Thực tập công nhân ngành nhiệt ( Trường Đại học bách khoa Đà Nẵng )

Ngày nay,cùng với sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật cũng như sự tăng trưởng của đất nước thì điều kiện làm việc cũng như mức sống của xã hội cũng được nâng cao.Việc sử dụng các thiết bị nhiệt –điện lạnh ngày càng trở thành một nhu cầu lớn cả về quy mô lẫn số lượng trong cuộc sống .Đòi hỏi phải có đội ngủ cán bộ,công nhân kỷ thuật có khả năng đáp ứng kịp thời giải quyết mọi vấn đề liên quan tới kỹ thuật nhiệt lạnh. Nhằm có được cái nhin trực quan và thực tế thuận lợi cho việc học tập nghiên cứu các môn học trong quá trình học tập và để giúp sinh viên làm quen với các máy móc thiết bị Nhiệt - Điện lạnh cũng như cách chế tạo vận hành . Khoa Công nghệ Nhiệt-Điện lạnh đã tổ chức đợt thực tập công nhân dài 5 tuần cho sinh viên ngành Nhiệt cụ thể là sinh viên Lớp 06N Quá trình thực tập đã giúp em nắm được các loại máy móc thiết bị và hiểu được nguyên lý hoạt động cũng như quá trình chế tạo và vẫn hành của từng loại thiết bị đó cũng như vận dụng những lý thuyết đã học vào quá trình thực tế

doc14 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2726 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực tập công nhân ngành nhiệt ( Trường Đại học bách khoa Đà Nẵng ), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG MỞ ĐẦU I .Mục đích thực tập công nhân: Trang bị cho sinh viên có cái nhìn trực quan và thực tế thuận lợi cho việc học tập nghiên cứu trong quá trính học tập đã qua và về sau,giúp sinh viên làm quen với các máy móc thiết bị cũng như quá trình chế tạo và vận hành … II.Nhiệm vụ của sinh viên trong quá trình thực tập: Trong thời gian thực tập ,sinh viên cần nắm được các loại máy móc thiết bị và hiểu được nguyên lý hoạt động cũng như quá trình chế tạo và vẫn hành của từng loại thiết bị đó,sau đó cần liên hệ với các lý thuyết đã được học để đưa ra được đánh giá quá trình thực tế với lý thuyết đã được học và áp dụng được lý thuyết đã được học CHƯƠNG 1 Báo cáo thực tập tại : Xưởng Nhiệt trong trường Đại Học Bách Khoa І.Mục đích: Để giúp cho sinh viên làm quen với tất cả các thiết bị liên quan tới Cơ-Nhiệt và cách sử dụng chúng để chế tạo thiết bị cơ nhiệt như chế tạo lò hơi,các thiết bị sấy như calorifer … II.Nội dung: Quá trình thực tập tại xưởng bao gồm những công việc sau: 1.Hàn và cắt cơ khí: 1.1 Hàn: Hàn là quá trình công nghệ sản xuất các kết cấu không tháo được từ kim loại, hợp kim và các vật liệu khác... Bằng sự hàn nóng chảy có thể liên kết được hầu hết các kim loại và hợp kim với chiều dày bất kỳ.Có thể hàn các kim loại và hợp kim không đồng nhất. Nguyên lý của hàn: Khi hàn nóng chảy kim loại ở chỗ hàn đạt tới trạng thái lỏng. Sự nóng chảy cục bộ của kim loại được thực hiện tại các mép của phần tử ghép. Khi tắt nguồn đốt nóng kim loại lỏng nguội và đông đặc-kết tinh, sau khi bể hàn kết tinh tạo thành mối hàn nguyên khối với cấu trúc liên kết hai chi tiết làm một. Ưu nhược điểm của hàn. Ưu điểm: - Hàn