Thực trạng và giải pháp về việc sử dụng chứng khoán phái sinh ở Việt Nam

Chứng khoán phái sinh là một loại chứng khoán được sinh ra từ một chứng khoán gốc và giá cả của nó phụ thuộc vào giá cả của chứng khoán gốc. hoặc có thể định nghĩa như sau: Chứng khoán phái sinh là những hợp đồng tài chính, hay công cụ tài chính mà giá trị của nó được xác định dựa vào giá trị của một công cụ khác, thường gọi là công cụ cơ sở (the underlying). Công cụ cơ sở có thể là: tài sản, bao gồm hàng hoá, cổ phiếu, trái phiếu, BĐS nhà ở thế chấp, bất động sản thương mại, các khoản vay… Rổ tài sản: các loại bất động sản thế chấp hoặc là chỉ số: lãi suất, tỉ giá, chứng khoán, giá tiêu dùng. Thậm chí là các công cụ phái sinh khác (ví dụ dòng tiền của của một công cụ phái sinh phụ thuộc giá trị của công cụ cơ bản) hay các các loại khác. Ví dụ: một hợp đồng quyền chọn mua 100 cổ phiếu của Nokia tại mức giá 50 EUR vào tháng 9-2006. Công cụ cơ sở là cổ phiếu Nokia. Một hợp đồng tương lai mua trái phiếu chính phủ Đức thời hạn 10 năm trị giá 10 triệu EUR, công cụ cơ sở là trái phiếu chính phủ Đức.

doc18 trang | Chia sẻ: ducpro | Lượt xem: 6223 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng và giải pháp về việc sử dụng chứng khoán phái sinh ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỨNG KHOÁN PHÁI SINH Bài thảo luận của nhóm 2 Cka_K10 xin nghiên cứu về chứng khoán phái sinh với nội dung sau: Khái niệm về chứng khoán phái sinh Các loại chứng khoán phái sinh Thực trạng và giải pháp về việc sử dụng chứng khoán phái sinh ở Việt Nam Thành phần tham gia: Đào Minh Hải Nguyễn Thị Thu Hồng Lê Thị Vinh Nguyễn Thị Thu Thủy Lê Thanh Nhung Lê Thị Hồng Lê Hữu Ba Phan Nhật Thành Nguyễn Thị Mai Phương Nguyễn Thị Nghĩa Ngô Thị Hoài I.Chứng khoán phái sinh Chứng khoán phái sinh là một loại chứng khoán được sinh ra từ một chứng khoán gốc và giá cả của nó phụ thuộc vào giá cả của chứng khoán gốc. hoặc có thể định nghĩa như sau: Chứng khoán phái sinh là những hợp đồng tài chính, hay công cụ tài chính mà giá trị của nó được xác định dựa vào giá trị của một công cụ khác, thường gọi là công cụ cơ sở (the underlying). Công cụ cơ sở có thể là: tài sản, bao gồm hàng hoá, cổ phiếu, trái phiếu, BĐS nhà ở thế chấp, bất động sản thương mại, các khoản vay… Rổ tài sản: các loại bất động sản thế chấp hoặc là chỉ số: lãi suất, tỉ giá, chứng khoán, giá tiêu dùng. Thậm chí là các công cụ phái sinh khác (ví dụ dòng tiền của của một công cụ phái sinh phụ thuộc giá trị của công cụ cơ bản) hay các các loại khác. Ví dụ: một hợp đồng quyền chọn mua 100 cổ phiếu của Nokia tại mức giá 50 EUR vào tháng 9-2006. Công cụ cơ sở là cổ phiếu Nokia. Một hợp đồng tương lai mua trái phiếu chính phủ Đức thời hạn 10 năm trị giá 10 triệu EUR, công cụ cơ sở là trái phiếu chính phủ Đức. II. Các loại chứng khoán phái sinh: Có 4 loại chứng khoán phái sinh cơ bản là hợp đồng tương lai, hợp đồng kỳ hạn, quyền chọn và hợp đồng hoán đổi. Hợp đồng tương lai là loại hợp đồng trong đó có sự thoả thuận giữa các bên ký hợp đồng về những nghĩa vụ mua