MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU1
PHẦN CHUNG2
I. Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp2
1. Tóm tắt quá trình hình thành và phát triển của Công ty Xây dựng Công trình giao thông Việt - Lào2
2. Chức năng nhiệm vụ của công ty4
3. Tổ chức bộ máy quản lý của công ty5
4. Tổ chức bộ máy kế toán.7
5. Hình thức kế toán áp dụng tại đơn vị9
6. Tổ chức sản xuất11
7. Những thuận lợi khó khăn chủ yếu tới tình hình sản xuất thi công của công ty12
II. Các phần hành kế toán tại công ty xây dựng CTGT Việt Lào13
1. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất23
2. Đối tượng tính giá thành24
3. Chứng từ sử dụng - Nội dung các khoản mục chi phí24
4. Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất25
PHẦN II : CHUYÊN ĐỀ29
I. Lý do chọn chuyên đề29
II. Những thuận lợi và khó khăn tại công ty ảnh hưởng đến công tác kế toán vốn bằng tiền.30
1. Kế toán vốn bằng tiền31
1.1. Nguyên tắc quản lý vốn bằng tiền của Công ty xây dựng công trình giao thông Việt - Lào31
1.2. Thủ tục lập và trình tự luân chuyển chứng từ tiền mặt32
II. Thực trạng công tác kế toán vốn bằng tiền tại Công ty XDCT Việt - Lào37
1. Nội dung phản ánh các khoản vốn bằng tiền37
2. Kế toán tiền gửi ngân hàng51
2.1. Tiền gửi51
2.2. Trình tự ghi sổ51
III. Kế toán tiền đang chuyển tại công ty xây dựng công trình giao thông Việt Lào58
1. Chứng từ và sổ sách sử dụng58
2. Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh ở công ty58
NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CHUNG64
1. Những thành tựu trong công tác64
2. Một số ý kiến đề nghị kiến nghị65
PHẦN KẾT LUẬN67
75 trang |
Chia sẻ: dansaran | Lượt xem: 3922 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thực trạng công tác kế toán vốn bằng tiền tại Công ty Xây dựng Công Trình Việt - Lào, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Xuất phát từ một nước nông nghiệp lạc hậu với sự cần cù sáng tạo của con người ngày các doanh nghiệp Việt Nam đã và đang có bước phát triển mạnh mẽ cả về hình thức quy mô và hoạt động sản xuất kinh doanh với chính sách mở cửa các doanh nghiệp tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh trong việc thiết lập nền kinh tế thị trường và đẩy nền kinh tế thị trường trên đà ổn định và phát triển. Chính vì thế việc thực hiện hạch toán trong cơ chế mới đòi hỏi các doanh nghiệp phải tự lấy thu nhập của mình để bù đắp các chi phí bỏ ra và có lãi để thực hiện được những yêu cầu đó các doanh nghiệp phải quan tâm tới tất cả các khâu trong quá trình sản xuất kể từ khi bỏ vốn ra tro tới khu thu vốn về để đảm bảo thu nhập cho đơn vị. Đồng thời phải thực hiện đầy đủ các nghiệp vụ với Nhà nước và thực hiện tái sản xuất mở rộng. Muốn vậy các doanh nghiệp phải tổng hòa nhiều biện pháp quản lý trong đó biện pháp quan trọng là công tác kế toán - một công cụ quan trọng để tính toán xây dựng và kiểm tra nhằm điều hành và quản lý nền kinh tế.
Để tồn tại và phát triển các đội phải nắm bắt được sự biến động của thị trường quốc tế, có đầy đủ thông tin để đánh giá được điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, nguy cơ của mình.
Để hoàn thành được chuyên đề này là nhờ sự giúp đỡ tận tình của cô giáo Hoàng Bích Ngọc cùng các cô chú, anh chị trong cơ quan hết sức giúp đỡ để em có thể hoàn thành tốt báo cáo này.
