Thực tập công nhân tại kho Gas, kho Nhựa Đường, phòng hoá nghiệm và kho xăng

Thực tập công nhân là một hoạt động có ý nghĩa to lớn đối với sinh viên các ngành kĩ thuật nói riêng cũng như các ngành nghề khác nói chung. Đây là dịp để sinh viên có thể tiếp cận thực tế, tiếp cận các thiết bị kĩ thuật, công nghệ của các quá trình, các phương thức vận hành, các điều kiện công nghệ Từ đó, sinh viên có những tầm nhìn mới mẻ hơn, sâu sắc hơn về các phương tiện kĩ thuật, nắm bắt vấn đề một cách chính xác hơn Các thông tin mang lại từ các đợt thực tập thực sự bổ ích cho sinh viên sau khi ra trường. Do vậy cần phải xác định rõ tầm quan trọng của thực tập công nhân đối với mỗi sinh viên. Sau thời gian 4 tuần thực tập tại kho Gas, kho Nhựa Đường, phòng hoá nghiệm và kho xăng được sự chỉ bảo tận tình của giáo viên hướng dẫn cùng các anh chị tại các kho, chúng em đã được bổ sung những kiến thức hết sức hữu ích và quan trọng cho hành trang của mình trước khi bước vào đời. Mặc dù đã cố gắng nhưng chúng em cũng không thể tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình thực tập. Em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô và các anh chị tai các kho đã tạo điều kiện cho em hoàn thành đợt thực tập này.

doc79 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2778 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thực tập công nhân tại kho Gas, kho Nhựa Đường, phòng hoá nghiệm và kho xăng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 6 CHƯƠNG 1 : KHO NHỰA ĐƯỜNG 7 1.1. GIỚI THIỆU CHUNG 7 1.2. GIỚI THIỆU VỀ BITUM 7 1.3. PHƯƠNG PHÁP SẢN XUẤT BITUM 7 1.3.1. Chưng cất dầu thô 7 1.3.2. Tách bằng dung môi 8 1.3.3. Oxy hoá ở nhiệt độ cao 8 1.4. THÀNH PHẦN HOÁ HỌC CỦA BITUM 8 1.5. CÁC TÍNH CHẤT CỦA BITUM VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP KIỂM ĐỊNH 8 1.5.1. Kiểm định độ lún kim (độ xuyên kim) 9 1.5.2. Kiểm định điểm mềm 9 1.5.3. Khối lượng riêng 9 1.5.4. Kiểm định độ hòa tan 9 1.5.5. Kiểm định tính nhớt 9 1.5.6. Kiểm định lò cuốn lớp mỏng 10 1.5.7. Độ dẻo 10 1.6. HỆ THỐNG CÔNG NGHỆ 10 1.6.1. Hệ thống công nghệ nhập, tồn chứa và phân phối nhựa đường. 10 1.6.2. Hệ thống gia nhiệt 10 1.6.3. Các hệ thống kỹ thuật phụ trợ 11 1.6.4. Phương thức xuất nhập tồn chứa 11 1.6.5. Kết cấu đường ống 12 1.6.6. Khoảng cách giữa các gối đỡ di động. 13 1.7. BỂ CHỨA, HỆ THỐNG GIA NHIỆT 14 1.7.1. Bể chứa BS4, BS5, BS6 14 1.7.2. Hệ thống gia nhiệt 14 1.8. QUY TRINH XUẤT NHẬP BỂ 15 1.8.1. Nhập nhựa đường 15 1.8.2. Bảo quản nhựa đường 15 1.8.3. Xuất nhựa đường 16 1.9. CÁC HỆ THỐNG KỸ THUẬT PHỤ TRỢ 16 CHƯƠNG 2 : KHO GAS 18 2.1. GIỚI THIỆU CHUNG 18 2.2. CÔNG NGHỆ KHO LPG 18 2.2.1. Giới thiệu chung về công