Thực trạng của sản xuất hàng tiêu dùng ở Việt Nam giai đoạn 1985 – 1999

Hiện nay , nước ta vẫn còn là một nước có nền kinh tế chậm phát triển , là một quốc gia còn nghèo và lạc hậu về khoa học kỹ thuật so với các nước phát triển trên thế giới . Để vực dậy nền kinh tế nước ta đang trong tình trạng yếu kém trở lên đứng vững và phát triển là một công việc rất khó khăn và cấp bách . Giải pháp mà Việt Nam có thể đưa ra lúc đó để “cứu” nền kinh tế đang ngày càng yếu kém là bước vào thời kỳ đổi mới , thời kỳ xây dựng CNXH và phát triển nền kinh tế sản xuất hàng hoá trong nước . Vì vậy , việc phát triển sản xuất hàng tiêu dùng không chỉ có ý nghĩa trước mắt mà còn có ý nghĩa cơ bản và lâu dàI vì nhằm đáp ứng về nhu cầu những sản phẩm thiết yếu và các laọi sản phẩm thông thường trong đời sống của nhân dân như : ăn , ở , đi lại , học hành … Khi nhu cầu của con người ngày càng được nâng cao thì đòi hỏi xã hội cũng phải đáp ứng những nhu cầu chính đáng đó . Ngược lại , xã hội càng văn minh , càng hiện đại , trình độ phát triển văn hoá kinh tế ngya càng cao thì xu hướng tiêu dùng ngày càng văn minh , con người có chung tâm lý là thích dung hàng có chất lượng cao , hợp thị hiếu . Chính mối quan hệ tác động qua lạI giữa nhu cầu ( có khả năng thanh toán ) và trình độ phát triển kinh tế đã tạo đà cho nền sản xuất hành hoá nói chung , sản xuất hàng tiêu dùng nói riêng ra đời và phát triển mạnh mẽ qua các giai đoạn . Trong gia đoạn cả nước cùng xây dựng CNXH , chương trình sản xuất hàng tiêu dùng đặt ra được coi là cốt lõi nhằm ổn định và phát triển kinh tế – xã hội , tạo cơ hội đẩy mạnh công ngiệp hoá đất nước . Sản xuất hàng tiêu dùng để góp phần ổn định thị trường , giá cả để cân đối tiền hàng trong kinh tế nói chung và cân đối hàng hoá nói riêng . Mặt khác , sản xuất hàng tiêu dùng cũng nhằm cân đối sự chênh lệch giữa cung và cầu trên thị trường từ đó thúc đẩy kinh tế hàng hoá phát triển mạnh mẽ hơn . Việc sản xuất hàng tiêu dùng trong gia đoạn 1985 – 1995 đã đặt cho nền kinh tế Việt Nam một nền móng vững chắc , toạ đà cho sự phát triển kinh tế – xã hội . Tuy còn nhiều hạn chế song chúng ta không thể phủ nhận ssược những thành công rực rỡ mà ở giai đoạn này Việt Nam đã đạt được . Em xây dựng đề tài này nhằm có những nhìn nhận đúng đắn hơn thực trạng của vấn đề sản xuất hàng tiêu dùng ở Việt Nam giai đoạn 1985 – 1995 . Để từ đó rút ra kinh nghiệm , bàI học cho xu hướng phát triển sản xuất hàng tiêu dùng trong tương lai gần . Đối tượng ngiên cứu là “ sản xuất hàng hoá” trong phạm vi : sản xuất hàng tiêu dùng ở Việt Nam giai đoạn 1985- 1995 . Tiểu luận được xây dựng theo phương pháp diễn dịch .

doc20 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2600 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng của sản xuất hàng tiêu dùng ở Việt Nam giai đoạn 1985 – 1999, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn liên quan