Thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty TNHH XD Bình Minh

Trong điều kiện hội nhập kinh tế có tính toàn cầu như hiện nay, đặc biệt nước ta đã trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại Thế giới WTO. Nên có nhiều cơ hội để các Doanh nghiệp phát triển và khẳng định mình trong thị trường kinh doanh, nhưng bên cạnh đó cũng gặp không ít khó khăn, thử thách biến cố thị trường mà Doanh nghiệp cần phải vượt qua. Vì thế để chiếm được thị trường rất không đơn giản. Vấn đề đặt ra là phải tìm được tiếng nói riêng cho sản phẩm của mình như vấn đề về chất lượng, giá cả cũng như mẫu mã sản phẩm … làm cho sản phẩm của mình ngày càng phong phú, đa dạng đủ sức cạnh tranh với các đối thủ. Mục đích chính của các Doanh nghiệp là hiệu quả kinh tế. Nhưng để đạt được hiệu quả kinh tế cao Doanh nghiệp cần phải tiết kiệm tối đa chi phí trong sản xuất, phấn đấu hạ giá thành và nâng cao chất lượng sản phẩm để mở rộng thị trường tiêu thụ, tăng doanh thu hàng bán. Vì vậy bản thân mỗi Doanh nghiệp phải có trách nhiệm tính đúng, tính đủ tất cả các chi phí mà mình bỏ ra và xác định giá thành sản phẩm. Từ đó làm cơ sở số liệu phân tích đưa ra kế hoạch cho kỳ sau để Doanh nghiệp có quyết định đúng đắn, kịp thời, hợp lý trong chiến lược phát triển kinh doanh của mình. Do đó hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm vừa là một khâu phức tạp vừa là một khâu quan trọng trong toàn bộ công tác kế toán và là mối quan tâm hàng đầu của các Doanh nghiệp đồng thời cũng là mối quan tâm của các cơ quan chức năng thực hiện quản lý các Doanh nghiệp. Nội dung của chuyên đề gồm 3 chương: - Chương 1: Cơ sở lý luận chung về kế toán tập hợp chi phí sản cuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp. - Chương 2: Thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty TNHH XD Bình Minh. - Chương 3: Một số nhận xét và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán tại công ty TNHH XD Binh Minh. Chương 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP 1. Khái niệm, vị trí, nhiệm vụ, đặc điểm và phân loại của kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp: Khái niệm: -Chi phí sản xuất: Là toàn bộ chi phí mà doanh nghiệp xây lắp đã bỏ ra trong quá trình sản xuất kinh doanh ở một kỳ nhất định ( tháng, quý, năm ). -Giá thành sản phẩm xây lắp: Là tiêu hao thực tế gắn liền với việc sản xuất ra một đơn vị sản phẩm hoàn thành nhất định. 1.2 Vị trí: Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp là một khâu quan trọng cần phải xác định sau kh bỏ ra toàn bộ lao đông sống, lao động vật hoá, các chi phí khác để từ đó phản ánh chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh, kết quả sử dụng tài sản nguồn vốn của doanh nghiệp với mục đích cuối cùng là bàn giao công trình cho nhà đầu tư. 1.3 Nhiệm vụ: - Xác định đúng đối tượng tập hợp chi phí, đối tượng tính giá thành từ đó phản ánh ghi chép ban đầu, lựa chọn phương án để tính giá thành phù hợp. - Tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất cho đối tượng tập hợp chi phí. - Kiểm kê, đánh giá sản phẩm dở dang. - Tính giá thành sản phẩm. - Lập báo cáo về chi phí sản xuất tính giá thành sản phẩm. - Phản ánh tình hình chi phí, giá thành sản phẩm đưa ra giải pháp hạ giá thành sản phẩm. 1.4 Đặc điểm: 1.4.1 Đặc điểm của sản phẩm xây lắp: - Sản phẩm xây lắp là những công trình xây dựng có cấu trúc mang tính đơn chiếc, quy mô lớn, kết cấu phức tạp. Đặc điểm này đòi hỏi phải lập dự toán riêng cho sản phẩm xây lắp, phải có giá trị dự toán