nghệ kho LPG 18 2.2.2. Công nghệ kho Nại Hiên 19 2.3. MỘT SỐ THIẾT BỊ CHÍNH 19 2.3.1. Bể chứa 19 2.3.2. Các thiết bị theo bể 20 2.3.3. Ống dẫn LPG 22 2.3.4. Hệ thống giàn ống đóng bình 23 2.3.5. Thiết bị bơm chuyển LPG 24 2.3.6. Hệ thống không khí nén trong kho LPG 25 2.3.7. Hệ thống phòng cháy chữa cháy của kho Gas 26 CHƯƠNG 3 : KHO XĂNG 29 3.1. GIỚI THIỆU CHUNG 29 3.2. CÔNG NGHỆ KHO XĂNG 31 3.3.1. Cấu tạo các bồn chứa 31 3.3.2. Hệ thống ống dẫn và van 32 3.3.3. Công nghệ chữa cháy 34 3.3.4. Thiết bị điện 34 CHƯƠNG 4 : PHÒNG HOÁ NGHIỆM 35 4.1. PHƯƠNG PHÁP ĐO TỶ TRỌNG KẾ BẰNG ASTM D1298-99 35 4.1.1. Tóm tắt lý thuyết 35 4.1.2. Phạm vi ứng dụng 35 4.1.3. Tiến hành 35 4.1.4. Xử lý kết quả 36 4.2. PHƯƠNG PHÁP ĐO MÀU ASTM D 1500-98. 36 4.2.1. Phạm vi áp dụng phương pháp. 36 4.2.2. Tóm tắt phép thử 36 4.2.3. Dụng cụ và thiết bị 36 4.2.4. Tiến hành 36 4.3. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH ĐỘ NHỚT ĐỘNG HỌC ASTM D-445-97 36 4.3.1. Phạm vi áp dụng 36 4.3.2. Định nghĩa và ý nghĩa của độ nhớt 36 4.3.3. Thiết bị đo độ nhớt 37 4.4. XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG NƯỚC BẰNG PHƯƠNG PHÁP CHƯNG CẤT 37 4.4.1. Phạm vi ứng dụng 37 4.4.2. Tóm tắt phép thử 37 4.4.3. Dụng cụ, thiết bị 37 4.4.4. Dung môi 37 4.4.5. Tiêu chuẩn 38 4.4.6. Tiến hành 38 4.4.7. Xử lý kết quả 39 4.5. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH ĐIỂM CHỚP LỬA CỐC KÍN: 39 4.5.1. Định nghĩa 39 4.5.2. Phạm vi áp dụng 39 4.5.3. Thiết bị hóa chât 39 4.5.4. Tiến hành 40 4.5.5. Xử lý kết quả 40 4.6. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH ĐIỂM CHỚP LỬA CỐC HỞ 40 4.6.1. Định nghĩa và phạm vi ứng dụng 40 4.6.2. Thiết bị và hóa chất 40 4.6.3. Tiến hành 41 4.6.4. Xử lý kết quả 42 4.7. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH ÁP SUẤT HƠI REID 42 4.7.1. Định nghĩa 42 4.7.2. Phạm vi áp dụng 42 4.7.3. Nguyên tắc 42 4.7.4. Thiết bị 42 4.7.5. Tiến hành 43 4.8. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN CẤT 43 4.8.1. Phạm áp dụng 43 4.8.2. Nội dung 43 4.8.3. Thiết bị 43 4.8.4. Tiến hành 43 4.9. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH ĐỘ ĂN MÒN LÁ ĐỒNG 44 4.9.1. Phạm vi ứng dụng 44 4.9.2. Tóm tắt phép thử 44 4.9.3. Dụng cụ thiết bị 44 4.9.4. Tiến hành 44 4.10. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG LƯU HUỲNH, CHÌ 45 4.10.1. Phạm vi ứng dụng 45 4.10.2. Nguyên tắc hoạt động 45 4.10.3. Tiêu chuẩn 45 4.11. