Có nhiều cách hiểu khác nhau về lập kế hoạch. Trên giác độ ra quyết định, lập kế hoạch là một loại quyết định đặc thù để xác định một tương lai cụ thể mà các nhà quản lý mong muốn cho tổ chức của họ. Chúng ta biết rằng quản lý có bốn chức năng cơ bản là lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra. Lập kế hoạch là bước bắt đầu của mọi quá trình, đó là khâu quan trọng nhất quyết định sự thành công trong hoạt động của tổ chức.
Tương tự như mọi tổ chức khác, trong một tổ chức kinh doanh(doanh nghiệp) công việc đầu tiên của nhà quản lý phải làm là lập kế hoạch kinh doanh cho tổ chức. Đây là quá trình đầu tiên và quan trọng nhằm xác định các phương án và lựa chọn phương án tối ưu để đạt được mục tiêu cụ thể của tổ chức đề ra. Là một tổ chức kinh doanh đăc biệt nên trong hoạt động của mọi ngân hàng đều cần có một kế hoạch cụ thể định hướng cho hoạt động của ngân hàng trong tương lai. Điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong hoạt động của ngân hàng nhất là trong điều kiện nền kinh tế có nhiều biến động như hiện nay.
60 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 5027 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thực trạng và một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch kinh doanh tại chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển Nam Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Có nhiều cách hiểu khác nhau về lập kế hoạch. Trên giác độ ra quyết định, lập kế hoạch là một loại quyết định đặc thù để xác định một tương lai cụ thể mà các nhà quản lý mong muốn cho tổ chức của họ. Chúng ta biết rằng quản lý có bốn chức năng cơ bản là lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra. Lập kế hoạch là bước bắt đầu của mọi quá trình, đó là khâu quan trọng nhất quyết định sự thành công trong hoạt động của tổ chức.
Tương tự như mọi tổ chức khác, trong một tổ chức kinh doanh(doanh nghiệp) công việc đầu tiên của nhà quản lý phải làm là lập kế hoạch kinh doanh cho tổ chức. Đây là quá trình đầu tiên và quan trọng nhằm xác định các phương án và lựa chọn phương án tối ưu để đạt được mục tiêu cụ thể của tổ chức đề ra. Là một tổ chức kinh doanh đăc biệt nên trong hoạt động của mọi ngân hàng đều cần có một kế hoạch cụ thể định hướng cho hoạt động của ngân hàng trong tương lai. Điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong hoạt động của ngân hàng nhất là trong điều kiện nền kinh tế có nhiều biến động như hiện nay.
Trong thời gian qua, được sự giúp đỡ của đơn vị thực tập là chi nhánh ngân hàng ĐT&PT Nam Hà Nội cùng với giáo viên hướng dẫn TS.BÙI ĐỨC THỌ em đã có thời gian thực tập tại đây, trong quá trình thực tập em đã học hỏi được nhiều kiến thức thực tế. Bên cạnh đó em đã tìm hiểu được nhiều về đơn vị thực tập của mình như: lịch sử phát triển, chức năng nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức, tình hình tài chính, nhân sự … Đồng thời, em cũng hiểu rõ hơn quy trình lập kế hoạch tại đây. Nội dung này em xin trình bày trong chuyên đề thực tập của mình.
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH
1.1Các khái niệm, vai trò và phân loại kế hoạch kinh doanh:
Các khái niệm:
Khái niệm chung về lập kế hoạch
Lập kế hoạch là quá trình xác định các mục tiêu và lựa chọn các phương thức để đạt được mục tiêu đó
Khái niệm về lập kế hoạch kinh doanh
Lập kế hoạch kinh doanh là quá trình xác định các mục tiêu kinh doanh và lựa chọn các phương thức thích hợp để đạt được mục tiêu đó.
Vai trò:
Tại sao cần phải lập kế hoạch kinh doanh?
