Thực trạng đầu tư nước ngoài vào thị trường bất động sản Việt Nam

Trong thời gian gần đây, báo chí và các phương tiện truyền thông thường xuyên nhắc đến những cụm từ như “bong bóng bất động sản” và những đợt “sốt giá”, “đóng băng” nhằm ám chỉ sự bất ổn trên thị trường bất động sản Việt Nam. Nhưng đồng thời, người ta cũng lại nói đến thị trường này như một nguồn thu hút đầu tư nước ngoàiquan trọng của đất nước. Mong muốn giải đáp mâu thuẫn đó là lí do đầu tiên khiến chúng tôi thực hiện nghiên cứu về vấn đề đầu tư trực tiếp nước ngoài vào thị trường bất động sản tại Việt Nam. Thị trường bất động sản là một trong những thị trường có ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế ở các nước phát triển. Ở Việt Nam, vì nhiều lí do mà trong một thời gian dài thị trường ngưng trệ hoặc phát triển nhưng không đáng kể. Chỉ khoảng 20 năm trở lại đây, dưới tác động của công cuộc mở cửa nền kinh tế, theo đó là sự gia nhập của các nhà đầu tư nước ngoài, thị trường bất động sản mới hoạt động đúng bản chất thị trường với cung, cầu, giá cả khách quan, và hệ thống luật pháp chuyên biệt điều tiết. Đến nay, thị trường bất động sản đã phát triển thành một thị trường nhạy cảm và có những ảnh hưởng nhất định đến các thị trường khác, đặc biệt là thị trường vàng, ngoại hối và chứng khoán, từ đó lan truyền tác động đến toàn nền kinh tế. Do vậy, một nghiên cứu về tình hình hoạt động của thị trường, các luồng vốn đầu tư trong hiện tại và tương lai vào thị trường này là cần thiết.

pdf66 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2049 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thực trạng đầu tư nước ngoài vào thị trường bất động sản Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề tài tham dự cuộc thi Sinh viên nghiên cứu khoa học năm 2008 Thực trạng đầu tư nước ngoài vào thị trường bất động sản Việt Nam 1 LỜI NÓI ĐẦU Trong thời gian gần đây, báo chí và các phương tiện truyền thông thường xuyên nhắc đến những cụm từ như “bong bóng bất động sản” và những đợt “sốt giá”, “đóng băng” …nhằm ám chỉ sự bất ổn trên thị trường bất động sản Việt Nam. Nhưng đồng thời, người ta cũng lại nói đến thị trường này như một nguồn thu hút đầu tư nước ngoàiquan trọng của đất nước. Mong muốn giải đáp mâu thuẫn đó là lí do đầu tiên khiến chúng tôi thực hiện nghiên cứu về vấn đề đầu tư trực tiếp nước ngoài vào thị trường bất động sản tại Việt Nam. Thị trường bất động sản là một trong những thị trường có ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế ở các nước phát triển. Ở Việt Nam, vì nhiều lí do mà trong một thời gian dài thị trường ngưng trệ hoặc phát triển nhưng không đáng kể. Chỉ khoảng 20 năm trở lại đây, dưới tác động của công cuộc mở cửa nền kinh tế, theo đó là sự gia nhập của các nhà đầu tư nước ngoài, thị trường bất động sản mới hoạt động đúng bản chất thị trường với cung, cầu, giá cả khách quan, và hệ thống luật pháp chuyên biệt điều tiết. Đến nay, thị trường bất động sản đã phát triển thành một thị trường nhạy cảm và có những ảnh hưởng nhất định đến các thị trường khác, đặc biệt là thị trường vàng, ngoại