bán phải thực hiện theo mức giá đã được xác định cho tương lai mà không phụ thuộc vào giá cả của thị trường tại thời điểm tương lai đó- Giá cả và khối lượng giao dịch được xác định trước, nhưng thực hiện hợp đồng vào một thời điểm trong tương lai. - Hợp đồng tương lai là những sản phẩm do các sở giao dịch tạo ra. Là một thoả thuận giữa một người mua hoặc bán với sở giao dịch. Trung tâm thanh toán của SGD đóng vai trò là đối tác của tất cả hợp đồng, họ đưa ra yêu cầu về ký quỹ và quan trọng là cũng cung cấp một cơ chế thanh toán. - Các bên trong hợp đồng tương lai phải thực hiện hợp đồng vào ngày thanh toán. Để thoát khỏi cam kết trước ngày thanh toán, các bên có thể bán (mua) một hợp đồng đối ứng, để thoát khỏi vị thế và nghĩa vụ hợp đồng của mình. - Vị thế mua (long position): người nắm giữ vị thế mua có nghĩa vụ mua tài sản cơ sở theo giá đã thoả thuận vào ngày đáo hạn của hợp đồng. - Vị thế bán (short position): người nắm giữ vị thế bán có nghĩa vụ bán tài sản cơ sở theo giá đã thoả thuận vào ngày đáo hạn của hợp đồng. - Hợp đồng tương lai là hợp đồng được tiêu chuẩn hóa, chỉ có giá là được thỏa thuận, mỗi hợp đổng đều được quy định một số lượng hàng hóa nhất định (gọi là contract size),ngày giao hàng và nơi giao hàng được ấn định cụ thể trên thị trường, không có sự đàm phán giữa hai bên tham gia vào hợp đồng. Ngược lại,mọi đều khoản của hợp đồng kỳ hạn đều có thể được thỏa thuận, đàm phán giữa hai bên. - Hợp đồng tương lai được giao dịch trên các thị trường tương lai. Các bên có thể kết thúc hoặc chấm dứt vị thế của mình một cách dễ dàng. Bên giữ thế trường vị (người mua) có thể kết thúc vị thế của mình bằng cách bán lại  hợp đồng tương lai với cùng loại hàng hóa và cùng ngày giao hàng. Ngược lại,bên giữ thế đoản vị (người bán) cũng có thể kết thúc vị thế của mình bằng cách mua một hợp đồng tương lai tương tự. Ngược lại, ngoài thị trường hợp đồng kỳ hạn lãi suất  và thị trường kỳ hạn ngoại tệ, hầu hết các thị trường kỳ hạn đều rất kém thanh khoản. - Khả năng bị phá vỡ hợp đồng trong hợp đồng tương lai thấp hơn nhiều so với hợp đồng kỳ hạn,thậm chí nó là con số 0. Các trung tâm thanh toán bù trừ (clearing house) sẽ đóng vai trò như là một bên trung gian cho cả người bán và người mua.Nghĩa là,nếu Bên A muốn mua một hợp đồng tương lai, anh ta có thể mua nó từ trung tâm thanh toán bù trừ;nếu bên B muốn bán một hợp đồng tương lai, anh ta có thể bán nó cho trung tâm thanh toán bù trừ.Trung tâm thanh toán bù trừ là một bên trong hợp đồng tương lai, nó luôn công bằng cho cả người bán và người mua theo những qui tắc đã được đặt ra. - Chỉ 1-5% số hợp đồng tương lai trên thị trường thực sự được giao dich (diễn ra việc giao hàng giữa các bên), còn lại hầu như chỉ diễn ra sự thanh toán lãi lỗ giữa  các bên. Ngược lại, hầu hết mọi hợp đồng kỳ hạn đều diễn ra việc giao hàng thực sự giữa các bên. - Hợp đồng tương lai được tái thanh toán hằng ngày, và được ấn định, ghi nhận trên thị trường, nên các khoản lời lỗ được nhận biết hằng ngày. Còn hợp đồng kỳ hạn chỉ có thể nhận biết rõ lời