Có 3 lý do để cần xây dung kế hoạch kinh doanh cho doanh nghiệp hay tổ chức:
Quá trình nghiên cứu để đưa ra một bản kế hoạch kinh doanh buộc ta phải suy nghĩ kỹ trước khi đặt bút viết. Công việc này buộc ta phải có một cái nhìn khách quan và không cảm tính về toàn bộ công việc kinh doanh của doanh nghiệp hay tổ chức của mình.
Bản kế hoạch kinh doanh là một công cụ hữu ích, nó giúp nhà quản lý có thể quản lý công việc và đi đến thành công.
Bản kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh giúp nhà quản lý có thể truyền đạt ý tưởng của mình đến các đồng nghiệp và là cơ sở của mọi kế hoạch tài chính
Nếu không có kế hoạch kinh doanh nhà quản lý có thể không biết tổ chức và khai thác con người cũng như các nguồn lực khác của tổ chức một cách có hiệu quả, thậm chí không có được một ý tưởng rõ ràng về cái họ cần tổ chức và khai thác. Không có kế hoạch kinh doanh nhà quản lý cũng như nhân viên của học có rất ít cơ hội để đạt mục tiêu của mình, không biết khi nào và ở đâu cần phải làm gì. Lúc này, việc kiểm tra công việc của nhà quản lý sẽ rất phức tạp. Ngoài ra trong thực tế, những kế hoạch kinh doanh tồi cũng ảnh hưởng rất xấu đến tương lai toàn bộ tổ chức. Việc lập kế hoạch kinh doanh là rất cần thiết và quan trọng đối với mọi tổ chức.
Phân loại kế hoạch kinh doanh:
a/ Theo cấp kế hoạch kinh doanh
Các tổ chức được quản lý bằng hai cấp kế hoạch kinh doanh tiêu biểu là kế hoạch kinh doanh chiến lược và kế hoạch kinh doanh tác nghiệp.
Các kế hoạch kinh doanh chiến lược do những nhà quản lý cấp cao của tổ chức thiết kế nhằm xác định những mục tiêu tổng thể cho tổ chức.
Các kế hoạch kinh doanh tác nghiệp bao gồm những chi tiết của thể hoá của kế hoạch kinh doanh chiến lược thành những hoạt động hàng năm, hàng quý, hàng tháng, hàng tuần, thậm chí hàng ngày.
Giữa hai loại kế hoạch kinh doanh chiến lược và kế hoạch kinh doanh tác nghiệp có sự khác biệt trên 3 mặt:
Thời gian: kế hoạch kinh doanh chiến lược thường có thời gian thừ 2, 3 năm trở lên, trong một số trường hợp có thể tới 10 năm. Trong khi đó, kế hoạch kinh doanh tác nghiệp thường chỉ cho một năm trở xuống.
Phạm vi hoạt động : kế hoạch kinh doanh chiến lược tác động đến mảng hoạt động lớn, liên quan đến tương lai toàn bộ tổ chức. Kế hoạch kinh doanh tác nghiệp chỉ có một phạm vi hạn hẹp ở trong một mảng hoạt động nào đó.
Mức độ cụ thể: các mục tiêu chiến lược thường cô đọng và tổng thể (thiên về định tính). Trong khi đó, các mục tiêu của kế hoạch kinh doanh tác nghiệp thường cụ thể, chi tiết ( thiên về định lượng).
b/ Theo hình thức thể hiện:
Chiến lược: là loại kế hoạch kinh doanh đặc biêt quan trọng đối với mỗi tổ chức.
Chính sách: là quan điểm, phương hướng và cách thức chung để ra quyết định trong tổ chức. Trong một tổ chức có thể có nhiều loại chính sách khác nhau cho những mảng hoạt động trọng yếu
Thủ tục: là các kế hoạch kinh doanh thiết lập một phương pháp cần thiết cho việc điều hành các hoạt động trong tương lai. Đó là sự hướng dẫn hoạt động, là việc chỉ ra một cách chi tiết, biện pháp chính xác cho một hoạt động nào đó cần phải thực hiện. Đó là một chuỗi các hoạt động cần thiết theo thứ tự thời gian và cấp bấc quản lý.
