Cấu trúc hệ thống tài chính Mỹ dựa vào thị trường (market based hay security dominated financial market) với thị trường chứng khoán phát triển bậc nhất thế giới. Khối lượng tín dụng do ngân hàng cung ứng cho doanh nghiệp là rất nhỏ trong khi lượng cổ phiếu, trái phiếu mới phát hành trên thị trường tài chính của các doanh nghiệp chiếm khoảng 15-20%.
24 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 6713 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thực trạng hoạt động của hệ thống tài chính Mỹ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hệ thống tài chính Mỹ
Hệ thống tài chính Mỹ ………………………………………………………2
Khái quát hệ thống tài chính Mỹ…………………………………….2
Hệ thống tài chính Mỹ dựa vào thị trường………………………2
Mô hình giám sát hệ thống tài chính Mỹ…………………………3
Quan hệ giữa các chủ thể trong hệ thống tài chính Mỹ…………4
Sự luân chuyển vốn……………………………………………………6
1.2.1. Phương thức luân chuyển vốn……………………………………6
1.2.2. Cơ cấu,vận động vốn………………………………………………8
Thực trạng hoạt động của hệ thống tài chính Mỹ…………………………11
Thành tựu đạt được…………………………………………………..11
Điểm yếu còn tồn đọng……………………………………………….14
Các chính sách đang tiến hành và hướng đi tương lai……………..15
Tổng kết………………………………………………………………………18
Đặc điểm của hệ thống tài chính Mỹ………………………………...18
Ưu- Nhược điểm của hệ thống tài chính Mỹ………………………..18
Bài học và xu thế phát triển hoàn thiện hệ thống tài chính Mỹ……19
Liên hệ với Việt Nam ………………………………………………...20
Nguồn tài liệu và Danh sách thành viên……………………………..23
Hệ thống tài chính Mỹ
Hệ thống tài chính Mỹ
Khái quát hệ thống tài chính Mỹ
Hệ thống tài chính Mỹ dựa vào thị trường
Hệ thống tài chính Mỹ dựa vào thị trường
Cấu trúc hệ thống tài chính Mỹ dựa vào thị trường (market based hay security dominated financial market) với thị trường chứng khoán phát triển bậc nhất thế giới. Khối lượng tín dụng do ngân hàng cung ứng cho doanh nghiệp là rất nhỏ trong khi lượng cổ phiếu, trái phiếu mới phát hành trên thị trường tài chính của các doanh nghiệp chiếm khoảng 15-20%.
Vai trò của ngân hàng đối với hệ thống tài chính Mỹ
Mặc dù có hệ thống tài chính dựa vào thị trường nhưng không thể phủ nhận vai trò của hệ thống ngân hàng đối với hệ thống tài chính Mỹ.
Cục dự trữ liên bang Mỹ ( Federal Reserve System – Fed)
FED là ngân hàng trung ương của Hoa Kỳ. Theo Hội đồng thống đốc, Fed có các nhiệm vụ sau:
Thực thi chính sách tiền tệ quốc gia
Giám sát hệ thống tài chính
Duy trì sự ổn định của nền kinh tế và kiềm chế các rủi ro hệ thống có thể phát sinh trên thị trường tài chính
Cung cấp các dịch vụ tài, đóng vai trò chủ chốt trong vận hành hệ thống chi trả quốc gia
Các ngân hàng thương mại
Bảng dữ liệu trên cho chúng ta có thể thấy sự chênh lệch về quy mô tổng tài sản của các NHTM: trung bình tổng tài sản của một ngân hàng lớn ở Việt Nam chỉ gấp 15.3 lần quy mô tổng tài sản của NHTM nhỏ, thì ở Mỹ con số này lên tới 450 lần. Như vậy hệ thống ngân hàng Mỹ có sự phân hóa về quy mô tài sản là vô cùng lớn điều này dẫn đến tình trạng “Too Big, to Fall” tức những ngân hàng quá lớn thì không thể sụp đổ, như vậy hệ thống tài chính Mỹ giảm bớt tầm ảnh hưởng của những ngân hàng để giảm bớt hạn chế những vụ sụp đổ mang tính hệ thống.