lỗ vào ngày giao hàng trong tương lai. Vì vậy, khả năng xuất hiện một khoản lỗ lớn vào ngày giao hàng là rất cao, nên khả năng người bị lỗ  sẽ tìm cách để phá vỡ hợp đồng cũng rất cao à rủi ro phá vỡ hợp đồng kỳ hạn là cao hơn rất nhiều so với hợp đồng tương lai (hầu như là con số 0). Do đó, để tham gia vào các hợp đồng tương lai, cần có một khoản tiền ký quỹ trong tài khoản và ấn định tới thị trường để đảm bảo việc tuân thủ hợp đồng giữa các bên. Hoạt động giao dịch được thực hiện thông qua một tổ chức trung gian gọi là công ty thanh toán bù trừ theo sơ đồ sau: Tiền Tiền Tài sản cơ sở Tài sản cơ sở Mục đích: Nhằm giảm bớt rủi ro xảy ra do các biến cố có thể đẩy giá cả lên cao hoặc xuống thấp trong tương lai. Một số loại hợp đồng tương lai cơ bản: Hợp đồng tương lai chỉ số chứng khoán, hợp đồng tương lai lãi suất, hợp đồng tương lai ngoại hối, hợp đồng tương lai nông sản, hợp đồng tương lai kim loại và khoáng sản. Ví dụ: Vào đầu năm 2008, công ty A ký với công ty B một hợp đồng tương lai mua 105 tấn cà phê của công ty B với giá là p đồng/kg với thời điểm mua là cuối năm 2008. Đến đúng thời điểm cuối năm 2008 như được quy định trong Hợp đồng, Công ty B phải bán cho công ty A 105 tấn cà phê trên với giá p đồng/kg và công ty A phải mua 105 tấn cà phê với giá p như trên cho dù giá thị trường của cà phê tại thời điểm đó là bao nhiêu. Hợp đồng kỳ hạn là loại hợp đồng trong đó có sự thoả thuận giữa các bên ký hợp đồng về giao dịch hàng hoá với khối lượng xác định, tại một thời điểm xác định trong tương lai với mức giá xác định vào thời điểm ký hợp đồng. Mức giá trong hợp đồng kỳ hạn có thể thay đổi tại thời điểm giao nhận hàng hoá theo sự thoả thuận của các bên. - Giá cả và khối lượng giao dịch được xác định trước, nhưng thực hiện hợp đồng vào một thời điểm trong tương lai. - Chỉ có hai bên tham gia vào việc ký kết, giá cả do hai bên tự thoả thuận với nhau dựa trên những ước tính mang tính cá nhân. - Khi có sự thay đổi giá cả trên thị trường giao ngay, rủi ro thanh toán sẽ tăng lên khi một trong hai bên không thực hiện hợp đồng. Ví dụ: Hoàng muốn mua một căn nhà trong năm tới. Đồng thời Minh hiện tại đang sở hữu một căn nhà trị giá 100.000 USD mà anh ta muốn bán trong năm tới. Hai người ký một hợp đồng kỳ hạn với giá mua bán căn nhà là 104.000 USD trong vòng một năm tới. Một năm sau, giá thị trường của căn nhà là 110.000 USD. Khi đó Minh cũng buộc phải bán căn nhà cho Hoàng với giá 104.000 USD. Hoặc: Ông A cần 15.000 USD vào ngày 15-11-2009 cho một mục đích nào đó, để đề phòng tỉ giá có thể tăng cao ông A ký một hợp đồng kỳ hạn sáu tháng vào 15-5 với một ngân hàng, theo đó ông A sẽ mua 15.000 USD từ ngân hàng này vào ngày ông cần tiền là 15-11 với giá là 17.800đ/USD. Quyền chọn: có hai loại a.Quyền chọn mua Người mua quyền chọn trả một khoản tiền (gọi là phí quyền chọn) cho người bán. Người mua sẽ có quyền được mua (không bắt buộc mua) một lượng tài sản nhất định theo một mức giá thoả thuận trước, tại một thời điểm xác định trong tương lai. Người bán nhận phí quyền chọn có