là quá trình công nghệ được ứng dụng rộng rãi để chế tạo và phục hồi các kết cấu và chi tiết. Tính ưu việt bao gồm: Tiêu tốn ít kim loại , giảm chi phí lao động , rút ngắn thời gian sản xuất Nhược điểm: Trong quá trình hàn xảy ra sự bay hơi và oxi hoá một số nguyên tố, sự hấp thụ chất khí của bể kim loại cũng như những thay đổi của vùng ảnh hưởng nhiệt. Kết quả thành phần và cấu trúc của mối hàn khác với kim loại ban đầu . Các biến dạng của kết gây bởi ứng suất dư có thể làm sai lệch kích thước và hình dáng của nóvà nh hưởng tới độ bền của mối ghép. Phân loại: Hàn có rất nhiều loại hàn như hàn TIC,hàn CO2,hàn Plasma, Hàn MIG/MAG,hàn điện cực(điện) Trong xưởng nhiệt chủ yếu là hàn Điện Một số lưu ý khi hàn trong việc chế tạo lò hơi: -Hàn trong xưởng là hàn điện nên khi hàn cần điều chỉnh tần số dòng điện sao cho phù hợp với mối hàn để có được mói hàn đẹp,chắc chắn: không có lỗ bọt khí,không bị rò rỉ ,và phải chịu được áp lực yêu cầu -Vì công việc chủ yếu là chế tạo lò hơi ,thiết bị nhiệt nên trươvs khi chế tạo thân lò cần phải “sang phanh’’ để khi hàn mối hàn được khít -Khi hàn không được để xĩ đọng ở trong mối hàn 1.2 Cắt cơ khí (cắt thép) Thiết bị gồm :1 bình gió(bình oxi công nghiệp) ,1 bình gas, và hệ thống ống dẫn ,van và dây để nối 2 bình với nhau tạo nên ngọn lửa có nhiệt độ cao để cắt được kim loại 2.Các máy cơ khí được sử dụng trong xưởng : Bao gồm: Máy cắt kim loại YCS-25065 Máy Vê chổm cầu Máy lốc Máy Khoan Các lưu ý khi sử dụng các máy trên: 2.1 Máy cắt kim loại YCS-25065: -Khi đưa tấm kim loại cần cắt vào máy thì đường cần cắt phải trùng với hình chiếu lưỡi dao của máy dưới ánh đèn -Tùy vào độ dày của tấm kim loại cần cắt mà ta điều chỉnh chế độ dao của máy cho hợp lý tránh dao khỏ bị hỏng 2.2 Máy Vê chổm cầu 2.3. Máy lốc -Trước khi đưa tấm kim loại vào để uốn ong thì ta phải ‘’sang phanh’’ cho tấm kim loại đó nhằm khi hàn mối hàn được khít 2.4.Máy Khoan: -Tùy vào yêu cầu đường kín lỗ khoan mà ta chọn mũi khoan -Trong quá trình khoan phải cho mũi khoan tiến với tốc độ chậm và đều 3.Quá trình chế tạo các thiết bị trong xưởng Tại xưởng sản phẩm được chế tại hầu như là hệ thống đầy đủ của một lò hơi và các dàn clorifer phục vụ cho công việc sấy sản phẩm Quá trình chế tạo và lắp đặt lò hơi : 3.1.1Chọn vật liệu: Nguyên tắc khi chọn vât liệu để chế tạo là :Những bộ phận làm việc nào mà chịu nhiệt độ cao t phải dùng thép chịu nhiệt (thép K) như :thân lò ,mặt sàn tiếp xúc với buồng lửa… các bộ phận khác thì dùng thép CT3 Quá trình chế tạo: Tùy theo loại lò hơi (lò kiểu ống lửa kiểu nằm hoặc kiểu đứng,lò kiểu ống lò ống lửa,lò kiểu trực lưu ) mà ta có các phương pháp chế tạo khác nhau nhưng nhìn chung các công việc chính chế tạo lò hơi bao gồm những việc:chế tạo những bộ phận sau: Thân lò , khung lò và đế lò (đối với lò nằm) Dàn ống lửa Buồng đốt Cụm xyclon lọc bụi ,ống khói và côn lò (với lò đứng) Các thiết bị phụ khác như cụm ống thủy,các đường ống dẫn hơi ra, dẫn nước vào…. Bọc cách nhiệt và bọc tôn