Nói đến Việt Nam thì không thể nào không nói đến ẩm thực Việt Nam. Nó đã góp phần tạo nên hồn Việt qua các đặc sản rất ngon mà không quá cầu kì. Chẳng hạn như nói về kẹo thì ai mà không biết tiếng tăm của kẹo dừa Bến Tre, mè xửng của kinh đô Huế, kẹo Cu Đơ Hà Tĩnh, kẹo mạch nha Quảng Ngãi Tận dụng nguồn nguyện liệu địa phương, những người dân nơi đây làm ra những món kẹo rất riêng cho mình.
Khi trên thị trường tràn ngập các sản phẩm kẹo công nghiệp, đã không ít các cơ sở sản xuất kẹo truyền thống phải điêu đứng, chỉ những cơ sở với lòng đam mê, yêu nghề mới có thể vượt qua thử thách này. Trải qua nhiều năm cạnh tranh thị trường, không ít cơ sở sản xuất thủ công nay đã phát triển thành các công ty và có một vị trí thương hiệu nhất định. Sự thành công của họ là nhờ vào sự kiên trì trước thời vận, sự đam mê nhiệt huyết và học hỏi, sẵn sàng đầu tư để đem đến những sản phẩm tốt nhất. Điều này đã minh chứng rằng hoàn toàn có thể khai thác và phát huy những sản phẩm truyền thống, tưởng như chỉ có thể tồn tại như một món quà dân giã, trở thành những sản phẩm mang giá trị thương mại không kém những sản phẩm hiện đại.
32 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 5278 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thưc trạng về tình hình sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm kẹo truyền thống, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VIỆN CÔNG NGHỆ SINH HỌC - THỰC PHẨM
Bộ môn: Đường – bánh – kẹo
TIỂU LUẬN
Đề tài:
TP. Hồ Chí Minh 03 – 2011
LỜI MỞ ĐẦU
Nói đến Việt Nam thì không thể nào không nói đến ẩm thực Việt Nam. Nó đã góp phần tạo nên hồn Việt qua các đặc sản rất ngon mà không quá cầu kì. Chẳng hạn như nói về kẹo thì ai mà không biết tiếng tăm của kẹo dừa Bến Tre, mè xửng của kinh đô Huế, kẹo Cu Đơ Hà Tĩnh, kẹo mạch nha Quảng Ngãi… Tận dụng nguồn nguyện liệu địa phương, những người dân nơi đây làm ra những món kẹo rất riêng cho mình.
Khi trên thị trường tràn ngập các sản phẩm kẹo công nghiệp, đã không ít các cơ sở sản xuất kẹo truyền thống phải điêu đứng, chỉ những cơ sở với lòng đam mê, yêu nghề mới có thể vượt qua thử thách này. Trải qua nhiều năm cạnh tranh thị trường, không ít cơ sở sản xuất thủ công nay đã phát triển thành các công ty và có một vị trí thương hiệu nhất định. Sự thành công của họ là nhờ vào sự kiên trì trước thời vận, sự đam mê nhiệt huyết và học hỏi, sẵn sàng đầu tư để đem đến những sản phẩm tốt nhất. Điều này đã minh chứng rằng hoàn toàn có thể khai thác và phát huy những sản phẩm truyền thống, tưởng như chỉ có thể tồn tại như một món quà dân giã, trở thành những sản phẩm mang giá trị thương mại không kém những sản phẩm hiện đại.
Tuy nhiên, con đường phía trước của ngành kẹo truyền thống còn nhiều thử thách phải vượt qua. Dưới đây là những nhận định chung về “Thưc trạng về tình hình sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm kẹo truyền thống”.
