Tóm tắt Luận văn Hoàn thiện thủ tục phân tích trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại công ty TNHH kiểm Toán AFA

Thủ tục phân tích có nhiều ưu điểm, đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả của một cuộc kiểm toán. Phân tích là một thủ tục kiểm toán có hiệu quả cao vì ít tốn kém thời gian, chi phí thấp nhưng có thể cung cấp bằng chứng về sự đồng bộ, hợp lý chung của số liệu, đồng thời giúp cho kiểm toán viên không sa nhiều vào các nghiệp vụ cụ thể. Thủ tục phân tích được áp dụng trong cả ba giai đoạn của quy trình kiểm toán nhằm thu thập bằng chứng để có thể đi đến một kết luận về sự hợp lý hay bất thường của số liệu. Tuy nhiên việc áp dụng thủ tục này tại các công ty kiểm toán Việt Nam vẫn còn hạn chế và dường như ít được chú trọng sử dụng. Khác với công ty kiểm toán Việt Nam, các công ty kiểm toán nước ngoài thường xuyên áp dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán báo cáo tài chính và là thủ tục bắt buộc. Thủ tục phân tích là kỹ thuật kiểm toán được công ty sử dụng thường xuyên trong kiểm toán báo cáo tài chính và mang lại hiệu quả cao. Nhận thức được tầm quan trọng của thủ tục phân tích trong kiểm toán báo cáo tài chính, tác giả xin chọn đề tài: “Hoàn thiện thủ tục phân tích trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH Kiểm toán AFA” để nghiên cứu cho luận văn thạc sỹ của mình

pdf24 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 465 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Hoàn thiện thủ tục phân tích trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại công ty TNHH kiểm Toán AFA, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ NGUYỄN THỊ THANH THẢO HOÀN THIỆN THỦ TỤC PHÂN TÍCH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN AFA TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN Mã số: 60.34.03.01 Đà Nẵng - Năm 2018 Công trình được hoàn thành tại TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Đoàn Thị Ngọc Trai Phản biện 1: PGS.TS. Đường Ngyễn Hưng Phản biện 2: PGS.TS Trần Thị Cẩm Thanh Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Kế toán họp tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng vào ngày 27 tháng 01 năm 2018 Có thể tìm hiểu luận văn tại:  Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng  Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thủ tục phân tích có nhiều ưu điểm, đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả của một cuộc kiểm toán. Phân tích là một thủ tục kiểm toán có hiệu quả cao vì ít tốn kém thời gian, chi phí thấp nhưng có thể cung cấp bằng chứng về sự đồng bộ, hợp lý chung của số liệu, đồng thời giúp cho kiểm toán viên không sa nhiều vào các nghiệp vụ cụ thể. Thủ tục phân tích được áp dụng trong cả ba giai đoạn của quy trình kiểm toán nhằm thu thập bằng chứng để có thể đi đến một kết luận về sự hợp lý hay bất thường của số liệu. Tuy nhiên việc áp dụng thủ tục này tại các công ty kiểm toán Việt Nam vẫn còn hạn chế và dường như ít được chú trọng sử dụng. Khác với công ty kiểm toán Việt Nam, các công ty kiểm toán nước ngoài thường xuyên áp dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán báo cáo tài chính và là thủ tục bắt buộc. Thủ tục phân tích là kỹ thuật kiểm toán được công ty sử dụng thường xuyên trong kiểm toán báo cáo tài chính và mang lại hiệu quả cao. Nhận thức được tầm quan trọng của thủ tục phân tích trong kiểm toán báo cáo tài chính, tác giả xin chọn đề tài: “Hoàn thiện thủ tục phân tích trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH Kiểm toán AFA” để nghiên cứu cho luận văn thạc sỹ của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu thực trạng vận dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán AFA tại các công ty khách hàng, từ đó đề xuất các giải 2 pháp nhằm góp phần hoàn thiện việc vận dụng thủ tục phân tích tại Công ty AFA. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là việc áp dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán BCTC của các KTV thuộc Công ty TNHH Kiểm toán AFA. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng vận dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán BCTC tại AFA trong năm 2017. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Sử dụng phương pháp nghiên cứu tình huống, được tiến hành qua các bước như sau: - Phỏng vấn Phó Tổng Giám đốc phụ trách soát xét Báo cáo tài chính về loại hình doanh nghiệp, qui mô doanh nghiệp và các khoản mục thường áp dụng thủ tục phân tích. - Lựa chọn hồ sơ kiểm toán điển hình và khảo sát hồ sơ kiểm toán để tìm hiểu kỹ hơn thực trạng vận dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán BCTC tại AFA. - Từ kết quả khảo sát, đề ra hướng hoàn thiện và các giải pháp nhằm hoàn thiện thủ tục phân tích trong kiểm toán BCTC tại AFA. 5. Tổng quan tài liệu nghiên cứu Trong quá trình thực hiện đề tài này, các tài liệu chính liên quan đến cơ sở lý luận và thực tiễn về rủi ro kiểm soát mà tác giả tham khảo là hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam (VSA) ban 3 hành ngày 06/12/2012 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2014), chương trình kiểm toán mẫu do Hội KTV hành nghề ban hành và chương trình kiểm toán mẫu của AFA. Ngoài ra, có khá nhiều nghiên cứu liên quan đến đề thủ tục phân tích. 6. Bố cục của đề tài Đề tài có kết cấu gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về thủ tục phân tích áp dụng trong kiểm toán báo cáo tài chính. Chương 2: Thực trạng vận dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán báo cáo tài chính áp dụng tại Công ty AFA. Chương 3: Hoàn thiện thủ tục phân tích trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty AFA 4 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỦ TỤC PHÂN TÍCH ÁP DỤNG TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH 1.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH 1.1.1. Khái niệm về kiểm toán báo cáo tài chính Kiểm toán báo cáo tài chính là hoạt động của các kiểm toán viên độc lập và có năng lực tiến hành thu thập và đánh giá các bằng chứng kiểm toán về các báo cáo tài chính được kiểm toán nhằm kiểm tra và báo cáo về mức độ trung thực, hợp lý của báo cáo tài chính được kiểm toán với các tiêu chuẩn, chuẩn mực đã được thiết lập. 1.1.2. Quy trình kiểm toán báo cáo tài chính Đề tài đã trình bày tóm lược quy trình kiểm toán báo cáo tài chính được thực hiện qua ba giai đoạn là: giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, giai đoạn thực hiện kiểm toán và giai đoạn kết thúc kiểm toán. 1.2. THỦ TỤC PHÂN TÍCH ÁP DỤNG TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH 1.2.1. Định nghĩa về thủ tục phân tích Định nghĩa về thủ tục phân tích trong kiểm toán báo cáo tài chính có thể được tìm thấy trong nhiều chuẩn mực, văn bản hướng dẫn của các cơ quan chức năng, tổ chức nghề nghiệp ở nhiều quốc gia khác nhau. Đề tài đã trình bày một số định nghĩa về thủ tụ phân tích trong trong kiểm toán BCTC. 5 1.2.2. Vai trò của thủ tục phân tích trong các giai đoạn kiểm toán báo cáo tài chính Thủ tục phân tích được sử dụng cho các mục đích sau: − Giúp kiểm toán viên xác định nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục kiểm toán khác. − Thủ tục phân tích được thực hiện như là một thử nghiệm cơ bản khi việc sử dụng thủ tục