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH TRỊ SỐ OCTANE 45 4.11.1. Định nghĩa 45 4.11.2. Phạm vi ứng dụng 45 4.11.3. Tiến hành 46 4.11.4. Xử lý kết quả 46 4.12. XÁC ĐỊNH TẠP CHẤT TRONG NHIÊN LIỆU ĐỐT LÒ BẰNG PHƯƠNG PHÁP CHIẾT LY ASTM D473 46 4.12.1. Phạm vi ứng dụng 46 4.12.2. Thiết bị 46 4.12.3. Tiến hành 47 4.12.4. Xử lý kết quả 47 4.13. PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ ĐỘ BÔI TRƠN BẰNG THIẾT BỊ CHUYỂN ĐỘNG KHỨ HỒI CAO TẦNG (HFFR) TCVN 7758 : 2007 ; ASTM D 6079 – 04 47 4.13.1. Phạm vi ứng dụng 47 4.13.2. Thiết bị 47 4.13.3. Tiến hành 48 4.13.4. Xử lý kết quả 49 4.14. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH ĐỘ ỔN ĐỊNH OXY HOÁ BẰNG PHƯƠNG PHÁP CHU KỲ CẢM ỨNG THEO TCVN 6778 : 2000; ASTM D 525 – 95 49 4.14.1. Phạm vi ứng dụng 49 4.14.2. Thiết bị 49 4.14.3. Tiến hành 50 4.14.4. Xử lý kết quả 50 4.15. XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG NHỰA BẰNG PHƯƠNG PHÁP BAY HƠI THEO TCVN 6539 : 2006 (ASTM D 381- 04). 50 4.15.1. Phạm vi ứng dụng 50 4.15.2. Thiết bị 50 4.15.3. Tiến hành 51 4.15.4. Xử lý kết quả 52 4.15.5. Độ chụm và độ lệch 52 4.16. XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG CẶN CACBON BẰNG PHƯƠNG PHÁP CONRADSON THEO TCVN 6324 : 2006 ; ASTM D 189 – 05 52 4.17. XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG BENZEN BẰNG PHƯƠNG PHÁP SẮC KÝ KHÍ (THEO ASTM D 5580) 54 4.18. XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG OXY BẰNG PHƯƠNG PHÁP SẮC KÝ KHÍ THEO ASTM D 4815[4]. 56 4.19. XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG TRO THEO TCVN 2690 : 2007; ASTM D482-03 57 4.20. XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG PARAFIN, OLEFIN, AROMATIC BẰNG PHƯƠNG PHÁP SẮC KÝ LỎNG 58 TÀI LIỆU THAM KHẢO 60 LỜI MỞ ĐẦU Thực tập công nhân là một hoạt động có ý nghĩa to lớn đối với sinh viên các ngành kĩ thuật nói riêng cũng như các ngành nghề khác nói chung. Đây là dịp để sinh viên có thể tiếp cận thực tế, tiếp cận các thiết bị kĩ thuật, công nghệ của các quá trình, các phương thức vận hành, các điều kiện công nghệ…Từ đó, sinh viên có những tầm nhìn mới mẻ hơn, sâu sắc hơn về các phương tiện kĩ thuật, nắm bắt vấn đề một cách chính xác hơn Các thông tin mang lại từ các đợt thực tập thực sự bổ ích cho sinh viên sau khi ra trường. Do vậy cần phải xác định rõ tầm quan trọng của thực tập công nhân đối với mỗi sinh viên. Sau thời gian 4 tuần thực tập tại kho Gas, kho Nhựa Đường, phòng hoá nghiệm và kho xăng được sự chỉ bảo tận tình của giáo viên hướng dẫn cùng các anh chị tại các kho, chúng em đã được bổ sung những kiến thức hết sức hữu ích và quan trọng cho hành trang của mình trước khi bước vào đời. Mặc dù đã cố gắng nhưng chúng em cũng không thể tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình thực tập. Em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô và các anh chị tai các kho đã tạo điều kiện cho em hoàn thành đợt thực tập này. Đà Nẵng, tháng 3 năm 