Chương 1
TỔNG QUAN NGÀNH KẸO TRUYỀN THỐNG
1.1.Quá trình phát triển ngành kẹo truyền thống
Mỗi loại kẹo truyền thống đều có xuất xứ khác nhau,và thành phần nguyên liệu cũng đặc trưng từng vùng như kẹo dừa thì nơi sản xuất chủ yếu là Bến Tre, kẹo cu đơ thì sản xuất từ Hà Tỉnh, kẹo gương thì từ Quảng Ngãi, mè xửng của Thừa Thiên Huế v.v….Tất cả các sản phẩm này trước đây chủ yếu sản xuất từ thủ công, nhưng cùng với sự phát triển của nền kinh tế, sự gia tăng trong quy mô dân số với cơ cấu trẻ thì tốc độ tiêu thụ sản phẩm bánh kẹo tăng cao, sự cạnh tranh thị trường với các loại bánh kẹo khác của các công ty trong nước và các công ty nước ngoài ,đứng trước tình hình trên ngành kẹo truyền thống không ngừng cải tiến kỹ thuật,công nghệ sản xuất nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm nhưng vẫn giữ được hương vị truyền thống và đạt độ an toàn cao về tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm.
Trước những nổ lực trên thì sản phẩm kẹo truyền thống ngày càng thu hút nhiều khách hàng ngày càng đông, không chỉ là khách hàng trong nước mà khách hàng nước ngoài cũng tìm hiểu và ký hợp đồng. Hiện nay, các sản phẩm truyền thống đựơc phân phối hầu hết trên mọi miền đất nước và còn xuất khẩu sang các nước Campuchia, Lào, Thái Lan,Trung Quốc, Úc, Mỹ (California)…
Sau đây là một số sản phẩm truyền thông tiêu biểu:
Kẹo dừa
Mè xửng
Kẹo chuối
Kẹo Cu Đơ
1.2. Đặc điểm ngành kẹo truyền thống
Nguyên liệu chính của ngành kẹo truyền thống tùy thuộc vào từng sản phẩm kẹo cụ thể: kẹo dừa (cơm dừa và mạch nha), kẹo cu đơ (mật mía, đường, mạch nha, gừng có thêm lạc nhân và được đổ vào hai miếng bánh tráng), kẹo gương (đường cát trắng, mạch nha, mè, đậu phụng) v.v…Nhìn chung, nguyên liệu chủ yếu là đường (được nhập khẩu một phần), một điều nữa là sản phẩm kẹo mang tính truyền thống thì sử dụng nguyên liệu chủ yếu từ thiên nhiên chẳng hạn như kẹo dừa thì sử dụng nguyên liệu là cơm dừa trong khi đó dừa còn sử dụng để xuất khẩu ở dạng dừa trái và một số sản phẩm khác và các sản phẩm kẹo khác cũng tương tự. Chính vì vậy, sự biến động của giá đường trên thị trường thế giới, cũng như nguồn nguyên liệu từ thiên nhiên không ổn định sẽ có tác động nhất định đến giá thành của kẹo.
Kẹo truyền thống Việt Nam được sản xuất theo tính chất mùa vụ khá rõ nét. Cũng như các sản phẩm bánh kẹo khác thì sản lượng tiêu thụ thường tăng mạnh vào thời điểm từ tháng 8 Âm lịch (Tết Trung thu) đến Tết Nguyên Đán.Trong khi đó, thời điểm sau Tết Nguyên Đán sản lượng tiêu thụ kẹo giảm do khí hậu nắng nóng.
Dây chuyền công nghệ sản xuất kẹo truyền thống của các doanh nghiệp ngày càng trở nên khá hiện đại và đồng đều, trang thiết bị đều được nhập khẩu từ các quốc gia nổi tiếng .
Việt Nam cũng là một thị trường tiềm năng với tốc độ tăng trưởng cao (10-12%) so với mức trung bình trong khu vực (3%) và trung bình của thế giới (1-1,5%). Nguyên nhân là do, tỷ lệ tiêu thụ bánh kẹo theo bình quân đầu người ở Việt Nam còn thấp so với tốc độ tăng trưởng dân số. Vì vậy mà nó cũng là một thị trường tiêu thụ tiềm năng trong tương lai cho sự các phát các sản phẩm kẹo truyền thống.