hối và chứng khoán, từ đó lan truyền tác động đến toàn nền kinh tế. Do vậy, một nghiên cứu về tình hình hoạt động của thị trường, các luồng vốn đầu tư trong hiện tại và tương lai vào thị trường này là cần thiết. Nghiên cứu của chúng tôi gồm ba chương: Phần 1: TỔNG QUAN VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN VIỆT NAM. Phần 2: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN VIỆT NAM. Phần 3: XU HƯỚNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN VIỆT NAM. Thực tế nghiên cứu vào dòng vốn trực tiếp nước ngoài dẫn vào thị trường bất động sản đã cho chúng tôi những hiểu biết rất giá trị. Người đọc có thể dễ dàng tìm thấy trong bài nghiên cứu này câu trả lời cho những câu hỏi mà trước đây tưởng như đã có câu trả lời nhưng vẫn còn mơ hồ. Đâu là nguyên nhân khiến thị trường bất động sản 2 có những thăng trầm trong suốt thời gian qua? Các nhà đầu tư nước ngoài nhìn thấy gì ở thị trường Việt Nam và họ đã đầu tư như thế nào? Những nhà đầu tư nước ngoài khác chưa có mặt có thể nhìn thấy tiềm năng gì? Về phía Chính phủ, chúng tôi hi vọng những yếu kém còn tồn tại của thị trường được đề cập sẽ là tài liệu tham khảo trong quá trình đề ra những biện pháp tối ưu để phát triển hơn nữa luồng vốn đầu tư nước ngoài vào thị trường bất động sản nói riêng và nền kinh tế nói chung. Chúng tôi không kiến nghị các giải pháp trong nghiên cứu này. Theo quan điểm của chúng tôi, các giải pháp để gia tăng hay luồng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là những giải pháp vĩ mô, cần có sự tương tác với các giải pháp phát triển các thị trường khác và với chính sách phát triển của đất nước. Hơn nữa, việc gia tăng hay hạn chế luồng vốn đầu tư nước ngoài phụ thuộc vào tác động tích cực hay tiêu cực của nó đến nền kinh tế từng thời kì. Chúng tôi chưa có khả năng và thời gian để dự đoán cũng như phân tích được tác động giữa các thị trường nên việc đưa ra các giải pháp là không có ý nghĩa. Tuy nhiên, chúng tôi cũng đưa ra một số dự báo dựa trên việc phân tích thực trạng đầu tư nước ngoài vào thị trường bất động sản Việt Nam. Trong quá trình nghiên cứu, không thể tránh khỏi những sơ suất, rất mong được sự đóng góp của chuyên gia và bạn đọc. Nhóm nghiên cứu xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 29 tháng 7 năm 2007 NHÓM NGHIÊN CỨU 3 CHƢƠNG I TỔNG QUAN VỀ ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI VÀO THỊ TRƢỜNG BẤT ĐỘNG SẢN VIỆT NAM I. Tổng quan về đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài 1. Khái niệm đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài Theo Luật đầu tư 2005 của Việt Nam không có khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) mà chỉ có khái niệm về đầu tư, đầu tư trực tiếp, đầu tư nước ngoài, đầu tư ra nước ngoài. Nhưng có thể gộp các khái niệm trên lại và có thể hiểu là: Đầu tư trực tiếp nước ngoài là hoạt động đầu tư của các chủ đầu tư nước ngoài được thực hiện nhằm đạt được những lợi ích lâu dài trong một doanh nghiệp hoạt động trên lãnh thổ của một nền kinh tế khác nền kinh tế của nước chủ đầu tư. Những lợi ích lâu dài là việc thiết lập các mối quan hệ kinh tế lâu dài giữa chủ đầu tư với một doanh nghiệp nhận đầu tư và mang lại khả năng tạo ảnh hưởng đối với việc quản lý doanh nghiệp đó. FDI bao gồm các giao dịch ban đầu và toàn bộ những giao dịch tiếp theo giữa các công ty mẹ và công ty con cũng như giữa các công ty con cho dù có tư cách pháp nhân hay không. 