Trong xu hướng toàn cầu hóa, các nước trên thế giới đang hội nhập mạnh mẽ vào nền kinh tế khu vực cũng như nền kinh tế thế giới trên cơ sở đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ kinh tế quốc tế. Để có thể tiến hành từng bước hội nhập vững chắc và thành công, một nhân tố không thể thiếu đó chính là hành lang pháp lý tiến bộ, theo kịp với thực tiễn quốc tế. Xét trong lĩnh vực thương mại quốc tế, các nước tham gia phải xây dựng và áp dụng nghiêm túc hệ thống các nguyên tắc nhằm tạo ra một môi trường cạnh tranh lành mạnh. Trong hệ thống các nguyên tắc đó, Tối huệ quốc (MFN) và Đối xử quốc gia (NT) là hai nguyên tắc cơ bản nhất.
Tối huệ quốc (MFN) và Đối xử quốc gia (NT) có chung bản chất là đối xử bình đẳng - cơ sở để tạo nên môi trường thương mại quốc tế cạnh tranh lành mạnh. Hai nguyên tắc này được thể hiện rất rõ qua các hiệp định của Tổ chức Thương mại quốc tế (WTO), đồng thời cũng là những nguyên tắc quan trọng áp dụng trong quan hệ hợp tác kinh tế song phương và đa phương.
Nhằm tìm hiểu rõ hơn về hai nguyên tắc Tối huệ quốc (MFN) và Đối xử quốc gia (NT), nhóm nghiên cứu xin chọn đề tài “Thực tiễn áp dụng nguyên tắc Tối huệ quốc (MFN) và Đối xử quốc gia (NT) trong thương mại quốc tế” làm đề tài thuyết trình của nhóm trong quá trình học tập môn Quan hệ kinh tế quốc tế.
Bố cục đề tài được chia làm ba phần chính sau:
I.Giới thiệu chung về nguyên tắc Tối huệ quốc (MFN) và nguyên tắc Đối xử quốc gia (NT)
II.Thực tiễn áp dụng hai nguyên tắc Tối huệ quốc (MFN) và Đối xử quốc gia (NT)
III.Tác động của hai nguyên tắc Tối huệ quốc (MFN) và Đối xử quốc gia (NT)
28 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 19656 | Lượt tải: 6
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thực tiễn áp dụng nguyên tắc Tối huệ quốc (MFN) và Đối xử quốc gia (NT) trong thương mại Quốc Tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Trong xu hướng toàn cầu hóa, các nước trên thế giới đang hội nhập mạnh mẽ vào nền kinh tế khu vực cũng như nền kinh tế thế giới trên cơ sở đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ kinh tế quốc tế. Để có thể tiến hành từng bước hội nhập vững chắc và thành công, một nhân tố không thể thiếu đó chính là hành lang pháp lý tiến bộ, theo kịp với thực tiễn quốc tế. Xét trong lĩnh vực thương mại quốc tế, các nước tham gia phải xây dựng và áp dụng nghiêm túc hệ thống các nguyên tắc nhằm tạo ra một môi trường cạnh tranh lành mạnh. Trong hệ thống các nguyên tắc đó, Tối huệ quốc (MFN) và Đối xử quốc gia (NT) là hai nguyên tắc cơ bản nhất.
Tối huệ quốc (MFN) và Đối xử quốc gia (NT) có chung bản chất là đối xử bình đẳng - cơ sở để tạo nên môi trường thương mại quốc tế cạnh tranh lành mạnh. Hai nguyên tắc này được thể hiện rất rõ qua các hiệp định của Tổ chức Thương mại quốc tế (WTO), đồng thời cũng là những nguyên tắc quan trọng áp dụng trong quan hệ hợp tác kinh tế song phương và đa phương.
Nhằm tìm hiểu rõ hơn về hai nguyên tắc Tối huệ quốc (MFN) và Đối xử quốc gia (NT), nhóm nghiên cứu xin chọn đề tài “Thực tiễn áp dụng nguyên tắc Tối huệ quốc (MFN) và Đối xử quốc gia (NT) trong thương mại quốc tế” làm đề tài thuyết trình của nhóm trong quá trình học tập môn Quan hệ kinh tế quốc tế.