Quy tắc: giải thích rõ ràng những hoạt động nào đó có thể làm, những hoạt động nào đó không thể làm. Đây là loại kế hoạch kinh doanh đơn giản nhất. Không nên nhầm lẫn giữa thủ tục và quy tắc. Các quy tắc gắn với hướng dẫn hành động mà không ấn định trình tự thời gian, trong khi đó thủ rục cũng bao hàm sự hướng dẫn thực hiện những quy định cả trình tự thời gian cho các hành động.
Các chương trình: bao gồm một số các mục đích, chính sách, thủ tục, quy tắc, các nhiệm vụ được giao, các bước phải tiến hành, các nguồn lực có thể huy động và các yếu tố khác. Chương trình được hỗ trợ bằng những ngân quỹ cần thiết.
Các ngân quỹ: là bản tường trình các kết quả mong muốn được biểu thị bằng các con số. Có thể coi đấy là một chương trình “số hoá”. Ngân quỹ không chỉ là ngân quỹ bằng tiền, mà còn là ngân quỹ thời gian, ngân quỹ nhân công.
c/ Theo thời gian thực hiện kế hoạch kinh doanh:
Kế hoạch kinh doanh dài hạn: là kế hoạch cho thời kỳ từ 5 năm trở lên.
Kế hoạch kinh doanh trung hạn: cho thời kỳ từ 1 đến 5 năm.
Kế hoạch kinh doanh ngắn hạn: cho thời kỳ dưới 1 năm.
1.2. Quá trình lập kế hoạch kinh doanh:
Nghiên cứu và dự báo:
Nghiên cứu và dự báo là quá trình bắt đầu của việc lập kế hoạch kinh doanh. Để nhận thức được cơ hội cần có những hiểu biết về môi trường, thị trường, về sự cạnh tranh, về điểm mạnh điểm yếu của mình so với các đối thủ cạnh tranh. Chúng ta phải dự đoán được những yếu tố chắc chắn và các yếu tố không chắc chắn để đưa ra các phương án đối phó. Việc lập kế hoạch kinh doanh đồi hổi cần phải có những dự báo thực tế về cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp.
Để công tác lập kế hoạch đạt được hiệu quả tốt nhất, trong quá trình nghiên cứu và dự báo cần tìm hiểu kỹ các yếu tố bên trong và bên ngoài tổ chức.
Các yếu tố bên trong tổ chức như: Cơ cấu tổ chức
Nguồn nhân lực
Khả năng tài chính
Sản phẩm, dịch vụ
Hệ thống Marketing
Hệ thống phân phối…
Các yếu tố bên ngoài tổ chức: Khách hàng
Đối thủ cạnh tranh
Nhà cung cấp
Chính phủ
Môi trường kinh tế vi mô, vĩ mô.
Môi trường luật pháp…
Các yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp và quyết định đến công tác lập kế hoạch. Do đó, cần nghiên cứu kỹ các yếu tố này.