Mô hình giám sát hệ thống tài chính Mỹ
Ở Mỹ, trách nhiệm giám sát tài chính được phân chia giữa Cục dự trữ Liên Bang với Ủy ban chứng khoán Nhà nước và Bảo hiểm tiền gửi liên bang
Cục dự trữ liên bang Mỹ
Cục dự trữ liên bang (FED) bề ngoài là ngân hàng của chính phủ, bao gồm Hội đồng thống đốc đóng tại thủ đô Washington được chỉ định bởi Tổng thống Hoa Kỳ, Ủy ban thị trường, 12 Ngân hàng dự trữ liên bang khu vực và các ngân hàng thành viên có sở hữu một phần ở các ngân hàng dự trữ liên bang khu vực.
Hội đồng Thống đốc của Fed là cơ quan độc lập của chính phủ liên bang. Hội đồng không nhận tài trợ của Quốc hội và bảy thành viên của Hội đồng theo cơ chế dân chủ. Thành viên của Hội đồng là độc lập và không phải chấp hành yêu cầu của hệ thống lập pháp cũng như hành pháp.
Giấy bạc do Fed phát hành là nguồn cung tiền tệ và chúng được đưa vào lưu thông qua các Ngân hàng dự trữ liên bang khu vực.
Kiểm soát cung ứng tiền tệ
Tham gia các thỏa thuận mua lại với những nhà giao dịch ưu tiền
Thực hiện giao dịch mua đứt
Thực hiện chính sách tiền tệ
Ấn định tỷ lệ chiết khấu
Quy định về tỷ lệ dự trữ
Các ngân hàng dự trữ liên bang khu vực và ngân hàng thành viên: 12 ngân hàng khu vực dự trữ liên bang khu vực được thành lập bởi Quốc hội là các chi nhánh của hệ thống ngân hàng trung ương
Bảo hiểm tiền gửi Liên bang (FDIC)
Bảo hiểm tiền gửi liên bang (FDIC) được thành lập sau khủng hoảng tài chính đầu thế kỷ XX, vào ngày 16 tháng 6 năm 1933 theo sắc lệnh của Tổng thống Franklin D.Roosevelt. Đây là cơ quan bảo hiểm tiền gửi đầu tiên trên thế giới được thành lập và đi vào hoạt động. FDIC hoạt động độc lập với Chính phủ và chịu sự kiểm soát trực tiếp của Quốc hội. Mục đích thành lập của FDIC là bảo vệ người gửi tiền trong các ngân hàng và các tổ chức nhận tiền gửi phi ngân hàng trên khắp nước Mỹ. Hiện nay, FDIC bảo hiểm tiền gửi cho khoảng 8.390 ngân hàng và tổ chức nhận tiền gửi phi ngân hàng.
Ủy ban chứng khoán Nhà nước (SEC)
SEC là một cơ quan chính phủ độc lập giữ trách nhiệm chính về việc thực hiện các luật chứng khoán liên bang và giữ kiểm soát hoàn toàn nền công nghiệp chứng khoán của Mỹ, giao dịch các quyền chọn và cổ phiếu của quốc gia, và thị trường chứng khoán khác
Ngày nay, SEC có thẩm quyền rộng lớn trong nền công nghiệp chứng khoán của Mỹ. Nó có quyền đăng ký, kiểm soát và giám sát các đại lí chuyển nhượng, cty môi giới, cơ quan thanh toán bù trừ, và thậm chí các tổ chức tự quản lí của quốc gia.
Mối quan hệ giữa các chủ thể trong hệ thống tài chính Mỹ
Mỹ là 1 trong những quốc gia điển hình được đánh giá là có hệ thống tài chính dựa vào thị trường: thị trường chứng khoán có vai trò tích cực hơn là ngân hàng trong việc tài trợ vốn và cung cấp các công cụ quản lí rủi ro cho các chủ thể kinh tế.