riêng cho từng đơn vị, khối lượng để hạch toán chi phí cho phù hợp từ đó xác định kết quả cho khối lượng xây lắp đã thực hiện và hoàn thành trong kỳ. - Sản phẩm xây lắp có thời gian xây dựng lâu (chu kỳ sản xuất dài ), vòng quay chậm, không thể đợi công trình hoàn thành toàn bộ mới tính giá thành, mà tính giá thành theo giai đoạn quy ước, tính cho từng đơn vị khối lượng. Tìm biến phí đẩy nhanh tốc độ, tiến độ là chỉ tiêu pháp lệnh cuả ngành xây dựng. - Sản phẩm xây lắp được tiêu thụ theo giá dự toán hoặc giá thành thoả thuận đã ký kết trong hoạt động xây dựng khi được trúng thầu hay chỉ định thầu. - Sản phẩm xây lắp cố định, các điều kiện xe, máy, thiết bị thi công phải di chuyển theo đặc điểm của sản phẩm. Đặc điểm này làm cho công việc quản lý, hạch toán vật tư, tài sản trong xây lắp rất phức tạp, chịu ảnh hưởng của thờ tiết nên rất dễ hỏng, mất mát. 1.4.2 Đối tượng của kế toán tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành: - Đôí tượng tập hợp chi phí: Theo từng đơn đặt hàng, hạng mục công trình, bộ phận của công trình. - Đối tượng tính giá thành: Từng công trình, từng hạng mục công trình hoàn thành. - Kỳ tính giá thành: Thời điểm công trình hay hạng mục công trình bàn giao.

doc75 trang | Chia sẻ: dansaran | Lượt xem: 2497 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty TNHH XD Bình Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Trong điều kiện hội nhập kinh tế có tính toàn cầu như hiện nay, đặc biệt nước ta đã trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại Thế giới WTO. Nên có nhiều cơ hội để các Doanh nghiệp phát triển và khẳng định mình trong thị trường kinh doanh, nhưng bên cạnh đó cũng gặp không ít khó khăn, thử thách biến cố thị trường mà Doanh nghiệp cần phải vượt qua. Vì thế để chiếm được thị trường rất không đơn giản. Vấn đề đặt ra là phải tìm được tiếng nói riêng cho sản phẩm của mình như vấn đề về chất lượng, giá cả cũng như mẫu mã sản phẩm … làm cho sản phẩm của mình ngày càng phong phú, đa dạng đủ sức cạnh tranh với các đối thủ. Mục đích chính của các Doanh nghiệp là hiệu quả kinh tế. Nhưng để đạt được hiệu quả kinh tế cao Doanh nghiệp cần phải tiết kiệm tối đa chi phí trong sản xuất, phấn đấu hạ giá thành và nâng cao chất lượng sản phẩm để mở rộng thị trường tiêu thụ, tăng doanh thu hàng bán. Vì vậy bản thân mỗi Doanh nghiệp phải có trách nhiệm tính đúng, tính đủ tất cả các chi phí mà mình bỏ ra và xác định giá thành sản phẩm. Từ đó làm cơ sở số liệu phân tích đưa ra kế hoạch cho kỳ sau để Doanh nghiệp có quyết định đúng đắn, kịp thời, hợp lý trong chiến lược phát triển kinh doanh của mình. Do đó hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm vừa là một khâu phức tạp vừa là một khâu quan trọng trong toàn bộ công tác kế toán và là mối quan tâm hàng đầu của các Doanh nghiệp đồng thời cũng là mối quan tâm của các cơ quan chức năng thực hiện quản lý các Doanh nghiệp. Chính vì tầm quan trọng của việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói trên em đã chọn chuyên đề “ Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp” tại công ty TNHH XD Bình Minh làm chuyên đề tốt nghiệp của mình. Nội dung của chuyên đề gồm 3 chương: - Chương 1: Cơ sở lý luận chung về kế toán tập hợp chi phí sản cuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp. - Chương 2: Thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty TNHH XD Bình Minh. - Chương 3: Một số nhận xét và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán tại công ty TNHH XD Binh Minh. Chương 