2. Các hình thức đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài  Theo Luật Đầu tư 2005 phân chia các hình thức đầu tư trực tiếp: 1. Thành lập tổ chức kinh tế 100% vốn của nhà đầu tư trong nước hoặc 100% vốn của nhà đầu tư nước ngoài. 2. Thành lập tổ chức kinh tế liên doanh giữa các nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài. 3. Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC, hợp đồng BOT, hợp đồng BTO, hợp đồng BT. 4. Đầu tư phát triển kinh doanh. 5. Mua cổ phần hoặc góp vốn để tham gia quản lý hoạt động đầu tư. 6. Đầu tư thực hiện việc sáp nhập và mua lại doanh nghiệp. 7. Các hình thức đầu tư trực tiếp khác. 4  Theo hình thức thâm nhập 1. Đầu tư mới là hoạt động đầu tư trực tiếp vào các cơ sở sản xuất kinh doanh hoàn toàn mới ở nước ngoài, hoặc mở rộng một cơ sở sản xuất kinh doanh đã tồn tại. 2. Mua lại và sáp nhập qua biên giới là một hình thức FDI liên quan đến việc mua lại hoặc hợp nhất một doanh nghiệp nước ngoài đang hoạt động. 3. Khái quát tình hình đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài tại Việt Nam từ năm 1988 đến nay Cùng với công cuộc Đổi mới nền kinh tế gắn liền với chính sách mở cửa, quan điểm của Chính phủ về đầu tư nước ngoài có nhiều thay đổi tích cực. Bắt đầu từ Luật đầu tư nước ngoài 1987, qua bốn lần sửa đổi bổ sung, cùng với các văn bản dưới Luật, môi trường luật pháp Việt Nam được cộng đồng quốc tế đánh giá là khá thông thoáng, hấp dẫn, về cơ bản phù hợp với thông lệ quốc tế. Năm 2005, việc Chính phủ ban hành Luật Đầu tư (thay thế Luật Đầu tư nước ngoài và Luật Khuyến khích đầu tư trong nước) đã tạo sự thống nhất trong hệ thống pháp luật về đầu tư và tạo "một sân chơi" bình đẳng, không phân biệt đối xử giữa các nhà đầu tư; đơn giản hoá thủ tục đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn đầu tư; đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế. Khuôn khổ pháp lý từng bước được hoàn thiện là động lực góp phần đưa lại kết quả đáng khích lệ của hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam và khẳng định vai trò quan trọng của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài trong sự nghiệp công nghiệp hóa-hiện đại hoá đất nước ta. Có thể khái quát tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam giai đoạn 1988-nay như sau:  Số dự án được cấp phép đầu tư Tính đến cuối năm 2007, cả nước có hơn 9.500 dự án đầu tư nước ngoài được cấp phép đầu tư với tổng vốn đăng ký khoảng 98 tỷ USD (kể cả vốn tăng thêm). Trừ các dự án đã hết thời hạn hoạt động và giải thể trước thời hạn, hiện có 8.590 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 83,1 tỷ USD.