Ở Việt Nam, quan tâm đến công tác nữ là quan điểm nhất quán của Đảng và
Nhà nước ta trong suốt quá trình cách mạng. Trong Di chúc, Chủ tịch Hồ Chí Minh
vĩ đại đã viết:
Trong sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước, phụ nữ đảm đang ta đã góp phần
xứng đáng trong chiến đấu và trong sản xuất. Đảng và Chính phủ cần
phải có kế hoạch thiết thực để bồi dưỡng, cất nhắc và giúp đỡ để ngày
thêm nhiều phụ nữ phụ trách mọi công việc kể cả công việc lãnh đạo. Bản
thân phụ nữ thì phải cố gắng vươn lên. Đó là một cuộc cách mạng đưa
đến quyền bình đẳng thật sự cho phụ nữ [89, tr.30].
Đặc biệt, trong thời kỳ đổi mới, chủ trương của Ðảng về bình đẳng giới và
trao quyền cho phụ nữ được thể hiện xuyên suốt trong các Nghị quyết Ðại hội
Ðảng, các nghị quyết và chỉ thị của Trung ương Ðảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về
công tác quần chúng, công tác vận động phụ nữ, công tác cán bộ nữ. Từ chủ trương
của Đảng, Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách, pháp luật cụ thể nhằm tạo điều
kiện để phụ nữ phát triển và thúc đẩy bình đẳng giới, trong đó quan trọng nhất là
bảo đảm và tạo điều kiện để phụ nữ Việt Nam thực hiện quyền chính trị.
Quyền bình đẳng nam nữ đã được xác định ngay từ Hiến pháp đầu tiên năm
1946 của nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Vấn đề này tiếp tục được kế thừa
trong các bản Hiến pháp 1959, 1980, 1992, 2013 và cụ thể hóa trong các văn bản
luật và dưới luật. Hàng loạt các văn bản pháp luật của Nhà nước đã được ban hành
nhằm nâng cao vị thế của phụ nữ trong xã hội và thực hiện bình đẳng giới như Bộ
luật Dân sự, Bộ luật Lao động, Luật Hôn nhân và Gia đình, Pháp lệnh Dân số, Luật
Bình đẳng giới, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình. Có thể thấy hệ thống luật
pháp, chính sách về phụ nữ ngày càng được hoàn thiện, đặc biệt, với việc ban hành
Hiến pháp 2013, quyền con người trong đó có quyền của phụ nữ được khẳng định là
động lực quan trọng để phát triển xã hội. Cùng với việc ban hành pháp luật, Việt
Nam đã phê chuẩn và gia nhập Tuyên ngôn toàn thế giới về nhân quyền năm 1948
và hầu hết các điều ước quốc tế cơ bản về quyền con người, trong đó có các công
ước liên quan đến các quyền của phụ nữ như: Công ước quốc tế về các quyền dân
sự và chính trị (1966), Công ước về quyền kinh tế, xã hội và văn hóa 1966, Công
ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử chống lại phụ nữ (1979, CEDAW);
Công ước quốc tế về quyền của người khuyết tật.
173 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 571 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thực hiện pháp luật về quyền chính trị đối với phụ nữ ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN THỊ THU HÀ
THùC HIÖN PH¸P LUËT
VÒ QUYÒN CHÝNH TRÞ §èI VíI PHô N÷
ë VIÖT NAM HIÖN NAY
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật
HÀ NỘI - 2018
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN THỊ THU HÀ
THùC HIÖN PH¸P LUËT
VÒ QUYÒN CHÝNH TRÞ §èI VíI PHô N÷
ë VIÖT NAM HIÖN NAY
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật
Mã số: 62 38 01 01
Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. NGUYỄN THỊ BÁO
2. TS. LÊ ĐINH MÙI
HÀ NỘI - 2018
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung
thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo
quy định.