trách nhiệm phải bán một lượng tài sản như đã thoả thuận cho người mua, theo mức giá đã thoả thuận, vào thời điểm xác định trong tương lai (hoặc trước thời điểm đó) khi người mua muốn thực hiện quyền chọn mua. Ví dụ: Giá cổ phiếu của ngân hàng AB tại thời điểm hiện tại là 100.000 đồng/cổ phiếu, nhà đầu tư sau khi phân tích đưa ra dự báo giá cổ phiếu sẽ lên khoảng 200.000 đồng. Hiện tại, nếu muốn mua 1000 cổ phiếu của AB thì nhà đầu tư phải bỏ ra 100.000.000 đồng để mua nó. Giả sử sau một thời gian giá cổ phiếu không đúng như dự báo bị giảm xuống còn 60.000 đồng thì nhà đầu tư bị lỗ: 40.000.000 đồng. Trong trường hợp này, để vừa giảm thiểu rủi ro mà vẫn thực hiện theo dự báo, nhà đầu tư sẽ đầu tư vào Quyền chọn mua, cụ thể: mua 1000 cổ phiếu của AB với giá 100.000 đồng/cổ phiếu, trong thời gian 3 tháng với mức phí quyền chọn là 20.000 đồng/cổ phiếu x 1000 cổ phiếu = 20.000.000 đồng. Trong thời gian 3 tháng trên, nếu giá cổ phiếu AB tăng như dự báo lên mức 200.000 đồng/cổ phiếu thì bạn sẽ thu được: 1000 cổ phiếu x 200.000 đồng = 200.000.000 đồng tức là bạn lãi 100.000.000 đồng – 20.000.000 đồng phí mua quyền chọn = 80.000.000 đồng. Trong thường hợp giá cổ phiếu của AB không tăng mà liên tục giảm cho đến hết thời gian 3 tháng thì nhà đầu tư có quyền không thực hiện việc mua của mình và chỉ chịu mất 20.000.000 đồng tiền phí quyền chọn mua. b.Quyền chọn bán Người nắm giữ một lượng tài sản mua phí quyền chọn bán của nhà cung cấp quyền chọn bán để đảm bảo rằng tài sản của mình sẽ chắc chắn được bán ở một mức giá nhất định trong tương lai. Ví dụ: Nhà đầu tư là người nắm giữ 1000 cổ phiếu của AB trên với mức giá thị trường hiện tại là 100.000 đồng/cổ phiếu. Nhà đầu tư lo lắng về giá cổ phiếu có thể giảm xuống còn 70.000 đồng/cổ phiếu thì sẽ bị mất 30.000.000 đồng. Nhà đầu tư sẽ mua quyền chọn bán với mức phí 20.000 đồng/cổ phiếu = 20.000.000 đồng để đảm bảo rằng cổ phiếu của mình lúc nào cũng có thể bán được 100.000 đồng/cổ phiếu. Tức là nếu như giá cổ phiếu giảm xuống dưới 100.000 đồng/cổ phiếu thì nhà đầu tư có thể sẽ có lợi vì được bán cổ phiếu ở mức cao hơn mức giá của cổ phiếu đó trên thị trường vào thời điểm đó. Ví dụ khác: Nhà đầu tư muốn bán 1000 cổ phiếu công ty AB nhưng không nắm toàn bộ số cổ phiếu trên. Nhà đầu tư sẽ đặt quyền chọn bán 1000 cổ phiếu công ty AB với mức giá 100.000/1 cổ phiếu, nếu như giá cổ phiếu công ty giảm xuống còn 60.000/1 cổ phiếu, nhà đầu tư sẽ mua lại 1000 cổ phiếu của công ty AB với giá 60.000/1 cổ phiếu và bán lại với mức giá 100.000/1 cổ phiếu theo quyền bán mà ông đã mua. Nếu giá cổ phiếu công ty AB tăng lên, nhà đầu tư có thể hủy quyền bán cổ phiếu và chịu thiệt hại ít hơn (số tiền đặt mua quyền bán cổ phiếu AB với mức giá 100.000/1 cổ phiếu). Hợp đồng hoán đổi là một cam kết song phương, theo đó các nhà đầu tư sẽ trao cho nhau vào một ngày nhất định một số lượng nhất định đồng tiền của một quốc gia A để lấy một số lượng nhất định đồng tiền của quốc gia B đã được quy đổi theo tỷ giá ngoại tệ hiện tại trong một thời hạn xác định, với điều