này có hiệu quả hơn so với kiểm tra chi tiết trong việc giảm bớt rủi ro phát hiện liên quan đến cơ sở dẫn liệu của báo cáo tài chính. - Thủ tục phân tích để kiểm tra toàn bộ báo cáo tài chính trong khâu soát xét cuối cùng của cuộc kiểm toán. 1.2.3. Các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả của thủ tục phân tích - Những hiểu biết về đơn vị kiểm toán và môi trường của đơn vị - Sự phù hợp của các thủ tục phân tích cụ thể đối với các cơ sở dẫn liệu nhất định - Độ tin cậy của dữ liệu - Tính hữu hiệu của hoạt động kiểm soát nội bộ. 1.2.4. Các thủ tục phân tích áp dụng trong kiểm toán Báo cáo tài chính a. Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán Đề tài đã trình bày những thủ tục phân tích trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán như: So sánh số dư trên bảng cân đối, ước tính các chỉ tiêu có biến động đáng kể, ước tính các chỉ tiêu dựa trên các thông tin tài chính và thông tin phi tài chính. Trên cơ sở kết quả 6 phân tích, KTV sẽ tập trung kiểm tra những khoản mục có biến động bất thường. b. Giai đoạn thực hiện kiểm toán Các Công ty kiểm toán khác nhau có thể xây dựng cho mình một quy trình phân tích khác nhau nhưng thông thường KTV đều sử dụng mô hình phân tích chung như sau: - Xây dựng các ước tính kỳ vọng (các ước tính chi phí khấu hao, dự phòng); - Xác định chênh lệch giữa giá trị ước tính kỳ vọng và số thực tế; - Nhận biết các chênh lệch đáng kể; - Tìm hiểu nguyên nhân gây ra chênh lệch; - Rút ra kết luận. Đặc biệt, trong giai đoạn này thủ tục phân tích sử dụng quan hệ giữa thông tin tài chính và phi tài chính tỏ ra đặc biệt hữu hiệu. Có thể giúp KTV đưa ra kết luận về tính trung thực hợp lý của thông tin tài chính c. Giai đoạn kết thúc kiểm toán Trong giai đoạn kết thúc cuộc kiểm toán, kiểm toán viên phải áp dụng thủ tục phân tích để có kết luận tổng quát về sự phù hợp trên các khía cạnh trọng yếu của báo cáo tài chính với những hiểu biết của mình về tình hình kinh doanh của đơn vị. Việc phân tích này bao gồm tính toán các chỉ số, so sánh các chỉ số và thông tin, phân tích kết quả. Ngoài ra, KTV còn vận dụng thủ tục phân tích để đánh giá khả năng hoạt động liên tục của đơn vị 7 CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG VẬN DỤNG THỦ TỤC PHÂN TÍCH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN AFA 2.1. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN AFA 2.1.1 Các thông tin chung về công ty kiểm toán AFA Tên công ty: Công ty TNHH Kiểm toán AFA Tên viết tắt: AFAC Trụ sở chính: 199 Lê Đình Lý, Quận Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng Điện thoại: (0236) 3633 333 Fax: (0236) 3633 338 E-maill: info@afac.com.vn Website: afac.com.vn Logo: 2.1.2. Phƣơng châm hoạt động AFA hoạt động theo phương châm “Luôn đồng hành cùng doanh nghiệp" và luôn đề cao nguyên tắc độc lập, khách quan, trung thực và bí mật số liệu của khách hàng. 8 2.1.3. Chức năng và lĩnh vực hoạt động 2.1.4. Bộ máy tổ chức Hình 2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức và quản lý AFA 2.1.5. Giới thiệu về cơ cấu của một nhóm kiểm toán 9 2.2. HƢỚNG DẪN KIỂM TOÁN CỦA CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN AFA LIÊN QUAN ĐẾN VẬN DỤNG THỦ TỤC PHÂN TÍCH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH Đề tài trình bày các hướng dẫn kiểm toán của AFA liên quan đến vận dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán BCTC ở cả 3 giai đoạn kiểm toán 2.3. NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VẬN DỤNG THỦ TỤC PHÂN TÍCH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH ÁP DỤNG TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN AFA 2.3.1. Phỏng vấn sơ bộ việc vận dụng vận dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán BCTC tại Công ty AFA a. Mục đích phỏng vấn Mục đích của việc phỏng vấn là giúp cho tác giả xác định loại hình công ty, qui mô công ty và các khoản mục cụ thể thường áp dụng thủ tục phân tích. Điều này sẽ giúp cho tác giả lựa chọn được hồ sơ kiểm toán điển hình để khảo sát chi tiết thực trạng vận dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại AFA. b. Nội dung và kết quả phỏng vấn Đối tượng được phỏng vấn trong phần này là Phó Tổng Giám đốc phụ trách soát xét báo cáo tài chính đang công tác tại AFA. Cuộc phỏng vấn gồm 5 câu hỏi như sau: Câu 1: Theo anh, tại AFA, thủ tục phân tích đƣợc tập trung áp dụng khi kiểm toán loại hình doanh nghiệp nào? Trả lời: Tại AFA, thủ tục phân tích gần như được sử dụng ở hầu hết tất cả các cuộc kiểm toán. Nhưng ở các doanh nghiệp sản 10 xuất và thương mại KTV sẽ chú trọng áp dụng thủ tục phân tích hơn là các doanh nghiệp dịch vụ. Vì đối với các doanh nghiệp sản xuất hay thương mại, số lượng nghiệp vụ xảy ra tương đối lớn và phức tạp hơn các doanh nghiệp dịch vụ. Lúc này, KTV cần áp dụng thủ tục phân tích để giảm bớt khối lượng công việc cần thực hiện. Câu 2: Theo anh, quy mô doanh nghiệp có ảnh hƣởng đến việc vận dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán Báo cáo tài chính không? Trả lời: Tại AFA, thủ tục phân tích được sử dụng ở các doanh nghiệp có quy mô lớn nhiều hơn là ở các doanh nghiệp có quy mô nhỏ. Vì ở những doanh nghiệp có quy mô lớn, số lượng các nghiệp vụ sẽ nhiều hơn, phức tạp hơn. Lúc này vận dụng thủ tục phân tích sẽ tỏ ra hiệu quả hơn. Câu 3: Thời gian hoạt động của doanh nghiệp có ảnh hƣởng đến việc áp dụng thủ tục phân tích trong Kiểm toán BCTC không? Trả lời: Thời gian hoạt động của doanh nghiệp cũng là một yếu tố quan trọng đến quyết định có nên sử dụng thủ tục phân tích không. Bỡi lẽ, các doanh nghiệp hoạt động lâu năm sẽ có số liệu, thông tin phong phú hơn, thích hợp cho việc áp dụng thủ tục phân tích. Vì vậy, KTV có xu hướng sử dụng thủ tục phân tích nhiều hơn ở các doanh nghiệp đã hoạt động lâu năm. Câu 4: Theo anh, ở AFA thủ tục phân tích đƣợc áp dụng trong Giai đoạn nào là chủ yếu? Trả lời: AFA đã xây dựng chương trình kiểm toán chi tiết về nội dung và cách thức vận dụng các thủ tục phân tích ở cả 3 giai 11 đoạn kiểm toán.Tuy nhiên do nhiều hạn chế nên KTV thường áp dụng thủ tục phân tích ở Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán và thực hiện kiểm toán nhưng chưa nhiều. Các thủ tục phân tích ở Giai đoạn kết thúc kiểm toán còn phụ thuộc nhiều vào xét đoán nghề nghiệp của KTV chứ chưa chú trọng áp dụng theo hệ thống hướng dẫn cụ thể. Câu 5: Các khoản mục cụ thể thƣờng đƣợc áp dụng thủ tục phân tích trong cuộc kiểm toán của AFA? Trả lời: KTV hầu như chỉ tập trung áp dụng thủ tục phân tích với các khoản mục như doanh thu, chi phí, hàng tồn kho, phải thu khách hàng, tài sản cố định, và chủ yếu mới chỉ sử dụng kỹ thuật phân tích ngang và phân tích dọc chứ chưa chú trọng vào kỹ thuật tự xây dựng các ước tính trong trường hợp các dự liệu sử dụng để ước tính có độ tin cậy cao. Loại phân tích này, có thể cung cấp bằng chứng thay thế một số thử nghiệm kiểm tra chi tiết về nghiệp vụ và số dư tài khoản với một số cơ sở dẫn liệu nhất định. 2.3.2. Khảo sát thực trạng vận dụng thủ tục phân tích qua hồ sơ kiểm toán a. Chọn hồ sơ khảo sát điển hình Tác giả sẽ chọn hồ sơ đại diện để khảo sát theo các tiêu chí được xác định từ kết quả phỏng vấn sơ bộ. Nếu có những vấn đề chưa rõ ràng khi khảo sát hồ sơ kiểm toán thì tác giả sẽ tiếp tục phỏng vấn