Bố cục đề tài được chia làm ba phần chính sau:
Giới thiệu chung về nguyên tắc Tối huệ quốc (MFN) và nguyên tắc Đối xử quốc gia (NT)
Thực tiễn áp dụng hai nguyên tắc Tối huệ quốc (MFN) và Đối xử quốc gia (NT)
Tác động của hai nguyên tắc Tối huệ quốc (MFN) và Đối xử quốc gia (NT)
Giới thiệu chung về MFN ( Most Favoured National) và NT( National Treatment):
Nguyên tắc Tối huệ quốc (MFN- Most Fovoured National)
Lịch sử ra đời và khái niệm:
Thuật ngữ MFN là một thuật ngữ có lịch sử lâu đời, nó đã xuất hiện từ thế kỷ 12 ở một số dạng khác nhau. Tuy nhiên nó chỉ chính thức trở thành một nguyên tắc có ý nghĩa trong thương mại quốc tế khi vào thế kỷ 17 các quốc gia châu Âu cạnh tranh với nhau trong việc xây dựng hệ thống chính sách thương mại. Hiệp ước có điều khoản MFN là hiệp ước giữa Hoa Kỳ và Pháp năm 1778. Tiếp theo đó, điều khoản MFN cũng được đưa vào Hiệp ước Cobden-Chevalier năm 1860 giữa Pháp và Anh. Từ đó trở đi, nguyên tắc MFN đã được áp dụng trong nhiều hiệp định thương mại khác của Châu Âu với những mức độ khác nhau.
Tình hình chính trị căng thẳng trước và trong Chiến tranh thế giới lần thứ nhất đã làm cho nguyên tắc MFN bị mai một và gần như bị mất hẳn. Khi chiến tranh gần kết thúc, nhiều quốc gia đã có những nỗ lực nhằm phục hồi lại tầm quan trọng của MFN nhưng không thành công. Mãi đến tháng 1 năm 1918, tại điểm thứ ba trong chương trình 14 điểm của mình, Tổng thống Hoa Kỳ Wilson đã kêu gọi dỡ bỏ càng nhiều càng tốt tất cả các hàng rào cản trở kinh tế và thiết lập các điều kiện thương mại bình đẳng giữa các quốc gia cùng đồng tâm phấn đấu vì hoà bình và cam kết duy trì hoà bình.
Hội nghị Hoà bình thế giới sau chiến tranh thế giới thứ nhất không bàn đến hàng rào cản trở thương mại, nhưng trong Hiệp ước hoà bình, Đức và một số nước có quyền lực khác đã được yêu cầu mở rộng vô điều kiện MFN trong thương mại với các nước đồng minh trong 3 năm. Hội Quốc Liên cũng dẫn chiếu tới nguyên tắc "đối xử bình đẳng” trong thương mại giữa các quốc gia thành viên, điều này cũng tương đương với nguyên tắc MFN.
Hội nghị Kinh tế Thế giới Geneve tháng 5 năm 1927 đã tuyên bố ủng hộ khả năng diễn giải nguyên tắc MFN, và nhấn mạnh rằng nguyên tắc này cần được sử dụng rộng rãi trong các hiệp ước thương mại.
Năm 1933, Hội Quốc Liên đã xuất bản một văn bản mẫu với khoảng 300 từ về nguyên tắc MFN. Tuy nhiên, do tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933, nguyên tắc MFN đã không nhận được sự ủng hộ rộng rãi. Nguyên tắc này gần như đã biến mất vì cuộc Chiến tranh Thế giới thứ hai, nhưng sau chiến tranh nguyên tắc lại hồi sinh mạnh mẽ và cùng với sự phát triển của hệ thống thương mại đa phương, với sự ra đời của Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT 1947), MFN đã trở thành nền tảng của thương mại quốc tế.
Theo GATT 1947, MFN là nghĩa vụ ràng buộc chung, bất kỳ một đối xử nào được dành cho một nước thì ngay lập tức cũng sẽ được mở rộng tới tất cả các thành viên khác. Điều này cũng được quy định trong một số hiệp định của WTO. Ví dụ, tất cả thành viên GATT dành cho nhau đối xử thuận lợi trong việc áp dụng và điều hành các quy định hải quan, thuế quan và các khoản thu khác có liên quan như đã dành cho bất kỳ một nước khác. Năm 1948, quy chế này chính thức được GATT đưa vào điều 1 của GATT, trở thành cơ sở quan trọng trong việc giao dịch thương mại trên thế giới.