bên ngoài cho lò Cụ thể các công đoạn chế tạo như sau 1.Chế tạo lò hơi: -Đầu tiên phải xem bản vẽ yêu cầu lò cần chế tạo là lò loại gì để chọn phưng pháp chế tạo phù hợp -Cắt tấm thép đúng theo số liệu bản vẽ ,sau đó đưa tấm thép đã cắt vào máy lốc để uốn thân lò và hàn kín Lưu ý: Trước khi đưa tấm thép vào máy lốc thì ta phải ‘’ sang phanh’’ cho tấm thép -Sau đó cắt tấm thép để hàn mặt sàn cho lò -Cắt các lỗ trên mặt sàn với đường kính theo tiêu chuẩn bản vẽ Lưu ý: tùy theo loại lò(lò ống lửa loại đứng,lò trực lưu ,lò ống lò ống lửa) sản xuất mà ta chọn cắt mặt sàn như thế nào _Cho ống lửa (đã cắt ) vào lò và hàn áp lực kín các ống đó vào mặt sàn của lò  Hình 1: Đấu ống lửa vào mặt sàn lò hơi Sau đó dùng gió đá cắt các lỗ để gắn các đường ống hơi ra ,đường ống nước cấp ,đường ống xả khi, van an toàn,xả xỉ ,các lỗ vệ sinh lò.. -Hàn các thanh giằng bên trong giữa thân lò với sàn lò -Hàn hộp lọc hơi ra bên trong lò trước lỗ hơi ra(đối với loại lò nằm) 2.Chế tạo buồng lửa:Hầu hết các lò sản xuất trong xưởng là buồng lửa ghi  -Với lò hơi loại ống lửa thì buồng là một phần phía dưới lò hơi tính từ ghi lò tới mặt sàn dười của lò và vật liệu là thép K(thép chịu nhiệt)  Hình 2: Buồng lửa của lò ống lửa đặt đứng (Với lò đứng (hình 2 ) thì buồng lủa không cần xây gạch chịu lủa bên trong ) -Với lò kiểu ống lò ống lửa thì buồng đốt được chế tạo bằng một or nhiều ống có đường kính lớn nằm trong lò hơi,giữa thân lò và ống lò là ống lữa hoặc buồng lửa được chế tạo riêng , thành buồng lửa gồm các ống sinh hơi được hàn kín và cách nhau một khoảng nhất định như hình dưới  Hình 3: Buồng lửa của lò hơi -Thành buồng lửa có các ống sinh hơi nhằm tận tận dụng lượng nhiệt lớn trong buồng lủa để sinh hơi tăng công suất sinh hơi cho lò và làm giảm nhiệt độ cho kim loại ở thành trong buồng lửa,góp phần tăng độ bền cho kim loại (Buồng lửa như hình 3 thì đáy buồng lửa phải được xây gạch chịu lủa bên trong \ 3.1.3 Các bản vẽ một số loại lò hơi được sản xuất tại xưởng: Quá trình lắp đặt:  Hình 4:Lò hơi ( đã được lắp đặt hoàn chỉnh) -Lắp lò hơi vào đế lò -Lắp các cửa vệ sinh vào thân lò -Lắp buồng đốt và hệ thống ống góp hơi và colectơ nước dưới,của lò ,các đường ống phụ khác vào lò -Bọc cách nhiệt cho lò :Bọc 3 lớp bông Lớp bông trong cùng là bông khoáng ,2 lớp ngoài cùng là bông thủy tinh -Bọc tôn lạnh xung quanh lò vừa cách nhiệt cho lò vừa thẩm mỹ cho lò CHƯƠNG 2 Báo cáo thực tập lắp đặt hệ thống Lò hơi tại : Công ty thương mại và sản xuất Phú An –Nha Trang Công ty sản xuất đồ nội thất Thái Thịnh- Phú Yên I.Mục đích: Lắp đặt vẫn hành hệ thống lò hơi cung cấp nhiệt để sấy bánh tráng ( tại Cty Phú An-Nha Trang) và sây gỗ (tại Cty Thái Thịnh_ Phú Yên) II.Nội dung công viêc: Vận chuyển lò hơi và các thiết bị của hệ thống từ nơi sản xuất (Cty Co Nhiệt Điện lạnh Bách Khoa) tới nơi lắp đặt Kiểm tra bệ lò (đã xây có đúng với yêu cầu bản vẽ không) để chỉnh sữa lại cho đúng -Bệ lò phải được xây với vật liệu chịu lửa (vữa mác cao và gạch chịu