hứa hoàn lại vốn khi đến kỳ hạn. Hợp đồng hoán đổi, hay còn gọi là hợp đồng SWAP, là một công cụ tài chính phái sinh (derivative) trong đó hai bên đối tác trao đổi một dòng tiền (cash flow) này lấy một dòng tiền khác của bên kia. Những dòng tiền này gọi là các nhánh của swap (legs), các dòng tiền được tính toán dựa trên một con số ước tính nhất định. Các hợp đồng hoán đổi thường được dùng để phòng ngừa các loại rủi ro tài chính (như rủi ro về lãi suất thay đổi, rủi ro về tỉ giá, rủi ro về giá cổ phiếu), để hưởng các ưu đãi dành cho các công ty trong nước, hoặc để nhằm mục đích đầu cơ. Ví dụ: A có một khoản tiền gửi $100,000 với lãi suất cố định 5%/ năm. B cũng có một khoản đầu tư $100,000 với lãi suất biến động, bình quân cũng là 5%/năm. A và B kí một hợp đồng SWAP theo đó, B sẽ trả cho A số lợi tức từ khoản đầu tư của B, còn A trả cho B lợi tức 5,000 usd/ năm. Bằng cách này, B vẫn giữ được khoản đầu tư của mình, trong khi có thu nhập ổn định, còn A lại có cơ hội hưởng lợi tức từ khoản đầu tư kia cho dù không thực sự sở hữu nó. Các hợp đồng Swap thường được giao dịch bên ngoài các thị trường giao dịch tập trung, hay nói cách khác nó là một loại công cụ tài chính phái sinh OTC (Over the counter). Hợp đồng Swap không thể được mua bán trao đổi như là các loại chứng khoán hay hợp đồng tương lai, mà chúng thực sự là những hợp đồng cá biệt giữa hai bên xác định. Do đó, cách duy nhất để thoát ra khỏi hợp đồng này là bằng thoả thuận song phương với phía đối tác để huỷ hợp đồng, hoặc bằng cách chuyển nhượng nó cho bên thứ ba với điều kiện có sự đồng ý của phía đối tác. Có rất nhiều loại hợp đồng hoán đổi như SWAP tiền tệ, SWAP lãi suất, SWAP chứng khoán... mỗi loại SWAP có một đặc điểm riêng.     Swap tiền tệ (Currency swap)       Swap tiền tệ là một hợp đồng trao đổi ngoại tệ giữa hai bên, sau một khoảng thời gian nhất định, số tiền đó sẽ được hoán đổi ngược trở lại như ban đầu. Về cơ bản swap tiền tệ tương tự như swap lãi suất, điểm khác nhau cơ bản là swap tiền tệ được thực hiện giữa hai đồng tiền khác nhau còn swap lãi suất thực hiện trên cùng một đơn vị tiền tệ. Ngoài ra, nếu như trong swap lãi suất, khoản tiền gốc không thực sự được chuyển giao, hai bên chỉ hoán đổi lãi suất cho nhau trên một số tiền danh nghĩa của hợp đồng, thì trong swap tiền tệ có sự chuyển giao của số tiền thực tế của hợp đồng 2 lần: lúc bắt đầu swap và lúc kết thúc swap. Swap tiền tệ có thể là hợp đồng ngắn hạn hoặc dài hạn, thời hạn của nó có thể kéo dài đến 10 năm hoặc hơn. Không giống như vay giáp lưng, theo luật kế toán của một số nước, hợp đồng hoán đổi tiền tệ không được coi là một khoản vay, do đó nó không phản ánh trên bảng cân đối kế toán. Một hợp đồng hoán đổi tiền tệ bao giờ được cấu thành từ 2 phần, bắt đầu là một vụ trao đổi tiền tệ (nhánh ngắn), và kết thúc bằng việc thực hiện một hợp đồng kì hạn. Hợp đồng swap tiền tệ giúp một công ty có thể huy động được vốn với lãi suất thấp hơn. Ví dụ: công ty X của Mỹ phát hành một lượng trái phiếu trị giá 100 triệu CHF ( viết tắt đồng Franc Thuỵ Sĩ) sang Thuỵ Sĩ, với lãi suất cố định là 6%/6 tháng. Lý do là một số nhà đầu Thuỵ Sĩ đang có một lượng vốn bằng CHF, muốn đa dạng hoá danh mục đầu tư của họ và cần tìm những công ty như X, vì vậy họ sẵn sàng mua trái phiếu của X với mức lợi suất thấp hơn các nhà đầu tư Mỹ(8%). Công ty X đã huy động được số vốn 100 triệu CHF, tuy nhiên hoạt động chủ yếu của nó là tại Mỹ và thực hiện bằng USD, cho nên X lại tiếp tục tham gia vào một hợp đồng SWAP tiền tệ với ngân hàng First Bank London(FBL).  Hợp đồng này gần giống như X cho FBL vay 100tr CHF còn FBL cho X vay số tiền tương đương bằng USD. X đổi ngay 100tr CHF ra USD theo tỉ giá thị trường, nhận tiền lãi như tiền lãi của một khoản tiền gửi bằng CHF vào cùng ngày mà họ phải thanh toán cho các nhà đầu tư Thuỵ Sĩ, đồng thời phải trả lãi cho khoản tiền chuyển đổi tương đương bằng USD. Đến ngày đáo hạn hai bên sẽ hoán đổi ngược lại, X nhận lại 100tr CHF, FBL nhận lại USD. Nhờ sự kết hợp 2 hoạt động này mà trong khoảng thời gian 6 tháng, công ty X đã huy động được một lượng vốn lớn với lãi suất thấp hơn huy động từ các nhà đầu tư Mỹ. Để tính toán giá trị của hợp đồng SWAP người ta cũng sử dụng kĩ thuật chiết khấu dòng tiền về thời điểm hiện tại như các hợp đồng SWAP khác. Nhìn chung khi bắt đầu tiến hành nghiệp vụ SWAP, giá trị hiện tại thuần (Net present value = PVA - PVB) của hợp đồng SWAP bằng 0, tức là không bên nào có lợi hơn bên nào. Tuy nhiên do sự biến động của một số nhân tố như lãi suất, tỉ giá mà khi kết thúc hợp đồng có thể sẽ có bên lãi và bên lỗ.     Swap lãi suất (Interest rate swap)       Hợp đồng swap lãi suất là một dạng khá phổ biến trong các công cụ tài chính phái sinh. Trong hợp đồng này, một bên sẽ hoán đổi một dòng lãi suất của mình lấy dòng lãi suất của đối phương. Dòng lãi suất là gì? Đó là tập hợp các khoản lãi suất trong tương lai của một khoản đầu tư. Đối với dòng lãi suất cố định thì thu nhập từ khoản đầu tư là đều nhau trong những khoảng thời gian tương đương, còn dòng lãi suất biến đổi thì không. Swap lãi suất thường là kiểu hoán đổi giữa (lãi suất) "cố định - biến đổi", nhưng cũng có khi là "biến động - biến động". Về mặt lý thuyết thì loại thứ ba "cố định - cố định" cũng có thể thực hiện được, nhưng do toàn bộ dòng lãi suất có thể xác định được ngay thời điểm kí hợp đồng swap nên chẳng có lý do gì mà hai bên lại tiến hành hoán đổi cho nhau nếu các khoản đầu tư có chung đơn vị tiền tệ. Ví dụ: A có một khoản gửi ngân hàng bằng USD, lãi suất 5%/năm, B sở hữu một số trái phiếu có giá trị tương đương, trái tức 7%. Vậy nếu tiến hành swap thì đơn giản là A sẽ phải bù cho B 2%, và chẳng bên nào được lợi lộc gì. Swap lãi suất "cố định - biến động" thường được sử dụng khi các công ty muốn thay thế rủi ro trước biến động lãi suất của mình bằng một lãi suất ổn định, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động quản trị chiến lược, vì khi đó công ty sẽ dễ dàng xác định các nhân tố ảnh hưởng hơn. Ở chiều swap ngược lại, bên tham gia muốn đổi lãi suất ổn định của mình lấy lãi suất biến động, mà theo