MFN là nguyên tắc cơ bản trong hiệp định chung về thương mại hàng hóa (GATT) nhằm bảo đảm sự đối xử công bằng với các quốc gia tham gia hiệp định, không cho phép đối xử đặc biệt hơn hoặc kém giữa các nước tham gia GATT.
Không có một định nghĩa chung về MFN cho mọi lĩnh vực, nhưng xét về bản chất MFN đơn giản có nghĩa là nếu một nước dành đối xử thuận lợi nhất cho bất kỳ một nước thì cũng dành đối xử như vậy cho tất cả các thành viên khác của WTO. Do đó, bản chất của MFN là đối xử bình đẳng, không phân biệt đối xử và nguyên tắc này đã góp phần thúc đẩy tự do hoá thương mại .
Cơ sở pháp lý và cách thức áp dụng
Cơ sở pháp lý:
Cơ sở pháp lý của đãi ngộ tối huệ quốc thường là điều khoản quy định về MFN. Căn cứ vào điều khoản này mà bên ký kết cùng một bên hoặc nhiều bên ký kết khác phải thực hiện nghĩa vụ đối với nhau, dành cho nhau những đãi ngộ tối huệ quốc trong phạm vi áp dụng do WTO quy định.
Có 2 phương pháp để đạt được sự đãi ngộ MFN từ một hay nhiều nước khác:
+ Kí kết các hiệp định thương mại và trong hiệp định thương mại đó có các điều khoản quy định về MFN.
+ Quy định của các tố chức quốc tế mà các quốc gia thành viên của tổ chức phải tuân thủ.
Thông thường quy chế tối huệ quốc mang tính song phương. Tuy nhiên quy chế này cũng có thể áp dụng đơn phương nhằm đáp ứng tình trạng kinh tế đặc biệt của một quốc gia hay do áp lực chính trị.
VD: Mỹ không áp dụng nguyên tắc MFN đối với Cuba mặc dù Cuba và Mỹ đều là thành viên của WTO.
Cách áp dụng tối huệ quốc:
Áp dụng MFN ngay lập tức và vô điều kiện(áp dụng tối huệ quốc kiểu châu Âu): Các nước dành cho nhau MFN(ký kết các hiệp định ưu đãi và miễn trừ thuế cho bất kì một quốc gia thứ ba nào) mà không kèm theo bất kì điều kiện ràng buộc nào.
VD: Năm 1641, đãi ngộ tối huệ quốc lần đầu tiên được áp dụng trong điều ước kí kết giữa Hà Lan và Bồ Đào Nha.
Áp dụng MFN có điều kiện (áp dụng tối huệ quốc kiểu châu Mỹ): quốc gia được hưởng MFN phải chấp nhận những điều kiện về kinh tế hoặc chính trị mà quốc gia cho hưởng đòi hỏi.
VD: Năm 1778 lần đầu tiên được áp dụng cho điều ước thương mại mà Mỹ kí với Pháp.
Năm 1979, Trung Quốc ký hiệp định thương mại với Mỹ quy định 2 bên sẽ dành cho nhau những đãi ngộ tối huệ quốc về lĩnh vực xuất nhập khẩu…Nhưng hàng năm quốc hội Mỹ vẫn phải xét và phê chuẩn cho Trung Quốc được hưởng những ưu đãi tối huệ quốc từ Mỹ. Đây chính là loại ưu đãi tối huệ quốc có điều kiện.