lửa ) -Bệ lò phải được cân bằng bằng ông thủy Cẩu lò hơi dựng lên bệ lò  Cẩu và lắp côn lò và ống nối vào bộ xyclon lọc bụi Để đảm bảo kín ko cho khói rò rỉ ra ngoài khi lắp côn lò vào lò hơi thì giữa côn lò và lò hơi phải có lớp dây dù lót ở giữa sau đó mới xiết vít chặt  Cẩu và lắp ống khói vào xyclon -Để tránh khói rò ra ngoài thì khi lắp ống khói vào xyclon thì ở giữa chỗ tiếp xúc giữa ống khói và xyclon phải có lót dây dù rồi mới xiết cít chặt -Sau khi đã xiết chặt ống khói vào xyclon thì ta tiến hành giăng cáp để cố đinnhj cho ống khói khỏi bị lung lay Lắp đặt các thiết bị phụ các đường ống dẫn: -Lắp đặt đường ống cấp nước vào lò ,đường ống cấp nước được đấu liền với bơm nước -Các đường ống xả khí ,đường ống van an toàn  -Lắp đặt cụm ống thủy : cụm ống thủy bao gồm ống thủy sáng lẫn ống thủy tối Khi mức nước ở ống thủy sáng xuống dưới vạch minximum (hoặc trên vạch maxximum) thì nó sẽ truyền tín hiệu về cho van điện từ để van điện từ tác động bơm cấp nước vào lò( hoặc ngừng cấp nước vào lò) Lắp đặt quạt gió vào lò và đặt ghi vào lò (nằm trên bệ lò dười buồng đốt lò) Đấu điện vào bảng điện điều khiển tự động:đấu bơm ,quạt gió cụm ống thủy và nguồn điện tất cả vào bảng điện điều khiển tụ động  Sau khi đã lắp đặt hoàn xong tất cả các thiết bị và đấu điện xong ta tiến hành bơm nước vào lò để thử kín và chạy thử lò để thử hệ thống điện điều khiển và chỉnh van an toàn Nguyên lý hoạt động của bảng điện điều khiển tự động  Ở chế độ tự động( auto) ,khi hệ thống thiếu nước thì tìn hiệu được từ cụm ống thủy về van điện từ ,do thiếu nước nên còi kêu ,van điện từ tác động để bơm hoạt động cấp nước tự dộng cho lò Khi lò đầy nước thì van điên từ cũng nhận tín hiệu từ cụm ống thuy rồi tác động ngắt bơm ngừng cấp nước cho lò -Sau khi đã hoàn tất việc lắp đặt thì tiến hành bơm đầy nước vào lò và vẫn hành lò để thử van an toàn III.Kết cấu xây dựng và trang bị phụ : 1.Khung lò : Khung lò là một hệ thống kết cấy bằng kim loại dùng để treo hoặc đỡ tất cả các phần tử của lò.Khung lò gồm các cột chính,phụ đặt trên hệ thống móng và được nối với nhau bằng các dầm ngang ,chéo Dầm và cột của khung lò thường làm bằng thép chữ I,V,U đơn hoặc các thanh này ghép lại với nhau bằng cách hàn .Các kết cấu treo và đỡ phải kết cấu sao cho các phần tử của lò có thể dịch chuyển tự do được khi bị giản nở nhiệt Móng lò làm bê tông cốt thép ,có thể xây ngang nhà máy để có thể dỡ hệ thống ghi hoặc hệ thống thải xỉ Bao hơi có thể treo đỡ trên dầm ,toàn bộ trọng lượng của bao hơi được đặt lên các dầm Các dàn ống lò thường được treo lên khung lò để giãn nở dễ dàng hơn.