kì vọng của anh ta là có lợi hơn. Hãy theo dõi ví dụ dưới đây để hiểu rõ hơn: Một hợp đồng SWAP kiểu "cố định - biến động" theo đó, bên A trả cho bên B một tỉ lệ lãi suất bằng với lãi suất LIBOR + 50 điểm(0.5%), để đổi lại bên B cho bên A hưởng một tỉ lệ lãi suất cố định là 3%/năm. Lưu ý rằng, trên thực tế không diễn ra việc chuyển giao số tiền gốc, và tiền lãi được tính toán trên một số tiền qui ước (tưởng tượng). Đến kì thanh toán, giả sử 1 năm sau, lãi suất LIBOR lúc đó là 0.7%, vậy lãi suất A thanh toán cho B là 1.2%, do đó, sau khi bù trừ A sẽ được nhận số tiền lãi với lãi suất là 3 - 1.2 = 1.8%. Lãi suất cố định (ở ví dụ này là 3%) được gọi là lãi suất swap. Như vậy trong trường hợp này, hợp đồng SWAP tương tự như một vụ cá cược về lãi suất LIBOR, nếu lãi suất LIBOR mà lớn hơn 2.5% thì B có lợi, còn thấp hơn 2.5% thì A có lợi. Ngoài ra swap lãi suất còn giúp các bên giảm chi phí sử dụng vốn. Nếu A và B hoạt động trong điều kiện giống nhau thì có vẻ như SWAP chỉ là một trò chơi có tổng bằng 0 (zero sum game) khi mà lợi ích bên này lại là thiệt hại của bên kia. Tuy nhiên, khi A và B hoạt động trong những môi trường khác nhau, tiếp cận với những nguồn lực khác nhau, thì vẫn có một khoảng nào đó khiến cả hai cùng có lợi. Ví dụ: A có khả năng vay tiền với lãi suất 12% hoặc LIBOR+2%, trong khi B có khả năng vay với lãi suất 10% hoặc LIBOR+1%. Coi như đây là chi phí sử dụng vốn của 2 công ty, thì bằng lý thuyết lợi thế so sánh có thể thấy A có lợi thế so sánh về lãi suất động còn B có lợi thế so sánh về lãi suất cố định. Vậy A nên vay vốn theo lãi suất biến động LIBOR+2% còn B nên vay vốn theo lãi suất cố định 10%, sau đó A và B có thể sử dụng hợp đồng SWAP để hoán đổi lãi suất theo một tỉ lệ nhất định để cả hai cùng có lợi. III. Thực trạng và giải pháp về việc sử dụng chứng khoán phái sinh ở Việt Nam: Thị trường phái sinh chỉ mới hình thành trên trên lĩnh vực ngoại hối và gần đây bắt đầu trên thị trường hàng hóa (cà phê), chưa xuất hiện các giao dịch trên thị trường chứng khoán. Các giao dịch phái sinh chủ yếu là hợp đồng kỳ hạn, quyền lựa chọn còn hợp đồng giao sau và hợp đồng hoán đổi chưa được thực hiện.  Đối với thị trường ngoại hối, hợp đồng hoán đổi và hợp đồng kỳ hạn trên thị trường ngoại hối được Ngân hàng Nhà nước cho phép từ năm 1998 theo quyết định số 17/1998/ QĐ-NHNN7 ngày 10.1.1998. Với quyết định này, cho phép các ngân hàng thương mại triển khai các nghiệp vụ hoán đổi lãi suất và mua bán ngoại hối kỳ hạn với khách hàng là các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, nhờ vậy, đã giúp cho các doanh nghiệp hạn chế được rủi ro trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế Đông Nam Á. Đến năm 2002, được sự cho phép của Ngân hàng Nhà nước VN, ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu Eximbank đã tiến hành thí điểm giao dịch quyền lựa chọn (options). Mặc dù mới đưa vào giao dịch trên thị trường, cơ chế còn khá mới mẽ nhưng bước đầu đã được nhiều khách hàng tham gia. Sang năm 2004, trước tình hình biến động
Luận văn liên quan