Do thời gian thực tập có hạn và trình độ nghiệp vụ của bản thân, nên trong quá trình tìm hiểu phân tích đánh giá không thể tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong được sự giúp đỡ, tham gia đóng góp ý kiến của các thầy cô để bài của em được hoàn thiện hơn.
Hà Nội, tháng 4 năm 2007
Sinh viên
Trần Thị Thuý
PHẦN CHUNG
I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA DOANH NGHIỆP
1. Tóm tắt quá trình hình thành và phát triển của Công ty Xây dựng Công trình giao thông Việt - Lào
Công ty Xây dựng Công trình giao thông Việt - Là là thành viên của Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 8 là đơn vị hạch toán độc lập.
Công ty Xây dựng Công trình giao thông Việt - Lào tiền thân từ công trường 13 Bắc Lào đây là công trình thắng thầu quốc tế đầu tiên trong ngành giao thông vận tải Việt Nam tại cộng hòa dân chủ nhân dân Lào.
Công ty được thành lập theo quyết định số 1828/QĐ/TCCB - LĐ ngày 23/7/1997 của Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải.
Năm 1992 cùng với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế thị trường dần đã thay thề nền kinh tế tập trung bao cấp của Nhà nước ta. Cùng với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế thì ngành giao thông vận tải cũng đã có những bước chuyển mình đáng kể đã từng bước tiếp cận với thị trường cạnh tranh quốc tế thông qua các công trình đầu tư đấu thầu trong và ngoài nước.
Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 8 là đơn vị đầu tiên của ngành giao thông vận tải tham gia đấu thầu và thắng thầu công trình quốc tế tại dự án đường 13 Bắc Lào nước cộng hòa DCND Lào do ngân hàng đầu tư và phát triển Châu Á (ADB) tài trợ. Cũng từ đây ngành giao thông đã bước vào một thời kỳ mới trong việc hòa nhập với cộng đồng thế giới và nền kinh tế chung của thế giới.
Để thi công và hoàn thành công trình này Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 8 đã thành lập công trường 13 Bắc Lào thuộc Tổng Công ty. Với đội ngũ cán bộ có trình độ kỹ thuật và đội ngũ công nhân lành nghề từ những công ty thành viên của Tổng công ty. Được đầu tư một dây chuyền thiết bị đồng bộ hiện đại của Nhật Bản và các nước tư bản khác. Với quyết tâm hoàn thành xuất sắc công trình đầu tiên trên trường quốc tế này làm cơ sở tiếp bước cho quá trình phát triển sau này của công ty. Cũng tại công trình này đội ngũ cán bộ công nhân viên của công ty đã học hỏi tiếp và thi công thành thạo quy trình thi công hiện đại của Mỹ đạt tiêu chuẩn quốc tế thay thế quy trình thi công lạc hậu trước đây và hoàn thành xuất sắc về cả tiến độ và chất lượng công trình được tư vấn nước ngoài và nước bạn Lào đánh giá rất cao.
Với những thành tích đã đạt được chiến lược phát triển lâu dài của tổng công ty xây dựng công trình giao thông 8. Từ những thành tích trên tổng công ty xây dựng công trình giao thông 8 đã thành lập Công ty Xây dựng Công trình giao thông Việt - Là là một doanh nghiệp Nhà nước. Ngày 16/4/1996 của Tổng công ty xây dựng giao thông 8.
Ngày 23/7/1997 Bộ trưởng giao thông vận tải đã ký quyết định thành lập Công ty Xây dựng Công trình giao thông Việt - Là là một công ty Nhà nước trực thuộc tổng công ty xây dựng giao thông 8 được hạch toán độc lập có tư cách pháp nhân có con dấu riêng được mở tài khoản riêng tại Ngân hàng.