Thiết lập các mục tiêu:
Các mục tiêu kinh doanh cần xác định rõ thời gian thực hiện và lượng hoá đến mức cao nhất có thể. Mặc dù doanh nghiệp thường có 2 mục tiêu định tính và định lượng nhưng những loại mục tiêu định lượng thường có vẻ dễ dàng hơn và dễ thực hiện hơn. Ngoài ra mục tiêu kinh doanh cũng cần được phân nhóm theo thứ tự ưu tiên. Một doanh nghiệp có thể có hai mục tiêu là mục tiêu hàng đầu và mục tiêu hàng thứ hai. Những mục tiêu hàng đầu liên quan đến sự sống còn và thành đạt của doanh nghiệp, đó là những mục tiêu về doanh thu, lợi nhuận và thị phần. Không đạt được một mức lợi nhuận, mức doanh thu hay mức thị phần nhất định cho thời kỳ nào đó, doanh nghiệp có thể bị phá sản. Mục tiêu hàng thứ hai lại liên quan đến tính hiệu quả của doanh nghiệp. Chúng cũng rất quan trọng đối với sự thành công của doanh nghiệp, nhưng không phải lúc nào cũng ảnh hưởng đến sự sống còn. Các mục tiêu này có thể thể hiện mức độ quan tâm của khách hàng đối với sản phẩm của doanh nghiệp, sự phát triển của sản phẩm mới hay tính hiệu quả của công tác quản lý.Trong những năm gần đây, các doanh nghiệp trong khu vực Nhà Nước và khu vực tư nhân dường như đều chú trọng đến mục tiêu hàng thứ hai để thu hut khách hàng, được coi là ảnh hưởng lâu dài tới sự sống cồn của doanh nghiệp và các mục tiêu hàng thứ nhất với sự ảnh hưởng trực tiếp và trước mắt. Cho dù có chú trọng tới mục tiêu nào hơn thì điều quan trọng là phải xác định mục tiêu một cách rõ ràng, có thể đo lường được và mang tính khả thi. Ngoài ra, cũng cần xác định rõ trách nhiệm trong việc thực hiện mục tiêu và thời gian hoàn thành mục tiêu đó.
Trong quá thiết lập mục tiêu cần xác định chia các mục tiêu thành các mục tiêu ngắn hạn, trung hạn và dài hạn để việc thực hiện mục tiêu được dễ dàng hơn
Căn cứ vào từng thời kỳ, từng điều kiện cụ thể để có mục tiêu cụ thể phù hợp với tổ chức.
Phát triển các tiền đề:
ở bước thứ ba này chúng ta cần lưu ý tới việc phát triển các tiền đề. Tiền đề của việc lập kế hoạch kinh doanh là các dự báo và các chính sách cơ bản có thể áp dụng. Chúng là giả thiết cho việc thực hiện kế hoạch kinh doanh sau này. Đó có thể là địa bàn hoạt động, quy mô hoạt động, mức giá, sản phẩm là gì, triển khai công nghệ gì...
Một số tiền đề là những dự báo, các chính sách còn chưa ban hành. Các tiền đề được giới hạn theo các giả thiết có tính chất chiến lược hoặc cấp thiết dẫn đến một kế hoạch kinh doanh. Các tiền đề này có ảnh hưởng nhiều nhất đến sự hoạt động của kế hoạch kinh doanh đó. Sự nhất trí về các tiền đề là điều kiện quan trọng để lập kế hoạch kinh doanh. Vì vậy, không nên đòi hỏi kế hoạch kinh doanh và ngân quỹ từ cấp dưới khi chưa có, để cho họ có thời gian nghiên cứu chi tiết, cụ thể và trước hết có những chỉ dẫn cho người đứng đầu các bộ phận của mình.
Xây dựng các phương án :
Tìm và nghiên cứu các phương án hành động để lựa chọn. Cần giảm bớt phương án lựa chọn, chỉ cần những phương án có triển vọng nhất được đưa ra để phân tích và đánh giá.
Đánh giá các phương án :
Lựa chọn các phương án theo tiêu chuẩn phù hợp nhất với mục tiêu trung thành nhất với các tiền đề để xác định. Khi đánh giá các phương án trong bản kế hoạch kinh doanh cần đưa ra các trọng số cho các tiêu chí đánh giá để xác định được mức độ quan trọng của các tiêu trí đó để từ đó đưa ra phương án tối ưu.
Lựa chọn phương án và ra quyết định:
Sau quá trình đánh giá các phương án, một vài phương án kinh doanh sẽ được lựa chọn. Lúc này, cần ra quyết định để phân bổ con người và các nguồn lực khác của doanh nghiệp cho việc thực hiện kế hoạch kinh doanh. Bước tiếp theo là phải xây dựng các kế hoạch kinh doanh phụ trợ và lượng hoá kế hoạch kinh doanh bằng ngân quỹ.