Tác giả luận án
Nguyễn Thị Thu Hà
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
ĐỀ TÀI VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN TIẾP TỤC
NGHIÊN CỨU 6
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 6
1.2. Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu
và giả thuyết nghiên cứu 26
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ
QUYỀN CHÍNH TRỊ ĐỐI VỚI PHỤ NỮ Ở VIỆT NAM
HIỆN NAY 29
2.1. Khái niệm quyền chính trị, pháp luật về quyền chính trị của phụ
nữ, thực hiện pháp luật vể quyền chính trị đối với phụ nữ 29
2.2. Chủ thể, nội dung, hình thức, vai trò và các yếu tố đảm bảo thực
hiện pháp luật về quyền chính trị đối với phụ nữ 44
2.3. Thực hiện pháp luật về quyền chính trị đối với phụ nữ ở một số
nước trên thế giới và những giá trị tham khảo đối với Việt Nam 67
Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT
VỂ QUYỀN CHÍNH TRỊ ĐỐI VỚI PHỤ NỮ Ở VIỆT NAM
HIỆN NAY 79
3.1. Thực trạng pháp luật về quyền chính trị của phụ nữ ở Việt Nam
hiện nay 79
3.2. Thực trạng thực hiện pháp luật về quyền chính trị đối với phụ nữ
ở Việt Nam hiện nay 94
Chương 4: QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM THỰC HIỆN PHÁP
LUẬT VỀ QUYỀN CHÍNH TRỊ ĐỐI VỚI PHỤ NỮ Ở VIỆT
NAM HIỆN NAY 124
4.1. Quan điểm bảo đảm thực hiện pháp luật về quyền chính trị đối
với phụ nữ ở Việt Nam hiện nay 124
4.2. Giải pháp bảo đảm thực hiện pháp luật về quyền chính trị đối với
phụ nữ ở Việt Nam hiện nay 135
KẾT LUẬN 151
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ 154
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 155
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BCH : Ban Chấp hành
CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
CNXH : Chủ nghĩa xã hội
HĐND : Hội đồng nhân dân
HTCT : Hệ thống chính trị
LHPN : Liên hiệp phụ nữ
LHQ : Liên Hợp quốc
PBGDPL : Phổ biến giáo dục pháp luật
THPL : Thực hiện pháp luật
UBND : Uỷ ban nhân dân
VBQPPL : Văn bản quy phạm pháp luật
XHCN : Xã hội chủ nghĩa
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ
Trang
Bảng 3.1: Đại biểu Quốc hội theo chức vụ 103
Bảng 3.2: Cơ cấu lãnh đạo chủ chốt trong cơ quan của Quốc hội 104
Bảng 3.3: Tỷ lệ nữ đại biểu tham gia các Ủy ban Quốc hội 105
Bảng 3.4: Phụ nữ tham gia Ban Chấp hành Trung ương 106
Bảng 3.5: Tỉ lệ phụ nữ tham gia cấp ủy Đảng 106
Biểu đồ 3.1: Tỉ lệ cử tri đi bầu cử Quốc hội các khóa từ năm 1946 đến nay 99
Biểu đồ 3.2: Tỉ lệ nữ đại biểu Quốc hội các khóa từ năm 1946 đến nay 100
Biểu đồ 3.3: Tỷ lệ nữ đại biểu Hội đồng nhân dân ba cấp (giai đoạn
1989-2016) 101
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ở Việt Nam, quan tâm đến công tác nữ là quan điểm nhất quán của Đảng và
Nhà nước ta trong suốt quá trình cách mạng. Trong Di chúc, Chủ tịch Hồ Chí Minh
vĩ đại đã viết:
Trong sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước, phụ nữ đảm đang ta đã góp phần
xứng đáng trong chiến đấu và trong sản xuất. Đảng và Chính phủ cần
phải có kế hoạch thiết thực để bồi dưỡng, cất nhắc và giúp đỡ để ngày
thêm nhiều phụ nữ phụ trách mọi công việc kể cả công việc lãnh đạo. Bản
thân phụ nữ thì phải cố gắng vươn lên. Đó là một cuộc cách mạng đưa
đến quyền bình đẳng thật sự cho phụ nữ [89, tr.30].