Công ty phát triển từ các dự án đấu thầu quốc tế. Qua 10 năm hình thành và phát triển công ty đã có trên 100 đầu xe máy thiết bị các loại như máy xúc, máy ủi, san, gạt… máy khoan máy ép, trộn bê tông các trạm bê tông xi măng… với dây chuyền thiết bị hiện đại và đội ngũ cán bộ công nhân viên lành nghề. Công ty có đầy đủ năng lực thi công các công trình hiện đại trong nước và quốc tế. Bên cạnh đó công ty đã hoàn thành tốt các chỉ tiêu của công ty với phương châm gắn chặt tiến độ chất lượng mỹ thuật vệ sinh môi trường với lợi nhuận.
Từ khi thành lập tới nay hàng năm công ty vẫn đạt doanh thu từ 75 tỷ đồng trở lên đặc biệt đời sống của cán bộ công nhân viên trong công ty không ngừng được nâng cao thu nhập ổn định có nhiều chính sách cho người lao động.
Với thời gian hoạt động chưa lâu công ty còn gặp nhiều khó khăn như ổn định công việc cho công nhân viên trong công ty vốn đầu tư cho các công trình. Nhưng khó khăn lớn nhất của công ty là địa bàn hoạt động rộng (cả mảng bên Lào, cả bên Việt Nam). Nhưng với sự nỗ lực của toàn thể CNV đã giúp cho việc hoạt động thi công công trình của công tuy có xu hướng phát triển mạnh về mọi mặt. Các công trình không chỉ đạt tiêu chuẩn về chất lượng, mỹ quan mà còn không ngừng gia tăng về số lượng công trình. Với phương châm "đưa chữ tín nên hàng đầu" công ty đã ngày càng khẳng định được vị trí của công ty trên thị trường và đã mở rộng được địa bàn hoạt động trong cả nước cũng như nước bạn "Lào" sự phát triển của công ty được phản ánh qua các chỉ tiêu sau:
Chỉ tiêu
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
Doanh thu
30.240.238.230
40.432.860.150
48.732.993.226
Lợi nhuận
208.500.642
700.027.557
1.178.058.467
Dựa trên các chỉ tiêu trên cho thấy doanh thu của công ty luôn tăng nên theo sự phát triển của nền kinh tế thị trường bên cạnh đó cũng là nguồn góp vào ngân sách Nhà nước cũng tăng lên qua các năm. Lợi nhuận sau thuế cũng như thu nhập của người dân tăng lên đáng kể.
Hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty luôn có chiều hướng tăng lên tạo công ăn việc làm cho đa số CNV trong công ty phát huy được mọi năng lực cũng như các phương tiện máy móc. Quy trình công nghệ của công ty tạo được uy tín về chất lượng số lượng mỹ quan của công trình thi công cũng như các sản phẩm của công ty.
Mặc dù với thời gian hoạt động chưa lâu nhưng với những thành tựu mà công ty đạt được đã chứng tỏ một bản lĩnh vững vàng trong sự cạnh tranh đầy khắc nghiệt của cơ chế mới của thị trường để trở thành một công ty mạnh của Tổng công ty.
2. Chức năng nhiệm vụ của công ty
Công ty Xây dựng Công trình giao thông Việt - Lào có trụ sở 222 Nguyễn Trãi - Thanh Xuân - Hà Nội. Ngoài ra công ty có văn phòng đại diện tại Vientiane: 14 Phonkhenh Xaxettha. Công ty được sở kế hoạch đầu tư TP. Hà Nội cấp giấy phép kinh doanh số 111889 ngày 15/8/1997 với các nội dung sau:
- Xây dựng các công trình giao thông dân dụng và công nghiệp
- Xây dựng các công trình khai thác: Thủy lợi, sân bay, quốc phòng
- Sản xuất cấu kiện xi măng bê tông sản xuất vật liệu xây dựng thực hiện các công trình xây dựng.
- Xây dựng các công trình nhóm B (đường bộ sân bay, cầu cống các loại vừa và nhỏ…).
- Xây dựng các công trình dân dụng phần bao che các công trình công nghiệp nhóm C.