1.3. Môi trường kinh doanh ngành kẹo truyền thống Việt Nam
Ở thị trường trong nước:
Nhờ lợi thế sử dụng nguyên liệu thiên nhiên tinh khiết và không ngần ngại đầu tư để đổi mới công nghệ ,tạo nên nhiều mẫu mã,kiểu dáng ngày càng hấp dẫn khách hàng. Cũng như theo truyền thống sản xuất từ xưa đến nay các sản phẩm truyền thống luôn xem trọng chất lượng, chữ tín, không sử dụng chất bảo quản, đường hóa học và các chất khác nhằm khẳng định thương hiệu. Từ điều này mà sản phẩm kẹo truyền thống ngày càng được phân phối phổ biến từ bắc vào nam thông qua các địa lý bán lẻ gồm hơn 200 địa lý bán lẻ và sỉ.
Ở thị trường thế giới:
Không chỉ khẳng định thương hiệu ờ thị trường trong nước mà các cơ sở sản xuất kẹo truyền thống ngày càng xâm nhập thị trường nước ngoài như(Campuchia, Lào, Thái Lan,Trung Quốc, Úc, Mỹ (California)…
Chương 2
TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM KẸO TRUYỀN THỐNG
2.1. Sức tiêu thụ các sản phẩm kẹo truyền thống
Trong năm 2010 dòng sản phẩm bánh kẹo truyền thống có những lợi thế và khó khăn ,cụ thể :
Chi phí cho sản xuất bánh kẹo năm nay tăng từ 20 - 25% nhưng giá kẹo trong nước được các doanh nghiệp điều chỉnh chỉ tăng 5 đến 10% so với Tết năm ngoái
Nền kinh tế suy thoái cũng làm cho sức tiêu thụ giảm xuống một phần.
Cuộc vận động “Người Việt ưu tiên dùng hàng Việt” đã và đang có tác động đáng kể đến ý thức tiêu dùng của người dân.
Các doanh nghiệp trong nước cũng đang chú trọng đến việc nâng cao chất lượng sản phẩm đã góp phần làm cho thị trường bánh mứt kẹo nội địa trong dịp 2010 chiếm ưu thế hơn hẳn so với hàng ngoại.
Các dòng sản phẩm nhập khẩu bị qoay lưng so với mọi năm do vấn đề an tòan vệ sinh đã không đảm bảo trong những năm trước.
Với những yếu tố trên trong dịp tết 2010 sản lượng bánh kẹo trong nước đã tăng lên đáng kể . Công ty cổ phần thực phẩm Hữu Nghị đã tung ra dịp Tết khoảng hơn tám nghìn tấn bánh kẹo các loại, tăng hai lần so với Tết 2009, tập trung ở hơn 100 nhãn hàng từ các loại bánh cracker, kẹo suri, bánh kem xốp, bánh quy, mứt Tết. Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà cũng chuẩn bị khoảng 2.500 tấn bánh kẹo các loại, tăng 500 tấn so Tết trước
2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sức tiêu thụ các sản phẩm kẹo truyền thống
2.2.1. Giá đường
Giá đường tăng hơn hai lần so cùng kỳ, giá mua trong đợt tháng 10 năm 2010 từ 15 nghìn đến 16 nghìn đồng/kg; nha làm nguyên liệu chính sản xuất kẹo tăng 20% so tháng 11-2009, dầu thực vật tăng 20%.Trong đầu năm 2011 giá đường tiếp tục tăng lên 20 nghìn/kg.
2.2.2. Sở thích và xu hướng tiêu dùng
Thứ nhất: Các mặt hàng mặt hàng bánh kẹo sản xuất trong nước đang được người dân ưa dùng nhiều hơn. Các phong trào ủng hộ, khuyến khích dùng hàng Việt Nam được tuyên truyền, quảng cáo rộng rãi đã tác động mạnh đến xu hướng tiêu dùng của nhân dân. Sự chuyển biến trong ý thức và xu hướng tiêu dùng, ủng hộ hàng trong nước cùng với các kênh phân phối ngày càng thuận tiện, sản phẩm bánh kẹo nội vì thế cũng được tiêu thụ nhiều hơn bởi chính khách hàng Việt. Ngoài ra, hàng loạt những lùm xùm xung quanh việc bánh kẹo ngoại “dởm”, bánh kẹo mác ngoại chất lượng khó kiểm chứng, không đảm bảo chất lượng tràn lan, khiến người tiêu dùng quay lưng với những sản phẩm “bắt mắt nhưng khó kiểm chứng”. Về phía mình, các doanh nghiệp trong nước đã chủ động nâng cao vị thế cạnh tranh và tìm lời giải cho bài toán về chất lượng,xuất xứ, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm của bánh kẹo ngoại mà người tiêu dùng đang e ngại bằng chính sự đầu tư nghiêm túc, tạo bước đột phá cho chất lượng, mẫu mã bao bì và đưa ra nhiều sản phẩm mới phục vụ thị trường. Thêm vào đó bánh kẹo nước ngoài hầu hết giá đều rất cao so với hàng Việt, trong khi chất lượng chỉ tương đương hàng nội .
