Hàu (Crassostrea iredalei) là loài có nhiều giá trị kinh tế l ớn được sửdụng
làm thực phẩm, thịt hàu ngon và giá trịdinh dưỡng cao thịt hàu chứa 45-51 %
protein, 10,2% lipid, 22,3% gluxide. Với mục đích tái tạo nguồn lợi và tạo ra
sự đa dạng hóa đối tượng nuôi ở Đồng Bằng Sông Cửu Long đề tài: “Thử
nghiệm nuôi vỗ thành thục và kích thích sinh sản loài hàu rừng đước
(Crassostrea sp)” được thực hiện tại Bộmôn kỹ thu ật nuôi Hải Sản, Khoa
Thủy Sản, Trường Đại Học Cần Thơ. Kết qu ảthí nghiệm cho thấy có thểnuôi
vỗthành thục hàu trong điều kiện nuôi trong bểtheo chế độ6 giờnước chảy :
18 giờ nước tĩnh hoặc 12 giờ nước chảy: 12 giờ nước tĩnh, với tỷ lệ sống
97%, hệsốthành thục cao đạt từ2,4-3,5 và tỷlệcá thểtham gia sinh sản đạt
38,7%. Sức sinh sản của hàu trong nuôi vỗtương đối lớn trên 1 triệu trứng/KL
thân m ềm.
Phương pháp kích thích hàu sinh sản theo cách hạnhiệt + nước chảy đạt hiệu
quảcao nhất với tỉlệcá thểtham gia sinh sản là 100%. Thời gian hiệu ứng
kích thích nhanh chỉsau một chu kỳkích thích (2 giờ).
49 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2705 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thử nghiệm nuôi vỗ thành thục và kích thích sinh sản hàu crassostrea iredalei, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHO A THỦY SẢN
TRƯƠNG QUỐC VINH
THỬ NGHIỆM NUÔI VỖ THÀNH THỤC VÀ
KÍCH THÍCH SINH SẢN HÀU Crassostrea iredalei
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
2009
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHO A THỦY SẢN
TRƯƠNG QUỐC VINH
THỬ NGHIỆM NUÔI VỖ THÀNH THỤC VÀ
KÍCH THÍCH SINH SẢN HÀU Crassostrea iredalei
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
Ts. NGÔ THỊ THU THẢO
ThS. HUỲNH HÀN CHÂU
2009
i
LỜI CẢM TẠ
Tuy có những khó khăn và thử thách trong suốt quá trình học tập và trong thời
gian thực hiện đề tài này tại trường nhưng đến nay luận văn tốt nghiệp của tôi
đã được hoàn thành tốt đẹp. Qua đây, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành
nhất đến tất cả các cá nhân và tập thể đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt thời
gian qua.
Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của:
Các thầy cô của bộ môn Kỹ Thuật Nuôi Hải Sản .
Xin được biết ơn sâu sắc đến cô Ngô Thị Thu Thảo đã tận tình hướng dẫn,
giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện và viết luận văn.
Thật lòng biết ơn sự giúp đỡ nhiệt tình quí báo của anh Huỳnh Hàn Châu, anh
Trần Tuấn Phong, chị Phạm Thị Hồng Diễm và tất cả bạn bè dành cho tôi
trong quá trình học tập, trong cuộc sống và đặc biệt trong thời gian thực hiện
đề tài tốt nghiệp này.
Lời cảm ơn cuối cùng và trân trọng nhất đến cha mẹ và gia đình đã chăm sóc
và dạy dỗ cho tôi có được cuộc sống hôm nay.