- Xây dựng các công trình kênh mương trạm bơm thủy lợi công ty đảm nhận sản xuất ở 2 địa bàn: + CH DCND Lào: 60% sản lượng
+ Tại Việt Nam: 40% sản lượng
3. Tổ chức bộ máy quản lý của công ty
Công ty Xây dựng Công trình giao thông Việt - Lào xây dựng bộ máy quản lý trên cơ sở mô hình quản lý tập trung đây là hình thức áp dụng rộng rãi trong các công ty trực thuộc tổng công ty kết hợp với điều kiện tổ chức sản xuất của bản thân đơn vị.
Do địa bàn hoạt động của công ty gồm cả Việt Nam và Lào nên phòng ban cũng được chia làm 2 phần: phần bên Lào và phần bên Việt Nam (trụ sở chính).
Bộ máy quản lý gồm ban giám đốc, các phòng ban tổ chức và các đội công trình được bố trí theo sơ đồ sau:
Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban
* Ban giám đốc: gồm 4 người
Một giám đốc: loài người điều hành trực tiếp công ty, đại diện pháp nhân của công ty trước pháp luật chịu trách nhiệm trước tổng công ty và Nhà nước về mọi hoạt động của công ty.
Một phó giám đốc: phụ trách bên Lào
Hai phó giám đốc: phụ trách tại Việt Nam
* Phòng kế hoạch kỹ thuật: Tham mưu cho lãnh đạo về công tác thi công sản xuất chịu trách nhiệm tổ chức đấu thầu thi công các công trình lập báo cáo tổ chức thi công đưa ra kế hoạch thi công sản xuất cụ thể giám sát thi công các công trình. Tiến hành nghiệm thu thanh toán với các chủ đầu tư.
* Phòng kế toán tài vụ: Tham mưu cho lãnh đạo về công tác tài chính kế toán tổ chức mọi hoạt động liên quan tới công tác tài chính kế toán của công ty phòng kế toán tài vụ chịu trách nhiệm giám sát tài chính về chi phí cho các công trình tập hợp chi phí sản xuất thực tế quyết toán công trình cân đối lỗ lãi tìm các nguồn đầu tư cho công ty.
* Phòng tổ chức lao động: Tham mưu cho lãnh đạo về công tác nhân lực bố trí cán bộ công nhân thi công công trình giám sát chế độ tiền lương tiền thưởng thanh quyết toán chi phí bảo hiểm xã hội BHYT, KPCĐ.
* Phòng vật tư thiết bị: Tham mưu cho lãnh đạo về công tác vật tư thiết bị cùng với phòng kế hoạch tìm phương án đầu tư thiết bị phụ hợp để thi công công trình đạt hiệu quả cao nhất.
* Phòng hành chính quản trị: tổ chức sắp xếp cán bộ và lao động trong công ty tổ chức thực hiện định mức lao động tiền lương bảo vệ trật tự trị an phục vụ đời sống sinh hoạt lập báo gửi các cơ quan chức năng khi có yêu cầu.
* Các đội sản xuất: Thực hiện dưới sự chỉ đạo của giám đốc và các phòng ban để thi công các công trình trên cơ sở các hợp đồng kinh tế đã được ký kết.
Trong công tác tổ chức triển khai các công việc phòng ban có trách nhiệm phối hợp hỗ trợ nhau cùng giải quyết công việc chung của công tuy có liên quan đến nhiệm vụ chức năng phòng mình phụ trách góp phần vào việc phát triển công ty với mục tiêu xây dựng công ty ngày càng lớn mạnh tạo công ăn việc làm cho cán bộ CNV.
4. Tổ chức bộ máy kế toán.
Bộ máy kế toán bao gồm các phòng ban kế toán tài vụ, kế toán viên và các đội trực thuộc mọi hoạt động của công ty được tập hợp và hạch toán tập trung tại phòng kế toán. Hàng kỳ các thống kê kế toán tập hợp chứng từ phát sinh tại công tình chuyển lên phòng để thanh toán.
