học sinh.
Tiến hành thực nghiệm việc sử dụng trang Web số tay toán học với HS
lớp 10 trong quá trình dạy học.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu lý luận. Nghiên cứu phân tích các tài liệu về ứng dụng CNTT vào dạy học nói chung và dạy Toán nói riêng (Toán lớp 10) trên thế giới và ở Việt Nam. Nghiên cứu phân tích các tài liệu lí luận về tích cực hóa hoạt động dạy học.
Phương pháp điều tra, quan sát, thăm dò ý kiến của giáo viên và học sinh về hình thức học tập ứng dụng công nghệ thông tin, ưu nhược điểm của các Website học tập đã có.
Nghiên cứu chuẩn kiến thức Toán lớp 10 và các tài liệu tham khảo cùng với các ý kiến đóng góp của các giáo viên giàu kinh nghiệm trong việc giảng dạy Toán lớp 10.
Nghiên cứu tài liệu về cách sử dụng một số phần mềm hỗ trợ xây dựng
Website, các công cụ xây dựng Website.
Phương pháp thực nghiệm sư phạm. Tiến hành thực nghiệm đo chất lượng nhận thức thức của HS trong quá trình dạy học có ứng dụng CNTT và so sánh với quá trình dạy học không ứng dụng CNTT.
8. Những đóng góp mới của luận văn
Tổng quan về vai trò của CNTT trong đổi mới phương pháp dạy học.
Đưa ra được các hình thức tổ chức dạy học và các phương pháp đặc thù trong quá trình dạy học Toán học lớp 10 THPT có sử dụng CNTT.
Xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn của việc thiết kế trang Web số tay toán học hỗ trợ việc tự học toán cho học sinh lớp 10.
Giáo viên và học sinh có thể khai thác các thông tin Toán học lớp 10 thông qua địa chỉ:
Đề xuất phương án ứng dụng CNTT dạy học Toán trên phạm vi rộng.
9. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Về mặt lý luận, luận văn góp phần hệ thống hoá các lý luận về việc ứng dụng CNTT trong dạy học và lý luận về việc ứng dụng CNTT trong dạy học Toán học lớp 10 ở trường THPT theo hướng tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh.
Về mặt thực tiễn, luận văn góp phần đổi mới nội dung và phương pháp dạy học Toán học 10, minh chứng cho tính khả thi của việc ứng dụng CNTT trong dạy học Toán học 10 để thực hiện dạy học phân hoá, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, tăng cường khả năng tự học của HS nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của quá trình dạy học Toán học lớp 10 ở trường THPT.
10. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận nội dung của luận văn gồm 3 chương:
Chương I: Cơ sở lý luận và thực tiễn.
Chương II: Thiết kế trang Web số tay toán học hỗ trợ tự học toán cho HS lớp
10 ở trường trung học phổ thông.
Chương III: Thực nghiệm sư phạm.
1.1 Cơ sở lý luận
CHƢƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1.1 Vài nét về lịch sử phát triển của đề tài
1.1.1.1. Công nghệ thông tin trong xã hội
Trong những năm gần đây, loài người đã được chứng kiến một kỷ nguyên mới gắn liền sự phát triển như vũ bão của CNTT và hưởng nhiều thành tựu do CNTT mang lại. Chúng ta có thể số hoá hầu hết thông tin đa dạng của cuộc sống như văn bản, âm thanh, hình ảnh... và sau khi xử lý các thông tin này, ta dễ dàng lưu trữ, chuyển giao cho các đối tượng khác và như vậy, thông tin đã thực sự trở thành tài sản của mỗi cá nhân, mỗi tập thể, mỗi quốc gia và của toàn bộ loài người.
