1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường vận hành theo cơ chế
thị trường có sự quản lý của Nhà nước và hội nhập quốc tế ngày càng sâu
rộng những năm qua pháp luật nói chung, pháp luật đất đai, pháp luật dân sự
nói riêng không ngừng được phát triển, hoàn thiện. Do tầm quan trọng và ý
nghĩa đặc biệt của đất đai trong đời sống kinh tế - xã hội Điều 18 Hiến pháp
năm 1992 - Hiến pháp của thời kỳ đổi mới, quy định:
Nhà nước thống nhất quản lý toàn bộ đất đai theo quy hoạch và
pháp luật, bảo đảm sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả.
Nhà nước giao đất cho các tổ chức và cá nhân sử dụng ổn định lâu dài.
Tổ chức cá nhân có trách nhiệm bảo vệ, bồi bổ, khai thác hợp lý, sử
dụng tiết kiệm đất, được chuyển quyền sử dụng đất (QSDĐ) được
Nhà nước giao theo quy định của pháp luật [61].
Để cụ thể hóa hiến pháp, các bộ luật được ban hành và sửa đổi bổ sung
hoàn thiện theo yêu cầu của thực tiễn. Bộ luật Dân sự (BLDS) 1995, BLDS
2005; Luật Đất đai (LĐĐ) 2003; LĐĐ 2013; Luật Nhà ở 2005, Luật Nhà ở
2014; Luật Kinh doanh Bất động sản 2006, Luật Kinh doanh Bất động sản
2014; Luật Công chứng 2006, Luật Công chứng 2014 và hiện nay các luật nêu
trên đang trong quá trình bổ sung, sửa đổi và hoàn thiện theo Hiến pháp năm
2013. Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định 181/2004/NĐ-CP, Nghị định
163/2006/NĐ-CP, Nghị định 71/2010/NĐ-CP, Nghị định 83/2010/NĐ-CP,
Nghị định 43/2014/NĐ-CP là những Nghị định hướng dẫn thi hành các quy
định liên quan đến giao dịch bảo đảm tạo cơ sở pháp lý cho các giao dịch bảo
đảm nói chung và thế chấp quyền sử dụng đất (TCQSDĐ) nói riêng. Hiến
pháp, các đạo luật và các văn bản pháp quy nêu trên đã xác định QSDĐ là
quyền tài sản.
174 trang |
Chia sẻ: tranhieu.10 | Lượt xem: 1439 | Lượt tải: 12
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thực hiện pháp luật thế chấp quyền sử dụng đất ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
LÊ THỊ THÚY BÌNH
THùC HIÖN PH¸P LUËT
THÕ CHÊP QUYÒN Sö DôNG §ÊT ë VIÖT NAM
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
Mã số: 62 38 01 01
Người hướng dẫn khoa học: 1. TS. ĐINH TRUNG TỤNG
2. TS. LÊ VĂN TRUNG
HÀ NỘI - 2016
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các số liệu nêu trong luận án là trung thực, có
nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định.
Tác giả
Lê Thị Thúy Bình
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN
QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN
TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU TRONG LUẬN ÁN 8
1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài 8
1.2. Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu trong luận án 23
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT THẾ CHẤP
QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT Ở VIỆT NAM 26
2.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò thực hiện pháp luật thế chấp quyền
sử dụng đất 26
2.2. Nội dung thực hiện pháp luật thế chấp quyền sử dụng đất 50
2.3. Các điều kiện bảo đảm thực hiện pháp luật thế chấp quyền sử
dụng đất 66
2.4. Pháp luật và thực hiện pháp luật về giao dịch có bảo đảm của một số
nước trên thế giới và những giá trị có thể vận dụng trong xây dựng,
thực hiện pháp luật thế chấp quyền sử dụng đất ở Việt Nam 71
Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT
THẾ CHẤP QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT Ở VIỆT NAM 81
3.1. Thực trạng pháp luật thế chấp quyền sử dụng đất ở Việt Nam 81
3.2. Thực trạng thực hiện pháp luật thế chấp quyền sử dụng đất ở Việt
Nam (từ 2011 đến 2015) 99
Chương 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM THỰC HIỆN PHÁP
LUẬT THẾ CHẤP QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT Ở VIỆT NAM 122
4.1. Quan điểm bảo đảm thực hiện pháp luật thế chấp quyền sử dụng
đất ở Việt Nam 122
4.2. Các giải pháp bảo đảm thực hiện pháp luật thế chấp quyền sử
dụng đất ở Việt Nam 128
KẾT LUẬN 148
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN
QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 153
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 154
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BLDS : Bộ luật Dân sự
BLHS : Bộ luật Hình sự
GCNQSDĐ : Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
LĐĐ : Luật Đất đai
NĐ-CP : Nghị định của Chính phủ
QSDĐ : Quyền sử dụng đất
TAND : Tòa án nhân dân
TCQSDĐ : Thế chấp quyền sử dụng đất
TTLT : Thông tư liên tịch
UBND : Ủy ban nhân dân
VKSND : Viện Kiểm sát nhân dân
XHCN : Xã hội chủ nghĩa
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường vận hành theo cơ chế
thị trường có sự quản lý của Nhà nước và hội nhập quốc tế ngày càng sâu
rộng những năm qua pháp luật nói chung, pháp luật đất đai, pháp luật dân sự
nói riêng không ngừng được phát triển, hoàn thiện. Do tầm quan trọng và ý
nghĩa đặc biệt của đất đai trong đời sống kinh tế - xã hội Điều 18 Hiến pháp
năm 1992 - Hiến pháp của thời kỳ đổi mới, quy định:
Nhà nước thống nhất quản lý toàn bộ đất đai theo quy hoạch và
pháp luật, bảo đảm sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả.
Nhà nước giao đất cho các tổ chức và cá nhân sử dụng ổn định lâu dài.
Tổ chức cá nhân có trách nhiệm bảo vệ, bồi bổ, khai thác hợp lý, sử
dụng tiết kiệm đất, được chuyển quyền sử dụng đất (QSDĐ) được
Nhà nước giao theo quy định của pháp luật [61].
Để cụ thể hóa hiến pháp, các bộ luật được ban hành và sửa đổi bổ sung
hoàn thiện theo yêu cầu của thực tiễn. Bộ luật Dân sự (BLDS) 1995, BLDS
2005; Luật Đất đai (LĐĐ) 2003; LĐĐ 2013; Luật Nhà ở 2005, Luật Nhà ở
2014; Luật Kinh doanh Bất động sản 2006, Luật Kinh doanh Bất động sản
2014; Luật Công chứng 2006, Luật Công chứng 2014 và hiện nay các luật nêu
trên đang trong quá trình bổ sung, sửa đổi và hoàn thiện theo Hiến pháp năm
2013. Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định 181/2004/NĐ-CP, Nghị định
163/2006/NĐ-CP, Nghị định 71/2010/NĐ-CP, Nghị định 83/2010/NĐ-CP,
Nghị định 43/2014/NĐ-CP là những Nghị định hướng dẫn thi hành các quy
định liên quan đến giao dịch bảo đảm tạo cơ sở pháp lý cho các giao dịch bảo
đảm nói chung và thế chấp quyền sử dụng đất (TCQSDĐ) nói riêng. Hiến
pháp, các đạo luật và các văn bản pháp quy nêu trên đã xác định QSDĐ là
quyền tài sản. Theo đó người sử dụng đất có các quyền chuyển đổi, chuyển
2
nhượng, cho thuê, thế chấp, thừa kế, tặng cho, tặng cho lại và tính giá trị
QSDĐ góp vốn vào sản xuất kinh doanh. Trong các quyền ấy, quyền
TCQSDĐ được pháp luật quy định là một trong các biện pháp bảo đảm thực
hiện nghĩa vụ trong giao dịch dân sự, kinh doanh có cơ sở pháp lý bảo đảm
cho các giao dịch có TCQSDĐ được thực hiện an toàn, hiệu quả, bảo vệ được
quyền, lợi ích hợp pháp của các bên trong giao dịch.
Như vậy, về mặt lý luận, có các quy định về TCQSDĐ tạo điều kiện
thuận lợi để mở rộng các giao dịch dân sự, thương mại, kinh doanh v.v kích
thích phát triển kinh tế trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường; xây dựng,
hoàn thiện, bảo đảm thực hiện pháp luật TCQSDĐ là yêu cầu khách quan, cấp
bách ở nước ta hiện nay.