Do địa bàn hoạt động rộn lên phòng kế toán cũng được chia thành hai phần bên Lào: gồm một phó phòng kế toán tài vụ một nhân viên chịu trách nhiệm toàn bộ công tác kế toán tại Lào. Thu thập chứng từ do kế toán đội gửi lên hạch toán nghiệp vụ phát sinh. Định kỳ chuyển chứng từ về phòng kế toán Việt Nam để tập hợp chi phí và xác định kết quả sản xuất kinh doanh của công ty. Tại Việt Nam gồm 1 kế toán trưởng và các kế toán viên theo sơ đồ sau:
+ Kế toán trưởng: Phụ trách chung phòng kế toán chịu trách nhiệm trước pháp luật và giám đốc công ty về các hoạt động tài chính của công ty lựa chọn hình thức kế toán cho công ty. Phù hợp với đặc điểm ngành nghề kinh doanh, chỉ đạo và kiểm tra lập báo cáo quyết toán tài chính hàng năm theo chế độ quy định phân công nhiệm vụ cho các kế toán viên theo khả năng nhiệm vụ của từng người theo dõi tình hình của công ty.
* Kế toán trưởng: phụ trách chung phòng kế toán chịu trách nhiệm trước pháp luật và giám đốc công ty về các hoạt động tài chính của công ty, lựa chọn hình thức kế toán cho công ty phù hợp với đặc điểm ngành nghề kinh doanh, chỉ đạo và kiểm tra lập báo cáo quyết toán tài chính hàng năm theo chế độ quy định phân công nhiệm vụ cho các kế toán viên theo khả năng nhiệm vụ của từng người theo dõi tình hình của công ty.
* Kế toán tổng hợp: Dựa vào số liệu trên sổ chi tiết của kế toán phần hành.Tập hợp và phân bổ các khoản chi phí, ghi sổ tổng hợp và lập báo cáo kế toán theo quy định của Nhà nước. Từ báo cáo kế toán là cơ sở để công ty công khai tình hình tài chính và báo cáo với tổng công ty và các cơ quan cấp trên.
* Kế toán tiền lương: theo dõi tiền lương của công nhân viên trong công ty theo dõi và
* Kế toán vật tư, tiền mặt, tiền gửi: lập phiếu thu, phiếu cho hạch toán các nghiệp vụ kế toán tiền gửi kế toán tiền vay, ngân hàng, nhập kho, xuất kho vật tư theo dõi các sổ chi tiết TK 111, 112, 152, 153.
* Thủ quỹ và kế toán ngân hàng: theo dõi tình hình nhập xuất quỹ căn cứ phiếu thu phiếu chi sổ quỹ tiền mặt, tiền gửi… số tiền tồn quỹ.
* Kế toán thuế các khoản nộp NSNN: nên sổ chi tiết thanh quyết toán thuế GTGT thuế thu nhập doanh nghiệp… các khoản phải nộp ngân sách Nhà nước như: BHXH, BHYT, KPCĐ… ghi vào sổ chi tiết một số tài khoản và thực hiện các công việc do kế toán trưởng giao.
Ngoài ra, tại mỗi công trình có một thống kê kế toán tập hợp và luân chuyển các chứng từ ban đầu phản ánh các nghiệp vụ phát sinh tại đội sản xuất. Sau mỗi quý chuyển các chứng từ tập hợp được lên phòng kế toán để kiểm tra và ghi sổ.
Việc tổ chức bộ máy kế toán phù hợp đã giúp công ty quản lý tốt tình hình tài chính cũng như sử dụng có hiệu quả nguồn vốn kinh doanh nâng cao hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh.
5. Hình thức kế toán áp dụng tại đơn vị
Từ các đặc điểm của đơn vị và sử lý số liệu ban đầu số lượng nghiệp vụ phát sinh nhiều, không thể cập nhật thường xuyên được. Vì vậy để cập nhật kịp thời đầy đủ thông tin và báo cáo định kỳ công ty cần phải lựa chọn hình thức kế toán thích hợp giúp công ty luôn hệ thống hóa được hoạt động của mình. Xuất phát từ những đặc điểm này phòng kế toán đã chọn hình thức "chứng từ ghi sổ" gồm sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, sổ cái, chứng từ ghi sổ, sổ chi tiết các tài khoản theo quy định của hình thức chứng từ ghi sổ.
