Trong nhiều năm qua, thực tế cho thấy rằng việc áp dụng các công cụ kinh tế
nhằm kiểm soát ô nhiễm môi trường ở nhiều nước đã phát huy hiệu quả. Phần lớn
những công cụ này đã kích thích những người gây ô nhiễm có khả năng hoàn thành
các mục tiêu môi trường bằng những phương tiện có hiệu quả, chi phí hiệu quả nhất.
Với những mức độ khác nhau, chúng sử dụng những nguyên tắc “người gây ô nhiễm
phải trả tiền” và “người hưởng lợi phải trả tiền”.
Tại Việt Nam, Luật Bảo vệ Môi trường cũng có quy định về việc sử dụng các
biện pháp kinh tế trong bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, do điều kiện thực tế và đặc
thù của nền kinh tế nên đến năm 2003, Chính phủ mới ban hành Nghị đính
67/2003/NĐ-CP về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải nhằm hạn chế ô nhiễm
môi trường từ nước thải, tiết kiệm nước sạch và tạo nguồn kinh phí cho Qũy bảo vệ
môi trường thực hiện việc bảo vệ, khắc phục ô nhiễm môi trường. Đây là công cụ
kinh tế đầu tiên ở nước ta áp dụng nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải trả tiền”,
đánh dấu một bước tiến quan trọng trong hoạt động quản lý môi trường.
Cũng từ bối cảnh thực tế, nhằm đáp ứng nhiệm vụ quản lý và bảo vệ môi
trường. Quốc hội đã ban hành Luật BVMT năm 2005, trong đó cũng có quy định
một số biện pháp kinh tế như Điều 13, Điều 112 Luật BVMT năm 2005 quy định về
thuế môi trường.
6 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 4593 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng thực hiện các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường theo Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 tại TP Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thực trạng thực hiện các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường theo Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 tại TPHCM
Trong nhiều năm qua, thực tế cho thấy rằng việc áp dụng các công cụ kinh tế
nhằm kiểm soát ô nhiễm môi trường ở nhiều nước đã phát huy hiệu quả. Phần lớn
những công cụ này đã kích thích những người gây ô nhiễm có khả năng hoàn thành
các mục tiêu môi trường bằng những phương tiện có hiệu quả, chi phí hiệu quả nhất.
Với những mức độ khác nhau, chúng sử dụng những nguyên tắc “người gây ô nhiễm
phải trả tiền” và “người hưởng lợi phải trả tiền”.
Tại Việt Nam, Luật Bảo vệ Môi trường cũng có quy định về việc sử dụng các
biện pháp kinh tế trong bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, do điều kiện thực tế và đặc
thù của nền kinh tế nên đến năm 2003, Chính phủ mới ban hành Nghị đính
67/2003/NĐ-CP về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải nhằm hạn chế ô nhiễm
môi trường từ nước thải, tiết kiệm nước sạch và tạo nguồn kinh phí cho Qũy bảo vệ
môi trường thực hiện việc bảo vệ, khắc phục ô nhiễm môi trường. Đây là công cụ
kinh tế đầu tiên ở nước ta áp dụng nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải trả tiền”,
đánh dấu một bước tiến quan trọng trong hoạt động quản lý môi trường.
Cũng từ bối cảnh thực tế, nhằm đáp ứng nhiệm vụ quản lý và bảo vệ môi
trường. Quốc hội đã ban hành Luật BVMT năm 2005, trong đó cũng có quy định
một số biện pháp kinh tế như Điều 13, Điều 112 Luật BVMT năm 2005 quy định về
thuế môi trường.
Năm 2010, Quốc hội cũng đã ban hành Luật Thuế bảo vệ môi trường và áp
dụng từ 01/01/2012. Các văn bản dưới luật gồm có Nghị định số 174/2007/NĐ-CP
ngày 29/11/2007 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn;
Nghị định số 74/2011/NĐ-CP ngày 25/08/2011 về phí BVMT đối với khai thác
khoáng sản và Quyết định số 71/2008/QĐ-TTg ngày 29/05/2008 của Thủ tướng
Chính phủ về ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác
khoáng sản.