Đặc biệt, trong thời kỳ đổi mới, chủ trương của Ðảng về bình đẳng giới và
trao quyền cho phụ nữ được thể hiện xuyên suốt trong các Nghị quyết Ðại hội
Ðảng, các nghị quyết và chỉ thị của Trung ương Ðảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về
công tác quần chúng, công tác vận động phụ nữ, công tác cán bộ nữ. Từ chủ trương
của Đảng, Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách, pháp luật cụ thể nhằm tạo điều
kiện để phụ nữ phát triển và thúc đẩy bình đẳng giới, trong đó quan trọng nhất là
bảo đảm và tạo điều kiện để phụ nữ Việt Nam thực hiện quyền chính trị.
Quyền bình đẳng nam nữ đã được xác định ngay từ Hiến pháp đầu tiên năm
1946 của nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Vấn đề này tiếp tục được kế thừa
trong các bản Hiến pháp 1959, 1980, 1992, 2013 và cụ thể hóa trong các văn bản
luật và dưới luật. Hàng loạt các văn bản pháp luật của Nhà nước đã được ban hành
nhằm nâng cao vị thế của phụ nữ trong xã hội và thực hiện bình đẳng giới như Bộ
luật Dân sự, Bộ luật Lao động, Luật Hôn nhân và Gia đình, Pháp lệnh Dân số, Luật
Bình đẳng giới, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình... Có thể thấy hệ thống luật
pháp, chính sách về phụ nữ ngày càng được hoàn thiện, đặc biệt, với việc ban hành
Hiến pháp 2013, quyền con người trong đó có quyền của phụ nữ được khẳng định là
động lực quan trọng để phát triển xã hội. Cùng với việc ban hành pháp luật, Việt
Nam đã phê chuẩn và gia nhập Tuyên ngôn toàn thế giới về nhân quyền năm 1948
và hầu hết các điều ước quốc tế cơ bản về quyền con người, trong đó có các công
ước liên quan đến các quyền của phụ nữ như: Công ước quốc tế về các quyền dân
sự và chính trị (1966), Công ước về quyền kinh tế, xã hội và văn hóa 1966, Công
ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử chống lại phụ nữ (1979, CEDAW);
Công ước quốc tế về quyền của người khuyết tật...
2
Pháp luật Việt Nam về cơ bản đã nội luật hóa các chuẩn mực quốc tế về
quyền con người trong đó có quyền chính trị của phụ nữ, phù hợp cùng với xu thế
phát triển chung của nhân loại và đặc thù của Việt Nam nên đã tạo động lực giúp
người phụ nữ vươn lên, khắc phục khó khăn, trở ngại đáp ứng yêu cầu thực tiễn đặt
ra, khẳng định vị thế của mình trong gia đình và ngoài xã hội. Kết quả bầu cử đại
biểu Quốc hội khoá XIV, phụ nữ chiếm 26,6% trong tổng số đại biểu. Đây là tỷ lệ
cao qua các kỳ bầu cử Quốc hội và đã đưa Việt Nam thuộc hàng nước có tỷ lệ nữ đại
biểu trong cơ quan lập pháp cao nhất châu Á cũng như trên thế giới (trên 25%). Tỷ lệ
nữ đại biểu Quốc hội nước ta cao hơn hẳn so với Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản và
nhiều nước trong khu vực. Theo Liên minh các Nghị viện, Việt Nam đứng thứ 37 trong
tổng số 188 nước trên thế giới về tỷ lệ phụ nữ trong cơ quan lập pháp (số liệu tính đến
ngày 31/1/2011 trên cơ sở báo cáo của cơ quan lập pháp các nước) [31].
