Thực trạng hoạt động của công ty trong thời gian qua

Tổng công ty Bảo Hiểm Việt Nam- Bảo Việt (tiền thân là Bảo Hiểm Việt Nam) được thành lập theo quyết định số 179/ CP Ngày 17/12/1964 của Chính Phủ và chính thức đI vào hoạt động ngày 15/1/1965. Ngày đầu, Bảo Việt có trụ sở chính tại Hà Nội và một chi nhánh ở Hải Phòng. Công ty hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu, bảo hiểm tàu biển, làm đại lý giám định và xét bồi thườngcho các công ty bảo hiểm nước ngoài khácvề hàng hoá xuất nhập khẩu. Sau ngày thống nhất đất nước 1975, Bảo Việt tiếp quản cơ sở vật chất kĩ thuật của một số công ty Bảo hiểm thuộc chế độ cũ như công ty Bảo hiểm và tái Bảo hiểm Miền nam Việt Nam, bắt đầu hoạt động ở một số tỉnh phía Nam. Năm 1980, Bảo Việt mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ trên khắp cả nước. Bảo Việt bắt đầu cung cấp dịch vụ bảo hiểm tai nạn hàng khách và bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới. Năm 1982, Bảo Việt triển khai thí điểm bảo hiểm cây lúa lần một bước đầu mở rộng phát triển bảo hiểm nông nghiệp ở Việt Nam. Năm 1992 thành lập công ty đại lý bảo hiểm Bavina (UK) .Ltd.co. tại vương quốc Anh. Từ 1993 Bảo Việt chú trọng công tác đầu tư tàI chính. Một loạt các biện pháp mang tính chiều sâu được thực hiện nhằm đảm bảo lựa chọn được các dự án đầu tư thích hợp, an toàn cho nguồn vốn và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Bảo Việt đ• thu được nhiều thắng lợi quan trọng từ lĩnh vực đầu tư tài chính. Năm 1996, được sự uỷ quyền của Thủ tướng Chính Phủ, Bộ tàI chính ra quyết định thành lập lại Tổng công ty Bảo hiểm Việt Nam. Bảo Việt được nhà nước xếp loại “ Doanh nghiệp nhà nước xếp hạng đặc biệt” và trở thành một trong 25 doanh nghiệp nhà nước lớn nhất Việt Nam. Cũng trong năm này, Bảo Việt đưa ra thị trường dịch vụ bảo hiểm nhân thọ lần đầu tiên tại Việt Nam. Công ty BHNT Hà Nội gắn liền với mốc triển khai BHNT.

doc19 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2263 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng hoạt động của công ty trong thời gian qua, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần I: Lịch sử hình thành và phát triển I. lịch sử hình thành Tổng công ty Bảo Hiểm Việt Nam- Bảo Việt (tiền thân là Bảo Hiểm Việt Nam) được thành lập theo quyết định số 179/ CP Ngày 17/12/1964 của Chính Phủ và chính thức đI vào hoạt động ngày 15/1/1965. Ngày đầu, Bảo Việt có trụ sở chính tại Hà Nội và một chi nhánh ở Hải Phòng. Công ty hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu, bảo hiểm tàu biển, làm đại lý giám định và xét bồi thườngcho các công ty bảo hiểm nước ngoài khácvề hàng hoá xuất nhập khẩu. Sau ngày thống nhất đất nước 1975, Bảo Việt tiếp quản cơ sở vật chất kĩ thuật của một số công ty Bảo hiểm thuộc chế độ cũ như công ty Bảo hiểm và tái Bảo hiểm Miền nam Việt Nam, bắt đầu hoạt động ở một số tỉnh phía Nam. Năm 1980, Bảo Việt mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ trên khắp cả nước. Bảo Việt bắt đầu cung cấp dịch vụ bảo hiểm tai nạn hàng khách và bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới. Năm 1982, Bảo Việt triển khai thí điểm bảo hiểm cây lúa lần một bước