2010 KHO NHỰA ĐƯỜNG --------((-------- GIỚI THIỆU CHUNG Kho nhựa đường Nại Hiên – Công ty TNHH Nhựa đường Petrolimex xây dựng vào năm 1997. Nhiệm vụ chính của kho là tiếp nhận và phân phối nhựa đường lỏng cho toàn bộ khu vực miền Trung và Tây Nguyên. Công suất của kho đạt: Q = 800-1000 T/năm. Sức chứa của kho: V = 2100 m3 GIỚI THIỆU VỀ BITUM Bitum là hỗn hợp của các hydrocacbon có khối lượng phân tử lớn và các chất nhựa atphanten. Phân tử lượng có thể từ 2.000 đến 3.000. Thành phần của bitum gồm các atphanten, nhựa và dầu nhờn. Atphanten đảm bảo cho bitum có độ rắn và nhiệt độ chảy mềm cao. Nhựa làm tăng tính kết dính và tính đàn hồi của bitum. Dầu nhờn là môi trường pha loãng, có tác dụng hoà tan nhựa và làm trương nở atphanten. Trong bitum, các hydrocacbon có cấu trúc phức tạp, dạng hỗn hợp của mạch cacbon thẳng, vòng napten, vòng thơm, vòng ngưng tụ. Chất nhựa atphanten cũng là những chất có cấu trúc phức tạp, có phân tử lượng lớn. Đặc biệt ngoài cácbon và hydro nó còn chứa các nguyên tố khác như oxy, nitơ và cả lưu huỳnh. Thành phần bitum phức tạp nên nó đảm bảo có những phẩm chất tốt như: Chất nhựa: làm tăng khả năng kết dính và đàn hồi Atphanten: làm tăng tính cứng, tính chảy mềm ở nhiệt độ cao Bitum làm nhựa đường đòi hỏi phải có một cứng nhất định khi nhiệt độ tăng cao, có một độ dẻo nhất định khi nhiệt độ hạ thấp. Nó cũng phải có độ bền nén, va đập lớn, có khả năng gắn kết tốt với bề mặt đá vôi và chịu được thời tiết. Để sản xuất bitum (nhựa đường) thì nên sử dụng loại dầu mỏ có thành phần cặn chứa nhiều nhựa và asphalten. Hàm lượng asphalten trong cặn càng cao, tỷ số asphalten trong nhựa càng cao, hàm lượng parafin rắn trong cặn càng ít thì chất lượng bitum càng cao, công nghệ chế biến càng đơn giản. Tuy nhiên trong thực tế có rất ít loại dầu mỏ có thể đáp ứng tốt yêu cầu để sản xuất bitum do đó người ta thường tiến hành quá trình oxi hóa bitum bằng oxi không khí ở nhiệt độ 170 - 260oC. Tùy theo mức độ cứng và dẻo mà quy định mức độ của quá trình oxi hóa. Vì nếu oxi hóa càng nhiều thì bitum càng cứng do có nhiều asphalten nhưng lại giòn và ít dẻo do lượng nhựa không thay đổi trong khi asphalten lại tăng và dầu lại giảm. PHƯƠNG PHÁP SẢN XUẤT BITUM Có nhiều quá trình sản xuất Bitum từ các loại dầu thô. Chưng cất dầu thô Bitum được sản xuất bằng cách chưng cất dầu thô trong 2 giai đoạn. Giai đoạn 1: chưng cất khí quyển, trong giai đoạn này thu được sản phẩm đáy (RA) có chứa Paraphin, các thành phần dầu nhờn, bitum và các sản phẩm có giá trị khác. Giai đoạn 2: là chưng cất ở áp xuất chân không (để hạ điểm sôi). Trong giai đoạn này ta thu được các phần nhẹ ở đỉnh và cạnh sườn. Phần sản phẩm còn lại ở đáy