Sự phát triển Internet và công nghệ truyền thông đa phương tiện (Multimedia) tạo ra nhiều ứng dụng như: Trao đổi thư tín qua mạng Internet: e- mail; Chính phủ điện tử: e-government; Giáo dục điện tử: e-education; Dạy học qua mạng: e-learning; văn hoá số hay văn hoá điện tử: e-culture. Tất cả đều có một đặc điểm chung là mọi công việc giao dịch được số hoá và thực hiện trên mạng Internet. Sự thay đổi này kéo theo nhiều sự thay đổi sâu sắc trong xã hội. Có thể khẳng định Computer đã xâm nhập vào mọi ngóc ngách của cuộc sống và trở thành một công cụ đắc lực không thể thiếu được trong cuộc sống hiện đại. Con người tiếp xúc với kho kiến thức khổng lồ của nhân loại qua màn hình máy tính và giao tiếp với nhau qua mạng Internet, khi đó mọi cản trở về không gian, thời gian đã trở nên không đáng kể.
Những thành tựu của CNTT đã tạo ra một cuộc cách mạng trong hầu hết các lĩnh vực xã hội, kinh tế,...Sự thay đổi không chỉ thấy trong các ngành sản
xuất công nghiệp, điện tử, viễn thông mà trong các lĩnh vực khác như y tế, tài chính, ngân hàng, thương mại, quản lý nhà nước...thì CNTT cũng đã thực sự mang lại cho các ngành này các công cụ mới cho phép đẩy nhanh gấp bội tốc độ xử lý nghiệp vụ. Có thể kể ra rất nhiều các thành tựu khoa học mới ra đời dựa trên cơ sở ứng dụng CNTT như các thành tựu trong y học (chụp cắt lớp, mổ nội soi, chuẩn đoán bệnh và điều trị từ xa...), trong sinh học (các nghiên cứu mới về gen, cấy ghép tế bào...).
Trong bối cảnh chung này, giáo dục không thể là trường hợp ngoại lệ, giáo dục cũng đã và đang chịu sự tác động sâu sắc bởi các thành tựu của CNTT.
1.1.1.2. Công nghệ thông tin trong giáo dục
Từ cuối thập kỷ 20 nhiều nước trên thế giới như Anh, Pháp, Mỹ, Canada, Cộng hòa liên bang Đức, Liên Xô (cũ), các nước khu vực châu Á – Thái bình dương như: Australia, Ấn độ, Nhật bản, Trung Quốc, Thái Lan, Singapo … Đã sớm ứng dụng Computer trong dạy học và trở thành nét đặc trưng của nhà trường hiện đại. Các nước phát triển đã đạt được nhiều thành tựu trong lĩnh vực nghiên cứu xây dựng và sử dụng CNTT để nâng cao chất lượng dạy học.
Ở Việt Nam, từ giữa thập niên 80 của thế kỷ 20, Viện khoa học giáo dục là cơ sở đầu tiên bắt đầu nghiên cứu thử nghiệm việc dạy học tin học ở trường phổ thông. Tuy nhiên, việc sử dụng Computer với tư cách là phương tiện dạy học còn là vấn đề mới mẻ. Nghiên cứu vấn đề này mới chỉ là một số cá nhân và tổ chức tham gia: Phân mềm dạy học Violet, … Chương trình trắc nghiệm một số môn học … Trên một số tạp chí của ngành giáo dục và trường Đại học xuất hiện một số bài báo cáo đề cập đến những vấn đề lý luận về sử dụng Computer trong dạy học và thiết kế trang Web học tập.
Có thể nói, ở Việt Nam hiện nay, chủ yếu mới sử dụng Computer để dạy môn tin học ở trường, việc sử dụng Computer với tư cách là một phương tiện dạy học còn ít được nghiên cứu, chủ yếu được sử dụng ở trường Đại Học. Hiện còn quá ít những trang Web học tập dành cho HS phổ thông, đặc biệt là những
trang Web tự học. Cho đến nay có rất ít công trình nghiên cứu dành cho vấn đề thiết kế trang Web số tay toán học hỗ trợ học tập cho HS lớp 10 ở trung học phổ
thông.