đầu mở rộng phát triển bảo hiểm nông nghiệp ở Việt Nam. Năm 1992 thành lập công ty đại lý bảo hiểm Bavina (UK) .Ltd.co. tại vương quốc Anh. Từ 1993 Bảo Việt chú trọng công tác đầu tư tàI chính. Một loạt các biện pháp mang tính chiều sâu được thực hiện nhằm đảm bảo lựa chọn được các dự án đầu tư thích hợp, an toàn cho nguồn vốn và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Bảo Việt đã thu được nhiều thắng lợi quan trọng từ lĩnh vực đầu tư tài chính. Năm 1996, được sự uỷ quyền của Thủ tướng Chính Phủ, Bộ tàI chính ra quyết định thành lập lại Tổng công ty Bảo hiểm Việt Nam. Bảo Việt được nhà nước xếp loại “ Doanh nghiệp nhà nước xếp hạng đặc biệt” và trở thành một trong 25 doanh nghiệp nhà nước lớn nhất Việt Nam. Cũng trong năm này, Bảo Việt đưa ra thị trường dịch vụ bảo hiểm nhân thọ lần đầu tiên tại Việt Nam. Công ty BHNT Hà Nội gắn liền với mốc triển khai BHNT. Năm 1997, Trung tâm đào tạo Bảo Việt được thành lập, đánh dấu một bước chuyển biến mới trong công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ, đại lý của Bảo Việt cũng như các đợn vị trong nghành BHVN. Năm 1999, thành lập công ty chứng khoán Bảo Việt- công ty chứng khoán đầu tiên ở Việt Nam, Bảo Việt tiếp tục đI đầu trong việc pháp triển một lĩnh vực kinh doanh mới. Năm 2000, Bảo Việt thành lập thêm 27 công ty BHNT đưa tổng số đơn vị thành viên của Bảo Việt lên 92 đơn vị đồng thời thực hiện tổ chức hoạt động hai hệ thống bảo hiểm riêng biệt gồm BHNT và Bảo hiểm phi nhân thọ. Đầu năm 2001, tiếp tục tách lập 27 công ty BHNT và 5 chi nhánh BHNT ở các tỉnh khác, nâng tổng số các đơn vị thành viên lên 124 đơn vị. Cũng trong năm này công ty đã nhận chứng chỉ ISO 9001-2000. Bảo hiểm nhân thọ Hà Nội là công ty thành viên của Tổng công ty BHNT Việt Nam phụ trách khối nhân thọ ở khu vực Hà Nội và các quận nội thành và các huyện lân cận Hà Nội. BHNT Hà Nội tên đầu tiên là công ty BHNT thành lập 22/6/1996. Hợp đồng BHNT đầu tiên vào 08/1996, đây là công ty dẫn đầu trong trong lĩnh vực kinh doanh BHNT so các công ty BHNT khác và so ngay với 61 công ty BHNT trực thuộc Bảo Việt. BHNT Hà Nội có hệ thống mạng lưới gồm 22 phòng khai thác khu vực, 90 nhóm tư vấn thuộc các phòng,1500 đại lý chuyên nghiệp và trên 1000 cộng tác viên. Ngày 01/01/2004 BHNT thực hiện hạch toán độc lập và trực thuộc Bảo Việt theo quyết định số 3368/QĐ BTC- 04/02/2003 của Bộ trưởng bộ Tài chính. Vốn điều lệ của BHNT Hà Nội là 1500 tỷ đồng. Sự ra đời của Bảo Việt Nhân thọ Hà Nội được coi như mũi tiên phong của Bảo Việt “đột phá “ thị trường BHNT Việt Nam với hai sản phẩm BHNT lần đầu tiên xuất hiện trên thị trường: + Bảo hiểm và tiết kiệm thời hạn 5 năm, 10 năm. + Bảo hiểm trẻ em. Từ khi ra đời đến nay đã được 7 năm thì 3 năm đầu, Bảo Việt Nhân thọ Hà Nội là công ty kinh doanh độc quyền BHNT trên thị trường Hà Nội (trong giai đoạn từ 1/8/1996 đến 31/12/1998 là độc quyền kinh doanh bảo hiểm nhân thọ trên toàn quốc) điều này mang lại cho Công ty những thuận lợi của vị thế độc quyền trên một thị trường đông dân cư, trình độ dân trí cao, thu nhập cao, nhưng công ty cũng vướng phải không ít khó khăn mà có lẽ khó khăn lớn nhất là hầu như dân chúng chưa từng được