Chính phủ đã ban hành chính sách thu phí bảo vệ môi trường và ký quỹ cải tạo,
phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản là một bước tiến quan
trọng và phù hợp với xu hướng chung của thế giới trong công tác quản lý môi
trường. Tuy nhiên việc áp dụng các công cụ kinh tế này để bảo vệ môi trường sao
cho hiệu quả cần phải có những nghiên cứu, đánh giá học hỏi kinh nghiệm từ các
nước khác trên thế giới cũng như từ thực tiễn hoạt động thu thuế và phí bảo vệ môi
trường tại Việt Nam nói chung và TPHCM nói riêng,…
Sở Tài nguyên và Môi trường trình bày thực trạng thực hiện các công cụ kinh
tế trong bảo vệ môi trường theo Luật bảo vệ Môi trường năm 2005 tại Thành phố
Hồ Chí Minh đối với một số lĩnh vực cơ bản như sau:
1. Đối với nước thải:
- Về thực trạng:
+ Phí BVMT đối với nước thải sinh hoạt: UBND phường-xã chịu trách nhiệm
thu phí đối với các đối tượng tự khai thác nước để sử dụng thuộc diện phải nộp phí.
Tổng công ty cấp nước Sài Gòn, các doanh nghiệp khai thác cung cấp nước sạch thu
trên hóa đơn tiền sử dụng nước hàng tháng của các hộ thuộc đối tượng nộp phí đối
với nước thải sinh hoạt.
Tổng Số phí BVMT đối với nước thải sinh hoạt thu được từ Tổng công ty cấp
nước Sài gòn và Trung tâm nước sinh hoạt VSMT nông thôn trong năm 2011 là
228.354.003.241 VND và từ 1/08/2004 đến năm 2011 là 997.108.440.122 VND
+ Phí BVMT đối với nước thải công nghiệp: Sở Tài nguyên và Môi trường
thành phố giao cho Chi cục BVMT chịu trách nhiệm thực hiện. Năm 2011 đã thu
được 9.384.730.052 VND và tính tổng từ năm 2004 đến hết năm 2011 đã thu được
tổng cộng 54.170.0770.481 VND.
- Đánh giá kết quả thực hiện:
Nghị định 67/2003/NĐ-CP về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải ra đời
đánh dấu một bước chuyển quan trọng trong quản lý môi trường ở ta và đang được
các tỉnh/thành triển khai thực hiện. Mặc dù đã đạt được một số hiệu quả nhất định
nhưng việc một chính sách mới ra đời và lần đầu được áp dụng sẽ khó tránh khỏi
những thiếu sót và khó khăn.
Qua 7 năm thực hiện công tác thu phí BVMT đối với nước thải (2004 – 2011),
thành phố Hồ Chí Minh là một trong những địa phương thực hiện tốt nhất và luôn
đứng đầu về số phí nộp ngân sách, tuy nhiên hiệu quả vẫn chưa đạt yêu cầu do một
số nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan.
- Hiệu quả đạt được:
+ Có được nguồn tài chính để đầu tư cải thiện, giảm thiểu ô nhiễm môi trường
tại thành phố.
+ Các đối tượng nộp phí đã quan tâm nhiều hơn trong việc hạn chế xả các chất
ô nhiễm ra môi trường và sử dụng nước tiết kiệm. Một số đối tượng nộp phí đã quan
tâm đến việc đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải để làm giảm thiểu các chất ô
nhiễm trước khi thải ra môi trường bên ngoài.
+ Một số đối tượng nộp phí đã chủ động hơn trong việc kê khai, nộp phí
BVMT đối với nước thải.
- Nguyên nhân:
Được sự chỉ đạo kịp thời của các cấp có thẩm quyền; Được sự quan tâm phối
hợp của các đơn vị có liên quan và sự hỗ trợ tích cực của các đơn vị truyền thông;
Được sự hỗ trợ kinh phí từ Ngân sách Nhà nước để đánh giá, lấy mẫu, phân tích
nước thải lần đầu phục vụ thẩm định tờ khai nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước
thải công nghiệp; Các đơn vị trực tiếp thu phí và các đơn vị phối hợp có bộ phận
chuyên trách.
Sở Tài nguyên và Môi trường đã sáng tạo kết hợp công tác thu phí với công tác
quản lý tài nguyên khoáng sản để yêu cầu các cơ sở công nghiệp phải kê khai nộp
phí; Việc thu phí BVMT đối với nước thải sinh hoạt theo hóa đơn tiền nước là phù
hợp, các đối tượng nộp phí đã thực hiện nghiêm chỉnh. Đối với nước thải công
nghiệp: Việc thực hiện công tác thu phí môi trường đã dần đi vào nề nếp.
- Khó khăn – tồn tại:
Còn nhiều Doanh nghiệp chưa nhận thức được đầy đủ về vai trò của phí
BVMT và trách nhiệm của mình tỏng việc thực hiện đóng phí theo Nghị định
67/2003/NĐ-CP do đó nhiều doanh nghiệp chưa tự kê khai, hoặc kê khai không
đúng với thực tế xả thải.