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được trong việc đảm bảo cho phụ nữ
được thực hiện các quyền do pháp luật quy định, cần phải thừa nhận rằng công tác THPL
về các quyền của phụ nữ trong đó có quyền chính trị vẫn còn nhiều hạn chế. Mặc dù, Việt
Nam xếp thứ hạng cao trên thế giới về tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội nhưng vẫn còn khoảng
cách khá lớn giữa tỷ lệ nam và nữ (73,4% và 26,6%); đặc biệt là tỷ lệ phụ nữ nắm giữ các
vị trí lãnh đạo chủ chốt (cấp trưởng). Vẫn còn những rào cản từ phía gia đình, xã hội đối
với phụ nữ khi tham gia công tác xã hội, chính trị. Tỉ lệ phụ nữ tham chính vẫn còn chưa
đạt được yêu cầu đề ra; sự phân biệt đối xử về cơ hội thăng tiến trong nghề nghiệp của phụ
nữ dẫn đến hẫng hụt đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý nữ vẫn là thách thức lớn; pháp luật
về quyền chính trị và THPL về quyền chính trị của phụ nữ ở nước ta còn chưa được nhận
thức đầy đủ như là một công cụ để quản lý xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng cho
phụ nữ. Tình trạng vi phạm pháp luật đối với phụ nữ, nhất là vi phạm quy định pháp luật
về quyền chính trị của phụ nữ vẫn còn diễn ra ở một số nơi là cản trở quá trình phát huy
dân chủ, tăng cường pháp chế, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa (XHCN),
đi ngược lại bản chất tốt đẹp của xã hội chúng ta đang xây dựng.
Những tồn tại, hạn chế nêu trên là do các nguyên nhân như: Hệ thống pháp
luật về quyền chính trị của phụ nữ còn thiếu đồng bộ và tính khả thi chưa cao; nhận
thức về chính sách pháp luật về quyền chính trị của phụ nữ của các chủ thể còn
chưa đầy đủ; năng lực THPL của các chủ thể còn hạn chế; công tác chỉ đạo, kiểm
tra, giám sát việc THPL còn chậm, thiếu kiên quyết trong xử lý dẫn đến việc thực
hiện không đúng, đủ.
3
Vấn đề đặt ra là tại sao Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia
có hệ thống pháp luật tốt nhìn từ góc độ bình đẳng giới, nhưng tỉ lệ phụ nữ tham
chính có chiều hướng giảm, sự hẫng hụt về nguồn cán bộ nữ tham gia cấp ủy nhiệm
kỳ 2015-2020, kể cả nhiệm kỳ 2020-2025 đang là thực tế ở tất cả các cấp; tiếng nói
của phụ nữ trong các lĩnh vực quan trọng của đất nước chưa được chú trọng... Điều
này đặt ra yêu cầu phải nghiên cứu để tìm ra những kết quả, hạn chế và nguyên
nhân kết quả, hạn chế trong THPL để kiến nghị giải pháp đảm bảo THPL về quyền
chính trị của phụ nữ ở Việt Nam hiện nay là cần thiết.
Vì vậy, nghiên cứu sinh chọn đề tài: "Thực hiện pháp luật về quyền chính
trị đối với phụ nữ ở Việt Nam hiện nay" để nghiên cứu trong phạm vi luận án tiến
sĩ luật học, chuyên ngành Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Từ việc nghiên cứu lý luận và thực tiễn việc THPL về quyền chính trị đối với
phụ nữ ở Việt Nam hiện nay, luận án luận giải, xác định các quan điểm và giải pháp
đảm bảo THPL về quyền chính trị đối với phụ nữ ở Việt Nam hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện được mục đích nêu trên, luận án thực hiện các nhiệm vụ sau:
Một là, phân tích, làm rõ khái niệm quyền chính trị, pháp luật về quyền chính
trị của phụ nữ; Chủ thể, nội dung, hình thức, vai trò, các yếu tố bảo đảm THPL về
quyền chính trị đối với phụ nữ; rút ra những gợi mở đối với Việt Nam từ nghiên cứu
kinh nghiệm THPL về quyền chính trị đối với phụ nữ một số nước thế giới.