Chính sách của Nhà nước có ảnh hưởng nhất định đến cấu trúc của hệ thống tài chính và theo đó là tầm ảnh hưởng tương đối của hệ thống ngân hàng và thị trường chứng khoán. Mỹ đã áp dụng những chính sách, quy định hạn chế đối với hệ thống ngân hàng để thúc đẩy doanh nghiệp tìm nguồn tài trợ từ thị trường chứng khoán và theo đó thúc đẩy sự phát triển của thị trường chứng khoán.
VD như Mỹ đã áp dụng những điều luật hạn chế khả năng mở các chi nhánh của ngân hàng và điều luật Glass-Steagall (1933) hạn chế không cho phép các ngân hàng nắm giữ cổ phiếu đã khiến các công ty lớn của Mỹ phải tìm nguồn tài trợ từ thị trường tài chính và do đó góp phần làm tăng vai trò của thị trường tài chính trong hệ thống tài chính.
Thị trường chứng khoán có vai trò tích cực trong việc cung cấp các công cụ quản lí rủi ro, phù hợp với cả những giao dịch tiêu chuẩn và những giao dịch riêng biệt của các nhà đẩu tư,khuyến khích được sự hình thành các doanh nghiệp mới, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nhỏ huy động vốn mở rộng và phát triển sản xuất, tạo đà cho sự đổi mới liên tục trong toàn bộ nền kinh tế và theo đó là sự tăng trưởng,phát triển kinh tế. Thị trường chứng khoán Mỹ yêu cầu tính minh bạch cao, các bản cáo bạch luôn phải đúng, chính xác và đúng thời hạn.
Yêu cầu của thị trường chứng khoán Mỹ có nhiều cấp độ khác nhau, dành cho các công ty cổ phần có số vốn và quy mô kinh doanh khác nhau.
Ở Mỹ, các ngân hàng hoạt động trong một hệ thống quản lý ngân hàng kép (dual banking system) – nghĩa là chính quyền liên bang và tiểu liên bang đều có quyền kiểm soát đối với ngân hàng.Các cơ quan quản lý Ngân hàng tại Mỹ bao gồm: Hệ thống dự trữ liên bang, Cục quản lý tiền, Công ty bảo hiểm tiền gửi liên bang, Bộ tư pháp, Ủy banchứng khoán và Hội đồng ngân hàng bang.
Vấn đề đầu tư vốn ở Mỹ
Hoa Kỳ là quốc gia có lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đổ vào lớn nhất trên thế giới và cũng là nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất trên thế giới.Các dòng vốn đầu tư từ nước ngoài đổ vào Mỹ dường như có tốc độ tăng nhanh hơn cả tốc độ tăng trưởng của nước Mỹ và cao hơn so với tốc độ tăng đầu tư nước ngoài tại bất kỳ nơi nào khác trên thế giới là do.
Theo báo cáo của BEA, đầu tư trực tiếp trung bình từ năm 1960 đến 2013 của Mỹ là 17.525,83 USD.
Vấn đề tiết kiệm tại Mỹ
Mỹ vẫn rất chậm chạp trong việc tập trung làm giảm mức thâm hụt kép của nước mình cũng như nâng cao dần tỷ lệ tiết kiệm. Ông Greenspan, người được coi là nhà điều hành thành công nhất nền kinh tế Mỹ với 18 năm tại nhiệm vị trí Thống đốc Ngân hàng Trung ương Mỹ (về hưu vào tháng 1/2006) cảnh báo chính phủ Mỹ cần gia tăng tiết kiệm chi tiêu.
Trong khi Trung Quốc có tỷ lệ tiết kiệm cao nhất trong số các nền kinh tế lớn của thế giới lên tới gần 50% GDP thì Mỹ lại là nước có tỷ lệ tiết kiệm thấp nhất trong số các nền kinh tế lớn của thế giới. Theo BEA, tính đến tháng 7 năm 2013 thì tỷ lệ tiết kiệm cá nhân ở Mỹ là 4.4%. Trung bình từ năm 1959 đến 2013 tỷ lệ tiết kiệm các nhân ở Mỹ chỉ đạt mức 6.85.
