Thực trạng hạch toán chi phí (chi phí sản xuất) và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cao su Sao Vàng

Kết cấu của Chuyên đề gồm 3 phần: Phần I. Lý luận chung về hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất. Phần II. Thực trạng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cao Su Sao Vàng. Phần III. Một số nhận xét và ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác tổ chức hạch toán kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cao Su Sao Vàng. Phần I: Những vấn đề lý luận chung về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất 1. Sự cần thiết của công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong nền kinh tế thị trường. 1.1 ý nghĩa công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong nền kinh tế thị trường: Hiện nay nền kinh tế nước ta đang phát triển theo nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước, một nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần chịu sự tác động gắt gao của các quy luật kinh tế: cung - cầu, giá trị, cạnh tranh…Vì vậy doanh nghiệp muốn tạo được chỗ đứng vững chắc trên thị trường cần phải đạt được hai yêu cầu cho sản xuất sản phẩm chất lượng cao, có giá thành hạ. Để tính toán chính xác giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp phải chú trọng làm tốt công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. * Đối với doanh nghiệp: Trong nền kinh tế bao cấp trước đây, mọi hoạt động sản xuất kinh doanh đều được thực hiện theo kế hoạch của Nhà nước từ khâu mua nguyên vật liệu, tài sản đến khâu tiêu thụ thông qua hàng loạt chỉ tiêu pháp lệnh với hệ thống giá cả cứng nhắc, áp đặt, do đó dẫn đến tình trạng công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm chỉ quan tâm tới việc điều chỉnh chi phí giá thành theo kế hoạch để được khen thưởng. Trong nền kinh tế hiện nay, làm tốt công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm sẽ giúp cho doanh nghiệp nhìn nhận đúng thực trạng, quá trình sản xuất, quản lý cung cấp các thông tin cần thiết một cách kịp thời, chính xác cho bộ máy l•nh đạo để doanh nghiệp có chiến lược sách lược và các biện pháp phù hợp nhằm tiết kiệm tối đa các chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp sử dụng vốn có hiệu quả đảm bảo tính chủ động trong sản xuất kinh doanh, chủ động về tài chính. *Về phía nhà nước: Làm tốt công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sẽ giúp Nhà nước có cái nhìn tổng thể, toàn diện đối với sự phát triển của nền kinh tế từ đó đưa ra đường lối chính sách phù hợp để phát triển các doanh nghiệp làm ăn thực sự có hiệu quả, giải thể hạn chế thu hẹp quy mô các doanh nghiệp thu lỗ triền miên không có khả năng khắc phục nhằm đảm bảo cho sự phát triển không ngừng của nền kinh tế. Mặt khác công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lợi tức mà Nhà nước thu được từ các doanh nghiệp. Vì vậy, trước kia đối với các doanh nghiệp quan tâm tới điều chỉnh số liệu có l•i giả, lỗ thật để có thưởng thì hiện nay lại xuất hiện tình trạng doanh nghiệp hạch toán sai chi phí để có lỗ giả l•i thật một cách hợp lý để giảm mức thuế lợi tức phải đóng góp cho ngân sách. Do đó, Nhà nước phải chú trọng hơn nữa đến công tác này. Hiện nay trong nền kinh tế thị trường, mối quan hệ giữa doanh nghiệp với các tổ chức kinh tế ngày càng được mở rộng. Các tổ chức kinh tế này bao gồm: ngân hàng, nhà cung cấp, người mua, bên đối tác liên doanh (còn gọi là bên thứ ba). Khi làm ăn với doanh nghiệp bên thứ ba rất quan tâm tới tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp làm ăn tốt, có l•i nhất định sẽ chiếm được ưu tiên của ngân hàng tạo được lòng tin đối với người cung cấp, bên đối tác làm ăn. Như vậy, công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của doanh nghiệp có ảnh hưởng của bên thứ ba. Tóm lại, trong nền kinh tế thị trường công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong mỗi doanh nghiệp là hết sức quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp tới quyền lợi của doanh nghiệp và các bên liên quan. Để làm tốt công tác này doanh nghiệp cần phải tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo đúng chế độ Nhà nước, phù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp. 1.2 Vai trò của kế toán trong việc quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm: Quá trình sản xuất là quá trình các doanh nghiệp phải bỏ ra các chi phí về lao động sống và