Ngoại lệ MFN
Tương tự như trong lĩnh vực thương mại hàng hoá và sở hữu trí tuệ, Đãi ngộ tối huệ quốc (MFN) là một nguyên tắc nền tảng trong thương mại dịch vụ. Điều II, GATS quy định “Đối với bất kỳ biện pháp nào thuộc phạm vi điều chỉnh của hiệp định này, mỗi Thành viên phải ngay lập tức và không điều kiện dành cho dịch vụ và người cung cấp dịch vụ của bất kỳ Thành viên nào khác, sự đãi ngộ không kém thuận lợi hơn sự đãi ngộ mà Thành viên đó dành cho dịch vụ và người cung cấp dịch vụ của bất kỳ nước nào khác”. Nghĩa vụ này có thể được hiểu là các thành viên WTO sẽ dành cho các thành viên khác và đồng thời được hưởng từ các thành viên đó đãi ngộ ưu đãi nhất mà mỗi thành viên dành cho bất kỳ quốc gia nào, bất kể quốc gia đó có là thành viên WTO hay không. Như vậy, về nguyên tắc, mọi biện pháp mở cửa thị trường đối với các dịch vụ thuộc GATS, bất kể được cam kết đơn phương, song phương hoặc đa phương đều phải được áp dụng vô điều kiện với mọi thành viên WTO.
Tuy nhiên, trên thực tế, đàm phán mở cửa thị trường dịch vụ là một nội dung hết sức phức tạp bởi chính những thuộc tính của thương mại dịch vụ. Trước hết, do tính chất vô hình của dịch vụ nên rất khó định lượng tác động của các biện pháp bảo hộ cũng như giá trị của các cam kết tự do hoá trong lĩnh vực này. Bởi vậy, trong đàm phán về dịch vụ không có được những công thức cắt giảm chung như trong thương mại hàng hoá và mỗi quốc gia tự đưa ra một lịch trình cam kết riêng. Với trình độ phát triển, năng lực đàm phán khác nhau, mỗi quốc gia có một Danh mục cam kết riêng và không nước nào giống nước nào. Thứ hai, các nhóm nước có cách tiếp cận rất khác nhau trong đàm phán dịch vụ. Trong khi các nước công nghiệp phát triển muốn thúc đẩy mạnh mẽ các thoả thuận mở cửa thị trường thì các nước đang phát triển lại hết sức dè dặt trong việc đưa ra các cam kết. Bên cạnh lý do về trình độ phát triển, một nguyên nhân không kém phần quan trọng là sự e ngại việc mở cửa thiếu kiểm soát các dịch vụ nhạy cảm (tài chính, viễn thông, vận tải, giáo dục…) có thể dẫn đến mất ổn định, tác động tiêu cực tới phát triển kinh tế-xã hội. Cụ thể, trong số các thành viên đang phát triển của WTO, 44 nước cam kết dưới 20 phân ngành và 47 nước cam kết từ 21 đến 60 phân ngành. Các nước phát triển đều cam kết từ 60 đến 130 phân ngành. Từ hai lý do cơ bản nêu trên, nếu áp dụng cứng nhắc nguyên tắc MFN sẽ không thúc đẩy được tiến trình đàm phán dịch vụ. Bởi điều này sẽ mâu thuẫn với một nguyên tắc quan trọng của đàm phán là nguyên tắc có đi có lại và không khuyến khích các thành viên tự nguyện đưa ra các cam kết tự do hoá dịch vụ.
Một số ngoại lệ được nêu rõ trong những bản dự thảo ban đầu của các Điều khoản MFN, ví dụ như trong GATT. Khi xây dựng Hiệp định GATT, thực tế đã có một loạt các hệ thống ưu đãi có hiệu lực, đặc biệt là Hệ thống Ưu đãi của Khối Thịnh Vượng chung. Hiệp định GATT 1947 đã thừa nhận sự tiếp tục tồn tại của các hệ thống ưu đãi này như những ngoại lệ có từ trước GATT với giả thiết rằng ảnh hưởng của các ưu đãi này sẽ giảm bớt theo thời gian. Trên thực tế, cùng với sự sụp đổ của hệ thống thực dân cũ, các ưu đãi được ghi tại phụ lục kèm theo Điều I của GATT đã mất đi hiệu lực (ví dụ như “thương mại ưu đãi” của Pháp đối với Đông Dương theo phụ lục B).
Các ngoại lệ của nghĩa vụ MFN quy định trong Hiệp định GATT và các Hiệp định khác gồm có:
- Thoả thuận thương mại khu vực (liên minh thuế quan, khu vực thương mại tự do): Các thể chế thương mại khu vực đã và đang được hình thành trên nhiều khu vực theo Điều khoản XXIV của GATT 1994 (quy định về áp dụng theo lãnh thổ, vận chuyển biên giới, liên minh quan thuế và các khu vực thương mại tự do).