Về thực tiễn, nhờ những quy định kịp thời, tương đối cụ thể về TCQSDĐ,
trong 30 năm qua việc thực hiện pháp luật TCQSDĐ ở nước ta đã đạt được
những kết quả quan trọng. Thế chấp tài sản nói chung và TCQSDĐ nói riêng
là một trong những biện pháp hữu hiệu để hạn chế những rủi ro, bảo đảm thực
hiện nghĩa vụ trong các giao dịch dân sự, kinh tế, thương mại trong nền kinh
tế thị trường. Khi xác lập quan hệ thế chấp nói chung và TCQSDĐ nói riêng,
mục đích mà các bên hướng tới là bảo đảm an toàn các giao dịch. Đối với bên
nhận thế chấp là QSDĐ (thường là các tổ chức tín dụng) hợp đồng TCQSDĐ
đã ràng buộc bên thế chấp bằng giá trị của QSDĐ để bên thế chấp có trách
nhiệm thực hiện các nghĩa vụ của mình. Khi bên thế chấp không thực hiện
một phần hay toàn bộ nghĩa vụ thì bên nhận tài sản thế chấp là QSDĐ được
xử lý tài sản thế chấp theo quy định của pháp luật, bảo đảm được quyền, lợi
ích hợp pháp của mình. Các quy định của pháp luật TCQSDĐ đã đạt được
mục đích hướng cho các giao dịch khi được xác lập, thực hiện luôn luôn bảo
đảm sự an toàn, phù hợp với ý chí của các chủ thể trong hợp đồng.
Tuy nhiên, thực tiễn thực hiện pháp luật TCQSDĐ trong các giao
dịch dân sự, thương mại trong thời gian qua cũng đã bộc lộ nhiều khiếm
3
khuyết, hạn chế. Hình thức văn bản giao dịch và các yêu cầu về công
chứng, chứng thực; việc xác định chủ sử dụng của tài sản TCQSDĐ chưa
bảo đảm; do việc quản lý giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ)
chưa chặt chẽ bên thế chấp dùng tài sản là QSDĐ để thế chấp ở nhiều giao
dịch thương mại khác nhau, mang tính chất lừa đảo không còn là việc đơn
lẻ. Vấn đề xử lý tài sản thế chấp không kịp thời và khi có nhiều bên nhận
thế chấp đã không phát mại, bán đấu giá được tài sản thế chấp là QSDĐ để
thu hồi nợ... đang là vấn đề được xã hội quan tâm. Do việc thực hiện pháp
luật TCQSDĐ không tuân thủ đúng các quy định của pháp luật nên số lượng
các vụ án tranh chấp trong các giao dịch có liên quan đến TCQSDĐ tại Tòa
án không ngừng gia tăng. Hiện nay việc áp dụng pháp luật để giải quyết tại
Tòa án còn nhiều bất cập, lúng túng chậm trễ do phải tuân thủ các trình tự tố
tụng phức tạp. Nguyên nhân của những hạn chế trong thực hiện pháp luật
TCQSDĐ bao gồm cả những nguyên nhân khách quan và chủ quan.
Các quy định của pháp luật TCQSDĐ (gồm cả các Nghị định, Thông tư
hướng dẫn) vẫn đang bộc lộ những bất cập trong quá trình thực hiện: có quá
nhiều văn bản pháp luật liên quan đến tài sản thế chấp và TCQSDĐ, nhưng
các văn bản hiện hành vừa chồng chéo lại vừa không đầy đủ, thiếu quy định
thống nhất; nhiều phát sinh trong thực tiễn đã không được hướng dẫn và điều
chỉnh. Thực trạng hệ thống pháp luật thực định đã gây khó khăn không những
cho các chủ thể khi xác lập, thực hiện giao dịch TCQSDĐ nói riêng, mà còn
ảnh hưởng tới việc áp dụng pháp luật của Tòa án và các cơ quan nhà nước có
thẩm quyền. Thực trạng pháp luật này đang gây lúng túng cho Tòa án và các
cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi áp dụng pháp luật để giải quyết các
tranh chấp xảy ra.
Từ thực tế trên cho thấy, việc nghiên cứu một cách toàn diện, cả về lý
luận và thực tiễn về thực hiện pháp luật TCQSDĐ; bảo đảm cho các quy định về
TCQSDĐ được thực hiện triệt để là cấp thiết, có ý nghĩa lý luận, thực tiễn và có
4
tính thời sự. Từ những lý do trên, nghiên cứu sinh lựa chọn đề tài: "Thực hiện
pháp luật thế chấp quyền sử dụng đất ở Việt Nam" làm luận án tiến sỹ luật học
chuyên ngành lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật, mã số: 62 38 01 01.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở làm sáng tỏ những vấn đề lý luận, đánh giá thực trạng thực
hiện pháp luật TCQSDĐ luận án có mục đích nghiên cứu là xác định các quan
điểm, đề xuất các giải pháp bảo đảm thực hiện pháp luật TCQSDĐ ở Việt
Nam hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục đích nghiên cứu nêu trên, nhiệm vụ của luận án là:
- Trình bày tổng quan các công trình nghiên cứu trong nước và ngoài
nước có liên quan đến đề tài thực hiện pháp luật TCQSDĐ ở Việt Nam, đánh
giá những kết quả nghiên cứu trong các công trình nghiên cứu có liên quan,
xác định những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu trong luận án.