nghe,chưa từng được nói tới và cũng không biết một chút gì về BHNT. Nhưng hơn 3 năm sau, tức là từ cuối năm 1999 trở lại đây, khi những khó khăn ban đầu đã qua, thì công ty lại phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt của các công ty BHNT 100% vốn nước ngoài, hoặc các công ty BHNT liên doanh khác- đây là những thành viên con của các tập đoàn tài chính hùng mạnh trên thế giới, đó là công ty TNHH Prudential-công ty 100% vốn đầu tư vốn nước ngoài do tập đoàn tài chính Prudential- Anh quốc- đầu tư tại Việt Nam; công ty TNHH Bảo hiểm quốc tế Mỹ AIA- cũng là công ty 100% vốn nước ngoài do tập đoàn quốc tế Hoa Kỳ AIG đầu tư tại Việt Nam; tiếp theo đó là công ty Manulife với 100% vốn của tập đoàn Manulife- Canada; và cuối cùng là một công ty liên doanh giữa công ty Bảo HIểm Thành Phố Hồ Chí Minh với tập đoàn CMG- úc: Bảo Minh-CMG. Trong tương lai, với cơ chế mở của nhà nước ta hiện nay thì sẽ còn nhiều các công ty khác tham gia vào thị trường Bảo hiểm. II. Cơ cấu tổ chức của BHNT Hà Nội Khi mới đi vào hoạt động, tổ chức bộ máy của công ty còn đơn giản, mỗi phòng kiêm nhiệm nhiều chức năng. Trải qua một thời gian hoạt động, yêu cầu của việc hoàn thiện tổ chức bộ máy cho phù hợp với tình hình được đặt ra. Hiện nay, cơ cấu tổ chức của công ty như sau: Cơ cấu tổ chức của Công ty bảo việt nhân thọ Hà Nội. Ban giám đốc Phòng tổng hợp Phòng phát hành hợp đồng Phòng quản lý đại lý Phòng quản lý hợp đồng Phòng tàI chính kế toán Phòng phục vụ khách hàng Phòng Mar-keting Tổ Tin học 22 phòng khai thác Tổ đại lý Đại lý Theo sơ đồ này, cấp lãnh đạo của công ty trực tiếp điều hành và chịu trách nhiệm về sự tồn tại và phát triển của công ty. Với cơ cấu tổ chức này, đòi hỏi người lãnh đạo phảI có một kiến thức toàn diện và tổng hợp. Tuy nhiên cơ cấu tổ chức này có một nhược điểm là không phát huy được tính năng động của nhân viên nếu gặp phảI sự chuyên quyền, áp đặt của người lãnh đạo trong điều hành công việc. III. Chức năng và nhiệm vụ của các phòng được quy định như sau: Giám đốc: Một giám đốc công ty do hội đồng quản trị Tổng công ty bổ nhiệm, miễn nhiệm khen thưởng, kỷ luật theo đề nghị của Tổng giám đốc. Giám đốc là người đại diện pháp nhân của công ty và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc Tổng công ty và trước pháp luật về điều hành hoạt động của Công ty. Giám đốc là người có quyền điều hành cao nhất công ty. Phó giám đốc: Bảo Việt Nhân Thọ Hà Nội có 2 Phó giám đốc là người giúp Giám đốc điều hành một số lĩnh vực hoạt động của công ty theo sự phân công của Giám đốc phân công thực hiện. Các phòng ban: Các phòng ban quản lý nghiệp vụ có chức năng tham mưu, giúp việc cho giám đốc trong quản lý điều hành công việc theo quyết định số 174/BVNT/1998. Hiện tại công ty có các phòng chức năng sau: Phòng Tổng hợp: Đây là phòng thực hiện công tác tổng hợp và bao gồm các chức năng chính : + Đảm nhiệm công tác tổ chức cán bộ và lao động tiền lương. + Đảm nhiệm công tác hành chính, văn thư. + Đảm nhiệm vấn đề pháp chế của doanh nghiệp. + Thực hiện việc thi đua khen thưởng. + Thực hiện các nhiệm vụ tổng hợp. Phòng phát hành hợp đồng bảo hiểm: + Đánh giá rủi ro để chấp nhận hoặc từ chối