Việc xác định lưu lượng và nồng độ chất ô nhiễm của từng doanh nghiệp rất
khó khăn. Chưa có các quy định xử lý cụ thể đối với các doanh nghiệp đã di dời,
giải thể còn nợ phí. Việc xử lý những doanh nghiệp cố tình không thực hiện việc kê
khai nộp phí gặp nhiều khó khăn, lúng túng. Cho đến nay các trường hợp vi phạm
về kê khai, nộp phí vẫn chỉ dừng lại ở mức nhắc nhỡ, thông tin trên phương tiện
thông tin đại chúng, chưa có trường hợp bị xử lý vi phạm hành chính.
Mức phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp còn quá thấp, không
tạo sự công bằng trong đóng góp tài chính cho công tác bảo vệ môi trường nên chưa
khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư nhiều vào việc xử lý nước thải nhằm hạn chế
ô nhiễm môi trường nước.
- Giải pháp đề xuất:
+ Nghiên cứu đề xuất Chính phủ điều chỉnh bổ sung đối tượng nộp phí BVMT
đối với nước thải công nghiệp (như là: Bệnh viện, trung tâm y tế; dịch vụ rửa xe,
nhà hàng, khách sạn, cơ sở nấu suất ăn công nghiệp chợ, siêu thị…), tăng mức phí
BVMT, tăng số chất ô nhiễm tính phí nhằm đảm bảo sự công bằng trong đóng góp
tài chính cho công tác BVMT, hoặc điều chỉnh cách tính phí: áp dụng phí cố định
(phí hành chính) và phí biến đổi (nhằm giảm ô nhiễm).
+ Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành hướng dẫn chi tiết quy trình kiểm tra,
lấy mẫu phân tích nước thải, ban hành Định mức phát thải chất gây ô nhiễm trên
đơn vị sản phẩm hoặc định mức phát thải theo từng ngành sản xuất.
+ Các phòng, ban, đơn vị trực thuộc các Sở, Ngành, UBND các quận - huyện
tăng cường kết hợp chặt chẽ công tác quản lý Nhà nước với công tác thu phí BVMT.
+ Đẩy mạnh giám sát thực hiện và áp dụng các biện pháp chế tài nghiêm khắc
để xử lý các trường hợp vi phạm về kê khai, nộp phí BVMT đối với nước thải.
Công tác lấy mẫu nước thải của Chi cục Bảo vệ môi trường
2. Đối với khai thác khoáng sản:
- Về thực trạng:
Các loại hình khoáng sản ở TP HCM: TP HCM có các loại khoáng sản sau: Đá
xây dựng; các loại đất sét; cát xây dựng và cát san lấpvà một số loại khoáng sản
không có giá trị khác. Phần lớn các loại khoáng sản có trữ lượng thấp hoặc đã được
khai thác hết từ trước năm 2000.
Hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn TP HCM: từ năm 2003 đến nay,
việc cấp phép khai thác trên đĩa bàn thành phố đều tạm ngưng. Riêng vùng biển Cần
Giờ , công tác khảo sát, thăm dò và khai thác cát san lắp phục vụ cho các dự án trên
địa bàn đang diễn ra.
- Khó khăn – tồn tại:
Hiện nay, công tác này đã và đang triển khai, nhưng toàn bộ các giấy phép khai
thác khoáng sản đều nằm trên biển, việc lập Dự án cải tạo, phục hồi môi trường và
xác định kinh phí cho công tác cải tạo phục hồi môi trường đang khó khăn. Trong
khi đó khai thác cát trên sông và biển là quá trình tự phục hồi sau khai thác
- Giải pháp:
Để giải quyết khó khăn này, đề nghị Bộ tài nguyên môi trường có hướng dẫn
về Dự án cải tạo, phục hồi môi trường cho các trường hợp đặc thù nêu trên ( khai
thác khoáng sản trên sông và biển)
Lưu ý thêm: Luật khoáng sản mới có thêm “Phí cấp quyền khai thác khoáng
sản’ và dự thảo luật Tài nguyên nước cũng sẽ có “ Phí cấp quyền khai thác nước”;
các phí này có trùng lắp về các loại phí giữa các luật BVMT, TNKS và TNN cần có
sự nghiên cứu để hoàn thiện tốt hơn.
3. Đối với chất thải rắn:
- Thực trạng:
Tổng số phí vệ sinh và phí bảo vệ môi trường đã thu trong năm 2011 là 169,8
tỷ trong đó đã nộp Ngân sách là 33,2 tỷ đồng, bao gồm phí vệ sinh là là 25,7 tỷ và
phí bảo vệ môi trường là 7,5 tỷ đồng.