- Làm sáng tỏ cơ sở lý luận về thực hiện pháp luật TCQSDĐ. Trong đó
phân tích, khái quát khái niệm, hình thức, vai trò, chủ thể, nội dung và các
điều kiện bảo đảm thực hiện pháp luật TCQSDĐ ở Việt Nam; tham chiếu
kinh nghiệm của một số nước trong lĩnh vực này.
- Đánh giá thực trạng pháp luật và thực hiện pháp luật TCQSDĐ ở
nước ta trong những năm qua.
- Luận chứng, xây dựng hệ quan điểm, đề xuất các giải pháp bảo đảm
thực hiện pháp luật TCQSDĐ ở Việt Nam hiện nay.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là những vấn đề lý luận, thực tiễn
liên quan đến thực hiện TCQSDĐ, bao gồm chế độ sở hữu đất đai và quyền
sử dụng đất ở Việt Nam, quan niệm về TCQSDĐ, pháp luật TCQSDĐ, từ đó
phân tích, khái quát khái niệm, đặc điểm, vai trò, nội dung, các điều kiện bảo
5
đảm thực hiện pháp luật TCQSDĐ, pháp luật thực định về TCQSDĐ và thực
trạng thực hiện pháp luật TCQSDĐ, các quan điểm, giải pháp bảo đảm thực
hiện pháp luật TCQSDĐ hiện nay ở Việt Nam.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi về nội dung: Trên cơ sở lý luận chung về thực hiện pháp luật
luận án tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận về thực hiện pháp luật
TCQSDĐ, đánh giá thực trạng pháp luật và thực hiện pháp luật TCQSDĐ và
đề xuất các quan điểm, giải pháp bảo đảm thực hiện pháp luật TCQSDĐ ở
Việt Nam hiện nay.
Phạm vi về không gian: Nghiên cứu những vấn đề lý luận, thực tiễn về
thực hiện pháp luật TCQSDĐ ở Việt Nam, đồng thời có tham khảo pháp luật
và thực hiện pháp luật TCQSDĐ ở một số nước trên thế giới.
Phạm vi về thời gian: Việc đánh giá thực trạng pháp luật và thực hiện
pháp luật TCQSDĐ chủ yếu là từ năm 2011 đến năm 2015.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận
Luận án được thực hiện trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mác - Lênin,
Tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam
về Nhà nước và pháp luật, quan điểm của Đảng về phát triển nền kinh tế thị
trường và hội nhập quốc tế. Đặc biệt là quan điểm đường lối, chính sách của
Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng và hoàn thiện pháp luật dân sự, kinh
tế, thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN), về sở hữu
đất đai, về QSDĐ của cá nhân và tổ chức trong kinh doanh nói chung và trong
thị trường bất động sản, thị trường vốn v.v
Cơ sở lý luận của luận án còn là những vấn đề lý luận chung về pháp
luật, hệ thống pháp luật, lý luận về thực hiện pháp luật, pháp chế XHCN.
4.2. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu luận án tác giả vận dụng phương pháp luận
của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử trong triết học
6
Mác - Lênin. Đồng thời luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể
được sử dụng trong nghiên cứu khoa học xã hội nhân văn bao gồm phương
pháp phân tích tổng hợp, phương pháp hệ thống, phương pháp quy nạp, diễn
dịch, phương pháp lịch sử và logic, phương pháp điều tra xã hội học, phương
pháp thống kê, so sánh cụ thể như sau:
- Ở chương 1: Tác giả sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp,
phương pháp hệ thống nghiên cứu các tài liệu, công trình nghiên cứu khoa
học đã được công bố để làm rõ các nội dung, kết quả nghiên cứu có liên quan
đến đề tài, xác định những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu trong luận án.