- Thương mại biên giới: Thương mại biên giới được xem là một thực tế thương mại quốc tế đặc biệt mà cư dân hai bên biên giới của các nước láng giềng được phép buôn bán không theo những quy định xuất nhập khẩu thông thường. Các nước láng giềng thường có những chính sách riêng để tạo điều kiện cho quan hệ thương mại của cư dân hai bên biên giới và những chính sách này không phải áp dụng đối với những nước không có cùng biên giới.
- Mua sắm của Chính phủ: Nghĩa vụ MFN của Điều I, GATT không áp dụng đối với các sản phẩm nhập khẩu vì mục đích tiêu dùng tức thời hoặc tiêu dùng cuối cùng của Chính phủ và không nhằm mục đích bán lại hoặc sử dụng cho sản xuất hàng hoá để bán.
- Ngoại lệ chung theo Điều XX của GATT 1994: Điều khoản XX của GATT 1994 cho phép các thành viên được hạn chế nhập khẩu từ hoặc xuất khẩu đến những nguồn cụ thể. Những biện pháp này được áp dụng vì những mục đích cụ thể, gồm:
• Bảo vệ đạo đức công cộng
• Bảo vệ cuộc sống của con người, động vật hay thực vật và bảo vệ sức khoẻ
• Bảo đảm sự tôn trọng pháp luật và các quy tắc không bất tương thích với các quy định của hiệp định này
• Liên quan tới các sản phẩm sử dụng lao động của tù nhân
• Bảo vệ di sản quốc gia có giá trị nghệ thuật, lịch sử hay khảo cổ
• Liên quan tới việc gìn giữ nguồn tài nguyên có thể bị cạn kiệt, nếu các biện pháp đó cũng được áp dụng hạn chế cả với sản xuất và tiêu dùng trong nước
• Thi hành nghĩa vụ của một hiệp định liên chính phủ về một hàng hoá cơ sở ký kết phù hợp với các tiêu thức đã được đệ trình và không bị phản đối
• Hạn chế với xuất khẩu nguyên liệu do trong nước sản xuất và cần thiết có đủ số lượng thiết yếu nguyên liệu đó để đảm bảo hoạt động chế tác trong thời kỳ giá nội được duy trì dưới giá ngoại nhằm thực hiện một kế hoạch ổn định kinh tế của chính phủ, với điều kiện các hạn chế đó không dẫn tới tăng xuất khẩu hay tăng cường mức bảo hộ với ngành công nghiệp trong nước và không vi phạm các quy định của GATT về không phân biệt đối xử
• Nhằm có được hay phân phối một sản phẩm thuộc diện khan hiếm chung trong nước hay tại một địa phương.
- Ngoại lệ về an ninh theo Điều XXI của GATT 1994: Điều XXI của GATT cho phép các thành viên được hạn chế nhập khẩu từ và xuất khẩu đến những nước cụ thể vì lý do bảo vệ an ninh quốc gia.
- Ngoại lệ liên quan đến việc thực hiện nguyên tắc đối xử khác biệt và thuận lợi hơn cho các nước đang phát triển. Ngoại lệ này cho phép các nước dành các đối xử khác biệt và thuận lợi hơn cho các nước đang phát triển mà không đòi hỏi có sự đối đẳng từ các nước đang phát triển và không phải áp dụng cho các nước phát triển khác. Ngoại lệ này được áp dụng trong các trường hợp sau:
• Hệ thống ưu đãi phổ cập (GSP): đây là hệ thống thuế quan ưu đãi mà các nước phát triển dành cho các nước đang phát triển;
• Đối xử khác biệt và thuận lợi hơn đối với các biện pháp phi thuế quan dành cho các nước đang phát triển;
• Các thoả thuận giữa các nước đang phát triển với nhau không phải áp dụng cho các nước phát triển;
• Đối xử đặc biệt dành cho các nước kém phát triển.