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP 1. Khái niệm, vị trí, nhiệm vụ, đặc điểm và phân loại của kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp: Khái niệm: Chi phí sản xuất: Là toàn bộ chi phí mà doanh nghiệp xây lắp đã bỏ ra trong quá trình sản xuất kinh doanh ở một kỳ nhất định ( tháng, quý, năm ). Giá thành sản phẩm xây lắp: Là tiêu hao thực tế gắn liền với việc sản xuất ra một đơn vị sản phẩm hoàn thành nhất định. 1.2 Vị trí: Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp là một khâu quan trọng cần phải xác định sau kh bỏ ra toàn bộ lao đông sống, lao động vật hoá, các chi phí khác để từ đó phản ánh chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh, kết quả sử dụng tài sản nguồn vốn của doanh nghiệp với mục đích cuối cùng là bàn giao công trình cho nhà đầu tư. 1.3 Nhiệm vụ: - Xác định đúng đối tượng tập hợp chi phí, đối tượng tính giá thành từ đó phản ánh ghi chép ban đầu, lựa chọn phương án để tính giá thành phù hợp. - Tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất cho đối tượng tập hợp chi phí. - Kiểm kê, đánh giá sản phẩm dở dang. - Tính giá thành sản phẩm. - Lập báo cáo về chi phí sản xuất tính giá thành sản phẩm. - Phản ánh tình hình chi phí, giá thành sản phẩm đưa ra giải pháp hạ giá thành sản phẩm. 1.4 Đặc điểm: 1.4.1 Đặc điểm của sản phẩm xây lắp: - Sản phẩm xây lắp là những công trình xây dựng có cấu trúc mang tính đơn chiếc, quy mô lớn, kết cấu phức tạp. Đặc điểm này đòi hỏi phải lập dự toán riêng cho sản phẩm xây lắp, phải có giá trị dự toán riêng cho từng đơn vị, khối lượng để hạch toán chi phí cho phù hợp từ đó xác định kết quả cho khối lượng xây lắp đã thực hiện và hoàn thành trong kỳ. - Sản phẩm xây lắp có thời gian xây dựng lâu (chu kỳ sản xuất dài ), vòng quay chậm, không thể đợi công trình hoàn thành toàn bộ mới tính giá thành, mà tính giá thành theo giai đoạn quy ước, tính cho từng đơn vị khối lượng. Tìm biến phí đẩy nhanh tốc độ, tiến độ là chỉ tiêu pháp lệnh cuả ngành xây dựng. - Sản phẩm xây lắp được tiêu thụ theo giá dự toán hoặc giá thành thoả thuận đã ký kết trong hoạt động xây dựng khi được trúng thầu hay chỉ định thầu. - Sản phẩm xây lắp cố định, các điều kiện xe, máy, thiết bị thi công phải di chuyển theo đặc điểm của sản phẩm. Đặc điểm này làm cho công việc quản lý, hạch toán vật tư, tài sản trong xây lắp rất phức tạp, chịu ảnh hưởng của thờ tiết nên rất dễ hỏng, mất mát. 1.4.2 Đối tượng của kế toán tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành: - Đôí tượng tập hợp chi phí: Theo từng đơn đặt hàng, hạng mục công trình, bộ phận của công trình. - Đối tượng tính giá thành: Từng công trình, từng hạng mục công trình hoàn thành. - Kỳ tính giá thành: Thời điểm công trình hay hạng mục công trình bàn giao. 1.5 Phân loại: 1.5.1 Phân loại chi phí trong doanh nghiệp xây lắp: - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. - Chi phí nhân công trực tiếp. - Chi phí sử dụng máy thi công. - Chi phí sản xuất chung. 1.5.2 Phân loại giá thành: a. Gía thành dự toán: Là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ chi phí sản xuất theo dự toán để hoàn thành khối lượng công trình, hạng mục công trình. Zd = Khối lượng x Đơn giá + %phụ phí = G – Pđm Trong đó: Zd là giá thành dự toán Pđm là lãi định mức Theo thông tư 141 ngày 16 tháng 11 năm 1999 được quyết định như sau: Xây dựng công trình dân dụng H = 5,5% Xây dựng công trình công nghiệp H = 5,5% Xây dựng công trình giao thông H = 6,0% Xây dựng công trình thuỷ lợi H = 5,5% - Xây