Thực trạng ô nhiễm asen trong môi trường nước ở các thành phố lớn hiện nay

Nếu nước không có oxy thì các hợp chất asenat được khử thành asenua chất này có độc tính gấp 4 lần asenat.  - Trong trường hợp tầng đất giàu chất hữu cơ và sắt thì khả năng hấp thụ As tốt, khiến tiềm năng ô nhiễm sẽ cao hơn. - Nước ngầm có hàm lượng As cao là do sự oxy hóa asenopyrit, pyrit trong các tầng sét và lớp kẹp than bùn trong bồi tích cũng như giải phóng As dạng hấp thụ khi khử keo hydroxyt Fe3+ bởi các hợp chất hữu cơ và vi sinh vật

pptx68 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 5045 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thực trạng ô nhiễm asen trong môi trường nước ở các thành phố lớn hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Click to edit Master title style Click to edit Master text styles Second level Third level Fourth level Fifth level 05/10/2012 ‹#› CHỦ ĐỀ: Ở CÁC THÀNH PHỐ LỚN HIỆN NAY THỰC TRẠNG Ô NHIỄM ASEN TRONG MÔI TRƯỜNG NƯỚC NHÓM THỰC HIỆN: Văn Thị Hoành Nguyễn Thị Thu Thảo Nguyễn Thị Phượng Tài Thị Hương Trần Thị Hường Trần Thị Nhàn Mai Thu Thanh Lớp: CNMTK10 NỘI DUNG: Tổng quan về asen Thực trạng Tác động của asen Đặc điểm cơ bản về asen: Biện pháp khắc phục: Nguyên nhân ô nhiễm: Asen (thạch tín) là gì? - Asen tên Việt gọi là nguyên tố số 33 trong bảng tuần hoàn Men-đê-lê-ép, tên Anh là Arsenic. Asen lần đầu tiên được Albertus Magnus (Đức) viết về nó vào năm 1250 - Kí hiệu : As. Tổng quan về asen - Oxit này màu trắng, dạng bột, tan được trong nước, rất độc. Nó thường có trong rau quả, thực phẩm, trong cơ thể động vật và người với nồng độ rất nhỏ, gọi là vi lượng. - Theo Từ điển Bách khoa dược học xuất bản năm 1999 thì Thạch tín là tên gọi thông thường dùng chỉ nguyên tố asen, nhưng cũng đồng thời dùng chỉ hợp chất oxit của asen hoá trị III (As2O3). - Ở mức độ bình thường, nước tiểu chứa 0,005-0,04 mg As/l, tóc chứa 0,08-0,25 mg As/kg, móng tay, móng chân chứa 0,43-1,08 mg As/kg [16] . - Asen là một thành phần tự nhiên của vỏ Trái Đất, khoảng 1 -2mg As/kg. Một số quặng chứa nhiều asen như là pyrit, manhezit,... Trong các quặng này, asen tồn tại ở dạng hợp chất với lưu huỳnh rất khó tan trong nước(Sunfide Orpiment vàng – As2S3 và Realgar đỏ - As4S4;…). - Asen là một chất rất độc, độc gấp 4 lần thuỷ ngân. - Không gây mùi vị khó chịu khi có mặt trong nước ngay cả ở lượng đủ làm chết người, nên không thể phát hiện bằng cảm quan.  Bởi vậy có nhà báo gọi nó là kẻ giết người vô hình (Invisible Killer) II. Đặc điểm cơ bản về asen Tính chất vật lí của asen - As tồn tại ở hai dạng: + Dạng không kim loại:As là chất rắn màu vàng được tạo nên khi làm ngưng tụ hơi, có mạng lưới lập phương (giống photpho trắng), kiến trúc mạng lưới bao gồm các phân tử As4 liên kết với nhau bằng lực Vanderwaals. Phân tử As4 có cấu tạo hình tứ diện đều với các nguyên tử As nằm ở đỉnh. Do có mạng lưới phân tử nên As vàng kém bền ở nhiệt độ thường dưới tác dụng của ánh sáng dễ chuyển sang dạng kim loại (dạng bền hơn). + Dạng kim loại :Màu bạc trắng, hơi xám, có cấu trúc dạng Polime, mạng lưới nguyên tử giống photpho đen, có khả năng dẫn nhiệt, dẫn điện nhưng giòn có thể nghiền thành bột dễ dàng. 2.Tính chất hóa