- Các ngoại lệ khác được GATT công nhận (thuế chống phá giá, thuế chống trợ cấp, trả đũa theo quy định về giải quyết tranh chấp): Các hiệp định WTO cho phép áp dụng những biện pháp cụ thể sau khi đã áp dụng các thủ tục cụ thể dưới hình thức thuế đối kháng, thuế chống phá giá, các biện pháp trả đũa theo quy trình giải quyết tranh chấp. Các biện pháp này được áp dụng dưới hình thức sản phẩm bắt nguồn từ các nước thành viên cụ thể của WTO.
- Các hiệp định nhiều bên: Các Hiệp định của WTO bao gồm 4 Hiệp định được gọi là các Hiệp định nhiều bên. Đó là: Hiệp định Thương mại về Máy bay Dân dụng, Hiệp định về Mua sắm Chính phủ, Hiệp định Quốc tế về Sữa và Hiệp định Quốc tế về Sản phẩm Thịt bò. Các Hiệp định này chỉ áp dụng cho các thành viên thoả thuận chấp nhận chúng, nên những quyền lợi dành cho các thành viên của các hiệp định này chỉ giới hạn cho những thành viên nào đã chấp nhận từng hiệp định đó. Trường hợp này gọi là MFN có điều kiện: là việc dành MFN căn cứ vào một số điều kiện mà nước được hưởng phải đáp ứng. Do đó quy chế thành viên của một hiệp định có thể là một điều kiện. Điều này đôi khi được gọi là MFN với điều kiện cùng tham gia một hiệp định.
Nguyên tắc Đối xử quốc gia (NT- National Treatment)
Lịch sử ra đời và khái niệm
Cùng với MFN, nguyên tắc NT được đề cập trong nhiều hiệp định thương mại song phương và đa phương. Nguyên tắc này nhằm đảm bảo rằng những sản phẩm nước ngoài và đôi khi là nhà cung cấp những sản phẩm đó được đối xử trong thị trường nội địa không kém ưu đãi hơn các sản phẩm nội địa hay các nhà cung cấp những sản phẩm đó. Trong một số tài liệu cũ, đôi khi nguyên tắc này còn được gọi là "sự ngang bằng nội địa".
NT tưởng như là một vấn đề đơn giản, nhưng nguyên tắc này đã gây ra nhiều sự tranh chấp, một phần là vì sự giải thích chặt chẽ của nguyên tắc NT trên thực tế có thể gây ra sự bất lợi cho các nhà cung cấp nước ngoài. Vì lý do này, nguyên tắc NT đã được chỉnh lý qua nhiều năm để cho phép đối xử khác nhau hoặc ưu đãi hơn một cách chính thức đối với các sản phẩm nước ngoài nếu như đó là cách duy nhất để bảo đảm rằng các sản phẩm nước ngoài không bị kém lợi thế hơn. Tất nhiên, đôi khi các nước cố tình dành cho các nhà đầu tư nước ngoài những ưu đãi hơn so với chế độ NT nhằm thu hút đầu tư.
Trước GATT 1947, không một Hiệp ước đa phương nào có quy định về NT. Sau khi được đưa vào Điều III của GATT 1947, NT đã trở thành nguyên tắc phổ biến trong các hiệp định thương mại song phương và đa phương. Theo Điều III của GATT, NT đối với hàng hoá là sự bình đẳng về cơ hội cạnh tranh.
Trong Tuyên bố của OECD năm 1976 về Đầu tư Quốc tế và các công ty đa quốc gia, đã đề cập đến NT. Văn kiện này thiết lập một tiêu chuẩn được quốc tế công nhận về sự đối xử nhằm giúp xoá bỏ sự phân biệt đối xử đối với các nhà đầu tư nước ngoài trong các nước thành viên OECD. Đây không phải là sự cam kết có tính chế định nhưng dựa trên những thủ tục định chế được thoả thuận.
WTO được thành lập là một bước ngoặt trong việc mở rộng phạm vi áp dụng của nguyên tắc NT. Lần đầu tiên có một điều khoản liên quan đến Đối xử quốc gia trong dịch vụ, (Điều XVII Hiệp định chung về thương mại và dịch vụ-GATS), để đảm bảo cho các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài và các dịch vụ tương ứng của họ được đối xử ngang bằng so với các nhà cung cấp dịch vụ trong nước và các dịch vụ mà họ cung cấp.