(Nguồn:VOV)  Quy mô dự án 5 Qua các thời kỳ, quy mô dự án đầu tư nước ngoài có sự biến động thể hiện khả năng tài chính cũng như sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài đối với môi trường đầu tư Việt Nam. Quy mô vốn đầu tư bình quân của một dự án đầu tư nước ngoài tăng dần qua các giai đoạn, tuy có “trầm lắng” trong vài năm sau khủng hoảng tài chính khu vực 1997. Thời kỳ 1988-1990 quy mô vốn đầu tư đăng ký bình quân đạt 7,5 triệu USD/dự án/năm. Từ mức quy mô vốn đăng ký bình quân của một dự án đạt 11,6 triệu USD trong giai đoạn 1991-1995 đã tăng lên 12,3 triệu USD/dự án trong 5 năm 1996-2000. Điều này thể hiện số lượng các dự án quy mô lớn được cấp phép trong giai đoạn 1996-2000 nhiều hơn trong 5 năm trước. Tuy nhiên, quy mô vốn đăng ký trên giảm xuống 3,4 triệu USD/dự án trong thời kỳ 2001-2005. Điều này cho thấy đa phần các dự án cấp mới trong giai đoạn 2001-2005 thuộc dự án có quy mô vừa và nhỏ. Trong 2 năm 2006 và 2007, quy mô vốn đầu tư trung bình của một dự án đều ở mức 14,4 triệu USD, cho thấy số dự án có quy mô lớn đã tăng lên so với thời kỳ trước, thể hiện qua sự quan tâm của một số tập đoàn đa quốc gia đầu tư vào một số dự án lớn (Intel, Panasonic, Honhai, Compal, Piaggio....). (Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài- Bộ Kế hoạch và Đầu tư)  Cơ cấu vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tập trung nhiều nhất trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng trong khi đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu vực nông nghiệp thấp và có xu hướng giảm dần. Tỉ trọng đầu tư trực tiếp nước ngoài theo ngành được thể hiện cụ thể trong bảng sau: Bảng 1.1: Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài theo ngành 1988-2007 (Tính tới ngày 22/12/2007 – chỉ tính các dự án còn hiệu lực) STT Chuyên ngành Số dự án Vốn đầu tƣ Vốn điều lệ ĐT thực hiện I Công nghiệp và xây dựng 67.01% 60.44% 58.85% 68.57% CN Dầu khí 0.46% 4.59% 6.54% 17.61% CN nhẹ 29.62% 15.93% 16.56% 12.45% CN nặng 28.03% 28.73% 25.90% 24.11% CN thực phẩm 3.59% 4.28% 4.51% 7.04% Xây dựng 5.31% 6.90% 5.34% 7.35% 6 II Nông nghiệp, Thực phẩm 10.70% 5.24% 5.89% 6.91% Nông- Lâm nghiệp 9.21% 4.71% 5.20% 6.34% Thủy sản 1.49% 0.53% 0.69% 0.58% III Dịch vụ 22.29% 34.32% 35.26% 24.52% Dịch vụ 11.12% 2.53% 2.64% 1.31% GTVT- Bưu điện 2.43% 5.08% 7.75% 2.47% Khách sạn- Du lịch 2.61% 7.21% 7.16% 8.21% Tài chính- Ngân hàng 0.77% 1.08% 2.37% 2.45% Văn hóa-Y tế- Giáo dục 3.13% 1.47% 1.60% 1.26% XD Khu đô thị mới 0.10% 4.09% 2.63% 0.38% XD Văn phòng- Căn hộ 1.77% 11.07% 9.67% 6.47% XD Hạ tầng KCN-KCX 0.35% 1.78% 1.44% 1.97% Tổng số 100.00% 100.00% 100.00% 100.00% Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam, là khu vực có tốc độ phát triển năng động nhất, góp phần cải thiện tình hình kinh tế xã hội Việt Nam trong những năm đổi mới. Về mặt kinh tế, Đầu tư trực tiếp nước ngoài là nguồn vốn bổ sung quan trọng cho vốn đầu tư; góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động, nâng cao năng lực sản xuất công nghiệp, chuyển giao công nghệ. Đồng thời, Đầu tư trực tiếp nước ngoài có tác động lan tỏa đến các thành phần kinh tế khác trong nền kinh tế. Về mặt xã hội, đầu tư trực