học của asen - Asen (As) tồn tại dưới dạng các hợp chất. (Chính các hợp chất của asen mới là những độc chất cực mạnh ) - Trong nước asen tồn tại ở 2 dạng hoá trị: hợp chất asen hóa trị III và V(Hợp chất Asenhóa trị III có độc tính cao hơn dạng hóa trị V. - Trong điều kiện ẩm ướt :các hợp chất asen sulfua dễ bị hòa tan, rửa trôi hoặc hoà tan để thâm nhập vào đất, vào nước và khôg khí. - Các hợp chất của As3+ rất phổ biến như As2S3, H3AsO3, AsCl3, As2O3… chúng đều tan tốt trong axit HNO3 đặc nóng, NaOH, NH4OH, (NH4)2S và (NH4)2CO3 . - Asen có khả năng kết tủa cùng các ion sắt. - Trong môi trường khí hậu khô: hợp chất asen thường tồn tại ở dạng ít linh động. 3. Cơ chế gây ô nhiễm Con đường xâm nhập Con đường tự nhiên Con đường nhân tạo Cơ chế Các quá trình thủy địa hóa và sinh địa hóa, các điều kiện địa chất thủy văn.   Quá trình oxi hóa các khoáng sunfua hoặckhử các khoáng oxi hidroxit giàu asen.   Từ các công đoạn hòa tan các chất và quặng mỏ , từ nước thảicông nghiệp và từ sự lắng đọng không khí. Sự ăn mòn các nguồn khoáng vật thiên nhiên. Asen tồn tại trong nước dưới đất ở dạng: + H3AsO41- (trong môi trường pH axit đến gầntrung tính) + HAsO42 (trong môi trường kiềm). - Hợp chất H3AsO3 được hình thành chủ yếu trong môi trường oxi hóa-khử yếu. Các hợp chất của asen với Na có tính hòa tan rất cao. - Nếu nước không có oxy thì các hợp chất asenat được khử thành asenua chất này có độc tính gấp 4 lần asenat.  - Trong trường hợp tầng đất giàu chất hữu cơ và sắt thì khả năng hấp thụ As tốt, khiến tiềm năng ô nhiễm sẽ cao hơn. - Nước ngầm có hàm lượng As cao là do sự oxy hóa asenopyrit, pyrit trong các tầng sét và lớp kẹp than bùn trong bồi tích cũng như giải phóng As dạng hấp thụ khi khử keo hydroxyt Fe3+ bởi các hợp chất hữu cơ và vi sinh vật. - Trong điều kiên hiếu khí, vi sinh vật phân hủy các chất hữu cơ, tạo ra môi trường khử CO2. - Tiếp đó là quá trình khử, hòa tan sắt và giải phóng asen đã bị hấp phụ. - Cùng với quá trình giải phóng asen là quá trình khử As+5 về As+3 và chúng đi vào sâu trong nước ngầm. - Một vài sinh vật có khả năng chuyển asen vô cơ sang hợp chất asen hữu cơ phức tạp. - Từ các mỏ tập trung, asen bị phong hóa cùng các kim loại khác và sau đó được vận chuyển đi phát tán trong môi trường. - Một lượng lớn asen được kết tủa trở lại hoặc hấp thụ trên các bề mặt hạt kiểu phù sa và được các dòng sông, suối mang từ trên núi xuống bồi đắp các đồng bằng châu thổ của các con sông. Thực trạng: Do cấu tạo địa chất, nhiều vùng ở nước ta nước ngầm bị nhiễm asen. Theo thống kê chưa đầy đủ của Bộ Y tế (2009), cả nước có khoảng hơn 1 triệu giếng khoan, trong đó nhiều giếng có nồng độ asen cao hơn từ 20-50 lần nồng độ cho phép (0.01mg/L), ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ, tính mạng của cộng đồng. Bản đồ các khu vực nhiễm asen trên toàn quốc Theo khảo sát 2002 - 2003, nguồn nước ngầm của Hà Nội cũng đang ở mức báo động vì bị nhiễm asen vượt tiêu chuẩn cho phép. Tại Hà Nội Khu vực nội thành, có 32% số mẫu bị nhiễm, các khu vực khác như Đông Anh 13%, Gia Lâm 26,5%, Thanh Trì 54%, Từ Liêm 21%. - 500 người dân sống tại khu nhà chung cư  Mỹ Đình (từ N01 đến N05) tại thôn Phú Mỹ, Mỹ Đình (Từ Liêm, HN) đang