là vật liệu bitum (RSV). Một số loại dầu thô có thể cho phép sản xuất được Bitum thỏa mãn tất cả các chỉ tiêu một cách trực tiếp ngay ngoài tháp chân không. Tách bằng dung môi Đây là phương pháp để tăng độ nhớt của cặn quá trình chưng cất chân không. Quá trình này dựa trên cơ sở quá trình kết tủa sản phẩm asphalten, sự hòa tan của các loại dầu trung gian trong dung môi alcan. Các dung môi thường sử dụng: Propan, butan, hoặc hỗn hợp propan và butan. Oxy hoá ở nhiệt độ cao Đây là một quá trình dùng không khí để oxy hoá ở nhiệt độ cao đối với các phần cặn của quá trình chế biến dầu mỏ như cặn gudron, cặn cracking, các cặn chiết … để cải thiện một số tính chất của bitum: tăng tính nhớt (giảm độ lún kim), nhiệt độ chảy mềm cao. Không khí được thổi qua một tháp chứa Bitum có nhiệt độ 2850C. Oxy sẽ phản ứng dầu và chất keo tạo ra Asphatl. Hàm lượng Asphalt trong Bitum tăng lên tạo độ nhớt cao. Quá trình thổi khí là quá trình liên tục, hoạt động theo nguyên tắc ngược chiều. Nguyên liệu được đưa vào đỉnh tháp, còn không khí được đưa vào phía đáy tháp. THÀNH PHẦN HOÁ HỌC CỦA BITUM Thành phần nguyên tố hóa học của Bitum thường dao động: C: 8388 % H: 912% N: <1% S: 0,53,5% O: 0,51,5% Các nguyên tố này kết hợp với nhau tạo thành nhiều hợp chất rất phức tạp. Do vậy để nghiên cứu người ta dựa trên cơ sở giống nhau về thành phần hóa học, tính chất vật lý mà chia chúng ra thành các nhóm sau: Nhóm chất dầu: Là những hợp chất thấp phân tử nhất trong bitum. Khối lượng phân tử khoảng 300500, không màu, tỷ trọng khoảng 0,910,925 g/cm3. Sự có mặt của các nhóm chất dầu làm cho bitum có tính lỏng (độ nhớt, độ lún kim). Phần này có tỷ lệ 1060% khối lượng Bitum. Nhóm các chất keo: Các chất này có màu nâu, độ nhớt lớn, làm dung môi cho dầu và Asphalt. Các chất dầu và asphalt sẽ không hòa trộn được khi không đủ lượng keo. Khi bitum nóng phản ứng với Oxy, các chất keo sẽ chuyển thành Asphalt làm tăng điểm chảy mềm của Bitum. Nếu quá trình oxy hóa được tiến hành đủ lâu để bitum tách thành hai pha và mất đi độ kết dính tức là có quá nhiều asphalt và không đủ chất keo để giữ cho asphalt được lơ lửng trong dầu. CÁC TÍNH CHẤT CỦA BITUM VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP KIỂM ĐỊNH Kiểm định Bitum hiện nay đã được tiêu chuẩn hóa ở tất cả các nước. Một số nước có phương pháp kiểm định riêng nhưng hầu như tất cả đều dựa vào các phương pháp kiểm định của Đức (DIN), Anh (IP) và Mỹ (ASTM). Các tiêu chuẩn kiểm định đối với Bitum đặc gồm: Kiểm định độ lún kim (độ xuyên kim) Độ lún kim của bitum được xác định bằng các thiết bị chuyên dùng và được tính bằng mm chiều sâu lún xuống của kim đặt dưới một tải trọng 100g trong thời gian 5s