Luân chuyển vốn
Phương thức luân chuyển vốn.
Hệ thống tài chính Mỹ cũng giống như các hệ thống tài chính khác,sự luân chuyển vốn đều diễn ra bằng cả 2 phương thức : Luân chuyển vốn trực tiếp (thị trường tài chính) và luân chuyển vốn gián tiếp(trung gian tài chính).
Kênh dẫn vốn trực tiếp: Với sự thống trị của đồng Dola Mỹ trên thế giới,thị trường ngoại hối, thị trường tiền tệ và thị trường chứng khoán của Mỹ hoạt động rất hiệu quả và làm “ông chùm” trên thị trường tài chính thế giới. Nó không chỉ lớn về khối lượng giao dịch, giá trị giao dịch mà còn rất đông các thành viên tham giao,đặc biệt là các NHTW các nước khác trên thế giới. Sự huy động vốn cũng như đầu tư vốn ở đây rất hiệu quả.” Không quá khó để huy động vốn từ thị trường chứng khoán Mỹ” là một nhận định trên 1 tờ báo.
Kênh dẫn vốn gián tiếp
+ Ngoài các loại tiền gửi như của Việt Nam thì Mỹ còn có các loại tiền gửi đặc biệt. Đó là tiền gửi phối hợp giữa tiền gửi dùng séc và tiền gửi tiết kiệm vào các tài khoản giao dịch bao gồm lệnh rút tiền giao dịch và dịch vụ chuyển ngân tự động.
+ Có các hoạt động huy động vốn khác như đầu tư cho chứng khoán. Đây là nguồn lợi rất lớn đối với không chỉ các trung gian tài chính Mỹ mà với bất kì nước nào. Nếu tính về thời hạn có những chứng khoán có thời hạn rất ngắn mà chỉ có ở Mỹ chỉ có thời hạn là 24h có thỏa ước mua lại do ngân hang thương mại phát hành để vay trong 24h gọi là thỏa ước qua đêm.
+ Trong thị trường, người cần vốn là các doanh nghiệp, các tổ chức kinh doanh trong và ngoài nước. Các trung gian tài chính sẽ đáp ứng đầy đủ kịp thời nhu cầu vốn và đồng thời cũng nhận được các khoản lợi nhất định thông qua việc cho vay với lãi suất lớn hơn lãi suất mà họ trả cho những người gửi tiết kiệm. Tuy nhiên các trung gian tài chính của Mỹ luôn có 1 nguồn vốn rất lớn dự trữ đảm bảo nguồn vốn luôn được khai thông trong thị trường tiền tệ. Hơn nữa cấu trúc của hệ thống các trung gian tài chính của Mỹ cũng rất thông suốt mạch lạc khiến cho khả năng huy động và cung ứng vốn rất nhanh chóng kịp thời đồng thời cũng huy động được 1 lượng vốn lớn trong thời gian ngắn đảm bảo cho các hoạt động kinh doanh.
+ Ở Mỹ vốn của các tổ chức Ngân hàng cũng như các trung gian tài chính khác không được phân bố rộng rãi mà chỉ tập trung trong tay của 1 số cổ đông lớn. Vì thế quá trình huy động cũng như cung ứng vốn là vô cùng tiện lợi và nhanh chóng.
+ Các thị trường vốn ở Mỹ là huyết mạch của chủ nghĩa tư bản. Các công ty đến đây nhằm huy động lượng vốn cần thiết để xây dựng nhà máy, văn phòng, máy bay, tàu hoả, tàu thuỷ, điện thoại và nhiều tài sản khác; để tiến hành nghiên cứu và phát triển sản phẩm; và để trang trải cho hàng loạt các hoạt động cần thiết khác của tập đoàn. Phần lớn số tiền này đến từ các tổ chức lớn như các quỹ trợ cấp, các công ty bảo hiểm, các ngân hàng, các hiệp hội, và các trường cao đẳng và đại học. Nó cũng đến từ các cá nhân ngày càng nhiều. Vào giữa những năm 1990, hơn 40% số gia đình Mỹ sở hữu cổ phiếu thường.