Hai là, phân tích chỉ ra những kết quả, hạn chế, nguyên nhân của kết quả, hạn
chế của pháp luật và THPL về quyền chính trị đối với phụ nữ ở Việt Nam hiện nay.
Ba là, luận giải, xác định các quan điểm và đề xuất các giải pháp bảo đảm
thực THPL về quyền chính trị đối với phụ nữ ở Việt Nam hiện nay.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Dưới góc độ lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật, luận án nghiên cứu các
vấn đề lý luận và thực tiễn về pháp luật và THPL về quyền chính trị đối với phụ nữ.
Từ đó, luận án luận chứng những cơ sở khoa học và đề xuất các quan điểm,
giải pháp đảm bảo THPL về quyền chính trị đối với phụ nữ ở Việt Nam hiện nay.
4
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung: Nghiên cứu việc THPL về quyền chính trị đối với phụ
nữ ở Việt Nam.
- Phạm vi không gian: Nghiên cứu trên lãnh thổ Việt Nam.
- Phạm vi thời gian: Nghiên cứu pháp luật và THPL về quyền chính trị đối
với phụ nữ từ năm 1945 đến nay.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận
Luận án được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và
duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp
luật, về quyền con người, quyền công dân; chủ trương, quan điểm, chính sách của Đảng và
Nhà nước ta về bình đẳng giới và quyền chính trị của phụ nữ, về giải quyết các vấn đề xã
hội, xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN, tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp
luật, phát huy nhân tố con người; bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong đó có
quyền chính trị của phụ nữ trong xu thế hội nhập và phát triển hiện nay; lý luận về thực hiện
pháp luật nói chung và lý luận về thực hiện pháp luật về quyền con người, quyền của phụ nữ
nói riêng.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Trong Chương 1, tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu tư liệu thứ cấp, phân
tích và tổng hợp được sử dụng để thu thập thông tin từ các nguồn có sẵn liên quan đến
đề tài nghiên cứu THPL về quyền chính trị đối với phụ nữ ở nước ta hiện nay.
Trong Chương 2, tác giả chủ yếu sử dụng phương pháp phân tích, đánh giá để
xây dựng các khái niệm; phương pháp phân tích, tổng hợp dùng để nghiên cứu chủ thể,
nội dung, hình thức và các yếu tố bảo đảm THPL về quyền chính trị đối với phụ nữ ở
nước ta hiện nay; phương pháp luật học so sánh được sử dụng để tham chiếu giữa các
chuẩn mực quốc tế và kinh nghiệm về THPL về quyền chính trị của đối với phụ nữ ở
một số nước trên thế giới và những giá trị có thể tham khảo đối với Việt Nam.
Trong Chương 3, tác giả sử dụng phương pháp thống kê, nhằm đánh giá việc
THPL về quyền chính trị đối với phụ nữ ở nước ta hiện nay, đồng thời đánh giá,
phân tích những kết quả, hạn chế, nguyên nhân của những kết quả, hạn chế, từ đó
tác giả làm sáng tỏ nội dung của Luận án.
Trong Chương 4, tác giả chủ yếu sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp
để đưa ra các quan điểm, giải pháp có căn cứ khoa học góp phần bảo đảm THPL về
quyền chính trị đối với phụ nữ ở nước ta hiện nay.
5
5. Những điểm mới của luận án
5.1. Về phương diện lý luận
Luận án là công trình nghiên cứu đầu tiên một cách toàn diện về THPL về
quyền chính trị đối với phụ nữ ở Việt Nam hiện nay nên có những đóng góp mới về
mặt lý luận sau:
- Luận án đã xây dựng được khái niệm, làm rõ chủ thể, nội dung, hình thức,
vai trò và các yếu tố đảm bảo THPL về quyền chính trị đối với phụ nữ.