Thứ hai: Tính phân khúc thị trường bánh kẹo trong năm nay khá rõ rệt, đặc biệt các nhà sản xuất bánh kẹo phục vụ dịp Tết Trung thu và Nguyên đán có xu hướng tập trung vào dòng cao cấp, trong khi phân khúc bánh kẹo bình dân đang bị thu hẹp dần. Ngoài việc phân chia thị trường theo sở thích nhu cầu của đối tượng tiêu dùng, theo thị trường tiêu thụ thì các doanh nghiệp còn chú ý đến việc phân chia thị trường theo
thứ hạng của các dòng bánh kẹo vào các dịp Lễ, Tết.
Đối với dòng bánh Trung thu và Tết Nguyên Đán : Do nhu cầu của khách hàng biếu tặng là chủ yếu nên sự phân cấp thể hiện khá rõ rệt và đa dạng. Các dòng sản phẩm bánh cao cấp năm nay sẽ chiếm 4-6% thị trường. Theo nhận định, sức mua bánh trung thu của thị trường năm nay sẽ có nhiều kh ả quan do kinh tế đang được phục hồi. Hầu hết các công ty, cơ sở sản xuất đều tăng sản lượng ồ ạt. Công ty Kinh Đô dự tính sản lượng năm nay là 1.900 tấn, tăng thêm 100 tấn so với Trung thu 2009. Thị trường bánh trung thu vốn 70% dành để biếu nên việc thu hẹp dòng cao cấp dù trong bối cảnh nào cũng khó xảy ra. Bởi vậy, xu hướng dòng bánh cao cấp được đầu tư rất lớn ở phần “chất” bằng việc sử dụng các nguyên liệu đắt tiền và hình thức sang trọng, cầu kỳ, bắt mắt. Năm nay, một điểm khác biệt lớn trong chiến dịch phân khúc của các công ty đó là phân phối hệ thống bán hàng khá hợp lý, các điểm bán trung tâm chỉ chiếm 20-30% tổng số đại lý phân phối, còn lại là ra vùng ngoại thành và tràn ra các tỉnh.
Thứ ba: Các doanh nghiệp bánh kẹo sản xuất đa dạng các sản phẩm phục vụ nhiều nhóm khách hàng khác nhau, ví dụ như các dòng bánh chay hay bánh dành cho người ăn kiêng, người bị bệnh tiểu đường đang là lĩnh vực các hãng tập trung nhiều. Với đặc điểm đây là dòng bánh đánh vào tâm lý củangười tiêu dùng và được tiêu thụ khá tốt. Đối với dòng bánh này, nguyên liệu đầu vào thấp nhưng mức giá khá cao do tập trung vào một đối tượng ít khách hàng nên các doanh nghiệp bánh kẹo không chỉ sản xuất dòng bánh này trong loại bánh Trung thu mà cả trong một số sản phẩm bánh kẹo khác.
Với phong trào “người Việt ưu tiên dùng hàng Việt “ và chất lượng bánh kẹo trong nước được đảm bảo cũng như giá cả không tăng nhiều đã làm cho người tiêu dung hiện nay có xu hướng mua hàng việt sử dụng nhiều hơn mọi năm.
Theo các nhà sản xuất, vào vụ sản xuất năm nay giá nguyên liệu bánh kẹo tiếp tục tăng, trong đó nhưng các DN sẽ cố gắng điều chỉnh, tiết kiệm chi phí sản xuất để giá thành không bị đội lên quá cao, giá bán chỉ nhích lên khoảng 5 đến 10% so với Tết năm ngoái.