Xin chân thành cảm ơn
Người viết
Trương Quốc Vinh
ii
TÓM TẮT
Hàu (Crassostrea iredalei) là loài có nhiều giá trị kinh tế lớn được sử dụng
làm thực phẩm, thịt hàu ngon và giá trị dinh dưỡng cao thịt hàu chứa 45-51 %
protein, 10,2% lipid, 22,3% gluxide. Với mục đích tái tạo nguồn lợi và tạo ra
sự đa dạng hóa đối tượng nuôi ở Đồng Bằng Sông Cửu Long đề tài: “Thử
nghiệm nuôi vỗ thành thục và kích thích sinh sản loài hàu rừng đước
(Crassostrea sp)” được thực hiện tại Bộ môn kỹ thuật nuôi Hải Sản, Khoa
Thủy Sản, Trường Đại Học Cần Thơ. Kết quả thí nghiệm cho thấy có thể nuôi
vỗ thành thục hàu trong điều kiện nuôi trong bể theo chế độ 6 giờ nước chảy :
18 giờ nước tĩnh hoặc 12 giờ nước chảy: 12 giờ nước tĩnh, với tỷ lệ sống
97%, hệ số thành thục cao đạt từ 2,4-3,5 và tỷ lệ cá thể tham gia sinh sản đạt
38,7%. Sức sinh sản của hàu trong nuôi vỗ tương đối lớn trên 1 triệu trứng/KL
thân mềm.
Phương pháp kích thích hàu sinh sản theo cách hạ nhiệt + nước chảy đạt hiệu
quả cao nhất với tỉ lệ cá thể tham gia sinh sản là 100%. Thời gian hiệu ứng
kích thích nhanh chỉ sau một chu kỳ kích thích (2 giờ).
iii
MỤC LỤC
Lời cảm tạ .......................................................................................................i
Tóm tắt...........................................................................................................ii
Mục lục ........................................................................................................ iii
Danh sách bảng..............................................................................................v
Danh sách hình..............................................................................................vi
Chương I: Giới thiệu ......................................................................................1
Chương II: Lược khảo tài liệu ........................................................................3
2.1 Đặc điểm sinh học ....................................................................................3
2.1.1 Vị trí phân loại.......................................................................................3
2.1.2 Phân bố..................................................................................................3
2.3 Đặc điểm hình thái ...................................................................................4
2.4 Đặc điểm dinh dưỡng ...............................................................................4
2.4.1 Giai đoạn ấu trùng ................................................................................4
2.4.2 Giai đoạn trưởng thành ..........................................................................4
2.4.3 Phương thức bắt mồi..............................................................................4
2.5 Đặc điểm sinh trưởng ...............................................................................5
2.5.1 Sinh trưởng theo nhóm kích thước.........................................................5
2.5.2 Một số yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng của hàu.................................6
2.6 Đặc điểm sinh sản.....................................................................................6
2.6.1 Đặc điểm giới tính .................................................................................6
2.6.2 Kích thước sinh sản lần đầu...................................................................6
2.6.3 Phương thức sinh sản.............................................................................7
2.6.4 Mùa vụ sinh sản...................................................................................7
2.6.5 Sức sinh sản.........................................................................................7
2.6.6 Các giai đoạn phát triển của trứng và ấu trùng .....................................8
2.6.7 Các giai đoạn phát triển của tuyến sinh dục .........................................9
2.7 Kỹ thuật sản xuất giống ..........................................................................9
2.7.1 Nuôi vỗ hàu bố mẹ ..............................................................................9
iv
2.7.2 Kích thích sinh sản ............................................................................10
2.7.3 Tỷ lệ thành thục.................................................................................10
2.7.4 Ương ấu trùng ..................................................................................11
2.7.5 Các phương pháp và tình hình nghề nuôi hàu ở Việt Nam .................11
Chương III: Vật liệu và phương pháp nghiên cứu .........................................13
3.1 Vật liệu nghiên cứu ................................................................................13
3.2 Phương pháp nghiên cứu ........................................................................13
3.2.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu........................................................13
3.2.2 Thí nghiệm nuôi vỗ thành thục ............................................................13
3.2.3 Phương pháp kích thích sinh sản..........................................................14
3.2.4 Phương pháp thu thập số liệu...............................................................15
3.2.5 Phương pháp phân tích mô học............................................................15