Để giữ cho các ống nằm trong cùng một măt phẳng người ta dùng các móc giữ ống với khung lò 2.Tường lò: Tường lò có nhiệm vụ ngăn cách các phần tử được đốt nóng của lò với môi trường với môi trường xung quanh nhằm giảm bớt tổn thất nhiệt do tỏa ra môi trường xung quanh,đoongf thời hạn chế việc đốt nóng quá mức không khí ở xung quanh nhằm đảm bảo điều kiện cho công nhân vận hành ,mặt khác nó còn có nhiệm vụ ngăn chặn không khí lạnh lọt vào buồng lửa và đường khói Thông thường tường lò tiếp xúc trực tiếp với ngọn lửa và dòng khói có nhiệt độ cao ,chịu tác dụng phá hủy do mài mòn của tro bay ăn mòn của xỉneen tường lò được cấu trúc gồm 3 loại vật liệu: Vật liệu chịu lửa Vật liệu cách nhiệt Kim loại bảo vệ -Vật liệu chịu lửa: Lớp trong cùng là vật liệu chịu lửa,xay bằng gạch chịu lửa,chịu được tác dụng của nhiệt đọ cao,ăn mòn và mài mòn của xỉ.Lớp thứ 2 là vật liệu cách nhiệt có tác dụng cách nhiệt để giảm tổn thất nhiệt và lớp ngoài cùng là tôn mỏng có tác dụng cách nhiệt cho lò vừa có tác dụng bảo vệ vừa có tác dụng trang trí Sa mốt là loại vật liệu chịu lửa được sử dụng nhiều nhấtvif nó có các tính chất đạt yêu cầu,đồng thời có sẵn trong tự nhiên và lại rẻ tiền.Thành phần chính của bột sa mốt là oxits silic và oxit nhôm ,độ chịu lửa có thể đạt tới 1730C,thường được sản xuất dưới dạng bột hoặc dạng viên gạch có kích thước tiêu chuẩn -Vật liệu cách nhiệt : Yêu cầu đối với vật liệu cách nhiệt là hệ số đãn nhiệt thấp và có thể giữ không đổi trong quá trính làm việc,đồng thời còn đồi hởi về độ bền cơ,độ bền nhiệt ,dễ gia công ,không ăn mòn kim loại và có độ xốp Các loại vật liêu cách nhiệt thường dùng là:Amiang,điatonit,bông thủy tinh(bông khoáng):gồm những sợi thủy tiunh do nấu chảy đá khoáng,xỉ hay thủy tinh ,có thể sử dụng những vùng có nhiệt độ 600C 3.Dàn ống buồn lửa và bao hơi 3.1 Dàn ống buồng lửa: Dàn ống buống lửa còn gọi là ống lên hay ông sinh hơi,các ông lên là những ống thép chịu nhiệt có đường kính từ 40 đến 63mm được đặt ngay phía trong trường buồng buống lửa.Nước trong ống sẽ nhận nhiệt trực tiếp từ ngọn lửa ,biiens thành hơi chuyển động lên phía trên(còn được gọi là dàn ống sinh hơi).Đầu trên của dàn ống có thể nối với ống góp trên hoặc có thể nối trực tiếp vào bao hơi,còn đầu dưới của nó được nối với ống góp dưới. Khoảng cách giữa các ống lên (gọi là bước ống S) và khoản cách từ ống tới tường gọi là độ đặt ống e) Để cung cấp nước từ bao hơi vào dàn ống sinh hơi thì cần có các ống xuống ,Các ống nước xuống đặt phía ngoài tường buồng lửa và được bọc cách nhiệt,(được gọi là ống xuống)có đường kín lớn hơn thường khoảng 125 đến 175mm,Các đầu nối với ống lên và ống xuống được nối với chung vào ông góp dưới, đầu phía trên của ống xuống nối vào bao hơi 3.3 Bao hơi: Bao hơi là thiết bị quan trọng của lò hơi tuần hoàn,được đặt nằm ngàn trong đỉnh lò để nối với các ống hơi lên với ống nước xuống Hỗn hợp hơi và nước sinh ra trong các ống sinh hơi sẽ đi vào bao hơi và hơi sẽ tách ra khỏi nước ở phần tren bao hơi .Tuy nhiên để giảm bótt số lỗ khoét trên bao hơi nhằm tăng độ bền cho bao hơi thì có thể nối các ống lên vào các ống trung gian ,rồi nói ống góp với bao hơi bằng một số ống dẫn hơi 4.Van an toàn: Van an toàn có tác dụng khống chế áp suất làm việc của môi chất không vượt úa tri số cho phép ,nhằm bảo vệ cho thiết bị làm việc an toàn và lâu dài -Vị trí lắp van an toàn:Trong lò