Trình tự ghi sổ kế toán của công ty xây dựng công trình giao thông Việt - Lào
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối kỳ
Quan hệ đối chiếu
Hàng ngày các chứng từ tại công ty được kế toán tổng hợp phân loại và định kỳ lập chứng từ ghi sổ.
Tại các đội thì các kế toán đội tập hợp chứng từ lên bảng tổng hợp chứng từ gốc cuối kỳ chuyển về phòng kế toán để lập chứng từ ghi sổ chứng từ ghi sổ được đóng thành tập ghi số thứ tự.
Kế toán căn cứ chứng từ ghi sổ để vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, sổ chi tiết.
Từ chứng từ ghi sổ làm cơ sở vào sổ cái các tài khoản cuối kì tổng hợp số liệu để đối chiếu chứng từ gốc đã lập với sổ cái.
Cuối kỳ căn cứ vào sổ liệu trên sổ cái lập bảng cân đối các tài khoản và ghi các bút toán điều chỉnh từ đó lên báo cáo kế toán.
6. Tổ chức sản xuất
+ Quy trình sản xuất, thi công chính của công ty
Sau khi chúng thầu công ty lập dự toán nội bộ và tiến hành giao khoán cho các đội thi công công trình - công ty sẽ giao khoán cho các đội thi công trích phần trăm trong tổng số chi phí của hợp đồng công ty đã ký kết với chủ công trình phần này được giao cho đội trưởng của đội thi công công trình theo đúng tiến độ chất lượng của hợp đồng đã quí dưới sự giám sát của công ty. Đội trưởng phải tổ chức nhân lực hợp lý nếu gặp khó khăn có thể nhờ công ty giúp đỡ phần còn lại công ty giữ làm chi phí QLDN và thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước.
Quy trình sản phẩm của công ty Việt - Lào được khái quát sơ đồ sau:
Đây là cơ sở khái quát nhất cho các công trình hạng mục công trình thi công của công ty. Tuy vậy với mỗi công trình lại đòi hỏi các yêu cầu kỹ thuật thi công riêng.
Giai đoạn 1: giải phóng mặt bằng phá cỡ công trình cũ ở giai đoạn này đòi hỏi sử dụng nhiều phương tiện thi công như: máy san, gạt, máy xúc… để giải phóng mặt bằng công trường thi công.
Giai đoạn 2: công ty tiến hành thi công phần thô nếu công trình là cầu cống thì ngoài máy xúc, san phải sử dụng thêm máy uốn thép, các trạm đúc ống, trạm đổ bê tông… nếu là thi công đường thì sử dụng các máy trộn bê tông, trạm trộn cấp phối đá dăm nhựa đường máy lu, xe tưới nước.
Giai đoạn cuối: đây là giai đoạn hoàn thiện công trình là giai đoạn cần nhiều lao động phổ thông để trang trí như tạo vạch sơn, cột mốc, sơn thành cầu…
7. Những thuận lợi khó khăn chủ yếu tới tình hình sản xuất thi công của công ty
* Thuận lợi:
Được thành lập từ năm 1996 và quyết định hạch toán độc lập năm 1997. Công ty đã tìm được cách đi thích hợp bằng nỗ lực của mình. Thu hút huy động được nguồn vốn đầu tư cũng như thiết bị công nghệ đồng bộ tạo thêm sức cạnh tranh để vươn lên thành một công ty mạnh trong ngành xây dựng cơ bản.
Với trên 300 lao động chính thức trong đó: 60 người có trình độ đại học và trên đại học, 45 người có trình độ cao đẳng và trung cấp kỹ thuật và trên 100 công nhân kỹ thuật lành nghề với trình độ thợ bậc 5 trở lên. Mặt khác đội ngũ công nhân, cán bộ trẻ năng động được đào tạo chính quy, gỏi chuyên môn nghiệp vụ được đưa vào những vị trí quan trọng của công ty.