+ Rất ít nhà đầu tư sẵn sàng mua cổ phần trong một công ty trừ khi họ biết rằng họ có thể bán chúng sau này nếu cần tiền cho những mục đích khác. Thị trường chứng khoán và những thị trường vốn khác cho phép các nhà đầu tư mua và bán cổ phiếu liên tục.
Những thị trường này còn đóng những vai trò khác nữa trong nền kinh tế Mỹ. Chúng là một nguồn thu nhập cho các nhà đầu tư. Khi cổ phiếu hoặc các tài sản tài chính khác tăng giá trị thì các nhà đầu tư trở nên giàu có hơn; thường thường họ tiêu một phần số tài sản tăng thêm này để hỗ trợ bán hàng, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Hơn nữa, do các nhà đầu tư mua và bán cổ phiếu hàng ngày trên cơ sở những kỳ vọng của họ về khả năng sinh lời của các công ty trong tương lai, nên giá cổ phiếu cung cấp ngay lập tức thông tin phản hồi cho ban lãnh đạo tập đoàn về việc các nhà đầu tư đánh giá như thế nào đối với hoạt động của họ.
Cơ cấu, vận động vốn.
Do hệ thống tài chính Mỹ là hệ thống tài chính dựa vào thị trường nên khố lượng tín dụng ngân hàng cung ứng là rất nhỏ ( đối với doanh nghiệp với tín dụng dài hận thậm chí là bằng 0) .Vốn chủ yếu được huy động trên thị trường chứng khoán- Nơi náo nhiệt và nhộn nhịp nhất trên thị trường chính Mỹ.
Sau cuộc khủng hoảng hệ thống tài chính Mỹ năm 2008, Tổng thống Obama đã có những chính sách cũng như những giải pháp để nhanh chóng phục hồi lại hệ thống tài chính đi vào khuôn khổ và hùng mạnh như trước,vận động vốn có hiệu quả.Có thể thấy rất rõ trong các biểu đồ sau :
Qua biểu đồ trên chúng ta có thể thấy Ngân hàng chịu ảnh hưởng nhất định trong thời kỳ khủng hoảng hệ thống tài chính Mỹ đã phục hồi nhanh chóng từ sau năm 2009 .
Hệ thống tín dụng của Mỹ, tỷ USD
Nguồn: FDR
Nhận xét về tổ chức tín dụng ở Mỹ: Bảng trên cho thấy thị trường tài chính mở rộng, đa loại chứ không chỉ có ngân hàng thương mại như ở các nước đang phát triển. Năm 2012, ngân hàng thương mại chỉ nắm trên 24% tài sản tài chính. Công ty bảo hiểm 11%. Quĩ hưu trí 17%. Phần còn lại 48% gồm ít nhất 14% là công ty buôn bán cổ phiếu (mutual funds) và trái phiếu dựa vào nhà đất các loại ít nhất 16% và các hoạt động tài chính khác. Tuy nhiên sau khủng hoảng kinh tế năm 2007-2008, các hoạt động tài chính ngoài ngân hàng mất tín nhiệm đã giảm hẳn xuống, đặc biệt là chứng khoán dựa vào tiền vay mua nhà (giảm từ 14% xuống 5%), phần lớn của việc giảm tỷ trọng này là do việc xuống giá của tài sản .