tố Cty CP đầu tư bất động sản Hà Nội cung cấp nước nhiễm asen cao gấp 37-43 lần mức cho phép của Bộ Y tế. Hiện trạng ô nhiễm asen trong nước ngầm ở 4 tỉnh ĐBSCL là Long An, Đồng Tháp, An Giang và Kiên Giang có hàm lượng khá cao, đe dọa sức khỏe của người dân. Ở đồng bằng sông cửu long: Tại một số huyện của Đồng Tháp và An Giang, tình trạng này rất đáng báo động khi phần lớn các mẫu khảo sát đều bị nhiễm với hàm lượng vượt ngưỡng 100 ppb, cá biệt có những mẫu lên tới 1.000 ppb. Tổng số mẫu khảo sát tại tỉnh An Giang là 2.699 mẫu với tỉ lệ nhiễm asen là 20,18%, tập trung nhiều tại một số huyện như: An Phú 97,3%, Phú Tân 53,19%, Tân Châu 26,98% và Chợ Mới 27,82%. Hàm lượng asen trong nước ngầm tại các huyện này khi phân tích đều từ 100 ppb trở lên, được tìm thấy ở các giếng tầng nông, độ sâu dưới 60m và được dùng cho sinh hoạt phổ biến trong người dân. Những cuộc khảo sát về nồng độ asen trong nước sinh hoạt do Cục Thuỷ lợi, Trung tâm nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn-CERWASS (Bộ NN&PTNT), Viện Công nghệ và Môi trường, Bộ Y tế tiến hành trên 23 tỉnh cho kết quả nồng độ asen trong nước  ở các tỉnh này vượt chuẩn cho phép 47,17%. Trong đó, các tỉnh có nguồn nước nhiễm asen cao là Hà Nam (64,03%), Hà Nội (61,63%), Hải Dương (51,99%). Đáng nói là nhiều mẫu nước có hàm lượng asen vượt quá 100 lần so với tiêu chuẩn cho phép. Tại Lâm Đồng Theo báo cáo của Phòng NN & PTNT huyện Đức Trọng, hiện một số mẫu nước trong các khe suối thuộc khu vực K74 thuộc xã Đạ Quyn - điểm nóng đào đãi vàng trái phép có hàm lượng asen cao gấp từ 5.698 - 5.733 lần so với quy định. Tại Lâm Đồng hiện nay chưa có báo cáo chính thức nhưng nhiều nghiên cứu được thực hiện cho thấy Lâm Đồng có nồng độ asen trong nước ngầm đáng báo động, thuộc danh sách các tỉnh có asen cao trong cả nước. Nguyên nhân gây ô nhiễm As trong môi trường nước 1. Nước chảy qua các vỉa quặng chứa asen đã bị phong hoá. Ví dụ ở thượng nguồn Sông Mã, Việt nam Sở dĩ nước ở đấy có hàm lượng asen cao là do sự hoà tan của asen từ các khoáng vật sunfua khi nước chảy qua đới biến đổi nhiệt dịch giàu sunfua. 2. Sự suy thoái nguồn nước ngầm làm cho các tầng khoáng chứa asen bị phong hoá, asen từ dạng khó tan chuyển sang dạng có thể tan được trong nước - theo tài liệu của GS. TS. Phan Văn Duyệt [21] . 3. Sự khử các oxihidroxit của sắt và mangan bởi vi khuẩn yếm khí. Asenic đã hấp thụ trên các hạt mịn của oxihidroxit sắt hoặc mangan bị vi khuẩn yếm khí khử thành dạng tan được (theo tài liệu của WHO [13]). 4. Thuốc sâu chứa asen sử dụng trong nông nghiệp, nước thải của các nhà máy hoá chất, một phần khác là do giếng khoan không thực hiện đúng các tiêu chuẩn kỹ thuật khoan giếng của UNICEE, khiến chất bẩn, độc hại ngấm theo kẽ nứt xuống mạch nước ngầm (tài liệu trên mạng internet của WHO). Hình minh họa khu mỏ (hoặc đới biến đổi nhiệt dịch) có hàm lượng asen cao  có ảnh hưởng xấu tới môi trường sống. Ô nhiễm do các loại thuốc bảo vệ thực vật Ô nhiễm từ các vùng giếng khoan và nước máy Nước thải từ các nhà máy - Asen là một chất gây ung thư sử dụng nước bị nhiễm asen quá mức cho phép trong một thời gian dài có thể bị phơi nhiễm mãn tính. - Có thể gặp những tác hại lâu dài đối với sức khỏe và có thể tử vong như: loét da, hoại tử và nhiều dạng ung thư khác như ung thư da, ung thư đường tiêu hóa, tiết niệu và gan. Tác động của asen Tác động của Arsen tới môi trường  - Một cá thể hoặc toàn bộ quần thể có thể bị ảnh hưởng bởi asen. Những ảnh hưởng xấu nhất có thể dẫn đến tử vong, chậm phát triển và vô sinh. Môi trường nào bị nhiễm độc asen thì số lượng loài ở đó sẽ suy giảm mạnh.  - Cơ thể sống, cả trong nước và trên cạn, phản ứng khác nhau khi nhiễm asen. Các tác động phụ thuộc vào dạng hoá học của asen, tính chất của môi trường xung quanh và tính nhạy cảm sinh học cá biệt của bản thân cơ thể sống. Ảnh hưởng của asen tới sức khoẻ con người  - Con người hấp thụ một lượng lớn asen tồn tại ở dạng dễ hấp thu có thể bị nhiễm độc nhanh chóng và dẫn tới tử vong. - Nhiễm độc asen cấp qua đường tiêu hóa gây xuất huyết tiêu hóa, nôn mửa, sau đó tan máu cấp, ngộ độc như là viêm da, gây suy thận cấp, thiếu máu cấp, rối loạn chức năng gan. - Nếu bị nhiễm độc cấp tính, asen có thể gây tử vong trong vòng vài giờ đến một ngày. - Asen là một chất rất độc. Có thể chết ngay nếu uống một lượng asen cỡ bằng nửa hạt ngô (bắp) tương đương với 0,15g/người. - Nhiễm độc mạn tính rất nhiều triệu chứng trên tóc, móng, thậm chí ung thư. - Các căn bệnh do asen gây ra: - Nước bị nhiễm asen đe dọa rất lớn đối với sức khỏe cộng đồng, đặc biệt là đối tượng phụ nữ có thai.  - Asen có thể qua nhau thai vào bào thai gây ra nhiều tổn thương lâu dài, gây ra nhiều nguy cơ không mong muốn vào vòng đời của trẻ và có thể gây sảy thai sớm. - Nhiễm độc mạn tính do ô nhiễm nguồn nước gây bệnh rất từ từ, âm thầm sau 10 - 15 năm thì thành bệnh, ví dụ suy thận, ung thư. Cơ chế gây độc - Khi vào trong cơ thể, đặc biệt là các As (III) tấn công ngay lập tức vào các enzym có chứa nhóm -SH và cản trở hoạt động của chúng. - Asenat cũng giống như photphat, dễ tủa với các kim loại và ít độc hơn so với asenit, khi vào cơ thể arsenat sẽ thế chỗ của photphat trong chuỗi phản ứng tạo (ATP) do đó ATP sẽ không được hình thành. - Khi có mặt của asenat, tác dụng sinh hoá chính là gây đông tụ protein, tạo phức với coenzym và phá huỷ quá trình hoạt động photphat hoá để tạo ra ATP. - Tuy nhiên, asen nguyên tố vi lượng có vai trò quan trọng đối với sinh vật có khả năng kích thích sự phát triển của sinh vật. Nhưng ở nồng độ cao asen gây độc cho người, động, thực vật. - Hiện nay, chưa có phương pháp điều trị các bệnh do asen gây ra nên các giải pháp khắc phục chủ yếu vẫn dựa trên các biện pháp dự phòng. - Những gì có thể làm khi phát hiện bệnh là ngừng sử dụng nguồn nước đó. - Asen ảnh hưởng đối với thực vật như một chất ngăn cản quá trình trao đổi chất, làm giảm năng suất cây trồng. Biện pháp khắc phục TCCP về hàm lượng asen trong nước ăn uống sinh hoạt theo TC 505/ BYT năm 1992 là 0,05 mg/l hay 50 µg/l, nhưng do độc tính cao của asen nên quy định theo TC 1329/BYT năm 2002 là 0,01 mg/l hay 10 µg/l tức là như quy định của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Mỹ (US EPA), Cộng đồng châu Âu (EU). 