Ngày nay những thành tựu của CNTT đang được áp dụng rộng rãi vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội trong đó có giáo dục và đào tạo đã tạo ra sự ảnh hưởng sâu sắc tới giáo dục và đào tạo trên nhiều khía cạnh khác nhau đặc biệt là đổi mới phương pháp dạy học. Nhờ CNTT với các thiết bị đa phương tiện GV có thể dễ dàng thực hiện một tiết dạy sinh động, hấp dẫn và hiệu quả.
Sử dụng CNTT như một phương tiện dạy học, sử dụng các phần mềm công cụ hỗ trợ dạy học như phần mềm trình diễn Microsoft Power Point, các phần mềm xử lý phim ảnh, âm thanh … để thiết kế một giáo án điện tử có chất lượng cao đáp ứng yêu cầu bài giảng là một xu hướng tất yếu của nền giáo dục nước ta hiện nay.
1.1.2. Internet – Web
1.1.2.1. Internet
Thuật ngữ Internet đã được sử dụng vào năm 1980. Internet – Cũng được biết đến với tên gọi Net – Là mạng máy tính lớn nhất thế giới hoặc chính xác hơn là mạng của các mạng, tức là bao gồm nhiều mạng máy tính được nối lại với nhau. Một số mạng máy tính bao gồm một máy tính trung tâm (Còn gọi là máy chủ hay máy phục vụ) và nhiều máy khác nhau (còn gọi là máy trạm làm việc) nối vào nó. Các mạng khác, kể cả Internet có quy mô lớn hơn, bao gồm nhiều máy chủ và cho phép bất kỳ một máy tính nào trong mạng có thể kết nối với bất kỳ máy nào khác để trao đổi thông tin thoải mái với nhau. Một khi đã được kết nối vào Internet, máy tính của bạn sẽ là một trong số hàng chục triệu thành viên của mạng khổng lồ này. Nhờ Internet, người dùng có thể nhận được lượng thông tin khổng lồ một cách thuận tiện với thời gian tính bằng giây mà chi phí cực thấp.
Nhờ các dịch vụ của Internet mà người dùng có thể truy cập, tìm kiếm
thông tin, nghe nhạc, xem Video, chơi game, hội thảo …. Trong những ứng dụng đó phải kể đến ứng dụng phổ biến là tổ chức và truy cập thông tin.
1.1.2.2. Web
1.1.2.2.1. Web là gì?
World Wide Web là khái niệm mà người dùng Internet quan tâm nhiều nhất hiện nay. Người ta viết tắt là WWW hay ngắn gọn hơn là Web. Theo nghĩa Tiếng Anh Web có nghĩa là mạng nhện, diễn tả các thông tin trên Web được kết nối nhằng nhịt với nhau trên khắp thế giới như mạng nhện. Web là một công cụ, hay đúng hơn là một dịch vụ của Internet. Khác với các dịch vụ trước đây của Net, Web chứa các thông tin dưới dạng văn bản, hình ảnh, âm thanh và thậm trí cả Video được kết nối với nhau. Web cho phép người sử dụng chui vào các ngõ ngách trên Net, là những điểm chứa CSDL gọi là Website. Nhờ có Web nên dù không phải là chuyên gia, người sử dụng vẫn có thể sử dụng được Internet. Phần mềm sử dụng để định hướng Web gọi là bộ duyệt (Browser). Hiện nay bộ duyệt thông dụng nhất là Internet Explorer của Microsoft, tiếp đó là Navigator của Netscape.
1.1.2.2.2. Trang Web học tập
Cùng với sự phát triển nhanh chóng của Internet việc khai thác và sử dụng World Wide Web một cách triệt để nhằm phục vụ cho giáo dục đang trở thành một xu hướng của nền giáo dục hiện đại. Với những ưu điểm nổi bật của mình không chỉ cho phép giáo viên kết hợp với văn bản, âm thanh, hình ảnh một cách hiệu quả trong bài dạy mà còn có thể giúp họ cập nhập thông tin thường xuyên, tự động hóa quá trình đào tạo, nâng cao năng lực của người học.