các KTV liên quan. Tác giả chọn hồ sơ của một doanh nghiệp thuộc lĩnh vực sản xuất và một doanh nghiệp thuộc lĩnh vực thương mại để khảo sát hồ sơ. 12 b. Tiến hành khảo sát hồ sơ  Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán Để trình bày về thủ tục phân tích trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán của AFA, tác giá trình bày ví dụ minh họa tại khách hàng ABC. Trong giai đoạn lập kế hoạch tại khách hàng ABC, KTV tiến hành lập bảng phân tích sơ bộ Báo cáo tài chính, tính toán chênh lệch của các chỉ tiêu giữa 2 năm tài chính và giải thích các biến động bất thường.  Giai đoạn thực hiện kiểm toán Luận văn đã trình bày một số công việc thực hiện kiểm toán của KTV tại một số phần hành chủ yếu như là phải thu khách hàng, doanh thu, giá vốn hàng bán và hàng tồn kho, chi phí hoạt động, chi phí khấu hao và tài sản cố định tại 2 Công ty điển hình là ABC và XYZ. Sau đây là minh họa việc thực hiện thủ tục phân tích tại khoản mục doanh thu. KTV So sánh doanh thu bán hàng và doanh thu hàng bán bị trả lại kỳ này với kỳ trước, hoặc với số kế hoạch nhằm xem xét có sự biến động bất thường so với hoạt động của đơn vị hay không. KTV tiến hành lập bảng phân tích biến động doanh thu bán hàng, giá vốn hàng bán, tỷ lệ lãi gộp qua 2 năm 2015 và 2016 như sau: Bảng 2.6. Bảng phân tích biến động doanh thu – tỷ lệ lãi gộp Chỉ tiêu Năm 2016 Trƣớc KT Năm 2015 Sau KT Biến động VND % Doanh thu thuần 197.760.432.416 196.337.177.625 1.423.254.791 1 Giá vốn hàng bán 189.622.335.334 185.008.147.619 4.614.187.715 2 13 Qua bảng phân tích trên, KTV nhận thấy rằng doanh thu, giá vốn hàng bán năm 2016 không biến động nhiều so với 2015. Do đó, KTV sẽ lưu ý thực hiện thêm các thử nghiệm chi tiết để tìm hiểu về doanh thu của đơn vị. Như vậy, trong quá trình kiểm toán khoản mục doanh thu, KTV của Công ty AFA đã tập trung phân tích sự biến động của doanh thu qua từng thời kỳ và tìm ra được nguyên nhân lý giải cho sự chênh lệch của doanh thu. Từ đó, KTV phần nào giới hạn được phạm vi và thời gian thực hiện các thử nghiệm chi tiết. Tuy nhiên, việc so sánh số liệu của đơn vị với các số liệu hoặc chỉ số trung bình ngành chưa được áp dụng tại Công ty AFA.  Giai đoạn kết thúc kiểm toán KTV ở AFA vẫn chưa khai thác được các tỷ suất mà chỉ dừng lại ở việc xem xét các biến động bất thường đã được giải thích hợp lý hay chưa. Ví dụ minh họa tại ABC: KTV của Công ty tiến hành lập lại Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của đơn vị khách hàng ABC theo các bút toán điều chỉnh của cuộc kiểm toán. Tiếp đó, KTV tiến hành lập lại bảng so sánh số liệu sau kiểm toán trên Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giữa năm nay với năm trước như sau. 14 2.3.3. Nhận xét về thủ tục phân tích trong kiểm toán BCTC tại AFA a. Ưu điểm KTV tại Công ty AFA đã vận dụng VSA 520 một cách bài bản nhưng không sa vào rập khuôn, máy móc. KTV luôn cân nhắc giữa việc sử dụng thủ tục phân tích và kiểm tra chi tiết. Các mô hình ước tính mà KTV đưa ra được dựa trên các chính sách kế toán mà đơn vị áp dụng, số liệu KTV dùng để ước tính thường có độ tin cậy cao, do đó con số ước tính mà các KTV đưa ra là tương đối chính xác. Với kiến thức vững chắc và trình độ chuyên môn cao kết hợp với khả năng xét đoán nghề nghiệp nên việc áp dụng thủ tục phân tích của các KTV Công ty AFA khá linh hoạt. b. Nhược điểm - Về việc sử dụng các thủ tục phân tích: Mặc dù việc áp dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán báo tài chính được quy định rõ trong kế hoạch và chương trình kiểm toán, tuy nhiên trong thực tế, kiểm toán viên rất ít khi tiến hành đầy đủ bởi tính