Chương 3
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG NGÀNH KẸO TRUYỀN THỐNG
Để phân tích tình hình ngành kẹo truyền thống hiện nay ở Việt Nam thì có khá nhiều phương pháp phân tích nhưng phương pháp phân tích SWOT là rõ ràng nhất. Ma trận SWOT đánh giá các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ. Mục đích của việc nghiên cứu môi trường là nhằm nhận định cho được các đe dọa, cơ hội cũng như các điểm mạnh và điểm yếu mà doanh nghiệp đang và sẽ đối mặt trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh để làm cơ sở cho việc xây dựng chiến lược của doanh nghiệp. Kỹ thuật phân tích SWOT là một công cụ cho việc tổng hợp kết quả nghiên cứu môi trường và đề ra chiến lược phát triển hợp lý nhất.
Sơ đồ ma trận SWOT:
Ứng dụng ma trận SWOT phân thích tình hình sản xuất kẹo truyền thống tại Việt Nam.
3.1. Điểm mạnh (Strengths)
Lực lượng lao động dồi dào với chi phí nhân công thấp. Việt Nam có khoảng hơn 83 triệu người, đó là đội ngũ tham gia sản xuất.
Người tiêu dùng Việt Nam rất thích sử dụng sản phẩm vừa ngon, bổ nhưng lại rẻ, chính vì vậy mà người Việt Nam là khách hàng trung thành của ngành kẹo truyền thống
Chính phủ ta đã đưa ra chủ trương: người Việt dùng hàng Việt nên đã ít nhiều tác động mạnh vào thị hiếu người tiêu dùng.Ví dụ như trong dịp tết vừa rồi thì hàng Việt Nam bán trên thị trường rất chạy, đặc biệt là hàng bánh kẹo truyền thống như: kẹo vừng, kẹo dồi, kẹo lạc, kẹo chuối… vì vậy các sản phẩm kẹo truyền thống nếu có chiến
lược đầu tư và khuyến mãi rầm rộ sẽ có thể nhanh chóng thâm nhập được vào thị trường trong nước.
Khách hàng ở các đô thị lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh có khả năng tiếp nhận thông tin về chất lượng, công dụng, giá cả của sản phẩm rất nhanh chóng và kẹo truyền thống sẽ được ưu chuộng trên thị trường nhờ chiến lược khuyến mãi, đầu tư, chăm sóc khách hàng của doanh nghiệp.
Các ngành công nghệ viễn thông, điện tử ở Việt Nam rất phát triển, điều này góp phần vào quảng cáo thương hiệu, quảng cáo chất lượng sản phẩm, đưa sản phẩm tiếp cận người tiêu dùng.
Công ty sản xuất kẹo truyền thống có hệ thống phân phối rộng khắp cả nước, họ có chiến lược phát triển sản phẩm. Công ty, nhà sản xuất rất quan tâm đến hoạt động maketing, quan tâm người tiêu dùng.
Có nhiều công ty sản xuất bánh kẹo truyền thống rất có thương hiệu ngoài thị trường.
Cơ sở vật chất, máy móc, thiết đáp ứng đủ quy trình, công nghệ sản xuất.
Sản phẩm kẹo truyền thống rất đa dạng, chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn quốc tế, đảm
bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm.
Phần lớn kẹo truyền thống được sản xuất từ nguyên liệu tự nhiên, có sẵn trong nước đó là những nguyên liệu quen thuộc giản dị hàng ngày đối với cuộc sống của người dân Việt Nam như lúa gạo, hạt lạc, hạt vừng, bột mỳ, hạt sen, đến những củ cà rốt, củ gừng, quả mận, quả mơ, cóc, sấu, lá chanh… thành phần kẹo truyền thống không chứa các chất độc hại hay không pha chế các chất phụ gia gây ảnh hưởng đến sức khoẻ như: hàn the, phẩm màu công nghiệp nên chất lượng rất cao mà giá cả lại hợp lý nên phần lớn đáp ứng như cầu của người tiêu dùng.
Đội ngũ lao động sản xuất rất nhiệt tình, cần cù đã một phần giúp cho ngành kẹo truyền thống phát triển mạnh.