1. Keo tụ - Kết tủa - Cộng kết tủa - lắng - lọc đồng thời với quá trình xử lý sắt và/hoặc mangan có sẵn trong nước ngầm tự nhiên. - Đây là phương pháp xử lý đơn giản nhất, bằng cách bơm nước ngầm từ giếng khoan, sau đó làm thoáng để ôxy hóa sắt, mangan, tạo hydroxyt sắt và mangan kết tủa. - Asen (III) oxy hóa thành As (V), có khả năng hấp phụ lên bề mặt của các bông keo tụ hydroxyt sắt hay mangan tạo thành và lắng xuống đáy bể, hay bị hấp phụ và giữ lại lên bề mặt hạt cát trong bể lọc. - Tuy nhiên, hàm lượng asen trong nước sau khi xử lý bằng phương pháp này phụ thuộc nhiều vào thành phần các hợp chất khác trong nước nguồn và trong đa số trường hợp, nồng độ asen không đạt tiêu chuẩn, nên cần tiếp tục xử lý bằng các phương pháp khác. 2. Keo tụ bằng hóa chất - Phương pháp keo tụ đơn giản nhất là dùng vôi sống (CaO) hoặc vôi tôi (Ca(OH)2) để khử asen. - Hạn chế của phương pháp này là tạo ra một lượng cặn lớn sau xử lý. - Ngoài ra còn có thể dùng phương pháp keo tụ, kết tủa bằng Sunfat nhôm hay Clorua sắt. + Oxi hóa:  Oxi hóa bằng các chất oxi hóa mạnh: Các chất oxi hóa được phép sử dụng trong cấp nước như clo, KMnO4, H2O2, ozon. Oxi hóa điện hóa: Có thể xử lý nước chứa asen bằng phương pháp dùng điện cực là hợp kim và áp dụng cho các hộ sử dụng nước quy mô nhỏ.  Oxy quang hóa là: công nghệ loại bỏ asen (As(III)) và cả các chất hòa tan khác như sắt, phospho, sulfur,... ra khỏi nước bằng cách đưa chất oxy hóa và chất hấp phụ quang hóa (chiếu tia cực tím vào nước rồi sau đó lắng). Chất hấp phụ quang hóa có thể là Fe(II), Fe(III), Ca(II). Có thể sử dụng ánh sáng mặt trời làm nguồn tia cực tím. Phản ứng có thể xảy ra ở nhiệt độ phòng và ánh sáng thấp, không đòi hỏi các thiết bị phức tạp. Do As(III) bị oxy hóa thành As(V) với tốc độ rất chậm, có thể sử dụng các chất oxy hóa mạnh như Cl2, H2O2, O3. 3. Hấp phụ  Hấp phụ bằng nhôm hoạt hóa: - Nhôm hoạt hóa được sử dụng có hiệu quả để xử lý nước có hàm lượng chất rắn hòa tan cao. - Nếu trong nước có các hợp chất của selen, florua, clorua, sunfat với hàm lượng cao, chúng có thể cạnh tranh hấp phụ. - Nhôm hoạt hóa có tính lựa chọn cao đối với As(V). Cần hoàn nguyên và thay thế vật liệu lọc khi sử dụng.  - Phương pháp này tương đối thuận lợi, nhất là cho các vùng nông thôn nghèo. Chỉ cần đổ nước giếng cần xử lý qua lớp vật liệu lọc. - Thời gian làm việc của thiết bị phụ thuộc vào chất lượng nước và hàm lượng sắt trong nước nguồn. - Hàm lượng sắt trong nước nguồn càng cao, hiệu suất khử asen càng cao và chu kỳ làm việc trước khi hoàn nguyên càng tăng.  Hấp phụ bằng oxyt nhôm hoạt hóa: -Vật liệu hấp phụ có nguồn gốc từ nhôm, có khả năng tách asen ở 2 dạng tồn tại phổ biến ở trong nước là As (III) và As(V). - Loại vật liệu này đã được thử nghiệm tính không độc hại theo tiêu chuẩn của cơ quan BVMT Mỹ và đã được thử nghiệm ở Ấn Độ và Bangladesh (1998, 1999). Hấp phụ bằng vật liệu Laterite: - Laterite là loại đất axit có màu đỏ, rất phổ biến ở các vùng nhiệt đới. Thành phần chủ yếu của Laterite là các hydroxyt sắt và nhôm hoặc các oxit ngậm nước của chúng và một lượng nhỏ các hợp chất của mangan, titan. Sử dụng viên sắt có chứa Clo: Khi đưa những viên sắt vào trong nước, clo có tác dụng làm chất oxy hóa, chuyển As(III) thành As(V). As(V) sẽ bị hấp phụ lên các bông hydroxyt sắt đã tạo thành. Sau đó khuấy trộn, để lắng rồi gạn nước trong hoặc lọc qua ống lọc. Cặn lắng chứa asen được thải ra bãi phế thải. Asen ở đây chuyển hóa sang thể bay hơi . AsH3 và khuếch tán vào không khí.  