lao động vật hoá. Để quản lý quá trình sản xuất kinh doanh thì doanh nghiệp phải quan tâm tới các chi phí tiêu hao trong kỳ. Trong quản lý kinh tế người ta sử dụng nhiều công cụ khác nhau như thống kê, phân tích các hoạt động kinh tế nhưng trong đó kế toán được coi công cụ quản lý quan trọng nhất với chức năng ghi chép tính toán phản ánh giám sát thường xuyên có sự biến động của vật tư tiền vốn bằng thước đo giá trị, hiện vật. Kế toán cung cấp các tài liệu cần thiết về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, đáp ứng yêu cầu quản lý đối với lĩnh vực đó. Chính vì vậy, kế toán là một công cụ quản lý quan trọng trong quản lý kinh tế nói chung và quản lý sản xuất tính giá thành nói riêng. 1.3 Nhiệm vụ của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm: Kế toán nói chung và kế toán chi phí sản xuất tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp nói riêng có vai trò rất quan trọng. Nó phải được tiến hành một cách hợp lý khoa học, đảm bảo theo dõi phản ánh chính xác kịp thời các thông tin cần thiết của quá trình sản xuất kinh doanh phục vụ cho công tác quản lý. Để thực hiện được vai trò đó kế toán phải thực hiện tốt các nhiệm vụ sau: - Xác định đúng đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất, đối tính giá thành - Tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất theo đúng đối tượng và xác định phương pháp kế toán thích hợp. - Tính toán chính xác sản phẩm làm dở cuối kỳ. - Thực hiện tính giá thành sản phẩm kịp thời chính xác theo đúng đối tượng tính giá thành đ• xác định với phương pháp tính giá thành hợp lý. - Thực hiện phân tích tình hình định mức dự toán chi phí sản xuất, tình hình thực hiện kế hoạch giá thành có kiến nghị, đề xuất cho l•nh đạo, doanh nghiệp ra các quyết định thích hợp trước mắt cũng như lâu dài với sự phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 2 Chi phí sản xuất và phương pháp hạch toán chi phí sản xuất: 2.1 Khái niệm chi phí sản xuất. Để tiến hành hoạt động sản xuất bình thường các doanh nghiệp phải có đầy đủ ba yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất đó là: đối tượng lao động, tư liệu lao động và sức lao động. Sự tham gia của các yếu tố này dẫn đến sự hình thành của các chi phí tương ứng: chi phí nguyên liệu, chi phí khấu hao (chi phí lao động vật hoá), chi phí tiền công trả cho người lao động (chi phí lao động sống)… hay nói cách khác quá trình sản xuất cũng chính là quá trình tiêu hao hao phí lao động vật hoá và lao động sống. Như vậy, trong các doanh nghiệp sản xuất chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các hao phí về lao động sống và lao động vật hoá đ• chi ra để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ nhất định. Về mặt lượng, chi phí sản xuất phụ thuộc vào hai yếu tố: - Khối lượng lao động, tư liệu sản xuất chi ra trong một thời kỳ nhất định - Giá cả tư liệu sản xuất đ• tiêu hao trong một quá trình sản xuất và tiền công trả cho người lao động. 2.2 Phân loại chi phí sản xuất. Trong doanh nghiệp sản xuất chi phí sản xuất bao gồm nhiều loại có tính chất kinh tế cũng như mục đích công dụng khác nhau trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Do vậy công tác quản lý, công tác kế toán đối với các loại chi phí cũng khác nhau. Để đáp ứng yêu cầu quản lý, công tác kế toán phù hợp với từng loại chi phí thì cần phân loại chi phí sản xuất kinh doanh theo những tiêu thức thích hợp. * Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung tính chất kinh tế của chi phí: Theo tiêu thức này, căn cứ vào nội dung tính chất kinh tế của chi phí để xắp xếp chi phí thành những loại chi phí khác nhau mỗi loại là một yếu tố, không phân biệt chi phí đó phát sinh ở đâu và nơi nào phải gánh chịu chi phí. Theo cách phân loại này toàn bộ chi phí về các loại đối tượng lao động là nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ. - Chi phí nguyên vật liệu: Bao gồm toàn bộ chi phí về các loại đối tượng lao động và nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ. - Chi phí nhân công: Là toàn bộ số tiền công và các khoản khác phải trả cho người lao động trực tiếp sản xuất trong doanh nghiệp. .

doc90 trang | Chia sẻ: dansaran | Lượt xem: 1910 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thực trạng hạch toán chi phí (chi phí sản xuất) và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cao su Sao Vàng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn liên quan