Tín dụng cho vay của ngân hàng nhận tiền ký gửi Mỹ, tỷ USD
Nguồn: FDR
+ Hệ thống ngân hàng Mỹ phải tăng hệ số vốn để bảo đảm an toàn từ năm 2008. Vốn tăng này nhờ vào chương trình cứu trợ của chính phủ và một phần nhờ vào việc tăng vốn từ tập đoàn sở hữu chủ. Hệ số vốn năm 2009 là 11.25% và trước đó năm 2008 là 9.5%. Điều này cũng cho thấy là mặc dù hệ số vốn ở Mỹ vượt xa mức tối thiểu là 6% nhưng rõ ràng là không an toàn vì hàng loạt ngân hàng có nguy cơ phá sản nếu như không có sự can thiệp của chính phủ. Vì vậy mà các ngân hàng thế giới đồng ý năm 2011 với qui tắc Basel III chặt chẽhơn, và phức tạp hơn, với nhiều qui tắc trong đó có hệ số vốn cấp I (tier I) tối thiểu tăng lên mức 8.5–11%; các ngân hàng được khuyến nghị áp dụng kể từ 2013 và mọi ngân hàng thành viên sẽ hoàn thành vào năm 2018.
Các hệ số tài chính trong hệ thống NHTM Mỹ
Nguồn: FDIC
+ Theo báo cáo năm 2010 của A.T. Kearney ,Mỹ đứng thứ 2 trong Top 10 điểm đến hấp dẫn nhất thế giới của vốn FDI trong năm 2010
Bất chấp khủng hoảng và suy thoái, nước Mỹ vẫn tăng bậc về Chỉ số niềm tin FDI trong. Điều này cho thấy giới đầu tư toàn cầu muốn tìm nhiều hơn đến với những điểm đến có độ an toàn cao. Với môi trường kinh doanh tương đối thông thoáng và mức giá gần đây đã xuống thấp cho các thương vụ mua bán và sáp nhập, đặc biệt là trong ngành tài chính, nước Mỹ đã tăng sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Các lĩnh vực khác có sức hút cao ở Mỹ là dược phẩm và năng lượng xanh.
Tại Mỹ, ngành cho thuê tài chính chiếm khoảng 25-30% tổng số tiền tài trợ cho các giao dịch mua bán thiết bị hàng năm của các công ty. Nguyên nhân chính thúc đẩy các hoạt động cho thuê tài chính phát triển nhanh là do nó có tính chất an toàn cao, tiện lợi và hiệu quả cho các bên giao dịch.Không thể phủ nhận rằng sự có mặt của các công ty cho thuê tài chính đã “mở lối thoát” cho các công ty, trong thời điểm các công ty này đang gặp khó khăn về thủ tục thế chấp tài sản để vay vốn ở các ngân hàng. Tuy nhiên, khái niệm cho thuê tài chính vẫn còn khá mới mẻ với nhiều công ty. Ít công ty hiểu được rằng cho thuê tài chính là một hình thức tài trợ tín dụng, thông qua việc cho thuê các loại tài sản, máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển… là nhu cầu mà các công ty, các nhà đầu tư mong muốn để đổi mới máy móc, thiết bị, hiện đại hóa công nghệ sản xuất kinh doanh.Đặc trưng của phương thức này là đơn vị cho thuê (tức là chủ sở hữu tài sản) sẽ chuyển giao tài sản cho người thuê (tức là người sử dụng tài sản) được quyền sử dụng và hưởng dụng những lợi ích kinh tế mang lại từ các tài sản đó trong một thời gian nhất định. Người thuê có nghĩa vụ trả một số tiền cho chủ tài sản tương xứng với quyền sử dụng và quyền hưởng dụng. Điều này cũng cho thấy việc cấp tín dụng dưới hình thức cho thuê tài chính không đòi hỏi sự bảo đảm tài sản có trước, tạo điều kiện cho các công ty tiếp cận hình thức cấp tín dụng mới, vừa giải tỏa được áp lực về tài sản đảm bảo nếu phải vay ở ngân hàng.Loại hình cho thuê tài chính rất thích hợp cho các công ty vừa và nhỏ nhờ ưu điểm không phải thế chấp tài sản như khi vay vốn ở các ngân hàng.