tiếp nước ngoài tạo việc làm, cải thiện nguồn nhân lực và góp phần mở rộng quan hệ đối ngoại, chủ động hội nhập kinh tế với khu vực và thế giới. II. Tổng quan về bất động sản và thị trƣờng bất động sản 1. Khái niệm bất động sản và thị trƣờng bất động sản  Bất động sản Điều 174 Bộ Luật Dân sự Việt Nam 2005 đã quy định rõ, bất động sản (BĐS) là các tài sản gồm: 7 a) Đất đai; b) Nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai, kể cả các tài sản gắn liền với nhà, công trình xây dựng đó; c) Các tài sản khác gắn liền với đất đai; d) Các tài sản khác do pháp luật quy định.  Thị trường bất động sản Hiện nay có rất nhiều quan niệm khác nhau về thị trường BĐS, dưới góc độ của một đề tài khoa học, sau khi tổng hợp các kết quả nghiên cứu, chúng tôi đề xuất một số khái niệm về thị trường BĐS như sau: Thị trường BĐS là quá trình giao dịch hàng hoá BĐS giữa các bên có liên quan. Là “nơi” diễn ra các hoạt động mua bán, chuyển nhượng, cho thuê, thế chấp và các dịch vụ có liên quan như trung gian, môi giới, tư vấn... giữa các chủ thể trên thị trường mà ở đó vai trò quản lý nhà nước có tác động quyết định đến sự thúc đẩy phát triển hay kìm hãm hoạt động kinh doanh trên thị trường BĐS. Có hai loại đầu tư vào thị trường BĐS: - Đầu tư phát triển BĐS: Tức là mua đất, mua quyền sử dụng đất, thiết kế xây dựng rồi đem bán trên thị trường. Hình thức này phổ biến và đem lại lợi nhuận cao. - Đầu tư kinh doanh BĐS: Là mua BĐS đã hoàn chỉnh rồi đem cho thuê hoặc bán lại, phù hợp với các nhà đầu tư nhỏ lẻ trong nội bộ quốc gia và thiếu tính chuyên nghiệp. 2. Phân loại thị trƣờng bất động sản Có nhiều cách phân loại thị trường bất khác nhau. Nếu căn cứ vào khu vực có BĐS, có thể chia thành: thị trường BĐS đô thị, thị trường BĐS nông thôn và thị trường BĐS giáp ranh. Nếu căn cứ vào hoạt động trên thị trường, có thể chia thành: thị trường mua bán chuyển nhượng BĐS, thị trường đấu giá quyền sử dụng, thị trường cho thuê, thị trường thế chấp và bảo hiểm BĐS, thị trường dịch vụ BĐS. Trong bài nghiên cứu của chúng tôi, chúng tôi sẽ tập trung nghiên cứu thị trường BĐS dựa trên công dụng của BĐS là chủ yếu. Tuy nhiên, vì chúng tôi nghiên cứu tập trung chủ yếu vào tính chất thương mại của BĐS nên các thị trường BĐS mang tính phi thương mại sẽ không được đề cập đến ví dụ như các công trình công cộng hoặc BĐS phi 8 vật thể. Cụ thể, chúng tôi sẽ tập trung nghiên cứu thị trường công trình thương nghiệp, thị trường công trình công nghiệp và thị trường nhà ở. Căn cứ theo công dụng của BĐS, thị trường BĐS chia thành: 3. Quá trình phát triển của thị trƣờng bất động sản Việt Nam Tính đến thời điểm này, theo nhận định của một số chuyên gia, thi trường bất động sản Việt Nam đã trải qua 6 giai đoạn chính. Điều này được thể hiện rất rõ trong sơ đồ dưới đây: Biểu đồ 1.1.: Quá trình phát triển của thị trường bất động sản Việt Nam Đất nông nghiệp và phi nông nghiệp Thị trường Đất đai Trụ sở, văn phòng, khách sạn, trung tâm thương mại, cửa hàng...; Công trình giao thông, thuỷ lợi, y tế, văn hoá... Thị trường công trình thương nghiệp và công trình công