3.2.6 Phương pháp xử lý số liệu ...................................................................18
Chương IV: Kết quả và thảo luận .................................................................19
4.1 Các yếu tố môi trường ............................................................................19
4.1.1 Nhiệt độ và pH ....................................................................................19
4.1.2 Một số yếu tố thủy hóa ........................................................................20
4.2 Tỷ lệ sống của hàu..................................................................................22
4.3 Kích thước và khối lượng hàu thí nghiệm...............................................23
4.4 Chỉ số thể trạng (CI) ...............................................................................24
4.5 Chỉ số thành thục (GI) ............................................................................24
4.6 Kết quả thử nghiệm các phương pháp kích thích sinh sản.......................26
4.7 Kết quả sinh sản khi nuôi vỗ.................................................................28
4.8 Sức sinh sản thực tế ...............................................................................28
Chương V. Kết luận và đề xuất .....................................................................30
5.1 Kết luận..................................................................................................30
5.2 Đề xuất...................................................................................................30
Tài liệu tham khảo........................................................................................31
Phụ lục .........................................................................................................33
v
DANH SÁCH BẢNG
Bảng 3.1 Các bước xử lý mẫu.......................................................................16
Bảng 3.2. Các bước nhuộm mẫu...................................................................17
Bảng 4.1 Biến động nhiệt độ trong các nghiệm thức.....................................19
Bảng 4.2 pH trung bình trong các nghiệm thức.............................................20
Bảng 4.3 Biến động một số yếu tố thủy hóa ở các nghiệm thức ....................21
Bảng 4.4 Tỷ lệ sống (%) của hàu trong các nghiệm thức ............................22
Bảng 4.5 Kích thước và khối lượng hàu ở các nghiệm thức thí nghiệm. ......23
Bảng 4.6 Chỉ số thể trạng (CI) của hàu ở các nghiệm thức thí nghiệm trong 2
đợt nuôi vỗ ...................................................................................................24
Bảng 4.7 Chỉ số thành thục (GI) của hàu ở các nghiệm thức thí nghiệm trong 2
đợt nuôi vỗ ...................................................................................................26
Bảng 4.8. Các phương pháp kích thích sinh sản............................................27
Bảng 4.9 Tỷ lệ cá thể tham gia sinh sản........................................................28
Bảng 4.10 Sức sinh sản thực tế tính trên khối lượng tổng cộng, thịt ở các
nghiệm thức ................................................................................................29
vi
DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 2.1 Hàu Crassostrea iredalei .................................................................3
Hình 3.1 Hàu nuôi vỗ ...................................................................................14
Hình 3.2 Hệ thống nuôi vỗ .......................................................................... 14
Hình 4.1 Biến động nhiệt độ sáng chiều trong thí nghiệm............................19
Hình 4.2 Biến động hàm lượng oxy hòa tan trong ngày................................21
Hình 4.4 Tỷ lệ sống (%) của hàu trong các nghiệm thức nuôi vỗ đợt 1 .........22
Hình 4.5 Các giai đoạn phát triển tuyến sinh dục đực của hàu (A. chưa phát
triển, B. đang phát triển, C. thành thục, D. đã sinh sản) ................................25
Hình 4.6 Các giai đoạn phát triển tuyến sinh dục cái của hàu (A. chưa phát
triển, B. đang phát triển, C. thành thục, D. đã sinh sản) ................................25
1
CHƯƠNG I
GIỚI THIỆU
Động vật thân mềm (Mollusca) nước ta là nguồn lợi to lớn có ý nghĩa quan trọng
không những đối với tài nguyên đa dạng sinh học, mà còn có ý nghĩa kinh tế xã hội,
là nguồn nguyên liệu có giá trị cho xuất khẩu, là đối tượng nuôi quan trọng cần được
phát triển đúng mức và phải được khẳng định vai trò vị trí trong chương trình nuôi
biển của thế kỷ 21 (Trần Thái Bái, 2001). Trong đó loài hàu (Crassostrea. iredalei)
là loài có nhiều giá trị kinh tế lớn,sản lượng hàng năm thu bắt hàng năm hàng tăm
tấn. Hàu chủ yếu được sử dụng làm thực phẩm, thit hàu ngon và già trị dinh dưỡng
cao, các kết quả phân tích cho thấy. Thịt hàu chứa 45-51 % protein, 10,2% lipid,
22,3% gluxide (Đỗ Văn Thu et al, 2005). Ngoài ra hàu là sinh vật có vai trò quan
trọng trong việc duy trì tính đa dạng sinh học và tạo ra sự phát triển bền vững cho
nghề nuôi động vật thân mềm. Do đó ngoài việc có thể mang lại cho cư dân miền
ven biển một nghề nuôi trồng mới, dễ nuôi chi phí thấp, thu nhập cao so với một số
nghề nuôi khác, nuôi hàu còn mở ra một triển vọng tốt trong việc góp phần phục hồi
môi trường sinh thái rừng ngập mặn đang bị tàn phá khốc liệt để nuôi tôm ở các tỉnh
phía Nam (Lê Minh Viễn và Phạm Cao Vinh, 2005).