- Từ nghiên cứu các chuẩn mực quốc tế về quyền chính trị của phụ nữ, kinh
nghiệm THPL về quyền chính trị đối với phụ nữ của một số nước trên thế giới, rút
ra những gợi mở đối với Việt Nam.
5.1. Về phương diện thực tiễn
- Luận án là công trình đầu tiên đánh giá rõ thực trạng pháp luật và THPL về
quyền chính trị của phụ nữ, phân tích chỉ ra những ưu điểm, hạn chế và nguyên
nhân của ưu điểm, hạn chế trong THPL về quyền chính trị đối với phụ nữ ở Việt
Nam từ năm 1945 đến nay.
- Luận án luận chứng các quan điểm, đề xuất các giải pháp bảo đảm THPL
về quyền chính trị đối với phụ nữ ở Việt Nam hiện nay.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
- Luận án góp phần làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn về THPL
về quyền chính trị đối với phụ nữ ở Việt Nam, luận án là tài liệu tham khảo trong
quá trình sửa đổi, bổ sung, ban hành các văn bản pháp luật về quyền chính trị của
phụ nữ ở Việt Nam.
- Luận án cung cấp luận cứ khoa học và tài liệu cho các cơ quan trong hệ
thống chính trị (HTCT), các tổ chức xã hội thực hiện giáo dục nâng cao ý thức pháp
luật, tổ chức THPL về quyền chính trị đối với phụ nữ ở Việt Nam.
- Luận án được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu
giảng dạy, học tập về pháp luật về quyền con người nói chung, pháp luật về quyền
của phụ nữ nói riêng trong các cơ sở đạo tạo chuyên luật và không chuyên luật.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận
án gồm 04 chương, 09 tiết.
6
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI VÀ
NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU
1.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1.1. Khái lược tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
1.1.1.1. Tình hình nghiên cứu trong nước
* Một số công trình khoa học nghiên cứu về quyền chính trị, pháp luật về
quyền chính trị và thực hiện pháp luật về quyền chính trị
Thứ nhất, các công trình khoa học nghiên cứu về quyền chính trị và pháp
luật về quyền chính trị
Đề tài khoa học cấp Bộ:
"Sự phát triển quyền dân sự và chính trị trong thời kỳ đổi mới ở Việt Nam
(1986 - 2001)" của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh [61]. Đề tài chia các
nhóm vấn đề để nghiên cứu như: Vị trí, đặc điểm quyền dân sự và chính trị trong
Công ước quốc tế về quyền con người; nội dung cơ bản của quyền dân sự và chính
trị trong Công ước quốc tế về quyền con người; quá trình phát triển của quyền dân
sự và chính trị ở nước ta trong một số lĩnh vực, đối tượng cụ thể.
Sách:
- "Một số vấn đề về quyền dân sự và chính trị" của Hoàng Văn Hảo, Chu
Hồng Thanh [56] đã nêu lên một số nội dung cơ bản về quyền dân sự và chính trị:
Một số vấn đề về lịch sử và lý luận, quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin và Tư
tưởng Hồ Chí Minh về quyền dân sự chính trị, vị trí của quyền dân sự và chính trị
trong hệ thống nhân quyền. Quyền dân sự chính trị ở Việt Nam hiện nay.
- "Những vấn đề lý luận và thực tiễn của nhóm quyền dân sự và chính trị"
của Võ Khánh Vinh [157] đã trình bày những vấn đề liên quan đến quyền dân sự và
quyền chính trị, quyền con người, quyền bình đẳng trước pháp luật, quyền bí mật
đời tư... ở Việt Nam;
- "ABC về các quyền dân sự, chính trị cơ bản" của tác giả Vũ Công Giao, Lã
Khánh Tùng [51], cuốn sách chứa đựng những thông tin cơ bản về các chuẩn mực
quốc tế và pháp luật Việt Nam về các quyền tự do biểu đạt, thông tin, hội họp, hiệp
hội, biểu tình và dân chủ trực tiếp. Cuốn sách được cấu trúc theo hình thức các câu
7
hỏi - đáp nhằm giúp bạn đọc dễ tiếp cận, qua đó góp phần vào việc soạn thảo các
đạo luật đã nêu mà đang được tiến hành ở nước ta.