ở nhiệt độ 00C và 250C. Độ lún kim biểu thị độ cứng của bitum. Độ lún kim nhỏ thì bitum cứng. Kiểm định điểm mềm Nhiệt độ chảy mềm biểu thị khả năng chịu nhiệt của bitum, là nhiệt độ tại đó mẫu bitum tiêu chuẩn sẽ chảy và biến dạng Kiểm định này còn được gọi là điểm mềm và cầu. Kiểm định này xác định nhiệt độ mà tại đó một vành bitum đặc mềm đi đủ cho phép một quả cầu thép, lúc đầu được đặt trên bề mặt chìm dần qua vành bitum một khoảng cách đã định 2,5cm. Nhiệt độ tương ứng được gọi là điểm mềm hay còn gọi là nhiệt độ mà tại đó bitum có một độ đặc riêng. Nhiệt độ chảy mềm càng cao thì bitum chứa nhiều asphanten và khả năng chịu nhiệt càng tốt. Khối lượng riêng Đại lượng này được đo bằng tỷ trọng kế (Pycnometre) (ASTM D70). Kiểm định độ hòa tan Việc xác định độ hòa tan của bitum được thực hiện bằng cách hòa tan bitum trong một dung môi phù hợp và tách các chất không hòa tan ra. Các bitum có khả năng hòa tan trong disulfua cacbon (CS2) và tetra clorua cacbon (CCl4). Tuy nhiên CS2 có khả năng bắt cháy cao còn CCl4 thì gây độc và hiệu ứng độc lại tích lũy. Do vậy, người ta dùng một dung môi tương đương là tri-clo-etylen vì nó ít độc hại hơn và hiệu ứng độc không bị tích lũy. Kiểm định này cho phép phát hiện sự có mặt của phân tử than cốc (do hiện tượng quá nhiệt của bitum) và các phân tử không hòa tan (như các chất khoáng) có trong bitum. Kiểm định tính nhớt Kiểm định này dùng nhớt kế ống mao dẫn. Nhớt kế được nâng lên đến một nhiệt độ không đổi là 600C. Bitum đã được đun nóng được đổ vào thành rộng của nhớt kế. Sau một khoảng thời gian phù hợp để đạt sự cân bằng nhiệt độ, sẽ áp dụng chế độ chân không từng phần và đo thời gian (tính bằng giây) để bitum chảy giữa hai đầu được đo nhân thời gian này với hệ số của nhớt kế ta sẽ được giá trị độ nhớt. Kiểm định này được lặp lại ở 1350C, lúc này độ nhớt bitum đủ thấp để bitum có thể chảy qua nhớt kế mà không phải dùng chân không. Mỗi bước trong việc sử dụng bitum được tiến hành với bitum có một độ nhớt xác định. Những giá trị độ nhớt lý tưởng được kiểm nghiệm là: Phun: 40100 cst Trộn: 150300 cst Bơm: 3002000 cst Tùy theo từng mục đích vận dụng mà ta gia nhiệt bitum để có độ nhớt thích hợp. Đối với mỗi loại bitum sẽ có biểu đồ phụ thuộc giữa độ nhớt và nhiệt độ. Sử dụng biểu đồ độ nhớt, nhiệt độ có thể tiết kiệm được nhiên liệu (cho quá trình gia nhiệt) và ngăn chặn được hiện tượng quá nhiệt của bitum. Quá nhiệt sẽ gây nên bốc khói và có thể làm hóa rắn hoặc giảm tuổi thọ của bitum. Độ nhớt phải đạt yêu cầu để đảm bảo độ xuyên thấm cần thiết của bitum vào trong đất, pha trộn tốt với các chất khoáng và bao phủ hoàn toàn các hạt rắn trong quá trình xử lý bề mặt đường. Kiểm