hơi van an toàn được đặt ở vị trí cao nhất khoang hơi của bao hơi ,các ống góp của bộ quá nhiệt ,bộ hâm nước, ống góp chung -Trong các thiết bị khác van an toàn được đặt ở vị trí cao nhất của thiết bị.Trong bộ hâm nước băng gang người ta đặt van an toàn ở ống góp trước (phía vào của nước) -Số lượng và kích thước van an toàn: Mỗi lò hơi phải đặt ít nhất 2 van an toàn ở khoang hơi của bao hơi,trừ một số lò nhỏ có thể lắp một Ở những lò đặt 2 van an toàn thì tỏng đó có mọt van làm việc còn van kia để kiểm tra ,2 van này sẽ tự điều chỉnh để tự mở áp suất làm việc và áp suất kiểm tra 5.Bơm nước cấp: Nhiệm vụ chính của bơm nước cấp:Cấp nước cho lò trong suốt quá trình làm việc.Mỗi lò hơi thường yêu cầu phải có ít nhất 2 bơm nhưng đối với những lò hơi xông suất nhỏ hơn 500kg/h có thể cho phép dùng một bơm -Có 2 loại bơm :Bơm pittong và bơm ly tâm 6.Áp kế và ống thủy: 6.1 Áp kế: Áp kế là thiết bị để đo áp suất hơi và nước trong lò hơi Vị trí lắp đặt : Áp kế được lắp đặt ở vị trí cao nhất của thiết bị.Trên đường nối từ bao hơi ra áp kế phải đặt van 3 ngã có ống xi phông.Trong ống xiphong phải có nước hoặc không khí để bảo vệ đông hồ khỏi bị môi chất phá hỏng ,ở ngã thứ 3 của van sẽ nối với đồng hồ mẫu để liểm tra độ chính xá của đồng hồ đang dùng và kiểm tra xem đồng hồ có làm việc không -Thang chia độ trên đồng hồ đo : thường chọn theo áp suất lam việc của lò.Thương chọn giá trị làm việc lớn nhất của thang chia độ bằng 1,5 lần áp suất làm việc của lò -Lắp đặt đồng hồ:Nếu áp kế ở ngang tầm mặt thì được đặt thẳng đứng,nếu áp kế ở trên tầm mắt tầm cỡ 2m thì đặt nghiêng khoản 30 độ 7.Ống thủy: -Nhiệm vụ của ống thủy: Dùng để theo dỗi mức nước trong lò hơi.Ống thủy được nối vào lò theo nguyên lý bình thông nhau,một đầu ông thủy được nối vào khoang hơi ,một đầu được nối vào khoang nước,được nối sao cho mức nước của lò nằm giữa ống thủy -Với lò hơi ống lửa kiểu đứng quy định mức nước trong quá trình lò làm việc luôn ngập 2/3 tới ¾ ống lửa.Với lò hơi ống lửa nằm ngang quy định mức nước trong lò cao hơn ống lửa trên cùng là 10cm.Đối với lò bao hơi thì mức nước tròn lò ở giữa bao hơi 7.1 Các loại ông thủy: -Ống thủy sáng:cho phép nhìn thấy mực nước qua ống thủy nếu là ống thủy tròn,hoặc qua tấm thủy tinh nếu là ống thủy dẹt,ở đây ống và tấm thủy tinh đều là vật liệu chịu nhiệt -Theo quy phạm an toàn về lò hơi thì mỗi lồ hơi phải có ít nhất 2 ông thủy đặt độc lập nhau -Ống thủy tối: Đối với những lò hơi nhỏ,diện tích bề mặt đốt nhỏ hơn 100cm2 có thể cho phép thay thế một ống thủy sáng bằng một ống thủy tối,Ống thủy tối thường gồm 3 van được nối ở mức nước cao nhất ,trung bình, và thấp nhất của lò.Đối với loại này khi cần kiểm tra ở mức nào thì mở van ở đó. Quá trình lắp đặt chạy thử đã hoàn toàn thành công 

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBao cao thuc tap cong nhan_Bui Ngoc Dung_chuong mo dau.doc
  • pdfBC thuc tap cong nhan.pdf
  • docBia.doc
  • docLoi noi dau.doc
  • docMỤC LỤC.doc
Luận văn liên quan