cộng Nhà ở đô thị và nông thôn Thị trường Nhà ở Nhà xưởng, mặt bằng sản xuất, KCN, KCX... Thị trường công trình công nghiệp Hàng hoá BĐS là các BĐS phi vật thể được coi như tài nguyên khai thác được (kinh doanh du lịch, v.v..) như di sản văn hoá, di tích lịch sử, v.v.. Thị trường công trình đặc biệt 9 Nguồn: Nhóm sinh viên tự tổng hợp 3.1. GIAI ĐOẠN 1: Giai đoạn phát triển tự phát trước năm 1993. Trước năm 1993, thị trường BĐS Việt Nam có thể coi như chưa hình thành. Phải mất rất nhiều thời gian trong tiến trình đổi mới Việt Nam mới có thể nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của thị trường BĐS. Trước năm 1988, thị trường BĐS Việt Nam hoạt động nhỏ lẻ và chưa có luật pháp quy định rõ ràng Giai đoạn này, các tổ chức hoặc cá nhân được Nhà nước giao đất chỉ có quyền được sử dụng, mọi hình thức buôn bán, chuyển nhượng đều bị cấm. Nhưng trong thực tế điều này vẫn diễn ra dưới hình thức mua bán nhà mà có khi trên mảnh đất ấy không có một căn nhà nào. Đây là thời kỳ thị trường BĐS chưa hình thành trên qui mô lớn và trong điều kiện luật lệ chưa rõ ràng ấy, nhiều người đã vận dụng những kẽ hở trong các quyết định về đất đai của Nhà nước để kiếm lợi. Sau khi Luật Đất đai 1988 được ban hành, thị trường BĐS Việt Nam bắt đầu phát triển tự phát. Điểm đột phá trong Luật này chính là chính sách giao đất cho hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất để sử dụng ổn định lâu dài. Tuy nhiên, sau 2 năm thi hành, thực tế đã cho thấy khung pháp lý của Luật Đất đai không chứa nổi nhu cầu phát triển của nền kinh tế, vì vậy dẫn đến hiện tượng phát triển tự phát của thị trường BĐS. Ngay trong các thủ tục hành Phát triển tự phát Bùng phát sơ khởi Suy giảm Bùng phát sôi động Ngưng trệ Phục hồi & phát triển Trước 1993 1993- 96 1997- 98 1999 - 2003 2004- 06 2007- nay 10 chính, bên cạnh một số giấy chủ quyền nhà, đất như bằng khoán điền thổ, văn tự đoạn mãi... được kế thừa của chế độ cũ thì do pháp luật quản lý, nhiều địa phương đã tự đưa ra thêm các loại giấy chủ quyền như: quyết định cấp nhà, quyết định cấp đất, văn tự mua bán nhà... Tất cả những loại giấy này gọi chung là giấy chủ quyền “trắng”. 3.2. GIAI ĐOẠN 2: Giai đoạn bùng phát sơ khởi từ đầu những năm 1993 đến 1996, gắn liền với việc ban hành các chính sách về đất đai và nhà ở Có nhiều ý kiến cho rằng đây là “cơn sốt” đất đầu tiên của thị trường BĐS Việt Nam. Sở dĩ có thể nói như vậy là do năm 1994, giá BĐS phi mã gấp mấy lần. Tuy nhiên, đây chỉ mới là giai đoạn phát triển bước đầu của thị trường BĐS chưa thể coi là một cơn sốt thực sự. Những tác động chính dẫn đến sự phát triển này phải kể đến: Thứ nhất, sự ra đời của Luật Đất đai năm 1993 bổ sung sửa đổi cho Luật Đất đai năm 1988. Các điểm mới của Luật 1993 đã tạo điều kiện phát triển thị trường BĐS trong đó phải đặc biệt kể đến 2 nội dung đổi mới cơ bản: Một là người sử dụng đất nông nghiệp, đất ở được Nhà nước giao cho 5 quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, thế chấp, cho thuê đối với quyền sử dụng đất (Điều 1). Từ đó, đối tượng sử dụng đất đã đa dạng hơn không chỉ có đối