Kẹo truyền thống rất chất lượng, không độc hại, rất an toàn cho người sử dụng.
Người dân Việt Nam có truyền thống giữ gìn bản sắc dân tộc. Nên ngành kẹo truyền thống sẽ tồn tại và phát triển tốt.
Quy trình sản xuất kẹo truyền thống rất dễ, ta có thể sản xuất tại nhà, để tăng thêm thu nhập cá nhân.
3.2. Điểm yếu (Weaknesses)
Cơ sở hạ tầng còn yếu: đường bộ, đường sắt, cảng biển chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế và kết nối với thế giới
Nguyên vật liệu sản xuất chưa chủ động được bởi lẽ nguyên liệu trồng theo thời vụ và đó là điều làm ảnh hưởng không tốt đến quá trình sản xuất.
Tại Việt Nam có sự chênh lệch khá lớn về mức thu nhập giữa thành thị và nông thôn, trong khi đó khuynh hướng tiêu dùng của người dân lại phụ thuộc rất nhiều vào thu nhập
Nhiều công ty, xí nghiệp, xưởng sản xuất có nghiệp vụ quản lý nhân sự chưa chuyên nghiệp, tỷ lệ nhân viên bỏ việc cao, chế độ đãi ngộ chưa thoả đáng.
Công nghệ sản xuất chưa hiện đại, nên sản phẩm kẹo truyền thống vẫn chưa hoặc ít được xuất khẩu.
Các sản phẩm kẹo truyền thống hay bị chảy nước, không đa dạng về hình dạng, mẫu mã nên một phần cũng tác động vào thị hiếu người tiêu dùng.
Thị trường bánh kẹo Việt Nam có tính chất mùa vụ khá rõ nét. Sản lượng tiêu thụ thường tăng mạnh vào thời điểm Tết Trung Thu đến Tết Nguyên Đán với các mặt hàng chủ lực mang hương vị truyền thống Việt Nam như bánh trung thu, kẹo cứng, mềm, bánh qui cao cấp, các loại mứt, hạt. Trong khi đó, sản lượng tiêu thu bánh kẹo khá chậm vào thời điểm sau Tết Nguyên đán và mùa hè do khí hậu nắng nóng.
3.3. Cơ hội (Opportunities)
Việc gia nhập vào WTO năm 2007 có thể sẽ đem lại nhiều lợi ích cho các nhà xuất khẩu và ngành sản xuất kẹo truyền thống có cơ hội thâm nhập thị trường quốc tế.
Việt Nam đang có những bước hồi phục kinh tế khá ổn định; tăng trưởng GDP ổn định; lạm phát được duy trì ở mức thấp có thể sẽ làm tăng chi tiêu của người dân nói chung, và chi tiêu cho bánh kẹo nói riêng.
Cơ hội mua bán, sát nhập hoặc đầu tư vào các doanh nghiệp bánh kẹo được cổ phần hóa
Người dân có xu hướng tiêu dùng sản phẩm sản xuất trong nước
Thị trường tiêu dùng nội địa lớn có tiềm năng tăng trưởng cao, nhiều cơ hội xuất khẩu
Thu nhập nguời dân ngày càng tăng và sự thay đổi trong xu hướng tiêu dùng đang diễn ra mạnh mẽ.
Xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và chính sách khuyến khích xuất khẩu.
Khoa học công nghệ phát triển tạo điền kiện cho việc áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất nhằm tăng năng xuất, chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường nội địa và xuất khẩu.
Thu nhập người dân tăng trong những năm gần đây cho thấy thị trường nội địa đầy tiềm năng. Thị trường xuất khẩu có nhiều triển vọng vì hàng rào thuế quan dần dần được bãi bỏ.
Ngày nay trên thị trường, hàng ngoài nhập phần lớn không chất lượng, rất độc hại ( sản phẩm xuất xứ từ Trung Quốc) nên ngành bánh kẹo trong nước có cơ hội tiêu dùng rộng rãi.