Vùng biển nam Trung Bộ kéo dài từ Thừa Thiên Huế đến Bình Thuận với nhiều hệ
thống sông ngòi đổ ra biển, tạo nên nhiều vùng nước cửa sông rộng lớn từ đó hình
thành các khu vực có tiềm năng phát triển nuôi trồng các đối tượng giáp xác và động
vật thân mềm, trong đó loài hàu dang được xem là đối tượng thích hợp với hệ sinh
thái nơi đây như: Đầm Lăng Cô – Huế, đầm Thị Nại, Long Sơn – Vũng Tàu ....(Tạp
chí thủy sản, Số10/2005). Trong tự nhiên hàu có thể tập trung thành bãi lớn như các
bãi hàu ở cửa sông Bạch Đằng, sông Chanh. Ở Việt Nam năm 1961 đã bắt đầu nuôi
hàu ở Quảng Yên bước đầu đạt được kết quả. Từ lâu nhân dân ở bãi giữa sông
Gianh (Quảng Bình ) đã biết bỏ đá nuôi hàu (Ngô Trọng Lư et al, 1999).
Hiện nay chỉ riêng vùng Long Sơn – Vũng Tàu sản lượng thu hoạch lên đến 2200-
2500 tấn/năm, tương đương 22.000.000- 25.000.000 con có thể mang lại nguồn thu
khổng lồ cho người dân nơi đây (Lê Minh Viễn và Phạm Cao Vinh, 2005).
Cho đến nay toàn bộ những người dân nuôi hàu ở phía nam chủ yếu phụ thuộc vào
nguồn giống tự nhiên, hao hụt lớn khi khai thác, hiệu quả thấp. Mỗi năm chỉ có 2
mùa lấy giống, mùa chính từ tháng 2-3, mùa phụ từ tháng 9-10 âm lịch. Các tháng
còn lại vẫn có hàu đẻ nhưng không đáng kể làm cho người nuôi hàu không an tâm
2
trong sản xuất (Lê Minh Viễn và Phạm Cao Vinh, 2005). Vì vậy sản xuất giống có
thể xem là giải pháp hoàn hảo để cung cấp giống một cách chủ động nhưng đòi hỏi
phải có sự kết hợp nhịp nhàng với các yếu tố sinh thái. Tuy nhiệt độ vùng Đông
Nam Á thường không phải là yếu tố kích thích sinh sản nhưng sự tăng nhiệt độ trong
khoảng thích hợp thì tuyến sinh dục sẽ chín (Trương Quốc Phú, 1999). Do đó việc
thử nghiệm nuôi vỗ thành thục hàu và cho sinh sản nhân tạo nhằm phục vụ công tác
nuôi trồng, tái tạo nguồn lợi và tạo ra sự đa dạng hóa đối tượng nuôi ở Đồng Bằng
Sông Cửu Long là rất cần thiết .
Trên cơ sở được sự đồng ý của khoa Thủy Sản Trường Đại Học Cần Thơ và bộ
môn kỹ thuật nuôi Hải Sản đề tài: “ Thử nghiệm nuôi vỗ thành thục và kích thích
sinh sản loài hàu rừng đước (Crassostrea iredalei)” được thực hiện.