Sử dụng mạt sắt kết hợp với cát: Người ta sử dụng cột lọc với vật liệu hấp phụ là mạt sắt trộn với cát thạch anh. Nước ngầm được trộn với barisulfat và lọc qua cột lọc. Mạt sắt là các ion sắt hóa trị 0, khử asen vô cơ thành dạng kết tủa với sắt, hỗn hợp kết tủa, hay kết hợp với sulfat tạo pyrit asen. Phương pháp này có thể được áp dụng để lắp đặt một thiết bị xử lý nước riêng biệt, hay lắp đặt như một chi tiết trong thiết bị xử lý nước giếng khoan. Hydroxyt sắt: Hydroxyt sắt dạng hạt được sử dụng trong cột hấp phụ. Hạt hydroxyt sắt được tạo ra từ dung dịch FeCl3 bằng cách cho phản ứng với dung dịch NaOH. Kết tủa tạo thành được rửa sạch, tách nước bằng quay ly tâm và tạo hạt dưới áp suất cao. Kết hợp phương pháp oxi hóa, hấp phụ - lọc với trồng cây hay oxi hóa với lọc cát và trồng cây. Một số loài thực vật như thủy trúc (Cyperus Alternifolius hay cây Thalia dealbata) hoặc khoai nước Colocasia Esculenta cũng cho hiệu suất loại bỏ asen khỏi nước.  4. Trao đổi Ion  Đây là quá trình trao đổi giữa các ion pha rắn và pha lỏng, không làm thay đổi cấu trúc của chất rắn. Có thể loại bỏ các ion asenat (As (V)) trong nước bằng phương pháp trao đổi ion với vật liệu trao đổi gốc anion axit mạnh (Cl-). Loại vật liệu trao đổi ion này có ưu điểm là có thể sử dụng dung dịch muối đậm đặc NaCl để hoàn nguyên hạt trao đổi ion đã bão hòa asen. Tuy nhiên công nghệ trao đổi ion tương đối phức tạp, ít có khả năng áp dụng cho từng hộ gia đình đơn lẻ.  Công nghệ lọc  Công nghệ lọc qua lớp vật liệu lọc là cát: Asen được loại bỏ khỏi nước trong bể lọc cát là nhờ sự đồng kết tủa với Fe(III) trên bề mặt của các hạt cát và không gian giữa các lỗ rỗng trong lớp cát. Fe(II) ở dạng hòa tan trong nước, sẽ bị oxi hóa bởi oxi của không khí để tạo thành Fe(III). Hydroxit Fe(III) sẽ được hấp phụ trên bề mặt các hạt cát và tạo thành một lớp hấp phụ mỏng. Asen (V) và asen(III) trong nước sẽ hấp phụ vào lớp Fe(OH)3 đó và bị giữ lại ở lớp vật liệu lọc. Kết quả, nước ra khỏi bể lọc đã được giải phóng sắt và Asen.  Công nghệ lọc màng: Sử dụng các màng bán thấm, chỉ cho phép nước và một số chất hòa tan đi qua, để làm sạch nước. Công nghệ lọc màng có thể tách bất cứ loại chất rắn hòa tan nào ra khỏi nước, kể cả asen. Có nhiều loại màng lọc được sử dụng như vi lọc, thẩm thấu ngược, điện thẩm tách, siêu lọc và lọc nano.  Tuy nhiên, phương pháp này thường rất đắt nên thường được sử dụng trong những trường hợp cần thiết, bắt buộc. KẾT LUẬN  Để tránh nhiễm độc asen, cần áp dụng các biện pháp tổng thể, từ quy hoạch, quản lý, đến phát triển các công nghệ sản xuất, xử lý ô nhiễm phù hợp, cho đến tuyên truyền, giáo dục, và các giải pháp y tế, chăm sóc sức khỏe cộng động, Cần thiết phải phân loại, khoanh vùng ô nhiễm và phân loại theo mức độ hay nồng độ ô nhiễm bởi asen.  Dựa vào các điều kiện cụ thể của mỗi địa phương, cần lựa chọn một công nghệ xử lý Asen trong nước phù hợp. Cần có sự nghiên cứu kỹ lưỡng và có giải pháp liên ngành, với sự tham gia của nhiều thành phần, tiến tới đạt một giải pháp phù hợp và bền vững.
Luận văn liên quan