định lò cuốn lớp mỏng Trong một nhà máy trộn asphalt, các mẫu đá nóng và bitum sẽ được trộn lẫn nhau. Trong hỗn hợp này lớp bitum trên đá rất mỏng và khi trộn lại có không khí do vậy tạo điều kiện cho việc oxy hóa và hóa rắn của bitum. Kiểm định này đòi hỏi tiến hành 3 đo đạc sau: Đo đạc về sự mất mát khối lượng (do các thành phần bị bốc hơi ra) Đo mức độ hóa rắn của bitum. Việc này được xác định bằng cách so sánh giá trị độ lún kim hay độ nhớt của phần chất dư với các giá trị này của mẫu ban đầu. Tính dẻo: có thể thấp hơn trong vật liệu ban đầu. Kiểm định này sẽ xác nhận bitum có dễ hóa rắn trong các điều kiện của môi trường. Độ dẻo Độ dẻo là một chỉ số có tính dính bám của bitum. Độ dẻo sau khi kiểm định sẽ cho biết các loại bitum có chất lượng xấu. Việc xác định này được thực hiện ở điều kiện 250C và độ dẻo được đo bằng 1 dẫn kế. HỆ THỐNG CÔNG NGHỆ Hệ thống công nghệ nhập, tồn chứa và phân phối nhựa đường. Gồm các phần sau: Cụm thiết bị tiếp nhận nhựa đường (gọi tắt là cụm thiết bị nhập) từ tàu biển chuyên dụng tại cầu tàu Nại Hiên gồm có các ống mềm, van, thiết bị kiểm soát lưu lượng, nhiệt độ, áp suất. Tuyến ống nhập 219*6 từ cầu tàu vào kho dài 250 m (tính đến bể xa nhất). Khu bể chứa nhựa đường gồm 3 bể * 725 m3 (BS4, BS5, BS6). Cụm bể trung chuyển:2 bể * 25 m3. Đặt trên sàn đỡ bêtông cốt thép cao 5m so với nền sản xuất. Máy bơm nhựa đường: 2 tổ đặt phía dưới sàn đỡ cụm bể trung chuyển. Cần xuất nhựa đường cho ôtô: 2 cần (xuất cho 2 loại nhựa đường riêng biệt) bố trí trong mái che diện tích 93 m2. Hệ thống gia nhiệt Bao gồm các thành phần: Lò nhiệt công suất chọn Q = 1000000 Kcal/h: 2 lò (1 lò dự phòng) bố trí trong nhà bao che diện tích 81 m2. Ống khói của lò gia nhiệt 377*8, cao H = 15 m bố trí 1 ống chung cho 2 lò nhiệt. Cụm bể chứa nhiên liệu đốt lò (FO): 2 bể *10 m3 đặt trên bệ đỡ bằng bêtông cao H = 0,5m so với mặt đất. Bể chứa điều hòa dầu tải nhiệt: 1 bể * 8 m3 bố trí trên giá dỡ có chiều cao H = 9m so với nền sản xuất. Hệ thống ống dẫn dầu tải nhiệt 57 và 89. Thiết bị gia nhiệt cục bộ. Thiết bị bù giãn nở nhiệt trên đường ống. Các hệ thống kỹ thuật phụ trợ Hệ thống cung cấp điện và an toàn, thu hồi, tiếp địa. Hệ thống cấp thoát nước và PCCC. Hệ thống đường bãi nội bộ kho. Nhà hợp khối: bố trí các phòng chức năng gồm: thường trực, bảo vệ, điều hành, hóa nghiệm, nhà nghỉ cán bộ nhân viên. Phương thức xuất nhập tồn chứa Nhập: Nhập nhựa đường đặc loại 60/70 hoặc 80/100 qua đường nhập từ cầu tàu về khu bể chứa BS4, BS5, BS6 bằng máy bơm trên tàu. Xuất: Xuất cho ôtôxitec chuyên dụng (10 tấn) Đóng phuy (Khối lượng nhựa đường mỗi phuy 190 kg) Công suất kho: + Công suất kho 800010000 T/năm + Công