bảo hiểm là chức năng quan trọng nhất ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh. + Phát hành hợp đồng bảo hiểm cho khách hàng. + Giám định Bảo hiểm. Phòng quản lý đại lý: Bao gồm các chức năng chính: + Tổ chức đại lý, tổ chức quản lý đội ngũ cộng tác viênkhai thác bảo hiểm. + Quản lý về vấn đề nhân sự của đại lý, về hồ sơ, bổ nhiệm, miễn nhiệm, theo rõi đánh giá. + Thực hiện công tác công tác tổ chức và phát triển đại lý, tuyển dụng cán bộ như: lập kế hoạch tuyển dụng, kế hoạch bổ sung. + Đào tạo đại lý: Mở lớp đào tạo chuyên nghành. Phòng Quản lý hợp đồng bảo hiểm: + Quản lý tình trạng hiêu lực của hợp đồng bảo hiểm như: quá trình nộp phí, thay đổi người thu phí, thay đổi điều kiện, thời gian nộp phí. + GiảI quyết yêu cầu khách hàng liên qyan đến trả tiền bảo hiểm. + Chi trả hợp đồng,. + Lưu trữ hợp đồng. Phòng Tài chính kế toán: + Chức năng hạch toán kế toán thu chi, lao động tiền lương, thuế, tài sản cố định, công nợ. + Phụ trách vấn đề tàI chính: Nghiên cứu, đề xuất chế độ tàI chính , xây dựng định mức chi tiêu theo đúng định mức cho phép. + Thực hiện công tác thống kê kế toán : Chủ yếu lập báo cáo thống kê quản lý vốn, định kỳ chuyển số liệu về công ty. Phòng dịch vụ khách hàng: Tách một spps chức năng của các phòng khác sang và bao gồm 2 chức năng chính: + Phục vụ khách hàng. + Hỗ trợ đại lý. Phòng Marketing: Tách ra từ phòng dịch vụ khách hàng và có hai chức năng chính sau: + Khảo sát, nghiên cứu thị trường. Từ đó đề xuất lên Tổng công ty để hoàn thiện sản phẩm. + Hỗ trợ các phòng khai thác. Tổ tin học: Có 2 chức năng chính sau: + Quản lý số liệu. + Lập trình các phần mềm ứng dụng. Phần ii: thực trạng hoạt động của công ty BHNT Hà Nội trong thời gian qua. Cùng với sự tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ của cả nước trong những năm gần đây, nghành Bảo hiểm Việt Nam nói chung và công ty BHNT Hà Nội nói riêng tiếp tục có những bước phát triển ổn định và vững chắc. Chúng ta sẽ phân tích sơ lược về tình hình kinh doanh của công ty BHNT Hà Nội dựa vào một số chỉ tiêu qua các năm 2000,2001,2002. Công ty bảo hiểm nhân thọ Hà Nội thành lập được 7 năm, mà chu kỳ của một hợp đồng bảo hiểm nhân thọ ít nhất là 5 năm (ngoại trừ các hợp đồng có sự cố bảo hiểm xảy ra khi chưa hết hạn hợp đồng) và có những hợp đông có thời hạn dài, nên tạm thời ta chưa xét đến chỉ tiêu lợi nhuận mà chỉ chú trọng phân tích các chỉ tiêu như doanh thu, chi phí,tình hình phát triển đại lý, tình hình khai thác. Sau đây là một số chỉ tiêu kết quả kinh doanh của công ty từ 1/1/2000 đến 31/12/2002. I. Doanh thu phí theo sản phẩm 1. Kết quả hoạt động doanh thu phí theo sản phẩmcủa công ty trong giai đoạn 2000-2002 Loại hình Đơn vị Số liệu theo các năm 2000 2001 2002 Bảo hiểm và tiết kiệm NA1,NA2,NA4,NA5 65994150105 84676224769 95934709271 An khang thịnh vượng NA7,NA8 2283200756 35141375954 An gia thịnh vượng NA10,NA11,NA12,NA13 8954932725 An sinh giáo dục NA3,NA6,NA9 45605215398 52499994524 83723933801 An hưởng hưu trí ND1,ND2 1710066500 2108877140 3152767300 An khang trường thọ NC1,NC2 638192660 611755840 879008700 Bảo hiểm sinh mạng NB1,NB2,NB3,NB4,NB5,NB6 45099100 27699600 35405700 Điều