1.3 Các nội dung chủ yếu của một bản kế hoạch kinh doanh:
1.3.1 Bản tóm lược:
Ấn tượng đầu tiên đối với các nhà đầu tư là rất quan trọng nhất. Nhiều nhà bank không có đủ thời gian lẫn hứng thú để đọc hết toàn bộ bản kế hoạch tài chính của bạn. Vì thế, trước hết bạn hãy đưa lên một bản tóm lược từ 3 đến 4 trang tóm tắt lại bản kế hoạch kinh doanh của bạn. Trong đó, đề cập đến đối tượng dự định kinh doanh là gì, và hiện tại thị trường của nó như thế nào? Quy mô của công ty bạn ra sao, doanh thu hằng năm, lợi nhuận, chi phí ra sao? Một vài dòng nói về trình độ học vấn của người sáng lập công ty cũng rất cần thiết. Một điều quan trọng nữa bạn phải trình bày đó là cần bao nhiêu tiền để tiến hành kinh doanh và nguồn vốn lấy từ đâu.
Kinh doanh:
Điều thu hút các nhà đầu tư đó là ý tưởng kinh doanh của bạn. Bạn đặt ra cái đích của việc kinh doanh là gì? Bạn muốn dành một thị phần nào đó hay chiếm lĩnh toàn bộ thị trường. Hãy giải thích rõ, bằng cách nào bạn đạt được mục tiêu của mình. Hãy trình bày về kế hoạch kinh doanh. Bạn dựa vào lỗ hổng thị trường hay tung ra mặt hàng mới có giá rẻ hơn hắn so với các đối thủ cạnh tranh.
Hãy trình bày ngắn gọn về tư cách pháp nhân của doanh nghiệp ( tổ chức) của bạn và sự bảo đảm kèm theo. Nếu ai chưa chắc chắn về vấn đề này thì hãy nhờ các chuyên gia tư vấn. Những nhà đầu tư chỉ quan tâm đến việc bạn lựa chọn thị trường nào để kinh doanh nên hãy mô tả thêm về ngành nghề bạn kinh doanh.
Mặt hàng kinh doanh
Bạn kinh doanh hay cung cấp loại dịch vụ gì? Sau khi trả lời câu hỏi đó hãy tìm ra điều mới lạ trong ý tưởng của mình. Phải thuyết phục những nhà đầu tư rằng đây không phải là một kế hoạch viển vông, không có tính khả thi. Tại sao khách hàng lại đón nhận sản phẩm của bạn. Những thông tin về tình hình và khả năng phát triển của sản phẩm là rất quan trọng. Việc sản xuất sẽ được tiến hành như thế nào? Máy móc thiết bị sẽ được sử dụng ra sao?
Thị trường
Bạn nhìn nhận thị trường và nhóm đối tượng khách hàng cho sản phẩm như thế nào? Để tìm được câu trả lời cho câu hỏi này trước hết phải điều tra, tìm hiểu thông tin. Khi đã có cái nhìn tổng quát về toàn bộ tài liệu và có cái nhìn đúng đắn bạn có thể tập hợp được một số thông tin như lứa tuổi, sức mua, lối sống và số lượng của nhóm khách hàng tiềm năng. Từ nền tảng này mới ước tính được thị phần của sản phẩm sẽ kinh doanh.
Bên cạnh đó phải so sánh lượng cung của mình với lượng cung của các đối thủ cạnh tranh để nhà đầu tư biết được tại sao họ lại đầu tư cho bạn.
Tiêu thụ
Phần này đề cập đến chiến lược Marketing. Bạn dự định đưa sản phẩm của mình đến với khách hàng như thế nào? Hãy miêu tả chính xác quá trình bán hàng. Bạn nên tính đến chi phí quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng là rất đắt đỏ. Do vậy hãy lựa chọn loại hình quảng cáo thích hợp. Bên cạnh đó phải quan tâm đến dịch vụ chăm sóc khách hàng sẽ được thực hiện như thế nào ? Một điều quan trọng nữa đó chính là giá của sản phẩm dịch vụ đến tay người tiêu dùng.