Bản chất của việc thiết kế một trang Web học tập chính là quá trình thiết kế một tài liệu dạy học. Chính vì vậy khi xây dựng một trang Web học tập cần phải đảm bảo sự kết hợp hài hòa giữa các ý đồ sư phạm của nhà giáo dục và kỹ thuật thiết kế Web đồng thời phải tuân thủ đầy đủ các bước của việc thiết kế một tài liệu dạy học.
1.1.2.2.3. Những tiện ích của trang Web học tập
Kết nối và cập nhập thông tin một cách nhanh chóng, hiệu quả, thông qua trang Web học tập, học sinh có thể ôn tập, bổ sung kiến thức, học các kiến thức mới, trau dồi vốn hiểu biết của mình hàng ngày, hàng giờ.
Trang Web trực quan, sinh động, thu hút, hấp dẫn học sinh, giúp các em hiểu bài nhanh chóng, hiệu quả hơn, kích thích hứng thú học tập và nâng cao năng lực của bản thân.
Với trang Web học tập việc học không chỉ giới hạn trong không gian lớp học mà còn có thể diễn ra mọi lúc mọi nơi.
1.1.3. Một số quan niệm về tự học
Theo Chủ Tịch Hồ Chí Minh: “Tự học là một cách học tự động” tức là: Học tập một cách hoàn toàn tự giác, tự chủ, không đợi ai nhắc nhở, không chờ ai giao nhiệm vụ mà tự mình chủ động vạch kế hoạch chủ động cho mình rồi tự mình triển khai thực hiện kế hoạch đó.
Tự học là tự mình động não, suy nghĩ, sử dụng các năng lực trí tuệ và có khi có cả cơ bắp cùng với phẩm chất của mình, cả động cơ, tình cảm, nhân sinh quan, thế giới quan (trung thực, khách quan, chí tiến thủ, không ngại khó, ngại khổ, kiên trì, nhẫn nại, lòng say mê khoa học ….) để chiếm lĩnh một lĩnh vực khoa học nào đó của nhân loại, biến lĩnh vực đó thành sở hữu của mình.
Tự học của học sinh thực chất là quá trình cá nhân nắm bắt kinh nghiệm của xã hội loài người gồm: Tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, năng lực hoạt động sáng tạo và thái độ.
Học cốt lõi là tự học, là quá trình phát triển nội tại trong đó chủ thể tự thể hiện và biến đổi mình, tự làm phong phú giá trị của mình bằng cách thu nhận, xử lý và biến đổi thông tin bên ngoài thành tri thức bên trong con người.
1.1.4. Một số hình thức tự học
Hoạt động tự học của học sinh diễn ra nhằm đáp ứng yêu cầu hiểu biết riếng, bổ sung và mở rộng tri thức ngoài chương trình đào tạo ở trường và cũng
không cần có sự điều kiển của giáo viên. Người tự học tự đọc tài liệu, tự suy nghĩ, tự rút kinh nghiệm. Đó là tự học ở mức cao.
Hoạt động tự học của học sinh cũng có thể diễn ra khi không có sự điểu khiển trực tiếp của giáo viên. Học sinh phải tự sắp xếp quỹ thời gian và điều kiện vật chất để tự ôn, tự củng cố, tự đào sâu những tri thức hoặc tự hình thành những kỹ năng, kỹ xảo ở một năng lực nào đó theo yêu cầu của giáo viên hoặc quy định trong chương trình đào tạo nhà trường.
Họat động tự học của học sinh diễn ra dưới sự điều kiển trực tiếp của giáo viên, thấy là tác nhân, hướng dẫn, tổ chức, đạo diễn để trò phát huy những phẩm chất và năng lực của mình như khả năng chú ý, óc