khoản riêng NR1,NR2,NR3,NR4,NR5,NR6,NR7 954098319 750417572 987832100 Tổng 114916822082 142956170201 228809965551 Nguồn: Công ty Bảo hiểm nhân thọ Hà Nội Mặc dù sản phẩm bảo hiểm nhân thọ tuy không phải là mới mẻ đối nhưng cũng không quá quen thuộc với người dân Hà nội nói riêng và Việt nam nói chung, song ta thấy kết quả hoạt động kinh doanh trong những năm qua là rất đáng kể, doanh thu năm 2001 cao hơn năm 2000 là 1,24 lần; năm 2002/2001 là 1,6 lần. Điều đó chứng tỏ thị trường bảo hiểm nhân thọ tại Hà nội còn rất tiềm năng và vẫn đang phát triển . Doanh thu phí theo sản phẩm của Công ty không ngừng tăng lên qua các năm càng khẳng định tính đúng đắn của việc triển khai các loại hình bảo hiểm nhân thọ trong toàn dân, đặc biệt là trong điều kiện kinh tế- xã hội hiện nay. Năm 2000 Công ty triển khai 7 loại hình bảo hiểm nhưng trong đó loại hình Bảo hiểm và tiết kiệm và An sinh giáo dục là thực sự thu hút khách hàng, doanh thu của hai loại hình này lần lượt chiếm 57,4% và 39,67% tỷ trọng của tổng doanh thu phí theo sản phẩm. Hai loại hình này phù hợp với tâm lý của người Việt nam hơn vì thời gian tham gia ngắn, phù hợp thị hiếu khách hàng. Năm 2001 nhìn chung doanh thu của hai loại hình Bảo hiểm và tiết kiệm và An sinh giáo dục vẫn chiếm tỷ trọng lớn (59,23%và36,7%). Cũng trong năm này xuất hiện thêm loại hình Bảo hiểm An khang thịnh vượng, mặc dù các sản phẩm này có nhiều ưu điểm, song do mới triển khai nên doanh thu chỉ chiếm tỷ trọng khiêm tốn(1,59%). Như vậy về cơ bản người dân Việt nam vẫn ưa dùng các sản phảm bảo hiểm nhân thọ ngắn hạn hơn . Cho đến năm 2002, các sản phẩm bảo hiểm và tiết kiệm(42%) và An sinh giáo dục(36%) có doanh thu vẫn chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh thu phí. Như vậy các sản phẩm Bảo hiểm và tiết kiệm và An sinh giáo dục cần tiếp tục duy trì với mức tăng trưởng như hiện nay. Riêng đối với những loại hình khác, Công ty nên có mức lãi hợp lý hơn nhằm thu hút khách hàng, tránh để cho họ có tư tưởng rằng tham gia loại hình này chỉ còn có tính chất là bỏ ống nhiều hơn. Chúng ta đều biết rằng thời hạn bảo hiểm của một hợp đồng bảo hiểm nhân thọ thường là dài, ở các nước trên thế giới chủ yếu là 10 năm, do vậy không nên để khách hàng thấy 10 năm là thời hạn quá dài và không thể tham gia được. II. Tình hình thu – chi Nghiên cứu tình hình doanh thu và chi phí của công ty ta có bảng sau: Bảng 2: Tình hình thu chi tại công ty BHNT Hà Nội Đơn vị :Triệu đồng Thu 2000 2001 2002 Thu từ phí BHNT 115000 143000 229000 Thu khác 322 454 725 Cộng 115322 143454 229725 Chi Chi hoa hồng 17250 17160 16520 Chi quản lý 8050 7855 6500 Chi trả BHNT 500 2500 55645 Chi hoạt động tài chính 212 345 554 Cộng 26012 27860 79219 Nguồn: Công ty Bảo hiểm nhân thọ Hà Nội. Nhìn lại kết quả hoạt động của công ty BHNT Hà Nội trong những năm gần đây trên các phương diện như kết quả thu-chi cho ta thấy công ty đã có sự phát tiển rất nhanh qua từng năm. Sự phát triển này được thể hiện thông qua hoạt động thu của công ty có tốc độ tăng cao. Cụ thể tổng thu năm 2000 là 15322 triệu đồng đến 2001 là 143454 triệu đồng tức là tăng lên 1,24 lần nhưng đến năm 2002 thì tổng thu đã đạt 229725 