suất nhập 170 m3/h Công suất cho ôtô xitec: + Xuất bằng máy bơm 35 m3/h (16 phút/1 xe) trường hợp nhựa đường mới nhập nhiệt độ còn đáp ứng yêu cầu của khách hàng. + Xuất bằng tự chảy qua bể trung chuyển: 9,36 m3/h. TT  Chỉ tiêu thử nghiệp  Phương pháp kiểm tra ASTM  Loại nhựa      60/70  80/100   1  Độ lún kim ở 250C (0,01mm)  D5  6070  80100   2  Độ kéo dài ở 250C Min(cm)  D113  100  100   3  Điểm chớp cháy 0C (Min)  D92  250  225   4  Nhiệt độ hóa mềm (p2vòng bi)  D36  4856  4552   5  Tỷ trọng ở 25/250C (g/cm3)  D70  1,011,06  1,011,05   6  Lượng hòa tan trong dung môi CS2(%)  D204L  99  99   7  Tổn thất khi gia nhiệt %max  D6  2,0  0,5   8  Mức giảm độ lún kim % max  D6 / D5  20  20   Dung tích kho: Tổng dung tích kho là 7125 m3 Gồm 3 bể: BS4, BS5, BS6 dung tích mỗi bể 725 m3 . Chức năng: Chứa nhựa đường loại 60/70 hoặc 80/100 với nhiệt độ bảo quản 105,5 0C. Đặc điểm bể chứa: Các bể chứa BS4,BS5,BS6 được cải tạo từ bể chứa dầu FO thành bể chứa nhựa đường nóng. Phía ngoài thành bể được bọc bảo ôn bằng lớp bông thủy tinh chiều dày 50 mm. Bảo vệ lớp bọc bằng 1 lớp tôn kẽm dày 1 mm và hệ thống khung sườn liên kết bằng thép góc. Đầu ống công nghệ nhập và xuất bố trí theo yêu cầu tồn chứa, xuất nhập nhựa. Khu bể chứa trung chuyển: Gồm 2 bể thép loại 25 m3.. Kết cấu hình trụ nằm ngang. Phía ngoài bể được bọc bảo ôn bằng bông thủy tinh dày 50 mm. Bảo vệ lớp bọc bằng 1 lớp tôn kẽm dày 1mm. Hai bể đặt trên dàn đỡ bêtông cốt thép cao 5 m. Chức năng: Trung chuyển nhựa đường từ bể chứa bảo quản bằng máy bơm.Tại đây nhiệt độ được nâng lên 1300C để xuất cho ôtô xitec. Trạm bơm nhựa đường: Trạm bơm nhựa đường được bố trí dưới sàn đỡ cụm bể trung chuyển. Trong trạm bơm được lắp đặt 2 tổ máy bơm động cơ điện có đặc tính kỹ thuật sau: Lưu lượng bơm Q = 35 m3/h Áp lực bơm H = 60 m (cột H2O) Áp lực hút: Hh = 7 m cột H2O Công suất động cơ N = 20 Kw Chức năng trạm bơm gồm: Bơm nhựa đường từ bể bảo quản BS4, BS5, BS6 lên cụm bể trung chuyển và xuất cho ôtô xitec. Bơm nhựa đường từ bể bảo quản xuất thẳng cho ôtô xitec không qua bể trung chuyển. Bơm vét đảo bể. Kết cấu đường ống Đường ống dẫn nhựa đường nóng và dầu tải nhiệt là loại đường ống làm việc trong chế độ nóng với biên độ dao động nhiệt cao từ 1500C2500C làm cho vật liệu làm ống bị co dãn theo nhiệt độ sinh ra các ứng suất phụ làm phá vỡ các liên kết ống. Để khắc phục, người ta bố trí trên tuyến ống các thiết bị bù giãn nở nhiệt kiểu , Z, L loại khớp thẳng, loại mềm hình sóng. Đối với công trình, thiết bị được chọn là thiết bị bù nhiệt kiểu mềm hình sóng cho ống 159219 và kiểu  cho ống 5789. Kết hợp với góc ngoài công nghệ. Số lượng thiết bị bù nhiệt phụ thuộc vào chiều dài