dựng hạ tầng kỹ thuật H = 5.5% b. Gía thành kế hoạch: Là giá thành được lập trên cơ sở những điều kiện cụ thể ở mỗi đơn vị xây lắp dựa trên biện pháp thi công định mức, kinh tế kỹ thuật. Zkh = Zd - %hạ Z Trong đó: Zkh là giá thành kế hoạch c. Gía thành thực tế: Là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ chi phí sản xuất thực tế phát sinh để hoàn thành khối lượng xây lắp. Gía thành thực tế được xác định theo số liệu của kế toán, khi công trình hoàn thành thực tế là cơ sở để xác định giá thành kế hoạch. Zd > Zkh > Ztt Trong đó: Ztt là giá thành thực tế 2. Nội dung, tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp: 2.1 Tài khoản sử dụng: - TK 141: Có 4 TK cấp 2 + TK 1411: Tạm ứng lương và phụ cấp + TK 1412: Tạm ứng mua vật tư hàng hoá + TK 1413: Tạm ứng giao khoán xây lắp nội bộ + TK 1418: Tạm ứng khác - TK 2117: Đà giáo , cốt pha - TK 337: Thanh toán theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng - TK 334: Có 2 TK cấp 2 + TK 3341: Phải trả công nhân viên + TK 3342: Phải trả lao động theo hợp đồng - TK 154: Có 2 TK cấp 2 + TK 1541: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang của sản phâm xây lắp + TK 1544: Chi phí bảo hành sản phẩm xây lắp - TK 5112: Có 2 TK cấp 2 + TK 51121: Doanh thu bán sản phẩm xây lắp hoàn thành + TK 51122: Doanh thu bán sản phẩm khác - TK 623: Chi phí sử dụng máy thi công, có 6 TK cấp 2 + TK 6231: Chi phí nhân công + TK 6232: Chi phí vật liệu + TK 6233: Chi phí công cụ dụng cụ sản xuất + TK 6234: Chi phí khấu hao máy thi công + TK 6237: Chi phí dịch vụ mua ngoài + TK 6238: Chi phí bằng tiền khác Không sử dụng TK 641, TK 3387. Các TK còn lại được áp dụng theo quyết định 15 năm 2006 của Bộ tài chính. 2.2 Chứng từ ghi sổ: - Hoá đơn GTGT - Hoá đơn bán hàng thông thường - Phiếu xuất kho - Bảng thanh toán lương - Các bảng tổng hợp - Các sổ chi tiết - Bảng tính giá thành - Sổ cái … 3. Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp: 3.1 Kế toán chi phí sản xuất: 3.1.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: a. Nội dung: Phản ánh các chi phí nguyên vật liệu dùng cho hoạt động thi công xây lắp kể cả công cụ dụng cụ dùng trực tiếp cho thi công xây lắp và kể cả khấu hao đà giáo, cốt pha. TK sử dụng: TK 621 - Chi phí nguyên vật liệu - Phế liệu thu hồi, vật liệu dùng cho công trình. dùng không hết nhập lại kho - Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu để tính giá thành. b. Sơ đồ và trình trình tự hạch toán: TK 152, 153,214 TK621 TK1541 TK152,153 (1) (5) (6) TK141(3) (7) (2) TK111,112,331 TK152 (3) (4) TK133 (1) Xuất vật liệu, dụng cụ, tính khấu hao đà giáo cốt pha dùng cho thi công xây lắp. (2) Thanh toán tạm ứng vật liệu thực hiện giá trị xây lắp. (3) Mua vật liệu, dụng cụ dùng cho hoạt động xây lắp. (4) Vật liệu dung không hết nhập trả lại kho. (5) Cuối kỳ kết chuyển chi phí vật liệu trực tiếp tính vào khoản mục vật liệu. (6) Phế liệu thu hồi. (7) Vật liệu xây dựng không làm hết khi kết thúc hợp đòng xây dựng. 3.1.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp: a. Nội dung: Phản ánh toàn bộ chi phí lao động trực tiếp tham gia vào quá trình hoạt động xây lắp kể các khoản phải trả cho lao động thuộc doanh nghiệp quản lý và lao động thuê ngoài theo từng vụ việc. Riêng đối với hoạt động xây lắp không tính BHXH, BHYT, KPCĐ và tiền ăn ca của công nhân xây lắp. Tài khoản sử dụng: TK 622 Chi phí nhân công trực Kết chuyển chi phí nhân công tiếp xây lắp. trực tiếp để tính giá thành. b. Sơ đồ và trình tự hạch toán: TK334,111 TK622 TK1541 (1) TK141(1,3) (3) (2) (1) Tiền lương, tiền công phải trả cho công nhân xây lắp công trình. (2) Thanh toán tạm ứng cho công nhân trực tiếp. (3) Cuối kỳ kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào khoản mục chi phí nhân công. 3.1.3 Kế toán chi phí sử dụng máy thi công: a. Nội dung: Phản ánh chi phí sử dụng máy thi công phục vụ trực tiếp cho hoạt động thi công xây lắp phát sinh trong kỳ. Tài khoản sử dụng: TK 623 Chi phí thuê máy dùng cho Kết chuyển chi phí máy thi công công trình để tính giá thành b. Sơ đồ và trình tự hạch toán: TK334 TK623 TK152 (1) (6) TK152,153,142 TK154 (2) (7) TK141 (3) TK111,112,331 (4) TK133 TK214 (5) (1) Tiền lương phải trả cho công nhân điều khiển máy. (2) Xuất vật liệu, công cụ dụng cụ dùng cho máy. (3) Thanh toán tạm ứng về chi phí cho đội máy. (4) Chi phí khác, dịch vụ mua ngoài dùng cho máy. (5) Chi phí khấu hao máy thi công. (6) Vật liệu sử dụng không hết nhập lại kho. (7) Cuối kỳ kết chuyển chi phí sử dụng máy thi công . 3.1.4 Kế toán chi phí sản xuất chung: a. Nội dung: Là các khoản chi phí thực tế phát sinh như tiền lương công nhân bảo vệ công trình, tiền điện, tiền khấu hao tài sản cố định, chi phí trả trước và các khoản khác. Tài khoản sử dụng: TK 627 Các khoản chi phí phát - Các khoản ghi giảm chi phí sinh trong kỳ sản xuất chung - Kết chuyển chi phí sản xuất chung để tính giá thành b. Sơ đồ và trình tự hạch toán: TK334,338 TK627 TK154 (1) (5) TK152,153,142 (2) TK214,142,335 (3) TK111,112,331 (4) TK133 (1) Tiền lương phải trả cho công nhân quản lý đội, các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp xây lắp, công nhân sử dụng máy thi công, công nhân quản lý đội. (2) Chi phí nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ xuất dùng ở phân xưởng. (3) Chi phí khấu hao, sửa chữa TSCĐ. (4) Chi phí dịch vụ mua ngoài. (5) Cuối kỳ kết chuyển chi phí sản xuất chung. 3.2 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất, đánh giá sản phẩm dở dang và tính giá thành sản phẩm xây lắp: 3.2.1 Đánh giá sản phẩm dở dang: Việc đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ tuỳ thuộc vào phương thức thanh toán của doanh nghiệp: - Nếu thanh toán theo phương thức tiến hành theo giai đoạn công việc thì kế toán cần tiến hành tính giá thành các giai đoạn xây lắp nên phải đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ. - Trường hợp thanh toán theo công trình hoàn thành thì toàn bộ chi phí sản phẩm dở dang là chi phí thực tế phát sinh từ lúc khởi công đến lúc hoàn thành. - Trường hợp thanh toán theo giai đoạn quy ước thì sản phẩm dở dang là chi phí của giai đoạn hoàn thành. Chi phí của sản phẩm dở dang cuối kỳ  =  Chi phí thực tế dở dang đầu kỳ  +  Chi phí thực tế phát sinh trong kỳ  x  Giá trị dự toán của giai đoạn xây lắp dở dang cuối kỳ     Giá trị dự toán của giai đoạn xây lắp hoàn thành bàn giao trong kỳ  x  Giá trị dự toán của giai đoạn xây lắp dở dang  x  % mức độ hoàn thành     Thanh toán theo phương thức tiến độ kế hoạch thì không xác định chi phí dở dang và toàn bộ chi phí phát sinh trong kỳ có liên quan đến phần công việc đã hoàn thành được coi là quá trình thực tế. 3.2.2 Trình tự, phương pháp tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp: TK621 TK154 TK632 (1) TK622 (2) (5) TK623 (3) TK627 (4) (1) Cuối kỳ kết chuyển chi phí NVL trực tiếp vào khoản mục chi phí vật liệu. (2) Cuối kỳ kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào khoản mục chi phí nhân công. (3) Cuối kỳ phân bổ và kết chuyển chi phí sử dụng máy vào khoản mục chi phí sử dụng máy. (4) Cuối kỳ phân bổ và kết chuyển chi phí quản lý chung vào khoản mục chi phí gián tiếp. (5) Giá thành thực tế của công trình xây lắp hoàn thành bàn giao. Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP CỦA CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG BÌNH MINH . 1. Giới thiệu khái quát về công ty TNHH XD Bình Minh: 1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHH XD Bình Minh: Công ty TNHH XD Bình Minh được thành lập theo quyết định số 1080/QĐUB của UBND tỉnh Phú Yên cấp ngày 30/11/1992. Là một doanh nghiệp tư nhân, với số vốn ban đầu 1.260.000.000 đồng do các thành viên đóng góp, công ty dùng vốn này để mua máy móc thiết bị thi công và một số TSCĐ khác, làm hồ sơ năng lực sản xuất tham gia đấu thầu. Trong những năm gần đây, tuy gặp nhiều khó khăn nhưng với đội ngũ quản lý, lãnh đạo rất tốt của công ty đã đưa công ty phát triển mạnh đuổi kịp với thị trường. Công ty hoạt động luôn coi chỉ tiêu đảm bảo chất lượng công trình, đảm bảo tiến độ thi công, đạt yêu cầu kỹ thuật và mỹ thuật là những tiêu chuẩn hàng đầu nên cho đến nay công ty đã đứng vững và ngày càng phát triển. - Địa chỉ của công ty: 79 Hùng Vương – Tuy Hoà – Phú Yên - Điện thoại: 058.829794 Fax: 058829794 Tổng số công nhân viên của công ty: 150 người Trong đó: Nhân viên quản lý : 20 người Ngành nghề kinh doanh: - Xây dựng công trình và nhà dân dụng. - Xây dựng, lắp đặt điện , nước trong nhà. - Nhận thầu thi công các công trình xây dựng dân dụng với qui mô từ nhóm B trở xuống . - Giao thông, thuỷ lợi, cấp thoát nước, kỹ thuật hạ tầng. - Trang trí nội thất. 1.2 Nhiệm vụ và quyền hạn của công ty TNHH XD Bình Minh: 1.2.1 Nhiệm vụ: - Công ty đăng ký hoạt động kinh doanh theo đúng ngành nghề dăng ký. - Ghi chép sổ sách, chứng từ trung thực, chính xác. - Thực hiện nghĩa vụ nộp thuế với nhà nước. - Tuân thủ quy định của nhà nước về bảo vệ tài nguyên, môi trường, trật tự an toàn xã hội, về công tác phòng cháy chữa cháy. 1.2.2 Quyền hạn: - Chủ động lựa chọn chủ đầu tư, tìm kiếm thị trường. - Lựa chọn hình thức huy động vốn. - Tổ chức bộ máy quản lý phù hợp với mục tiêu nhiệm vụ của công ty. - Từ chối tố cáo mọi yêu cầu cung cấp các nguồn lực không được pháp luật quy định của bất kỳ cá nhân, cơ quan hay tổ chức nào trừ những khoản tự nguyện đóng góp vào mục tiêu nhân đạo công ích. - Quyết định sử dụng và phân phối lợi nhuận còn lại cho các thành viên, sau khi thực hiện nghĩa vụ với nhà nước và quyết định của hội đồng thành viên. - Các quyền khác do pháp luật quy định. 1.3 Kết quả hoạt động sản xuất trong những năm qua và phương hướng hoạt động trong những năm tới của công ty TNHH XD Bình Minh: 1.3.1 Kết quả hoạt động sản xuất trong những năm qua: Công ty được Bộ xây dựng và công đoàn ngành xây dựng cấp bằng khen, huy chương vàng chất lượng ngành xây dựng: Công trình nhà khách Công an tỉnh Phú Yên 1996, bằng chất lượng cao. - Vốn điều lệ: 1.260.000.000 đồng Trong đó: Vốn cố định: 230.000.000 đồng Vốn lưu động: 1.030.000.000 đồng Hiện nay vốn của năm 2007: 10.000.000.000 đồng Trong đó: Vốn cố định: 1.632.139.937 đồng Vốn lưu động: 8.367.860.063 đồng - Các khoản phải thu, phải trả: + Tổng số phải thu khách hàng năm 2007: Đầu năm: 12.913.269.733 đồng Cuối năm: 12.987.671.858 đồng + Tổng số phải trả năm 2007: Đầu năm: 9.102.000.000 đồng Cuối năm: 9.301.995.000 đồng 1.3.2 Phương hướng hoạt động trong những năm tới: Trong thời gian để hoạt động ngày càng hiệu quả cao hơn công ty đề ra một số phương hướng sau:
Luận văn liên quan