Công ty đã đưa phần mềm tin học vào quản lý của phòng ban các dự án cũng như các đội sản xuất. Đội ngũ cán bộ của công ty rất đoàn kết và đầy triển vọng áp dụng các kỹ thuật tiên tiến vào quản lý như máy tính, máy in… công ty đã trang bị được nhiều các máy móc thiết bị phục vụ thi công công trình cũng như phương tiện đi lại.
Bằng nỗ lực không ngừng của toàn thể cán bộ công nhân trong công ty trong những năm qua công ty xây dựng công trình giao thông Việt Lào đã tiếp nhận rất nhiều bằng khen và các phần thưởng cao quý của Đảng và Nhà nước (của Bộ GTVT, UBND tỉnh TP…) từ đó tạo uy tín khẳng định được sức mạnh của công ty. Thu hút vốn đầu tư cho công ty và khẳng định được vị trí của công ty trên thị trường và mở rộng địa bàn hoạt động của công ty trong nước cũng như nước bạn Lào.
* Khó khăn
Là một công ty thành lập chưa lâu kinh nghiệm còn chưa cao nên cũng gặp rất nhiều khó khăn về ổn định công ăn việc làm, vốn phục vụ sản xuất kinh doanh.
Nhưng khó khăn lớn nhất là địa bàn hoạt động rộng khó kiểm soát và gây khó khăn trong việc tập hợp chứng từ sổ sách để hạch toán, đi lại của công nhân viên còn gặp nhiều trở ngại.
Các công trình thi công trong thời gian dài nên việc tạo kinh phí đầu tư thi công và trả lương cho công nhân cũng gặp rất nhiều khó khăn.
II. CÁC PHẦN HÀNH KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY XÂY DỰNG CTGT VIỆT LÀO
Công ty xây dựng Công trình giao thông Việt Lào là doanh nghiệp Nhà nước hạch toán độc lập thuộc Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 8. Mô hình phân cấp của công ty theo hình thức tập trung niên độ kế toán từ 01/01 đến ngày 31/12.
Hình thức kế toán áp dụng: Chứng từ ghi sổ
Phương pháp kế toán hàng tồn kho: phương pháp kê khai thường xuyên
Tính giá theo phương pháp bình quân da quyền
Tài sản cố định và hao mòn: khấu hao theo phương pháp đường thẳng dựa trên
Thời gian hữu dụng ước tính
Chế độ kế toán áp dụng theo quyết định số 1864/1998/QĐ/ BTC, ngày 16/12/1998 áp dụng đối với doanh nghiệp xây lắp.
Với các nghiệp vụ phát sinh tại các đội sản xuất kế toán thống kê - kế toán có trách nhiệm thiết lập các chứng từ ghi chép ban đầu, tập hợp các chứng từ hàng kì chuyển chứng từ lên phòng kế toán để lập chứng từ ghi sổ cho các nghiệp vụ do địa bàn hoạt động của công ty rộng nên không thể cập nhật chứng từ một cách thường xuyên được.
Các chứng từ ghi sổ được lập căn cứ theo chứng từ gốc như chứng từ tiền mặt (thu riêng, chi riêng) chứng từ hàng tồn kho (nhập riêng, xuất riêng). Chứng từ TSCĐ (tăng, giảm, chứng từ phân bổ khấu hao riêng). Chứng từ ghi sổ còn phải lập riêng cho các bút toán kết chuyển chi phí, xác định kết quả lỗ, lãi…
Cụ thể các phần hành kế toán của công ty Việt Lào như sau:
1. Kế toán TSCĐ
* Chứng từ sổ sách kế toán sử dụng:
- Hợp đồng mua TSCĐ, các chứng từ về chi phí sửa chữa, lắp đặt chạy thử, chi phí vận chuyển.
+ Biên bản