triệu đồng tức là đã tăng lên 1,99 lần so với năm 2000. Sở dĩ đạt được kết quả đó là do sự phấn đấu nỗ lực của toàn bộ công nhân viên trong công ty, sự hỗ trợ của tổng công ty và đặc biệt là sự tin tưởng của nhân dân thủ đô đối với BHNT mà cụ thể là công ty BHNT Hà Nội. Đây là dấu hiệu cho thấy tiềm năng phát triển thị trường BHNT Việt Nam mà công ty cần tiếp tục cố gắng nhằm phát triển hơn nữa đảm bảo dẫn đầu trong hệ thống các thành viên công ty Bảo Việt Nhân thọ cũng như trên thị trường BHNT Việt Nam. Trong hoạt động chi của công ty thì chủ yếu là chi cho hoạt động đáo hạn và chi hoa hồng. Việc chi hoa hồng chiếm 1 tỷ lệ lớn điều này phù hợp với thực tế khi mà ở tất cả các quận huyện đều có các phòng khai thác với lực lượng đại lý hùng hậu. Ngoài ra công ty có chính sách chi trả hoa hồng theo quyết định của bộ Tài chính phù hợp với điều kiện cạnh tranh đảm bảo quyền lợi cho lực lượng đại lý. Việc chi cho quản lý ngày càng giảm nhưng vẫn đảm bảo cho sự phát triển mạnh mẽ của công ty là dấu hiệu cho thấy sự hieẹu quả trong công tác quản lý mà công ty đã đạt được. Đây là điều rất cần thiết trong điều kiện thị trường Bảo Hiểm Việt Nam hiện nay. Nhìn lại sự chênh lệch thu-chi trong các năm qua ngày càng rõ rệt đó là dấu hiệu đáng mừng của công ty. Mặc dù đó không phải là toàn bộ lợi nhuận mà nó chỉ là một phần nhỏ trong đó. Điều này xuất phát từ đặc điểm của hoạt động kinh doanh bảo hiểm nhân thọ, đó là ngoài yếu tố rủi ro nó còn bao gồm cả yếu tố tiết kiệm. Tuy nhiên chênh lệch thu chi tăng lên cho thấy hoạt động của công ty dần đi vào ổn định và có hiệu quả. II. tình hình phát triển đại lý Đại lý đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong kinh doanh BHNT. Lực lượng đại lý quyết định trực tiếp tới số lượng hợp đồng mà công ty có được. Do mỗi công ty muốn phát triển thì việc phát triển và hoàn thiện hệ thống đại lý là điều kiện không thể thiếu. BHNT Hà Nội cũng không ngoại lệ, công ty luôn chú trọng công tác đào tạo, phát triển đội ngũ đại lý và cộng tác viên, mở thêm các phòng khai thác khu vực. Bảng 3: Tình hình phát triển đại lý tại công ty BHNT Hà Nội Đơn vị: Người Năm 2000 2001 2002 Số lượng đại lý 693 901 1210 Số lượng cộng tác viên 600 1500 Nguồn: Công ty Bảo hiểm nhân thọ Hà Nội. Năm 2000 công ty có 693 đại lý, năm 2001 công ty có tới 901 đại lý, tăng 1,3 lần. Đến 2002 số đại lý của công ty là 12100 tức tăng 1,75 lần so với năm 2000. Hàng tháng công ty luôn mở các lớp đào tạo đại lý ở trung tâm đào tạo Bảo Việt, vì vầy số lượng các đại lý không những tăng mà trình độ dại lý cũng nâng cao. Cùng với sự phát triển của hệ thống đại lý chuyên nghiệp thì công ty cũng có được một đội ngũ công tác viên đông đảo, tạo điều kiện thuận lợi cho việc khai thác và tìm kiếm khách hàng. Hiện nay công ty có 22 phòng khai thác khu vực, mở rộng phạm vi hoạt động đến tất cả các quân huyện nội và ngoại thành. Tạo điều kiện thuận lợi cho đại lý khai thác và người dân tham gia bảo hiểm. Việc phát triển lực lượng đai lý mạnh mẽ như vậy tạo điều kiện cho công ty có khả năng nâng cao trong việc khai thác cạnh tranh. Đội ngũ khai thác chyên nghiệp tăng, tổng phí bảo hiểm hàng năm đều tăng lên