Tỷ giá đang dần đóng vai trò khá quan trọng trong việc đẩy mạnh xuất khẩu và giảm nhập khẩu lĩnh vực bánh kẹo. Với việc thực hiện phá giá nội tệ trong suốt thời gian vừa qua gây khó khăn cho các doanh nghiệp nhập khẩu và tạo cơ hội lớn cho các doanh nghiệp trong nước chiếm lĩnh thị trường nội địa, khẳng định thương hiệu của mình.
3.4. Thách thức (threats)
Các doanh nghiệp nhỏ, tiềm lực tài chính yếu khó có thể chống đỡ trong môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt do việc gia nhập WTO mang lại.
Cường độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong ngành trong nước cũng như sự cạnh tranh cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước với hàng nhập khẩu rất gay go quyết liệt ‘thương trường là chiến trường’
Giá nguyên liệu đang có xu hướng tăng do nguồn cung hạn chế, điều này sẽ làm tăng giá thành sản phẩm.
Xuất hiện nhiều các sản phẩm thay thế hiện đại, chất lượng cao mà giá lại rẻ.
Ngành sản xuất kẹo truyền thống vẫn chưa được phát triển nhưng trong xu thế thị trưởng mở cửa, miễn thu thuế nhập khẩu nên khả năng cạnh tranh của ngành càng quyết liệt.
Nguyên vật liệu đầu vào của ngành kẹo truyền thống như đường, dừa (đối với kẹo dừa)… biến động.
Chương 4
NHỮNG TRIỂN VỌNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG CHO NGÀNH KẸO
4.1. Những triển vọng phát triển ngành kẹo truyền thống
Các sản phẩm kẹo truyền thống vốn đã gắn liền với đời sống sinh hoạt tinh thần của người Việt Nam ta. Trong các dịp lễ tết hay các dịp đi du lịch, các dịp về thăm quê hương, người Việt thường có thói quen mua tặng cho nhau những món đặc sản quê hương như kẹo dừa Bến Tre, mè xửng, kẹo mạch nha ở miền Trung, kẹo Cu Đơ đặc sản Hà Tĩnh. Để giữ gìn nét truyền thống và để xây dựng thương hiệu cũng như mang lại hiệu quả kinh doanh cho dòng sản phẩm này, các công ty bánh kẹo truyền thống cần đưa ra mục tiêu cụ thể: Quảng bá thương hiệu các loại bánh kẹo truyền thống đến gần với khách hàng trong nước cũng như ngoài nước, có những chính sách kinh tế phù hợp nhằm chiếm thị phần cao trên thị trường
4.1.1. Sở thích và xu hướng tiêu dùng sản phẩm bánh kẹo trong năm
Dựa vào sở thích và xu hướng tiêu dùng của ngành bánh kẹo nói chung, ta có thể phân tích xu hướng của các sản phẩm kẹo truyền thống nói riêng
Xu hướng tiêu dùng bánh kẹo trong nửa cuối năm 2010 và 2011 có một số đặc điểm sau đây:
Thứ nhất: Các mặt hàng mặt hàng bánh kẹo sản xuất trong nước đang được người dân ưa dùng nhiều hơn. Các phong trào ủng hộ, khuyến khích dùng hàng Việt Nam được tuyên truyền, quảng cáo rộng rãi đã tác động mạnh đến xu hướng tiêu dùng của nhân dân. Sự chuyển biến trong ý thức và xu hướng tiêu dùng, ủng hộ hàng trong nước cùng với các kênh phân phối ngày càng thuận tiện, sản phẩm bánh kẹo nội vì thế cũng được tiêu thụ nhiều hơn bởi chính khách hàng Việt. Ngoài ra, hàng loạt những lùm xùm xung quanh việc bánh kẹo ngoại “dởm”, bánh kẹo mác ngoại chất lượng khó kiểm chứng, không đảm bảo chất lượng tràn lan, khiến người tiêu dùng quay lưng với những sản phẩm “bắt mắt nhưng khó kiểm chứng”. Về phía mình, các doanh nghiệp trong nước đã chủ động nâng cao vị thế cạnh tranh và tìm lời giải cho bài toán về chất lượng, xuất xứ, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm của bánh kẹo ngoại mà người tiêu dùng đang e ngại bằng chính sự đầu tư nghiêm túc, tạo bước đột phá cho chất lượng, mẫu mã bao