- Ở chương 2: Sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp; phương pháp
quy nạp, diễn dịch để nghiên cứu, phân tích, luận giải khái quát các khái
niệm, phạm trù có tính lý luận về thực hiện TCQSDĐ. Sử dụng phương pháp
phân tích, tổng hợp, phương pháp so sánh đối chiếu khi nghiên cứu kinh
nghiệm xây dựng và thực hiện pháp luật về giao dịch có bảo đảm của một số
nước và các giá trị tham khảo cho Việt Nam.
- Ở chương 3: Sử dụng phương pháp thống kê, so sánh, phân tích tổng
hợp để đánh giá thực trạng pháp luật và thực hiện TCQSDĐ ở Việt Nam.
- Ở chương 4: Sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp; phương pháp
quy nạp, diễn dịch để luận giải các quan điểm, đề xuất các giải pháp bảo đảm
thực hiện TCQSDĐ ở Việt Nam hiện nay.
5. Những đóng góp về khoa học của luận án
Luận án là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách tương đối có hệ
thống vấn đề thực hiện pháp luật TCQSDĐ ở Việt Nam và có những đóng
góp mới trên những lĩnh vực sau đây:
Thứ nhất, luận án đưa ra được khái niệm, đặc điểm thực hiện pháp luật
về TCQSDĐ, chủ thể và hình thức thực hiện pháp luật; đặc biệt luận án đã
nêu được vai trò thực hiện pháp luật TCQSDĐ trong quá trình phát triển kinh
tế xã hội; phân tích làm rõ nội dung và các điều kiện bảo đảm thực hiện pháp
7
luật về TCQSDĐ; phân tích làm rõ kinh nghiệm xây dựng và thực hiện pháp
luật về giao dịch có bảo đảm của một số nước trên thế giới và những giá trị có
thể vận dụng vào thực hiện pháp luật TCQSDĐ ở Việt Nam hiện nay.
Thứ hai, luận án nghiên cứu, phân tích, đánh giá một cách hệ thống
thực trạng thực hiện pháp luật TCQSDĐ ở Việt Nam, nêu lên những kết quả
đạt được, những hạn chế yếu kém; nguyên nhân của những kết quả đạt được
và những yếu kém.
Thứ ba, luận án xác định được các quan điểm và đề xuất các giải pháp có
tính khả thi bảo đảm thực hiện pháp luật TCQSDĐ ở Việt Nam hiện nay.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
- Về phương diện lý luận: Kết quả nghiên cứu mới của luận án góp
phần làm sáng tỏ, phong phú những vấn đề lý luận về thực hiện pháp luật trên
một lĩnh vực cụ thể nói riêng, đó là thực hiện pháp luật TCQSDĐ.
- Về phương diện thực tiễn: Luận án là tài liệu tham khảo cho các nhà
lập pháp, các cơ quan có thẩm quyền trong việc hoàn thiện quy trình thực
hiện pháp luật TCQSDĐ của Việt Nam. Luận án cũng là tài liệu tham khảo
cho việc học tập, nghiên cứu và giảng dạy pháp luật riêng về TCQSDĐ, có ý
nghĩa trong việc tổ chức thực hiện và góp phần giải quyết tranh chấp liên
quan đến TCQSDĐ.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
luận án được kết cấu thành 4 chương, 10 tiết.
8
Chương 1
TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA
CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU TRONG LUẬN ÁN
1.1. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
ĐỀ TÀI
1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở trong nước
1.1.1.1. Các công trình nghiên cứu về thực hiện pháp luật
- Cuốn: Giáo trình Lý luận về Nhà nước và pháp luật của Lê Minh Tâm
[97], tại Chương XX "Thực hiện pháp luật và áp dụng pháp luật" đã nêu về
khái niệm thực hiện pháp luật; khái niệm áp dụng pháp luật; đặc điểm các
trường hợp áp dụng pháp luật và các giai đoạn quá trình áp dụng pháp luật; áp
dụng pháp luật tương tự. Đây là những vấn đề làm cơ sở lý luận cho việc
nghiên cứu thực hiện pháp luật TCQSDĐ.
- Cuốn: Giáo trình cao cấp lý luận chính trị của Học viện Chính trị
quốc gia Hồ Chí Minh [35] đã có nhiều nội dung có tính lý luận chung về nhà
nước và pháp luật; xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN; hệ thống pháp luật
của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam hiện nay; đặc trưng của nền hành chính
nhà nước; cải cách hành chính nhà nước, quản lý nhà nước về dịch vụ công.
Trong đó Bài 4 chứa đựng các nội dung về thực hiện pháp luật, khái niệm về
thực hiện pháp luật - áp dụng pháp luật, các hình thức thực hiện pháp luật.