nhanh chóng cho thấy hướng đi đúng của doanh nghiệp. Bảng 4: Tình hình khai thác của công ty BHNT Hà Nội Năm Đơn vị 2000 2001 2002 Số hợp đồng đang có hiệu lực HĐ 65169 81378 95931 Doanh thu phí khai thác mới Đồng 54427543936 52280451000 80040002234 Hợp đồng khai thác mới HĐ 26397 23978 21330 Số hợp đồng huỷ HĐ 3545 4363 5083 Số hợp đồng bảo hiểm bình quân/ CBKT HĐ/người 94 90 79 STBH bình quân/ CBKT đ/ người 609315886 5024855549 496273128 Phí baỏ hiểm khai thác mới/ CBKT đồng 78539024 58024918 66148762 Nguồn: Công ty Bảo hiểm nhân thọ Hà Nội. Qua bảng tình hình khai thác ta thấy số hợp đồng bình quân trên 1 cán bộ khai thác giảm dần, năm 2000 là 94 hợp đồng/CBKT đến 2001 chỉ còn 90hợp đồng/CBKT tức giảm 4,25%và năm 2002 giảm so với năm 2000 là 15hợp đồng/CBKT tức 16% do 2 nguyên nhân. Do số hợp đồng khai thác mới giảm: năm 2001 giảm so với 2000 là 9,16% và năm 2002 giảm so với 2000 là 19% và nguyên nhân thứ 2 là do đội ngũ cán bộ khai thác của công ty tăng lệ giữa các năm. Thực tế số cán bộ khai thác năm 2001 tăng lên so với năm 2000 là 1,3 lần, năm 2002 tăng lên so với 2000 là 1,75 lần. Mặt khác doanh thu phí khai thác mới tăng, mặc dù phí bảo hiểm khai thác mới bình quân/CBKT giảm dần chính là do số lượng cán bộ khai thác tăng. Doanh thu phí bảo hiểm năm 2001 giảm so với năm 2000 là 2147092936 đồng tức giảm 3,94% nhưng đến năm 2002 doanh thu phí bảo hiểm mới lại tăng 27759551234 đồng tức tăng 53%. Từ thực tế này ta thấy doanh thu phí bảo hiểm mới tăng không ổn định và số hợp đồng khai thác mới bị giảm là do trên thị trường ngày có nhiều công ty BHNT xuất hiện với khả năng cạnh tranh cao. Do đó để giữ vững vị trí số một trên thị trường BHNT thì công ty cần phải có một chiến lược kinh doanh đúng đắn, công ty cần phải năng động hơn, tích cực hơn, có những đối sách kịp thời để đáp ứng tốt cho sự phát triển trong điều kiện cạnh tranh. Hà Nội vẫn là thị trường rất tiềm tàng vì đây là nơi tập trung hàng nghìn các cơ quan, bộ, ngành, đơn vị, trường học, bệnh viện của trung ương và nhiều doanh nghiệp lớn đóng trên địa bàn. Số người có thu nhập dư dật chiếm tỷ lệ cao và ngày càng tăng nhanh, họ có nhu cầu tích luỹ và đảm bảo cho tương lai.Đồng thời đây còn nơi tập trung có dịp sống, công tác, lao động và học tập ở nước ngoài, hơn nữa, lực lượng người nước ngoài sống và làm việc tại Hà Nội cũng rất lớn. Những người này đã được tiếp xúc với bảo hiểm nhân thọ và họ có sự hiểu biết về loại hình sản phẩm bảo hiểm nhân thọ này. Phần iii: Phương hướng Nhiệm vụ năm 2004 I. Đặc điểm tình hình: 1. Thuận lợi: Năm 2004, là năm đầu tiên trong lộ trình phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam đến năm 2010. Dự báo tốc độ tăng trưởng GDP của kinh tế thủ đô vẫn được duy trì ở mức cao. Với Quyết định số 3668/QĐ/BTC của Bộ Tài chính về việc thành lập Bảo Việt Nhân Thọ Việt Nam. Hoạt động BHNT của Bảo Việt sẽ có bước phát triển mới. 2. Khó khăn: Các Ngân hàng vẫn sẽ tiếp tục có nhiều hình thức huy động vốn. Lãi suất tiền gửi và giá ngoại tệ được dự báo sẽ tăng lên trong thời gian tới. Các Công ty BHNT khác cũng sẽ có những bước củng cố chất lượng dịch vụ và tăng cường sức cạnh
Luận văn liên quan