chất phức tạp của việc phân tích và thời gian kiểm toán hạn chế. Phương pháp phân tích chủ yếu được tiến hành là phân tích xu hướng, kiểm toán viên chỉ xem xét các biến động lớn so với năm trước, tiến hành các thủ tục kiểm toán bổ sung để giải thích cho các biến động này chứ chưa đi vào phân tích bản chất của các biến động cũng như mối liên hệ với các khoản mục khác. - Về việc thể hiện việc thực hiện thủ tục phân tích trên giây tờ làm việc 15 Một số thủ tục phân tích được KTV áp dụng nhưng không được lưu trữ trên hồ sơ kiểm toán. Bên cạnh đó, ở Công ty AFA chưa có các biểu mẫu chung cho việc thực hiện thủ tục phân tích, các giấy làm việc phục vụ cho việc áp dụng thủ tục phân tích lại không được thiết kế mẫu sẵn. 16 CHƢƠNG 3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN THỦ TỤC PHÂN TÍCH TRONG KIỂM TOÁN BCTC TẠI CÔNG TY AFA 3.1. BỔ SUNG MỘT SỐ THỦ TỤC PHÂN TÍCH CẦN THIẾT 3.1.1. Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán Ở giai đoạn lập KHKT, KTV cần áp dụng linh hoạt các kỹ thuật phân tích như kỹ thuật phân tích xu hướng và kỹ thuật phân tích tỷ suất đồng thời bổ sung thêm các chỉ tiêu phân tích. Sự kết hợp khéo léo giữa hai kỹ thuật này sẽ giúp KTV nâng cao hiệu quả của thủ tục phân tích. 3.1.2. Giai đoạn thực hiện kiểm toán - Sử dụng đồ thị khi phân tích xu hƣớng các khoản mục Khi phân tích xu hướng, KTV có thể sử dụng đồ thị để phân tích kèm theo phân tích bảng biểu ngang thông thường. Qua đồ thị, KTV sẽ có cái nhìn toàn diện hơn về xu hướng biến động của đối tượng phân tích, từ đó KTV có thể đưa ra được dự đoán và kết luận chính xác hơn cho đối tượng phân tích. - Xây dựng thêm các ƣớc tính đối với một số khoản mục trên BCTC + Xây dựng ước tính của KTV đối với khoản mục chi phí khấu hao Do trong quá trình tiếp xúc với thực tế, đa số các công ty khách hàng đều sử dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng, vì vậy giải pháp của người viết đối với khoản mục chi phí khấu hao áp dụng cho đơn vị sử dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng. Người viết xin đề xuất phương pháp ước tính chi phí khấu hiện hành 17 dựa vào chi phí khấu hao năm trước, mức khấu hao tăng (dựa trên giá trị tài sản tăng) và mức khấu hao giảm (dựa trên giá trị tài sản giảm) trong kỳ + Xây dựng và quy định việc thực hiện thủ tục phân tích đối với khoản mục nợ phải trả Nợ phải trả là các khoản mục quan trọng trên Báo cáo tài chính do đơn vị sử dụng nguồn tài trợ ngoài vốn chủ sở hữu. Do đó, người viết xin đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao vai trò của thủ tục phân tích đối với nợ phải trả (bao gồm 3 khoản mục chính yếu nợ phải trả người bán, phải trả người lao động và các khoản vay) 3.1.3. Giai đoạn kết thúc kiểm toán Ngoài việc đảm bảo tính hợp lý chung của toàn bộ báo cáo tài chính được kiểm toán, công ty cũng đưa ra một số nhìn nhận về rủi ro tiềm tàng cần lưu ý cho kiểm toán năm tiếp theo và xem xét liệu giả định hoạt động liên tục có bị vi phạm không. Các chỉ số thông dụng sử dụng trong giai đoạn kết thúc kiểm toán là chỉ số thanh toán, tỷ suất lợi nhuận, hệ số Z score. 3.2. THU THẬP DỮ LIỆU ĐỂ TIẾN HÀNH THỰC HIỆN THỦ TỤC PHÂN TÍCH Khi tiến hành phân tích thì KTV ngoài việc phân tích số liệu của doanh nghiệp thì cần kết hợp so sánh đánh giá giữa số liệu, các chỉ tiêu của doanh nghiệp với số liệu, chỉ tiêu của trung bình ngành hoặc của các doanh nghiệp khác. Hiện nay, có nhiều nguồn dữ liệu hỗ trợ để KTV có thể thu thập các thông tin trên. Ngoài việc sửa dụng các thông tin khi tham gia kiểm toán các đơn vị cùng ngành, KTV cũng có thể thu thập 18 thông tin qua các
Luận văn liên quan