Mục tiêu của đề tài
Nuôi vỗ thành thục hàu bố mẹ trong các hệ thống nuôi và kích thích bằng các biện
pháp khác nhau nhằm tìm ra phương pháp thích hợp nhất để sản xuất giống thành
công đối tượng này.
Nội dung dung đề tài
Theo dõi sự phát triển của tuyến sinh dục, chỉ số thể trạng của hàu cái trong các
nghiệm thức khác nhau.
Hiệu quả của các biện pháp kích thích khác nhau trong việc kích thích hàu sinh sản
đồng loạt.
3
CHƯƠNG II
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1 Đặc điểm sinh học hàu rừng đước (Crassostrea iresalei)
2.1.1 Vị trí phân loại
Theo tài liệu “Hình thái và giải phẫu động vật thân mềm”của (Trương Quốc Phú,
2006) hàu có hệ thống phân loại sau:
Ngành thân mềm Molussca
Lớp hai mảnh vỏ Bivalvia
Lớp phụ: Pteriomorphia
Bộ hàu Ostreoida
Họ hàu Ostreidae
Giống hàu Crassostrea
Loài hàu Crassostrea iredalei Hình 2.1 Hàu Crassostrea iredalei
Tên tiếng Anh: Oyster
2.1.2 Phân bố
2.1.2.2 Trên thế giới
Hàu phân bố rộng trên toàn thế giới, nhưng tập trung ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt
đới. Các loài hàu hiện nay đang được nuôi và khai thác bao gồm 3 giống chính:
Ostrea, Crassostrea, Saccostrea (Trương Quốc Phú, 1999). Trong đó giống
Crassostrea được tìm thấy ở khắp Đông Nam Á, chẳng hạn loài Crassostrea
iredalei phân bố rộng ở Philippines, Crassostrea belcheri phân bố ở Bắc bờ biển
China và giống Crassostrea này không hiện diện ở vùng nhiệt đới phía Đông
Africa (Agell, 1986).
2.1.2.3 Trong nước
Trong tự nhiên, hàu sống ở vùng triều thuộc các thủy vực nước lợ mặn, nơi có
nguồn thức ăn phong phú. Ở đầm Thị Nại hàu phân bố từ đầu đầm đến cuối đầm,
nơi có độ mặn từ 10-40‰ đều có hàu phân bố. Trong đó hàu răng cưa có nhiều ở
cửa đầm 25-40‰, hàu muỗng có nhiều ở vùng giữa đầm 20-30‰, những loài còn
lại có mặt ở khắp đầm (Mai kim Thi, 2005). Hầu sông Crassostrea rivularis phân bố
4
gần các cửa sông: Đầm Hà, Tiên Yên, Ba Chẽ, Bạch Đằng, Cửa Cấm. Ở các vùng
bãi triều độ sâu 7-10m, nhiệt độ thích hợp 18-300 C, độ mặn 10-20‰ (Ngô Trọng
Lư et al ,1999).
2.3 Đặc điểm hình thái
Hàu có vỏ lớn, nặng, cá thể lớn vỏ dài trên 200mm, cao 120mm, nhưng tỷ lệ này
không ổn định, vì hình dạng vỏ thay đổi rất lớn, thường vỏ có hình bầu dục hay hình
tam giác. Hàu phân bố ở 107-124 độ kinh đông và trong phạm vi 15-40 độ, ở độ sâu
từ tuyến hạ triều đến 7m nước, độ muối từ 10-25‰ (Đoàn Lan Phương et al, 2005).
Hàu là loài có hai vỏ phát triển không đều, một vỏ chứa toàn bộ cơ thể, một vỏ còn
lại biến thành nắp đậy (Trần Thái Bái, 2001).