tượng sử dụng đất mà còn có đối tượng thuê đất. Người dân có thêm một quyền mới là quyền “ chuyển quyền sử dụng đất đai” trừ trường hợp đất sử dụng không có giấy tờ hợp pháp, đất không được chuyển quyền sử dụng và đất đang có tranh chấp (Điều 30 Luật Đất đai 1993) Hai là đất có giá, giá đất do Nhà nước quy định để điều chỉnh mối quan hệ kinh tế giữa Nhà nước và người sử dụng đất. Như vậy, Luật Đất đai 1993 vẫn chỉ tập trung chủ yếu vào đất nông nghiệp, xem xét đất đai dưới góc độ là tư liệu sản xuất, cụ thể hoá quyền và nghĩa vụ của người sử dụng là hộ gia đình, cá nhân. Tuy nhiên, đóng góp lớn của Luật Đất đai 1993 chính là tạo ra một thị trường BĐS hợp pháp và công khai. Thứ hai, năm 1992 cũng là thời điểm thu hút các nguồn lực đầu tư nước ngoài. Đầu tư vào Việt Nam tăng khiến thị trường BĐS trở nên sôi động hơn. Đặc biệt là sau khi Mỹ bãi bỏ cấm vận Việt Nam năm 1995, một số hãng lớn của Mỹ đã ngay lập tức quay trở lại Việt Nam thực hiện đầu tư như Ford Motor, hãng nhựa đường Caltex, Công ty Bảo hiểm AIA ... Mặt khác, sau khi bãi bỏ cấm vận kinh tế và bình thường hoá quan hệ mọi 11 mặt với Việt Nam, đầu tư của Mỹ vào Việt Nam tăng nhanh, cạnh tranh đầu tư với Mỹ của Singapore và các nhà đầu tư đang hoạt động tại Việt Nam trở nên rất quyết liệt. Điều này đã giúp lượng vốn đầu tư đổ vào Việt Nam tăng tuy còn chưa cao. Bên cạnh đó, luồng vốn đổ về từ các nước Đông Âu từ xuất khẩu lao động cũng tăng góp phần làm bùng phát thị trường BĐS. Thứ ba, nền kinh tế bắt đầu tăng trưởng với tốc độ cao. Tăng trưởng GDP đạt đỉnh cao đặc biệt trong năm 1995 (9.5%) và 1996 (9.3%) khiến nhu cầu về nhà đất tăng lên, thúc đẩy sự bùng phát của thị trường BĐS. Cuối cùng, lạm phát giai đoạn này vẫn còn ở mức cao, đặc biệt trong năm 1994, lạm phát 14.4%, năm 1995 là 13.4% khiến các nguồn tiền nhãn rỗi trong nền kinh tế, đặc biệt là trong dân cư được dồn để kinh doanh BĐS gây rối loạn thị trường này, đẩy giá BĐS tăng hàng chục lần. Do vậy giá thuê mặt bằng để sản xuất, thuê cửa hàng để kinh doanh cũng tăng lên tương ứng. Chính những nguyên nhân trên đã làm bùng phát thị trường BĐS. Cơn sốt nhà đất được bắt đầu từ các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM sau đó lan rộng ra hầu khắp các tỉnh và thành phố trong cả nước. Lượng hàng hoá BĐS tham gia giao dịch trong giai đoạn này tăng bình quân gấp 7-10 lần so với các năm trước. Một phần các BĐS tham gia giao dịch nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng nhà ở và kinh doanh dịch vụ đang tăng cao sau khi Luật Đất đai 1993 ra đời, một phần không nhỏ các BĐS giao dịch nhằm mục đích đầu cơ chờ tăng giá. Biểu đồ 1.2: Số lƣợng căn hộ cho thuê, còn trống và tỉ lệ sử dụng bất động sản tại TP.HCM 12 Nguồn: CBRE Biểu đồ trên biểu thị số lượng không gian trống, được thuê và tỉ lê thuê văn phòng tại TP.HCM. Nhìn vào biểu đồ này ta có thể thấy rằng mặc dù lượng cung về văn phòng những năm 1993, 1994 không cao nhưng tỉ lệ văn phòng được thuê những năm này đạt mức 100%. Điều này cũng cho thấy giá thuê văn phòng giai đoạn này sẽ cao hơn giai đoạn trước do nhu cầu g