- Quy tắc NT được hiểu là hàng hóa nhập khẩu,dịch vụ và quyền sở hữu trí tuệ nước ngoài phải được đối xử không kém thuận lợi hơn so với hàng hóa cùng loại trong nước.
- Quy chế này thể hiện sự đối xử công bằng giữa hàng hóa nhập khẩu và hàng hóa nội địa, tạo điều kiện cạnh tranh lành mạnh giữa các loại hàng hóa này.
Theo BTA về quy chế đối xử quốc gia, 2 bên chấp nhận dành cho nhau quy chế đối xử quốc gia như quy định của WTO:
+ Phía Hoa Kỳ cam kết dành ngay quyền kinh doanh XNK tại Hoa Kỳ cho mọi pháp nhân và thể nhân ở Việt Nam.
+ Còn Việt Nam sẽ thực hiện từng bước theo lộ trình từ 0 đến 7 năm sau khi HĐ có hiệu lực, các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp từ Hoa Kỳ được phép kinh doanh XNK và sản xuất tại Việt Nam.
Cơ sở pháp lý và cách thức áp dụng
Cơ sở pháp lý:
Nguyên tắc đãi ngộ quốc gia (National Treatment - NT), quy định tại Điều III Hiệp định GATT, Điều 17 GATS và Điều 3 TRIPS.
Cách thức áp dụng:
Trong lĩnh vực hàng hóa:
Đối với hàng hóa, việc áp dụng nguyên tắc NT là một nghĩa vụ chung có nghĩa là hàng hóa nước ngoài sau khi đã đóng thuế quan hoặc được đăng ký bảo vệ hợp pháp được đối xử bình đẳng như hàng hóa và trong nước đối với thuế và lệ phí nội địa, các quy định về mua, bán, phân phối vận chuyển.
Trong lĩnh vực dịch vụ:
Điều 17 GATS quy định “Mỗi thành viên phải dành cho dịch vụ và nhà cung cấp dịch vụ của bất kỳ thành viên nào khác sự đối xử không kém thuận lợi hơn sự đối xử mà thành viên đó dành cho dịch vụ và nhà cung cấp dịch vụ của mình”.
Theo hiệp định, Việt Nam cam kết mở cửa cho Hoa Kỳ tham gia từng bước vào kinh doanh 53 phân ngành trong số 155 phân ngành theo quy định của WTO. Tùy từng lĩnh vực, Việt Nam sẽ cho phép Hoa Kỳ lập các công ty liên doanh hoặc 100% vốn theo một lộ trình với các thời hạn khác nhau.
Về phía Hoa Kỳ, Hoa Kỳ cam kết mở cửa thị trường cho 103 phân ngành dịch vụ của Hoa Kỳ cho Việt Nam như các thành viên WTO khác.
Trong lĩnh vực đầu tư:
Theo nguyên tắc đối xử quốc gia được quy định tại điều 2 TRIMS, có 5 biện pháp đầu tư cụ thể bị cấm áp dụng: Cấm các quốc gia đặt ra biện pháp đối xử với hàng hóa nhập khẩu kém thuận lợi hơn hàng hóa trong nước, nếu làm như thế sẽ vi phạm nguyên tắc đãi ngộ quốc gia:
Yêu cầu tỉ lệ nội địa hóa
Yêu cầu cân bằng mậu dịch, quy định không được sử dụng các hạn chế số lượng đối với hàng nhập khẩu và xuất khẩu.
Yêu cầu cân bằng mậu dịch dẫn đến hạn chế nhập khẩu.
Hạn chế giao dịch ngoại hối dẫn đến hạn chế nhập khẩu.
Yêu cầu tiêu thụ nội địa dẫn đến hạn chế xuất khẩu.
Các nước phải chỉnh lý các biện pháp trái với hiệp định này trong một khoảng thời gian ấn định và chỉ có một số trường hợp ngoại lệ.
Trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ:
Trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, mỗi bên ký kết, phù hợp với luật và các thủ tục của mình, phải dành cho những tác phẩm của những nhà sáng tạo và nghệ sĩ là công dân hoặc ng