2.4 Đặc điểm dinh dưỡng
2.4.1 Giai đoạn ấu trùng
Thức ăn của ấu trùng bao gồm vi khuẩn, sinh vật nhỏ, tảo Silic (Criptomonas,
Platymonas, ) hoặc trùng roi có kích thước 10µm hoặc nhỏ hơn. Ấu trùng cũng có
thể sử dụng vật chất hòa tan trong nước và những hạt vật chất hữu cơ (detritus). Giai
đoạn trưởng thành thức ăn chủ yếu là thực vật phù du và mùn bã hữu cơ. Các loài
tảo thường gặp là các loài tảo Silic như: Melosira, Coscinodiscus, Cyclotella,
Skeletonema, Navicula, Nitzschia, Thalassiothrix, Thalassionema...(Trương Quốc
Phú, 1999).
2.4.2 Giai đoạn trưởng thành
Thức ăn của hàu trưởng thành: ăn thực vật phù du, mùn bã hữu cơ, một số tảo như:
Melosira, Coscinodiscus, Cyclotella, Skeletonema, Navicula, Nitzschia,
Thalassiothrix, Thalassionema...hàu là loài ăn lọc mạnh. Trong mô hình nuôi tôm
thân thiện với môi trường ở các nước Đông Nam Á, người ta sử dụng chúng là một
trong những đối tượng chính trong vai trò lọc sinh học, giúp làm sạch môi trường
trong ao lắng chứa nước (Mai Kim Thi, 2005).
2.4.3 Phương thức bắt mồi
Theo Trương Quốc Phú (1999), hàu bắt mồi trong quá trình hô hấp nhờ vào cấu tạo
đặc biệt của mang. Khi hô hấp, nước có mang theo thức ăn đi qua bề mặt mang, các
hạt thức ăn sẽ dính vào các tiêm mao trên bề mặt mang nhờ vào dịch nhờn được tiết
ra từ tiêm mao. Hạt thức ăn kích cỡ thích hợp (nhỏ) sẽ bị dính vào các dịch nhờn và
bị tiêm mao cuốn thành viên sau đó chuyển dần về phía miệng, còn các hạt thức ăn
quá lớn tiêm mao không giữ được sẽ bị dòng nước cuốn đi khỏi bề mặt mang sau đó
5
tập trung ở mép màng áo và bị màng áo đẩy ra ngoài. Mặc dù hàu bắt mồi thụ động
nhưng với cách bắt mồi này chúng có thể chọn lọc theo kích thước của hạt thức ăn.
Quá trình chọn lọc được thực hiện 4 lần theo phương thức trên: lần thứ 1 xảy ra trên
bề mặt mang: lần thứ 2 xảy ra trên mương vận chuyển: lần thứ 3 xảy ra trên xúc
biện: lần thứ 4 xảy ra tại mang nang chọn lọc thức ăn. Thức ăn sau khi được chọn
lọc bởi mang nang chọn lọc được đưa trở lại dạ dày đề tiêu hóa. Hạt thức ăn không
thích hợp được đẩy thẳng xuống ruột và ra ngoài qua hậu môn.
Các tác nhân ảnh hưởng đến cường độ bắt mồi của hàu là thủy triều, lượng thức ăn
và các yếu tố môi trường (nhiệt độ, nồng độ muối...). Khi triều lên cường độ bắt mồi
tăng, triều xuống cường độ bắt mồi giảm.Trong môi trường có nhiều thức ăn thì
cường độ bắt mồi thấp và ít thức ăn thì cường độ bắt mồi cao. Khi các yếu tố môi
trường (nhiệt độ, nồng độ muối...) trong khoảng thích hợp thì cường độ bắt mồi cao
và khi các yếu tố môi trường ngoài khoảng thích hợp thì cường độ bắt mồi thấp.
2.5 Đặc điểm sinh trưởng
2.5.1 Sinh trưởng theo nhóm kích thước
Ở hàu có sự tăng trưởng theo các nhóm kích thước. Theo kết quả nghiên cứu trên
loài hàu Crassostrea belcheri ở sông Chà Và của Ngô Anh Tuấn et al (2005) thì: Tỷ
lệ H/L tỷ lệ nghịch với chiều tăng của các nhóm kích thước, thấp nhất là 69.38% ở
các nhóm kích thước lớn nhất (141-160mm) và cao nhất đạt 79.71% ở các nhóm
kích thước nhỏ