Mặc dù việc thực hiện thu phí vệ sinh và phí bảo vệ môi trường chưa thu đúng
và thu đủ tại tất cả các chủ nguồn thải và số lượng chủ nguồn thải mà các quận
huyện báo cáo chưa đúng với thực tế thống kê, tuy nhiên, bước đầu thực hiện đã thu
được phí và nộp vào ngân sách thàng phố bù đắp một phần chi phí thành phố đã chi
ra.
- Khó khăn – tồn tại:
Hiện nay, phí vệ sinh đang áp dụng theo Quyết định 88/2008/QĐ-UBND đã lạc
hậu và không còn phù hợp so với thực tế do tiền lương căn bản và giá nhiên liệu
tăng nhiều so với thời điểm xây dựng mức phí năm 2007 – 2008. Chi phí hiện nay
trả lại cho công tác thu gom tại nguồn theo Quyết định 88/2008/QĐ-UBND đã
không đảm bảo được cuộc sống của người thu gom.
Phí vệ sinh do lực lượng rác dân lập thực hiên cho công tác thu gom tại nguồn
đối với hộ dân đã tăng so với Quyết định 88/2008/QĐ-UBND, dao động từ 25.000
đến 40.000 đồng/hộ tùy theo khu vực.
Đối với công tác vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt, Tp.HCM đang chi
trả cho công tác này bình quân 626.000 đồng/tấn (chưa bao gồm chi phí cho công
tác thu gom tại nguồn) và chi phí này gia tăng hàng năm do tăng giá nhiên liệu và
tiền lương căn bản.
Ngoài ra,căn cứ theo thực tế hiện nay tại thành phố Hồ Chí Minh, chi phí xử lý
chất thải rắn bằng phương pháp chôn lấp hợp vệ sinh do Công ty TNHH MTV Môi
trường Đô thị thực hiện năm 2010 theo Hợp đồng đặt hàng cung ứng dịch vụ xử lý
chất thải (dịch vụ công) là 137.000 đồng/tấn (chưa bao gồn các chi phí liên quan
khác như xử lý rác, phu diệt ruồi khu vực bãi chôn lấp,…). Như vậy, so với mức phí
quy định tại Nghị định 174/200/NĐ-CP (không quá 40.000 đồng/tấn) thì phí bảo vệ
môi trường chỉ bù đắp được một phần rất nhỏ chi phí xử lý chất thải rắn cho thành
phố Hồ Chí Minh.
- Đề xuất, kiến nghị:
Ngoài việc để lại một phần số phí thu được cho cơ quan, đơn vị trực tiếp thu
phí phục vụ trang trải cho phí cho việc thu phí theo quy định, mục tiêu của việc thu
phí bảo vệ môi trường là để chi phí cho việc xử lý chất thải rắn đảm bảo tiêu chuẩn
môi trường, chi hỗ trợ cho việc phân loại chất thải rắn, chi hỗ trợ đầu tư xây dựng
các bãi chôn lấp, công trình xử lý chất thải rắn, sử dụng công nghệ tái chế, tái sử
dụng, xử lý và tiêu hủy chất thải rắn.
Hơn nữa, theo khoản 1, điều 4 của Nghị định 59/2007/NĐ-CP ngày 09/4/2007
về quản lý chất thải rắn “Tổ chức, cá nhân xả thải hoặc có hoạt động làm phát sinh
chất thải rắn phải nộp phí cho việc thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn”, như
vậy việc Tp.HCM dần tiến đến việc tính đúng và tính đủ cho công tác thu gom vận
chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt là phù hợp.
Để có đầy đủ cơ sở pháp lý cho việc điều chỉnh mức phí tại Thành phố và
không bị giới hạn mức trần theo thông tư số 97/2006/TT-BTC ngày 16/10/2006 của
Bộ tài chính, Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Hồ Chí Minh kiến nghị Tổng
cục Môi trường, Viện Khoa học và Quản lý Môi trường xem xét đề xuất Bộ Tài
chính đồng ý cho thành phố được xây dựng mức phí và xây dựng lộ trình tăng phí
phù hợp theo tình hình thực tế và công nghệ đang áp dụng tại thành phố để từng
bước tiến đến giảm dần bao cấp và thu đúng, thu đủ (không bị giớn hạn mức trần
theo Thông tư số 97/2006/TT-BTC ngày 16/10/2006 của Bộ Tài chính).
Ngoài ra, để công tác thu phí đạt hiệu quả, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền
nâng cao nhận thức công đồng và tăng cường tổ chức lực lượng giám sát, xử phạt