Người chủ sở hữu:
Bạn hãy giới thiệu về người chủ sở hữu cũng như các thành viên quan trọng trong doanh nghiệp. Bởi vì nhà đầu tư rất quan tâm đến việc mình bỏ tiền đầu tư cho ai. Bạn hãy chứng minh doanh nghiệp của mình thật sự có năng lực bởi nó có những nhà lãnh đạo có năng lực.
Ngoài ra hãy chỉ rõ những chức vụ quan trọng trong công ty do ai đảm nhận. Bên cạnh đó cũng phải chú ý đến công tác quản lý nhân sự trong những năm tới.
Kế hoạch tương lai :
Hãy thuyết phục những nhà đầu tư về khả năng thành công và sự phát triển của lĩnh vực mà bạn kinh doanh, bằng cách đưa ra những dẫn chứng cụ thể. Phải tính toán chi phí và doanh thu thực tế, cụ thể để dựa vào đó tính được lợi nhuận thu được. Lên kế hoạch tài chính để thể hiện rằng các khoản doanh thu và các nguồn tài trợ vốn đều có thể đáp ứng, chi trả cho tất cả các khoản thanh toán. Trình bày kế hoạch kinh doanh cụ thể trong vòng 4 hoặc 5 năm tới.
Những cơ hội và nguy cơ:
Phải thể hiện rằng bạn đã lường trước mọi khả năng có thể xảy ra như những cơ hội hay rủi ro có thể gặp phải. Những bản dự tính về thu nhập hay doanh thu trong vòng 5 năm tới vẫn chưa đủ đảm bảo chắc chắn cho nên bạn phải tính toán lại một lần nữa toàn bộ kế hoạch kinh doanh của bạn trong điều kiện thuận lợi cũng như trong điều kiện rủi ro. Những yếu tố có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng nên được quan tâm.
Nhu cầu tài chính:
Tuy rằng trong bản trình bày kế hoạch tương lai bạn có thể đề cập đến số tiền mà bạn cần trong khoảng thời gian nào nhưng không nhất thiết phải nói nguồn vốn đó ở đâu ra. Có rất nhiều nhà đầu tư sẽ quan tâm như các cá nhân, các cơ quan, tổ chức công, các ngân hàng hay công ty cổ phần. Hãy chọn một hình thức liên kết hợp lý và nêu rõ ai đã bỏ ra bao nhiêu vốn và số cổ phần mà họ nắm giữ là bao nhiêu.
Tài liệu kèm theo:
Hãy cung cấp cho các nhà đầu tư tất cả các thông tin liên quan cần thiết. Gửi kèm lý lịch của người sáng lập, cũng như các thành viên quan trọng trong công ty, có anhr hưởng đến mặt hang kinh doanh, kết quả nghiên cứu thị trường và bản đề xuất cũng như danh sách các vị trí đề cử.
1.4. Cách viết một bản kế hoạch kinh doanh
Mục lục:
Bản mục lục nên liệt kê tất cả các lĩnh vực kinh doanh chính trong kế hoạch kinh doanh của bạn, và có thể được chia thành các đề mục nhỏ quan trọng hoặc để làm rõ. Hãy nhớ rằng trang mục lục phải được sắp xếp một cách rõ ràng, ngăn nắp và đánh số trang theo đúng cách thức. Bản mục lục sẽ giúp người đọc dễ dàng theo dõi kế hoạch kinh doanh của bạn.
Tóm tắt tổng quát:
Tóm tắt tổng quát nên đề cập những vấn đề sau một cách rõ ràng, chính xác:
Giới thiệu qua về doanh nghiệp : các đoạn mở đầu nên giới thiệu doanh nghiệp làm gì và ở đâu. Nên giới thiệu ngắn gọn thị trường của doanh nghiệp, số kinh phí mà doanh nghiệp mong muốn có và nguồn kinh phí đó sẽ được sử dụng như thế nào.