- Cuốn: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về thực hiện pháp luật của
Nguyễn Văn Mạnh chủ biên [42], nội dung cuốn sách gồm 2 phần:
Phần thứ nhất, một số vấn đề lý luận về thực hiện pháp luật, các tác giả
đã nêu những điểm hạn chế trong lý luận về thực hiện pháp luật mà các giáo
trình hiện đang sử dụng trong các trường học, trên cơ sở đó đã nêu những
điểm cần bổ sung và phát triển một số vấn đề lý luận để phù hợp với điều kiện
toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế của Việt Nam. Đồng thời, các tác giả cũng đã
chỉ ra các yếu tố đảm bảo thực hiện pháp luật trong giai đoạn hiện nay.
9
Phần thứ hai, thực trạng thực hiện pháp luật trên một số lĩnh vực, các
tác giả nêu việc thực hiện pháp luật của Quốc hội với việc quyết định các vấn
đề quan trọng của đất nước, việc giám sát tối cao; thực hiện pháp luật của Hội
đồng nhân dân trong việc thực hiện chức năng giám sát, ban hành Nghị quyết.
- Cuốn: Thực hiện và áp dụng pháp luật ở Việt Nam của Nguyễn Minh
Đoan [25]. Đây là cuốn sách chuyên khảo về thực hiện pháp luật gồm 5
chương. Trong đó chương 1 bàn về lý luận thực hiện pháp luật. Tác giả bàn
luận về khái niệm, mục đích, ý nghĩa của thực hiện pháp luật Thực hiện
pháp luật thông qua các hình thức tuân thủ pháp luật, thi hành pháp luật, sử
dụng pháp luật và áp dụng pháp luật. Chương 2. Bàn sâu về áp dụng pháp
luật, các trường hợp áp dụng pháp luật, đặc điểm, nguyên tắc áp dụng pháp
luật. Chương 3. Quy trình thực hiện pháp luật. Chương 4. Tác giả đưa ra và
phân tích các yếu tố bảo đảm pháp luật ở Việt Nam. Chương 5. Bàn về hiệu
quả thực hiện pháp luật; tiêu chí đánh giá hiệu quả của thực hiện pháp luật;
thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật. Coi đây
là tài liệu chuyên khảo có giá trị khoa học để vận dụng trong thực hiện luận
án về thực hiện pháp luật theo ngành luật và lĩnh vực pháp luật.
- Thực hiện pháp luật đối với người nghèo trong nhà nước pháp quyền
xã hội chủ nghĩa Việt Nam của Đỗ Xuân Lân [41], chương 2 của luận án tác
giả đã luận chứng khái niệm pháp luật đối với người nghèo; thực hiện pháp
luật đối với người nghèo. Xác định chủ thể, nội dung, hình thức, vai trò, điều
kiện bảo đảm thực hiện pháp luật đối với người nghèo.
- Thực hiện pháp luật về trợ giúp pháp lý trong điều kiện xây dựng nhà
nước pháp quyền ở Việt Nam của Nguyễn Huỳnh Huyện [40], luận án bao
gồm 4 chương. Trong đó chương 2 tác giả luận chứng để làm sáng tỏ các vấn
đề về khái niệm, đặc điểm thực hiện pháp luật về trợ giúp pháp lý. Yêu cầu và
vai trò của thực hiện pháp luật về trợ giúp pháp lý Trên cơ sở đánh giá thực
trạng thực hiện pháp luật về trợ giúp pháp lý. Trong chương 4 tác giả xác định
các quan điểm và giải pháp bảo đảm thực hiện pháp luật về trợ giúp pháp lý ở
Việt Nam hiện nay.
10
- Thực hiện pháp luật về dân chủ ở cấp xã theo yêu cầu xây dựng nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của Nguyễn Hồng Chuyên [21],
luận án bao gồm 4 chương. Đáng chú ý là nội dung chương 2 tác giả luận
chứng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì
nhân dân với yêu cầu thực hiện pháp luật về dân chủ ở cấp xã. Làm rõ chủ thể
nội dung, hình thức thực hiện pháp luật về dân chủ ở cấp xã. Những điều kiện
bảo đảm thực hiện pháp luật dân chủ cơ sở ở cấp xã. Trên cơ sở kết quả
nghiên cứu ở chương 3, trong chương 4 tác giả xác định hệ quan điểm, các
giải pháp bảo đảm thực hiện pháp luật dân chủ ở cấp xã theo yêu cầu của xây
dựng nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam.
1