- "Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong Hiến
pháp Việt Nam" của tác giả Phạm Văn Ba, Nguyễn Thị Báo và Vũ Công Giao là
đồng chủ biên [5]. Cuốn sách đã nêu và phân tích quyền và nghĩa vụ cơ bản của
công dân trong các bản Hiến pháp đặc biệt là Hiến pháp năm 2013, trong đó, có nội
dung quy định của Hiến pháp về quyền con người, quyền của phụ nữ Việt Nam.
Luận án:
"Pháp luật bảo đảm quyền con người trong lĩnh vực xã hội ở Việt Nam:
những vấn đề lý luận và thực tiễn" của Lê Hoài Trung [130]: Nội dung Luận án đã
phân tích, đánh giá về pháp luật về bảo đảm quyền con người trong lĩnh vực xã hội
ở Việt Nam, trong đó có đề cập đến quyền của phụ nữ Việt Nam.
Tạp chí:
- "Quyền dân sự, chính trị trong xã hội ta" của tác giả Vĩnh An [1], tác giả đã
giải thích ngắn gọn về các nhóm quyền dân sự, chính trị; việc thực hiện các quyền
này trong quan điểm, hành động của Đảng và Nhà nước ta. Cuối bài viết, tác giả
khẳng định: Nhận thức một cách đúng đắn về quyền dân sự, chính trị trong bối cảnh
khó khăn, phức tạp của tình hình đất nước hiện nay; bình tĩnh, tỉnh táo trước những ý
kiến gọi là "thực tâm" hay "tâm huyết" của những người khởi xướng "Tuyên bố"
để không rơi vào cạm bẫy của mưu đồ nhằm xóa bỏ chế độ chính trị hiện nay - thành
quả cách mạng mà nhân dân ta đã đổ biết bao mồ hôi, xương máu mới có được.
- "Quyền dân sự và chính trị trong Hiến pháp 1992 - Sự kế thừa và phát
triển" của tác giả Nguyễn Thị Báo [8], bài viết phân tích những vấn đề cốt lõi về
Hiến định các quyền dân sự và chính trị trong Hiến pháp 1992 có sự kế thừa, phát
triển trong quá trình lập hiến từ năm 1946 đến năm 1992; chỉ rõ những điểm mới,
những điểm cần bàn thêm về quyền dân sự và chính trị được ghi nhận trong quá
trình lập hiến ở Việt Nam.
Các công trình nêu trên cho cái nhìn khái quát nhưng toàn diện các nội dung
liên quan đến quyền con người nói chung và quyền chính trị nói riêng như: Đặc
điểm, nội dung, các quy định của pháp luật liên quan đến quyền con người trong đó
có quyền chính trị của phụ nữ trong các lĩnh vực cụ thể của xã hội.
8
Thứ hai, các công trình khoa học nghiên cứu về THPL và THPL về quyền
chính trị gồm có:
Đề tài khoa học cấp Bộ:
- "Điều tra việc thực hiện pháp luật" của Viện Khoa học xã hội [150] nhằm đạt
được những mục tiêu trước mắt và lâu dài. Trước mắt, đề tài làm rõ mức độ vi phạm
pháp luật, tình hình THPL ở các địa phương, các ngành, phát hiện ra những vi phạm
pháp luật ở các cấp độ khác nhau, tìm ra những kẽ hở, sự chồng chéo trong pháp luật
dẫn tới việc vi phạm pháp luật. Mục tiêu lâu dài của đề tài là trên cơ sở những thông tin
thu thập được, qua phân tích, xử lý thông tin sẽ đưa ra những kiến nghị có cơ sở khoa
học về xây dựng và áp dụng pháp luật về phòng ngừa các vi phạm pháp luật kiến nghị
về hoàn thiện hệ