Tầm nhìn và sứ mệnh : lời tuyên bố về tầm nhìn và sứ mệnh không chỉ định hướng cho bản kế hoạch kinh doanh mà còn cho toàn bộ doanh nghiệp. Lời tuyên bố này sẽ xác định con đường mà doanh nghiệp sẽ đi theo và nhuyên tắc chỉ đạo các chức năng xuyên xuốt của doanh nghiệp. Lời tuyên bố về tầm nhìn và sứ mệnh của doanh nghiệp cho người đọc biết được thông tin và kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp. Điều này rất quan trọng trong bản tóm tắt, nó là điểm thu hút nhà đầu tư nhất.
Xem xét cơ hội : mô tả, lượng hoá cơ hội xem doanh nghiệp phù hợp ở điểm nào. Giải thích tại sao doanh nghiệp lai tham gia ngành kinh doanh này và lý do doanh nghiệp tận dụng những cơ hội này.
Tóm tắt thị trường : thị trường rộng lớn đến mức nào và giai đoạn phát triển của thi trường. Những động lực chính, xu hướng, ảnh hướng chính trên thị trường là gì ?
Tạo sự khác biệt : điều gì tạo nên sự khác biệt giữa sản phẩm của doanh nghiệp bạn so với các sản phẩm khác. Sản phẩm của doanh nghiệp đã đăng kí bản quyền chưa. Sản phẩm hay dịch vụ của bạn có tốt hơn, rẻ hơn không ? Có phải lợi thế của doanh nghiệp bạn chỉ là tạm thời ? bạn có các bước để nảo vệ vị thế của mình không ? liệu có các cản trở gia nhập thi trường đúng như trong báo cáo tài chính không ?
Mô tả sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp : phần này nên miêu tả một cách ngắn gọn sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp.
Sơ yếu lý lịch đội ngũ quản lý : xem xét lịch sử, đội ngũ quản lý của doanh nghiệp là một trong những yếu tố dự báo về sự thành công mà các nhà đầu tư quan tâm. Bạn nên nhấn mạnh những kinh nghiệm và sự phù hợp của đội ngũ quản lý. Đồng thời nêu những thành tựu chính mà doanh nghiệp đã đạt được.
Bản chất và sử dụng nguồn thu : doanh nghiệp đang cần bao nhiêu vốn đầu tư. Bạn hãy chú rằng một trong những nguyên nhân dẫn tới sự thành bại của doanh nghiệp là vấn đề vốn đầu tư. Bạn nên biết rõ doanh nghiệp mình cần bao nhiêu vốn để hoạt động. Nhà đầu tư cũng rất quan tâm đến việc nguồn vốn mà mình bỏ ra sẽ được sử dụng như thế nào ?
Giới thiệu về công ty:
Phần này trình bày vắn tắt làm thế nào doanh nghiệp đạt được vị trí này và trong tương lai định hướng sẽ như thế nào? Nguồn gốc cho việc kinh doanh của doanh nghiệp là gì? doanh nghiệp kiếm được doanh thu tới thời điểm này như thế nào? cơ cấu pháp lý của doanh nghiệp như thế nào? ai là chủ hiện tại và tỷ lệ sở hữu của họ là bao nhiêu? cơ sở vật chất hiện tại và tương lai?...
Mô tả pháp lý: gồm những chi tiết sau: doanh nghiệp được thành lập khi nào, vài dòng mô tả lĩnh vực kinh doanh của daonh nghiệp, tóm tắt doanh nghiệp cung cấp những gì.
Lịch sử của doanh nghiệp: tổng quan về lịch sử kinh doanh của doanh nghiệp. Sắp xếp chi tiết chi tiết thành các sự kiện theo dòng thời gian hoặc theo hình thức văn kể, nêu cả các thành tựu và các mố