Thực trang hoạt động của hệ thống tài chính Mỹ
Thành tựu
Một trong các trường ngoại hối lớn nhất thế giới hoạt động 24/24 giờ
Thị trường ngoại hối Mỹ là một trong các thị trường lớn nhất và có tính thanh khoản cao nhất trên thế giới. Theo ước tính thì doanh số toàn cầu của thị trường ngoại hối Mỹ đạt mức khoảng 1.500 tỷ đô la Mỹ một ngày, gấp vài lần so với doanh số thị trường trái phiếu Chính phủ Mỹ, thị trường lớn thứ hai thế giới.
Hình 1: Doanh số giao dịch ngoại hối trên thế giới
Trong vòng một phần tư thế kỷ qua, khái niệm thị trường hai tư giờ đã trở thành hiện thực. Đâu đó trên hành tinh, các thị trường tài chính mở cửa kinh doanh, các ngân hàng, các tổ chức tài chính mua đi bán lại đồng đô la và các đồng tiền khác hàng giờ, hàng ngày và thậm chí hàng đêm. Tại các trung tâm tài chính trên thế giới, khi thời gian làm việc trôi qua, nơi thì sắp đóng cửa, nơi sắp mở cửa và bắt đầu hoạt động kinh doanh. Thị trường ngoại hối cứ tiếp diễn theo dòng thời gian và theo vòng quay của mặt trời quanh trái đất.
Đồng tiền được giao dịch nhiều nhất trên thị trường này là đô la Mỹ
Đồng đô la Mỹ là đồng tiền được mua bán nhiều nhất trên thế giới cho đến nay. Đồng đô la Mỹ là một trong hai đồng tiền được sử dụng trong hơn 87% các giao dịch ngoại hối, tương đương với khoảng 1.300 tỷ đô la Mỹ một ngày. Hơn thế nữa, đô la Mỹ còn là đồng tiền yết giá trong các giao dịch ngoại hối, là đồng tiền phải sử dụng do sức ép thương mại và tài chính. Thực tế thương mại cho thấy các giao dịch ngoại hối giữa hai đồng tiền với nhau thường phải thông qua đồng tiền thứ ba như là một đồng tiền yết giá chứ ít khi hai đồng tiền trực tiếp trao đổi với nhau (trừ những ngoại tệ mạnh với nhau).
Mỹ đứng thứ 2 trong top 10 điểm đến hấp dẫn nhất thế giới của vốn FDI trong năm 2010
Thu hút vốn FDI năm 2008: 316,1 tỷ USD
Bất chấp khủng hoảng và suy thoái, nước Mỹ vẫn tăng một bậc về Chỉ số niềm tin FDI trong báo cáo năm 2008 so với năm 2007(theo báo cáo của A.T. Kearney). Điều này cho thấy giới đầu tư toàn cầu muốn tìm nhiều hơn đến với những điểm đến có độ an toàn cao. Với môi trường kinh doanh tương đối thông thoáng(4) và mức giá gần đây đã xuống thấp cho các thương vụ mua bán và sáp nhập, đặc biệt là trong ngành tài chính, nước Mỹ đã tăng sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài.
Thị trường chứng khoán Mỹ hiện là một thị trường quan trọng nhất thế giới với đầy đủ các loại thị trường chứng khoán khác nhau
Điều này phản ánh tiềm lực và vị thế quan trọng của nền kinh tế Mỹ trong nền kinh tế thế giới, nó không chỉ giới hạn trong phạm vi của thị trường chứng khoán thuần tuý mà nó còn có thị trường giao dịch chứng khoán phi tập trung rộng lớn, tinh vi và hiện đại. Điều đáng chú ý là hai phần ba số nghiệp vụ giao dịch chứng khoán ở Mỹ được thực hiện trên thị trường phi tập trung, nhất là việc phát hành, chuyển nhượng chứng khoán và những chuyển dịch trái phiếu của Chính phủ với số lượng lớn. Ngoài thị trường cổ phiếu và trái phiếu - hai hình thức chứng khoán cơ bản nhất thì cùng với sự phát triển của các định chế tài chính và tiền tệ, ở Mỹ còn xuất hiện thị trường các công cụ có gốc chứng khoán như thị trường đặt